Soạn bài Đức tính giản dị của Bác Hồ trang 40 (Cánh diều)

Với soạn bài Đức tính giản dị của Bác Hồ Ngữ văn lớp 7 Cánh diều sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 7.

1 5956 lượt xem
Tải về


Soạn bài Đức tính giản dị của Bác Hồ

1. Chuẩn bị

Yêu cầu (trang 40 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

- Đọc trước văn bản Đức tinh giản dị của Bác Hồ và tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Phạm Văn Đồng.

- Sưu tầm một số mẩu chuyện về đức tính giản dị của Bác Hồ.

- Trong cuộc sống hằng ngày, em đã gặp một người có lối sống giản dị chưa? Hãy chuẩn bị giới thiệu về một người có lối sống giản dị mà em biết ông bà, bố mẹ, hoặc thầy giáo, cô giáo, bạn bè cùng lớp,...).

Trả lời

- Một số mẩu chuyện về đức tính giản dị của Bác Hồ:

Đôi dép Bác Hồ

Đôi dép của Bác “ra đời’’ vào năm 1947, được ‘’chế tạo’’ từ một chiếc lốp ô tô quân sự của thực dân Pháp bị bộ đội ta phục kích tại Việt Bắc. Đôi dép đo cắt không dày lắm, quai trước to bản, quai sau nhỏ rất vừa chân Bác.

Trên đường công tác, Bác nói vui với các cán bộ đi cùng:

- Đây là đôi hài vạn dặm trong truyện cổ tích ngày xưa... Đôi hài thần đất, đi đến đâu mà chẳng được.Gặp suối hoặc trời mưa trơn, bùn nước vào dép khó đi, Bác tụt dép xách tay. Đi thăm bà con nông dân, sải chân trên các cánh đồng đang cấy, đang vụ gặt, Bác lại xắn quần cao lội ruộng, tay xách hoặc nách kẹp đôi dép...Mười một năm rồi vẫn đôi dép ấy... Các chiến sĩ cảnh vệ cũng đã đôi ba lần “xin’’ Bác đổi dép nhưng Bác bảo “vẫn còn đi được’’.Cho đến lần đi thăm Ấn Độ, khi Bác lên máy bay, ngồi trong buồng riêng thì mọi người trong tổ cảnh vệ lập mẹo dấu dép đi, để sẵn một đôi giầy mới...

Máy bay hạ cánh xuống Niu-đê-li, Bác tìm dép. Mọi người thưa:

- Có lẽ đã cất xuống khoang hàng của máy bay rồi... Thưa Bác....- Bác biết các chú cất dép của Bác đi chứ gì. Nước ta còn chưa được độc lập hoàn toàn, nhân dân ta còn khó khăn, Bác đi dép cao su nhưng bên trong lại có đôi tất mới thế là đủ lắm mà vẫn lịch sự - Bác ôn tồn nói.Vậy là các anh chiến sĩ phải trả lại dép để Bác đi vì dưới đất chủ nhà đang nóng lòng chờ đợi...Trong suốt thời gian Bác ở Ấn Độ, nhiều chính khách, nhà báo, nhà quay phim... rất quan tâm đến đôi dép của Bác. Họ cúi xuống sờ nắn quai dép, thi nhau bấm máy từ nhiều góc độ, ghi ghi chép chép... làm tổ cảnh vệ lại phải một phen xem chừng và bảo vệ “đôi hài thần kỳ” ấy.

Năm 1960, Bác đến thăm một đơn vị Hải quân nhân dân Việt Nam. Vẫn đôi dép “thâm niên” ấy, Bác đi thăm nơi ăn, chốn ở, trại chăn nuôi của đơn vị. Các chiến sĩ rồng rắn kéo theo, ai cũng muốn chen chân, vượt lên để được gần Bác hơn. Bác vui cười nắm tay chiến sĩ này, vỗ vai chiến sĩ khác. Bỗng Bác đứng lại:

- Thôi, các cháu dẫm làm tụt quai dép của Bác rồi...

Nghe Bác nói, mọi người dừng lại cúi xuống yên lặng nhìn đôi dép rồi lại ồn ào lên:

- Thưa Bác, cháu, cháu sửa...- Thưa Bác, cháu, cháu sửa được ạ...

Thấy vậy, các chiến sĩ cảnh vệ trong đoàn chỉ đứng cười vì biết đôi dép của Bác đã phải đóng đinh sửa mấy lần rồi...Bác cười nói:

- Cũng phải để Bác đến chỗ gốc cây kia, có chỗ dựa mà đứng đã chứ! Bác “lẹp xẹp” lết đôi dép đến gốc cây, một tay vịn vào cây, một chân co lên tháo dép ra:

- Đây! Cháu nào giỏi thì chữa hộ dép cho Bác...Một anh nhanh tay giành lấy chiếc dép, giơ lên nhưng ngớ ra, lúng túng. Anh bên cạnh liếc thấy, “vượt vây” chạy biến...

Bác phải giục:

- Ơ kìa, ngắm mãi thế, nhanh lên cho Bác còn đi chứ. Anh chiến sĩ, lúc nãy chạy đi đã trở lại với chiếc búa con, mấy cái đinh.- Cháu, để cháu sửa dép...Mọi người dãn ra. Phút chốc, chiếc dép đã được chữa xong. Những chiến sĩ không được may mắn chữa dép phàn nàn.- Tại dép của Bác cũ quá. Thưa Bác, Bác thay dép đi ạ..

Bác nhìn các chiến sĩ nói:

- Các cháu nói đúng... nhưng chỉ đúng có một phần... Đôi dép của Bác cũ nhưng nó chỉ mới tụt quai. Cháu đã chữa lại chắc chắn cho Bác thế này thì nó còn ‘’thọ’’ lắm! Mua đôi dép khác chẳng đáng là bao, nhưng khi chưa cần thiết cũng chưa nên... Ta phải tiết kiệm vì đất nước ta còn nghèo..

- Trong cuộc sống em đã từng gặp người có lối sống giản dị. Đó là cô giáo của em. Mặc dù gia đình cô rất giàu nhưng hang ngày cô vẫn đi xe bus đến trường,cô mặc những bộ quần áo giản dị và đặc biệt luôn gần gũi với chúng em. (Sưu tầm)

2. Đọc hiểu 

* Nội dung chính Đức tính giản dị của Bác Hồ: Văn bản khẳng định lối sống giản dị làm nên sự vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Soạn bài Đức tính giản dị của Bác Hồ | Hay nhất Soạn văn 7 Cánh diều

* Trả lời câu hỏi giữa bài 

Câu 1 (trang 40 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Phần 1 nêu vấn đề trực tiếp hay gián tiếp? Câu nào chứa đựng thông tin chính? 

Trả lời: 

- Phần 1 nêu vấn đề trực tiếp.

- Câu văn chứa đựng thông tin: “ Điều quan trọng cần phải làm nổi bật là sự nhất quán giữa đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất với đời sống bình thường vô cùng giản dị và khiêm tốn của Hồ Chủ tịch.”

Câu 2 (trang 40 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Lí lẽ được dùng kết hợp với dẫn chứng phần 2 như thế nào?

Trả lời: 

Lí lẽ được dùng kết hợp với dẫn chứng ở phần 2: Tác gỉa đưa ra lí lẽ Bác sống giản dị trong bữa ăn, căn nhà lối sống. Tác giả đưa ra những dẫn chứng cụ thể bữa ăn của Bác thanh đạm, đơn giản chỉ vài ba món ăn; nhà ở của Bác thì là căn nhà sàn chỉ vẻn vẹn vài ba phòng; trong đời sống việc gì Bác tự làm được Bác sẽ tự làm, không muốn phiền đến mọi người.

Câu 3 (trang 41 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Phần 3 nêu lí lẽ hay bằng chứng?

Trả lời: 

Phần 3 nêu lí lẽ.

Câu 4 (trang 41 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Tác giả nêu lên vấn đề gì trong phần 4?

Trả lời: 

Phần 4 là sự giản dị của Bác trong lời nói và Bài viết, sức ảnh hưởng của phẩm chất Hồ Chí Minh tới nhân dân, dân tộc.

* Trả lời câu hỏi cuối bài 

Câu 1 (trang 42 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Vấn đề chính mà tác giả Phạm Văn Đồng nêu lên trong văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ là gì? Người viết đã làm sáng tỏ vấn đề đó từ những phương diện nào trong đời sống và con người của Bác?

Trả lời: 

- Quan điểm của tác giả Phạm Văn Đồng trong văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ là đức tính giản dị của Bác Hồ thể hiện rất phong phú trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong lời nói, việc làm.

- Người viết đã làm sang tỏ quan điểm đó từ những phương diện nhà ở, bữa ăn,cách làm việc, lối sống.

Câu 2 (trang 42 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Chỉ ra trình tự triển khai nội dung, từ đó, nếu bố cục của văn bản.

Trả lời: 

- Trình tự triển khai nội dung:

Phần đầu: Sự giản dị của Bác thể hiện ở bữa ăn, căn nhà, lối sống.

Phần tiếp: Đưa ra các luận cứ chứng minh nhận định trên: bữa ăn thanh đạm; căn nhà đơn sơ, gần gũi với thiên nhiên; công việc của Bác bận rộn nhưng Bác không muốn phiền đến ai; giản dị trong lời nói và chữ viết.

Câu 3 (trang 42 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Nhận xét về cách viết nghị luận của tác giả ở phần 2. Điều gì làm nên sức thuyết phục của phần này?

Trả lời: 

Cách viết nghị luận của tác giả ở phần 2 rất giàu sức thuyết phục, dẫn chứng phong phú, cụ thể, sinh động. Hệ thống luận cứ tác giả đưa ra cụ thể toàn diện. Những điều tác giả nói đến lại còn dựa trên mối quan hệ gắn bó giữa tác giả và Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Câu 4 (trang 42 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Trong phần 4, để người đọc hiểu sâu sắc hơn về đức tính giản dị của Bác và sức mạnh của phẩm chất cao quý đó, người viết đã thuyết phục như thế nào?

Trả lời: 

Trong phần 4, để người đọc hiểu sâu sắc hơn về đức tính giản dị của Bác và sức mạnh của phẩm chất cao quý đó tác giả bài viết đã đưa ra những dẫn chứng cụ thể chính là trích đoạn lời nói, bài viết của Bác với chân lí, giản dị gần gũi, thân thuộc trong bản Tuyên ngôn độc lập.

Câu 5 (trang 42 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Theo em, tác giả muốn khẳng định điều gì qua câu kết: “Những chân lí giản dị mà sâu sắc đó lúc thâm nhập vào quả tim và bộ óc của hàng triệu con người đang chờ đợi nó, thì đó là sức mạnh vô địch, đó là chủ nghĩa anh hùng cách mạng.”?

Trả lời: 

Kết thúc văn bản, có câu: “Những chân lí giản dị mà sâu sắc đó lúc thâm nhập vào quả tim và bộ óc của hàng triệu con người đang chờ đợi nó, thì đó là sức mạnh vô địch, đó là chủ nghĩa anh hùng cách mạng.”. Theo em, tác giả muốn khẳng định sức mạnh của chân lí giản dị mà sâu sắc về tư tưởng Hồ Chí Minh.

Câu 6 (trang 42 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Qua văn bản, em hiểu như thế nào là đức tính giản dị? Em sẽ làm gì để rèn luyện đức tính ấy?

Trả lời: 

Qua văn bản, em hiểu đức tính giản dị là một phẩm chất cao đẹp. Giản dị thể hiện ở lời nói, việc làm, thể hiện ở lối sống, trong quan hệ với mọi người.

Em sẽ rèn luyện đức tính ấy bằng cách; chăm chỉ học tập tu dưỡng, sống chan hòa với mọi người, tự giác học tập,…

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 sách Cánh diều hay, ngắn gọn khác:

Soạn bài Kiến thức ngữ văn trang 36, 37

Soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

Soạn bài Thực hành tiếng việt trang 42

Soạn bài Tượng đài vĩ đại nhất

Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống

Soạn bài Thảo luận nhóm về một vấn đề trong đời sống

Soạn bài Sự giàu đẹp của Tiếng Việt

Soạn bài Hướng dẫn tự học trang 52

1 5956 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: