Soạn bài Bạch tuộc trang 60 (Cánh diều)
Với soạn bài Bạch tuộc Ngữ văn lớp 7 Cánh diều sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 7.
Soạn bài Bạch tuộc
Bài giảng Soạn văn lớp 7 Tập 1 Bạch tuộc
1. Chuẩn bị
Yêu cầu (trang 60 Sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):
- Khi đọc truyện khoa học viễn tưởng, các em cần chú ý:
+Tác giả viết về ai, về sự kiện (đề tài) gì?
Trả lời:
- Tác giả viết về cuộc chiến giữa những người trên tàu No – ti - lớt và bạch tuộc dưới đáy đại dương.
- Tính chất tưởng tượng về một tương lai rất xa so với thời điểm tác phẩm ra đời: đó là con tàu No – ti - lớt có khả năng lặn sâu tới tận đáy biển và những tiện nghi có trong con tàu.
- Những yếu tố cho thấy sự hiểu biết của người viết: đó là những dẫn chứng có thật trong thực tế và căn cứ logic về cách mà con tàu hoạt động cùng các thiết bị có trên tàu.
2. Đọc hiểu
* Nội dung chính Bạch tuộc: Tác phẩm viết về trận chiến quyết liệt của đoàn thủy thủ với những con bạch tuộc khổng lồ.
* Trả lời câu hỏi giữa bài
Trả lời:
- Nội dung chính có thể là con người lần đầu tiên được gặp những con bạch tuộc.
Câu 2 (trang 61 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Lời kể của nhân vật “tôi" ở đây có tác dụng gì?
Trả lời:
- Lời kể của nhân vật “tôi” có tác dụng: kể lại sự việc diễn ra ở quần đảo Lu – cai.
Câu 3 (trang 61 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Chú ý các số từ trong phần này.
Trả lời:
- Các số từ: sáu mét, tám vòi, một bầy rắn, hai hàm -> miêu tả chi tiết, tỉ mỉ.
Câu 4 (trang 62 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Hình dung con Bạch tuộc qua miêu tả của nhân vật tôi.
Trả lời:
- Đó là một con bạch tuộc dài tám mét, bơi lùi rất nhanh, tám chân mọc từ đầu ra dài gấp đôi thân luôn luôn uốn cong, , hai trăm rưỡi cái giác, hai hàm răng giống như cái mỏ vẹt sừng,… Tác giả miêu tả rất chi tiết con bạch tuộc.
Câu 5 (trang 62 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Chuyện gì xảy ra với con tàu?
Trả lời:
- Con tàu bỗng dừng lại, toàn thân tàu rung lên, đứng yên không nhúc nhích, chân vịt không quay nữa.
Câu 6 (trang 62 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Tìm hiểu nghĩa của từ “giáp chiến”.
Trả lời:
- Từ “giáp chiến” nghĩa là: tiến gần đến để giao tranh.
Câu 7 (trang 63 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Chú ý hành động của các nhân vật
Trả lời:
Các thủy thủ sẵn sang vào tư thế chiến đấu mỗi người một việc để đánh lại con quái vật bạch tuộc.
Câu 8 (trang 64 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Cuộc giáp chiến kết thúc thế nào?
Trả lời:
- Cuộc giáp chiến kết thúc khi lũ bạch tuộc chiến bại, phần bị chết, phần bị thương lặn xuống biển sâu.
Câu 9 (trang 64 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Tại sao mắt Nê-mô ứa lệ?
Trả lời:
- Mắt Nê – mô ứa lệ vì ông vừa mất một người đồng hương của mình trong trận chiến với quái vật bạch tuộc.
* Trả lời câu hỏi cuối bài
Trả lời:
- Đoạn trích Bạch tuộc kể lại sự kiện tàu No – ti - lớt chiến đấu với con quái vật bạch tuộc khổng lồ ở quần đảo Lu – cai.
- Tình huống hấp dẫn nhất được miêu tả trong văn bản là tình huống giáp chiến của thủy thủ tàu No-ti-ớt với con quái vật bạch tuộc.
Trả lời:
- Một số chi tiết cho thấy tưởng tượng rất phong phú của nhà văn về bạch tuộc: “Bạch tuộc dài tám mét, mắt màu xanh xám nhìn thẳng không động đậy với tám chân mọc dài gấpđôi thân và luôn uốn cong.” “Hai hàm răng bạch tuộc cứng cáp, giống cái mỏ vẹt bằng sừng, nhọn và rung lên bần bật mỗi khi thò ra khỏi mồm.” “Thân hình đồ sộ nặng hai mươi, hai lăm tấn, màu sắc thay đổi từ xám chỉ sang nâu đỏ”.
Trả lời:
- Chi tiết trong đoạn trích cho thấy người viết có những hiểu biết dựa vào thành tựu khoa học: “Từ đáy biển nổi lên những mỏm đá lớn dựng đứng, phủ đầy những loài tảo khổng lồ.” “Các loại súng bắn, tàu chạy bằng chân vịt, khả năng lặn sâu và chiến đấu của con tàu,...”
Trả lời:
- Lòng dũng cảm thể hiện qua việc mọi người cùng nhau dùng vũ khí chiến đấu với con quái vật, không ai nề hà run sợ hay lùi bước.
- Tình yêu thương và tinh thần đồng đội thể hiện qua thái độ nuối tiếc, xót thương khi có người bị mất tích sau cuộc chiến khốc liệt.
Đoạn văn tham khảo
- Nhân vật em ấn tượng nhất trong đoạn trích là Nê – mô. Ông là người thuyền trưởng dũng mãnh, giàu tình cảm, ông quan tâm đến từng thành viên trên thuyền và đau lòng khi thấy một người đồng hương của mình vừa bị biển cả nuốt mất. Ông cũng rất thông minh khi chân vịt ngừng quay đã phán đoán rằng sừng của bạch tuộc đang mắc vào tàu, cả đoàn phải sẵn sang chuẩn bị cho một trận giáp chiến với bạch tuộc.
Trả lời:
Bài học em rút ra sau khi học xong tác phẩm này đó là phải luôn dũng cảm đối mặt với những khó khăn nguy hiểm trước mắt. Và trong cuộc sống tinh thần đồng đội cũng hết sức quan trọng, chúng ta cần luôn đoàn kết với mọi người để tạo nên sức mạnh cộng đồng.
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 sách Cánh diều hay, ngắn gọn khác:
Soạn bài Kiến thức ngữ văn trang 58, 59
Soạn bài Thực hành tiếng việt trang 69
Soạn bài Viết bài văn biểu cảm về một con người hoặc sự việc
Soạn bài Thảo luận nhóm về một vấn đề
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Toán 7 – Cánh Diều
- Giải sbt Toán 7 – Cánh Diều
- Lý thuyết Toán 7 – Cánh Diều
- Giải VBT Toán 7 – Cánh diều
- Giải sgk Tiếng Anh 7 - Explore English
- Giải sgk Tiếng Anh 7 – ilearn Smart World
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 7 ilearn Smart World đầy đủ nhất
- Ngữ pháp Tiếng Anh 7 i-learn Smart World
- Bài tập Tiếng Anh 7 iLearn Smart World theo Unit có đáp án
- Giải sbt Tiếng Anh 7 - ilearn Smart World
- Giải sgk Lịch sử 7 – Cánh Diều
- Lý thuyết Lịch Sử 7 – Cánh Diều
- Giải sbt Lịch sử 7 – Cánh Diều
- Giải VBT Lịch sử 7 – Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 – Cánh Diều
- Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 – Cánh Diều
- Giải sbt Khoa học tự nhiên 7 – Cánh Diều
- Giải sgk Địa lí 7 – Cánh Diều
- Lý thuyết Địa Lí 7 – Cánh Diều
- Giải sbt Địa lí 7 – Cánh Diều
- Giải VBT Địa lí 7 – Cánh diều
- Giải sgk Tin học 7 – Cánh Diều
- Lý thuyết Tin học 7 – Cánh Diều
- Giải sbt Tin học 7 – Cánh Diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 – Cánh Diều
- Lý thuyết Giáo dục công dân 7 – Cánh Diều
- Giải sbt Giáo dục công dân 7 – Cánh Diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 – Cánh Diều
- Giải sbt Hoạt động trải nghiệm 7 – Cánh Diều
- Giải sgk Công nghệ 7 – Cánh Diều
- Lý thuyết Công nghệ 7 – Cánh Diều
- Giải sbt Công nghệ 7 – Cánh Diều
- Giải sgk Giáo dục thể chất 7 – Cánh Diều
- Giải sgk Âm nhạc 7 – Cánh Diều