Viết một đoạn văn bày tỏ suy nghĩ của em về lời khuyên “Hãy tiết kiệm lời hứa

Trả lời Vận dụng 1 trang 23 GDCD 7 sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Giáo dục công dân 7

1 2,772 02/12/2022


Giải Giáo dục công dân 7 Kết nối tri thức Bài 4: Giữ chữ tín

Vận dụng 1 trang 23 GDCD 7: Viết một đoạn văn bày tỏ suy nghĩ của em về lời khuyên “Hãy tiết kiệm lời hứa”.

Trả lời:

* Bài tham khảo số 1

- Giữ lời hứa tưởng chừng như là 1 việc đơn giản nhưng lại có ý nghĩa lớn lao đối với con người. Đó là việc có trách nhiệm trước lời nói của mình, phải biết lấy chữ tín làm đầu, không được hứa suông hứa liều; phải làm đúng, thực hiện đúng điều đã nói và đã hứa. Tại sao lại như vậy? Bởi mỗi lời nói ra đều phản ánh phần nào đó tính cách của con người. Nếu con người nói ra mà không thực hiện được sẽ là 1 người nói dối, hão huyền, làm mất niềm tin của người khác. Ngược lại nếu nói được, làm được sẽ tạo cho người đối diện những ấn tượng tốt đẹp.

- Người biết giữ lời hứa là người có chữ tín, đáng tin cậy, rất đáng để người khác ủy thác trách nhiệm. Niềm tin bao giờ cũng là 1 trong những yếu tố quan trọng trong mọi công việc, đặc biệt là ở 1 công việc mới. Và để xây dựng niềm tin, một trong những cách tốt nhất là giữ lấy lời hứa của chính mình.

- Biết giữ lời hứa là 1 nguyên tắc trong ứng xử, giao tiếp. Nó thể hiện sự tôn trọng của mình đối với người khác, đồng thời cũng thể hiện chính bản thân mình là người có lòng tự trọng.

- Như vậy, lời hứa có thể nói ra 1 cách rất dễ dàng, hãy trở thành một người đáng tin cậy với người khác và biết chịu trách nghiệm cho lời hứa của mình. Hãy tiết kiệm lời hứa, nhưng một khi đã hứa thì hãy chắc chắn giữ lời.

* Bài tham khảo số 2:

“Lời hứa! Lời hứa được tạo ra để làm cho người khác tin tưởng mình. Việc giữ lời hứa không chỉ chứng minh việc bạn là người đáng tin cậy mà còn chứng minh bạn là người có trách nhiệm. Giữ lời hứa là điều rất quan trọng và đáng quý. Tạo ra lời hứa thì lúc nào cũng dễ nhưng việc thực hiện và giữ lấy nó lại là điều ngược lại không dễ chút nào. Bạn hứa rất nhiều nhưng bạn có thể không thể giữ được nó. Việc bạn thất hứa đối với bạn thì rất bình thường vì đó chỉ là câu nói thường nhưng đối với người đã đặt lòng tin vào lời hứa của bạn thì đó là điều rất lớn. Bạn có thể làm ra hàng nghìn, hàng vạn lời hứa nhưng lời hứa của bạn không còn là gì đối với người đặt lòng tin vào bạn, vì họ đã mất đi sự tin tưởng và lời hứa của bạn sau khi bạn thất hứa sẽ trở nên vô nghĩa.

- Hãy tiết kiệm lời hứa, nhưng một khi đã hứa thì hãy chắc chắn giữ lời. Lời hứa đôi lúc còn thể hiện sự coi trọng người khác của bạn. Nếu bạn thất hứa thì đôi lúc sẽ có người nghĩ họ không được coi trọng trong bạn. Những lúc mà bạn thất hứa, nhiều người thường đùn đẩy trách nhiệm cho hoàn cảnh và trách nhiệm nhưng nguyên nhân chính lại là lý do hoàn toàn khác. Nếu bạn tạo ra lý do để lừa đối người khác về lời hứa thì bạn chính là người tự dối lừa chính bản thân mình và bạn sẽ cảm thấy vô cùng bứt rứt trong lòng.

- Tôi sẽ lấy một ví dụ điển hình về các bạn học sinh nhé! Một người bạn nhờ bạn giúp làm bài tập và bạn hứa sẽ giúp bạn đó. Nhưng đến ngày nộp bài thì bạn vẫn chưa giúp bạn đó và bạn đó bị điểm kém. Người đó hỏi bạn là tại sao lại không giúp bạn ấy thì bạn đùn đẩy lý do là làm bài tập khác nhưng lý do thật là do bạn quên. Rồi lần sau bạn lại không giúp. Sau mỗi lần nói dối thì bạn cảm thấy bứt rứt trong lòng. Bạn cố để sửa chữa lỗi lầm của mình nhưng sự tôn trọng của người kia đối với bạn đã về mức 0 nên họ không cần sự sửa chữa của bạn nữa. Lúc đó bạn thấy được lời hứa quan trọng đến nhường nào.”

- Lời hứa rất quý giá và quan trọng. Nếu đã hứa thì phải thực hiện và giữ lấy nó. Hãy trở thành người đáng tin cậy và có trách nhiệm với lời hứa của mình!

Xem thêm lời giải bài tập Giáo dục công dân lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác: 

Mở đầu trang 18 GDCD 7: Trong cuộc sống, có khi nào em cam kết hoặc người khác cam kết với em một điều gì đó... 

Câu hỏi 1 trang 19 GDCD 7: Em hãy đọc câu chuyện dưới đây và trả lời câu hỏi: Việc cậu bé cố gắng tìm cách trả lại... 

Câu hỏi 2 trang 19 GDCD 7: Nêu những biểu hiện của việc giữ chữ tín và không giữ chữ tín trong các bức tranh trên... 

Câu hỏi 3 trang 21 GDCD 7: Em hãy đọc các trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi: Việc giữ chữ tín đã đem lại điều gì... 

Luyện tập 1 trang 22 GDCD 7: Em cùng các bạn chơi trò chơi “Ai nhanh hơn?”. Tìm những câu ca dao... 

Luyện tập 2 trang 22 GDCD 7: Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Giữ chữ tín là coi trọng niềm tin... 

Luyện tập 3 trang 22 GDCD 7: Trong các trường hợp dưới đây, hành vi nào thể hiện giữ chữ tín, hành vi nào... 

Luyện tập 4 trang 23 GDCD 7: Em hãy đưa ra lời khuyên cho bạn trong các tình huống sau: Ngày thứ Bảy, Y giúp mẹ bán rau... 

Vận dụng 1 trang 23 GDCD 7: Viết một đoạn văn bày tỏ suy nghĩ của em về lời khuyên “Hãy tiết kiệm lời hứa... 

Vận dụng 2 trang 23 GDCD 7: Cùng các bạn trong nhóm xây dựng và biểu diễn một tiểu phẩm về chủ đề... 

1 2,772 02/12/2022


Xem thêm các chương trình khác: