TOP 10 mẫu Trình bày ý kiến của em về tác dụng của việc sử dụng các từ ngữ địa phương hay nhất

Trình bày ý kiến của em về tác dụng của việc sử dụng các từ ngữ địa phương  gồm 10 đoạn văn mẫu hay nhất được tuyển chọn từ các đoạn văn hay của học sinh lớp 7 trên cả nước. Mời các bạn đón xem:

1 1491 lượt xem


Trình bày ý kiến của em về tác dụng của việc sử dụng các từ ngữ địa phương

Đề bài: Viết một đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) trình bày ý kiến của em về tác dụng của việc sử dụng các từ ngữ địa phương trong một văn bản mà em đã học hoặc đã đọc.

Dàn ý: Trình bày ý kiến của em về tác dụng của việc sử dụng các từ ngữ địa phương

- Mở đoạn: Giới thiệu về văn bản em lựa chọn để nêu tác dụng của việc sử dụng các từ ngữ địa phương

- Thân đoạn:

+ Chỉ ra, phân tích từ ngữ địa phương được sử dụng trong văn bản.

+ Tác dụng của việc sử dụng các từ ngữ địa phương đó trong văn bản

- Kết đoạn: Cảm nhận về văn bản và từ ngữ địa phương được sử dụng trong văn bản đó.

Trình bày ý kiến của em về tác dụng của việc sử dụng các từ ngữ địa phương (Mẫu 1)

Trong văn bản Dọc đường xứ Nghệ tác giả đã sử dụng rất nhiều từ ngữ ở vùng Nghệ An: ni, mi, nhể,…. Sử dụng từ ngữ địa phương sẽ giúp cho văn bản mang đậm màu sắc địa phương vùng miền, nơi xảy ra câu chuyện và cũng là nơi sinh sống của các nhân vật. Qua đó ta cũng hiểu được phần nào cuộc sống của Bác lúc còn niên thiếu. Khi sử dụng phương ngữ câu chuyện cũng hiện lên một cách sinh động, chân thực.

TOP 10 mẫu Trình bày ý kiến của em về tác dụng của việc sử dụng các từ ngữ địa phương hay nhất (ảnh 1)

Trình bày ý kiến của em về tác dụng của việc sử dụng các từ ngữ địa phương (Mẫu 2)

Theo em, việc sử dụng từ địa phương trong một văn bản giúp văn bản có thể chạm đến trái tim người đọc, tạo sự gần gũi cũng như thể hiện sự tôn trọng đối với ngôn ngữ của quê hương mình. Ví dụ như trong văn bản “Dọc đường xứ Nghệ”, ta có thể dễ dàng cảm thấy sự gần gũi, thân thương qua từng lời văn, hình ảnh trong bài. Đồng thời, nó giúp truyền tải đúng ý nghĩa mà tác giả muốn gửi gắm đến người đọc, người nghe.

Trình bày ý kiến của em về tác dụng của việc sử dụng các từ ngữ địa phương (Mẫu 3)

Trong đoạn trích Người đàn ông cô độc giữa rừng có sử dụng rất nhiều các phương ngữ Nam Bộ. Có thể lấy một số ví dụ tiêu biểu như các từ tía, má, khám, nhà việc,… Việc sử dụng các từ ngữ địa phương như vậy có tác dụng tô đậm màu sắc vùng miền, gợi ra không gian Nam Bộ dân dã, nơi xảy ra câu chuyện và cũng là quê hương sinh sống của các nhân vật. Ngoài ra, các từ ngữ được sử dụng cũng góp phần tô đậm tính cách các nhân vật, thể hiện tâm tư tình cảm và mạch suy nghĩ của từng người. Qua đó, tác giả kể lại câu chuyện một cách chân thực đồng thời bày tỏ tình cảm, tư tưởng của mình.

TOP 10 mẫu Trình bày ý kiến của em về tác dụng của việc sử dụng các từ ngữ địa phương hay nhất (ảnh 1)

Trình bày ý kiến của em về tác dụng của việc sử dụng các từ ngữ địa phương (Mẫu 4)

Bài thơ Bầm ơi của nhà thơ Tố Hữu có câu “Bầm ơi có rét không bầm/ Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn; Bầm ra ruộng cấy bầm run/ Chân lội dưới bùn tay cấy mạ non”. Bốn câu thơ nói riêng và bài thơ nói riêng là hình ảnh người mẹ hết lòng thương con, lo lắng, hi sinh vì các con (các chiến sĩ) và để diễn tả tình cảm đó nhà thơ sử dụng từ địa phương “bầm”, theo nghĩa toàn dân là “mẹ”. Từ “bầm” được sử dụng rộng rãi ở khu vực phía Bắc (Phú Thọ, Tuyên Quang...), khi đi vào trong thơ Tố Hữu nó thể hiện được tình cảm thân mật gần gũi, thân mật giữa người lính/ các con và bầm. Hình ảnh người bầm hiện lên thật xúc động, trong một buổi sáng mưa phùn tay run cắm từng mảnh mạ xuống bùn mà làm con người ta thêm phần xót xa, quặn đau. Chúng ta thử thay từ “bầm” bằng từ “mẹ” vào các câu thơ trên: “Mẹ ơi có rét không mẹ/ heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn”. Khi thay như vậy mặc dù ý nghĩa không đổi nhưng câu văn mất đi sự vần vè nhịp nhàng, mất đi sự gần gũi thân thương giữa bầm và các con. Như vậy bằng việc sử dụng từ địa phương “bầm”  Tố hữu không chỉ khắc họa hình ảnh người mẹ tảo tần vất vả vì các con mà còn thể hiện mối quan hệ gần gũi thân thương và câu thơ trở nên uyển chuyển nhịp nhàng dễ đi vào lòng người.

Trình bày ý kiến của em về tác dụng của việc sử dụng các từ ngữ địa phương (Mẫu 5)

Trong văn bản Người đàn ông cô độc giữa rừng, tác giả Đoàn Giỏi đã sử dụng các từ ngữ địa phương Nam Bộ rất phù hợp với nội dung được đề cập đến. Cụ thể, văn bản được trích trong tiểu thuyết Đất rừng phương Nam. Những từ ngữ Nam Bộ đã góp phần tạo nên một không gian Nam Bộ sống động, chân thật. Nói cách khác, là hình thức ngôn ngữ và nội dung được đề cập hoàn toàn phù hợp, bổ trợ cho nhau. Nếu như Đất rừng phương Nam được viết bằng từ ngữ toàn dân, chắc chắn người đọc sẽ không khỏi thắc mắc tại sao viết về phương Nam mà tác giả lại không có chút am hiểu nào về từ ngữ địa phương nơi đây. Điều đó hẳn sẽ không thể tạo được thành công cho tác phẩm Đất rừng phương Nam như nó vốn có.

Trình bày ý kiến của em về tác dụng của việc sử dụng các từ ngữ địa phương (Mẫu 6)

Những chiếc lá bên thềm rơi xào xạc ,chợt nhận ra thu đang thỏ thẻ trở về.Cái ngày này năm ngoái vẫn mưa tuôn xói xả, nắng hè vẫn làm cho những chú ve kêu râm ran, năm nay thời tiết trái chiều như đang dóng lên hồi chuông cảnh báo mùa mưa lũ bất thường .Mấy cô cậu chuồn chuồn cứ ve vẩy giữa sân trường đòi được du lịch một chuyến giữa ban trưa đây chăng, còn ông mặt trời thì lờ đờ gửi chùm nắng nhạt cho nhân gian, bắp đã chín vàng.

Trình bày ý kiến của em về tác dụng của việc sử dụng các từ ngữ địa phương (Mẫu 7)

Lũ chúng tôi hồi hội vô cùng khi biết hôm nay là ngày báo điểm thi học kì. Đề thi lần này tương đối khó và nó có ảnh hưởng khá nhiều đến việc xét danh hiệu học sinh và xét tuyển đại học của chúng tôi. Những đứa trúng tủ thì ung dung khoan khoái, còn những đứa lệch tủ thì bồn chồn day dứt. Tôi không có nhiều tâm trạng để lo cho điểm số lần này vì má tôi đang ốm nặng và đang nằm viện. Dạo gần đây, sức khỏe má khá yếu, tôi và chị thường xuyên thay phiên nhau chăm sóc má và thu dọn chuyện nhà cửa, chăm sóc đàn heo. Đang suy nghĩ mông lung về những câu chuyện trong gia đình, chợt tiếng thằng Phát bảo tôi:

Tôi- Mày kì này được 7 điểm, cầm chắc học sinh tiên tiến rồi nhé! vui mừng khôn xiết, cứ nghĩ pha lệch tủ này tôi sẽ trượt danh hiệu rồi. Thế là tôi đã đạt được mục tiêu đặt ra ở kì học này, tôi chỉ mong nhanh chóng hết giờ để chạy ngay đến chỗ má khoe với má để nhìn má phấn chấn hơn. Nhìn thấy nụ cười tươi trên khuôn mặt má, tôi mới nhận ra rằng, đôi lúc hạnh phúc đến từ những thứ thật đơn giản và mộc mạc không phải ở đâu xa.

Trình bày ý kiến của em về tác dụng của việc sử dụng các từ ngữ địa phương (Mẫu 8)

Trong đoạn trích “Người đàn ông cô độc giữa rừng” có sử dụng nhiều từ ngữ địa phương. Có thể kể đến một số từ như tía, má, vách, bả… Việc sử dụng từ ngữ địa phương nhằm tô đậm sắc thái vùng miền, giúp cho tác phẩm mang đậm chất Nam Bộ và phù hợp với nội dung của tác phẩm. Ngoài ra, các từ ngữ địa phương cũng sẽ góp phần thể hiện tính cách nhân vật một cách chân thực, sống động hơn.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 sách Cánh diều hay, ngắn gọn khác:

Viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của em trước sự việc Xi-mông đột ngột đề nghị

Quan sát người thân trong gia đình của mình qua năm tháng, em thấy họ có những thay đổi

Nêu cảm nhận của em về các câu thơ Giấy đỏ buồn không thắm / Mực đọng trong nghiên sầu

Viết một đoạn văn nêu cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ Một mình trong mưa

Nhân vật nào trong văn bản Bạch tuộc để lại cho em nhiều ấn tượng nhất

1 1491 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: