Từ đoạn đồ thị BC ở hình 8.2, em hãy cho biết trong khoảng thời gian từ 3 s đến 6 s

Trả lời câu hỏi 1 trang 51 Bài 8 Khoa học tự nhiên 7 sách Cánh diều ngắn nhất mà vẫn đủ ý sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7.

1 1,421 05/12/2022


Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 8: Đồ thị quãng đường – thời gian

Câu hỏi 1 trang 51 KHTN lớp 7: Từ đoạn đồ thị BC ở hình 8.2, em hãy cho biết trong khoảng thời gian từ 3 s đến 6 s, vật tiếp tục chuyển động hay đứng yên?

Từ đoạn đồ thị BC ở hình 8.2, em hãy cho biết trong khoảng thời gian từ 3 s đến 6 s

Trả lời:

Trong khoảng thời gian từ 3 s đến 6 s vật đứng yên, do quãng đường của vật trong thời gian này không thay đổi (hoặc do đồ thị biểu diễn là đường thẳng song song với trục thời gian).

- Quãng đường vật đi được sau khoảng thời gian 5 s?

Trên trục nằm ngang tìm giá trị thời gian là 5 giây. Đoạn thẳng vuông góc với trục nằm ngang đi qua giá trị 5 s cắt đồ thị tại điểm A. Đoạn thẳng nằm ngang đi qua A vuông góc với trục thẳng đứng cắt trục này tại vị trí 30 cm. 

Vậy quãng đường vật đi được sau 5 s đầu tiên là 30cm. 

- Tốc độ của vật ở các đoạn đồ thị OA và BC?

Để tìm được tốc độ của vật ở các đoạn đồ thị, ta cần xác định được quãng đường và thời gian vật đi hết các đoạn đó. Sau đó áp dụng vào công thức

+ Đoạn đồ thị OA: từ O và A ta kẻ các đường vuông góc với 2 trục đồ thị để xác định thời điểm – vị trí ban đầu (ứng với điểm O) và thời điểm – vị trí sau (ứng với điểm A) của vật.

Ta thấy, vật đi được quãng đường 30 cm trong khoảng thời gian là 5 giây.

- Tốc độ của vật ứng với đoạn đồ thị OA là: vOA=s1t1=305=6cm/s.

Vậy tốc độ của vật ở đoạn OA là 6 cm/s.

+ Đoạn đồ thị BC: thời điểm – vị trí ban đầu (ứng với điểm B) và thời điểm – vị trí sau (ứng với điểm C).

Quãng đường mà vật di chuyển được:  60 – 30 = 30 cm

Thời gian mà vật di chuyển trên quãng đường đó: 15 – 8 = 7 s

Tốc độ của vật trên đoạn BC là: vBC=s2t2=307 4,3cm/s

Vậy tốc độ của vật ở đoạn BC là 4,3 cm/s.

- Khoảng thời gian nào vật đứng yên?

Dựa vào đồ thị, ta thấy trên đoạn AB quãng đường của vật không thay đổi. Vậy khoảng thời gian vật đứng yên là từ giây thứ 5 đến giây thứ 8.

Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Mở đầu trang 50 Bài 8 KHTN lớp 7: Bảng sau ghi thời gian và quãng đường chuyển động tương ứng...

Luyện tập 1 trang 51 KHTN lớp 7: Trong 1 giây đầu tiên một vật đứng yên tại một vị trí...

Vận dụng 1 trang 51 KHTN lớp 7: Hình 8.3 là đồ thị quãng đường – thời gian của một vật chuyển động...

Câu hỏi 2 trang 52 KHTN lớp 7: Thảo luận làm rõ ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông...

Luyện tập 2 trang 52 KHTN lớp 7: Hãy phân tích những tác hại có thể xảy ra khi các xe tham gia giao thông...

Câu hỏi 3 trang 53 KHTN lớp 7: Nêu ý nghĩa của các con số trên hình 8.5...

Vận dụng 2 trang 53 KHTN lớp 7: Vẽ tranh tuyên truyền về ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông...

1 1,421 05/12/2022


Xem thêm các chương trình khác: