Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc 1 bài thơ trang 28 (Cánh diều)

Với soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc 1 bài thơ Ngữ văn lớp 7 Cánh diều sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 7.

1 5398 lượt xem
Tải về


Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc 1 bài thơ

1. Định hướng

- Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ lầ nêu lên những cảm nghĩ của bản thân về bài thơ đó.

- Đoạn trích tham khảo nêu lên cảm xúc cuả người viết về vẻ đẹp ngoại cảnh trong bài thơ Những cánh buồm.

- Để viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ em cần lưu ý:

+ Đọc kĩ để hiểu nội dung và nắm được những nét nghệ thuật đặc sắc cảu bài thơ.

+ Khi viết đoạn văn cần nêu rõ: yếu tố nào của bài thơ đã tạo cho em cảm xúc? Đó là cảm xúc như thế nào? Vì sao em có cảm xúc đó?...

2. Thực hành

Bài tập: Hãy viết đoạn văn nêu lên cảm xúc của em sau khi đọc một trong các tác phẩm: “Những cảnh buồm” (Hoàng Trung Thông), “Mây và sóng” (Ta-go), “Mẹ và quả” (Nguyễn Khoa Điềm).

a) Chuẩn bị

- Xem lại nội dung đọc hiểu bài thơ

- Xác định những nét đặc ắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

b) Tìm ý và lập dàn ý

- Tìm ý cho đoạn văn bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi sau

+ Bài thơ viết về vấn đề gì? Em thích câu, khổ, đoạn nào hay cả bài thơ?

+ Yếu tố nào trong bài thơ mang lại cho em cảm xúc?

+ Yếu tố đó đã mang lại cho em cảm xúc gì? Vì sao?

- Lập dàn ý cho đoạn văn bằng cách lựa chọn, sắp xếp các ý theo bố cục ba phần:

+ Mở đoạn: Nêu cảm nghĩ chung về bài thơ. Dẫn ra câu, khổ, đoạn thơ có nội dung hoặc nghệ thuật đặc sắc mang lại cho em nhiều cảm xúc.

+ Thân đoạn: Nêu cụ thể cảm xúc về một bài thơ, đoạn thơ, hình ảnh có yếu tố nội dung hoặc nghệ thuật đặc sắc khiến em yêu thích và có nhiều cảm xúc đã xác định ở mở đoạn.

+ Kết đoạn: Khái quát lại suy nghĩ của bản thân vê yếu tố đã mang lại cảm xúc ấy.

c) Viết

Viết đoạn văn theo dàn ý đã lập

d) Kiểm tra và chỉnh sửa

Bài tham khảo

Bài thơ Những cánh buồm của Hoàng Trung Thông là một bài thơ viết về hình ảnh cha con để nói lên những ước mơ, khát vọng. Nhiều người khi đọc bài thơ này hẳn sẽ ấn tượng với hình ảnh cánh buồm, nhưng em lại ấn tượng với hình ảnh ánh nắng in lên vai hai cha con: "Ánh nắng chảy đầy vai". "Chảy" vốn là một từ được dùng cho chất lỏng, không phải cho ánh sáng. Vậy mà nhà thơ lại sử dụng nó để miêu tả sự chiếu sáng của ánh nắng. Vậy là từ một thứ không cầm nắm được, giờ đây ánh sáng đã được cụ thể hóa. Chính việc sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ này đã làm cho câu thơ gợi cảm hơn, khiến cho người đọc có nhiều liên tưởng hơn. Bài thơ Những cánh buồm của Hoàng Trung Thông không chỉ có ý nghĩa về mặt nội dung, mà ở hình thức nghệ thuật của nó cũng thật ý nghĩa vì đã tạo nên những liên tưởng gợi cảm.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 sách Cánh diều hay, ngắn gọn khác:

Soạn bài Kiến thức ngữ văn trang 20, 21

Soạn bài Những cánh buồm

Soạn bài Mây và sóng

Soạn bài Thực hành tiếng việt trang 26

Soạn bài Mẹ và quả

Soạn bài Trao đổi về một vấn đề

Soạn bài Rồi ngày mai con đi

Soạn bài Hướng dẫn tự học trang 35

1 5398 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: