Truyện cổ tích là gì? Đặc điểm, phân loại, ý nghĩa của truyện cổ tích
Vietjack.me giới thiệu bài viết Truyện cổ tích là gì? Đặc điểm, phân loại, ý nghĩa của truyện cổ tích bao gồm các khái niệm, đặc điểm, tính chất,... giúp bạn ôn luyện và bổ sung kiến thức môn Ngữ văn tốt hơn. Mời các bạn đón xem:
Truyện cổ tích là gì? Đặc điểm, phân loại, ý nghĩa của truyện cổ tích
1. Truyện cổ tích là gì?
Truyện cổ tích là loại hình tự sự dân gian, chủ yếu sử dụng yếu tố nghệ thuật kì ảo để thể hiện cái nhìn hiện thực của nhân dân với đời sống, bộc lộ quan niệm về đạo đức cũng như công lý xã hội và ước mơ một cuộc sống tốt đẹp hơn của nhân dân lao động.
- Truyện cổ tích xây dựng một thế giới hư cấu, kì ảo
- Truyện cổ tích là những truyện kể đã hoàn tất, có cốt truyện hoàn chỉnh
- Truyện cổ tích có tính giáo huấn cao, mỗi câu chuyện là một bài học về đạo đức, ứng xử, về lẽ công bằng, thưởng phạt công minh.
2. Đặc điểm của truyện cổ tích
Đặc điểm của truyện cổ tích có thể thu gọn thành 3 đặc điểm chính: tính dị bản, các yếu tố thần bí, và tính thẩm mỹ cao.
- Yếu tố thần bí
Một đặc điểm của truyện cổ tích giúp thể loại này khác biệt so với các câu chuyện khác, như ngụ ngôn hay thần thoại, đó là sự xuất hiện của các yếu tố thần bí, như phù thủy, ông bụt, ma thuật, thần linh hay ác quỷ xuất hiện trong truyện cổ tích đóng vai trò hỗ trợ, hậu thuẫn cho các nhân vật. Khác với thần thoại, vốn là những câu chuyện trọng tâm xoay quanh những nhân vật sở hữu phép màu và ma thuật, các nhân vật chính xuất hiện trong truyện cổ tích thường là những con người bình thường, có xuất thân từ tầng lớp nông dân. Điều này đã tạo nên sự đồng cảm rất lớn giữa người đọc và nhân vật, với ngụ ý rằng những yếu tố những yếu tố thần bí xuất hiện ngụ ý cho niềm tin của con người vào thế lực linh thiêng, với mong ước được chở che, phù hộ.
Qua đó, yếu tố thần bí đã nhấn mạnh một quan điểm chung của thể loại văn học dân gian này, rằng ở hiền ắt gặp lành, còn làm điều gian ác, hãm hại người khác ắt sẽ nhận lấy quả đắng. Có thể nói, yếu tố thần kỳ của cổ tích được xem như quan điểm sơ khai của con người về yếu tố nhân quả. Họ đã có nhận thức mờ mịt về cuộc sống ở kiếp sau, chính vì vậy việc được phép màu hỗ trợ đã củng cố niềm tin ấy trong tín ngưỡng dân gian.
Không chỉ riêng Việt Nam, đây còn là đặc điểm của truyện cổ tích trên toàn thế giới. Tuy nhiên ở mỗi văn hóa, phép màu sẽ được tùy chỉnh cho phù hợp với câu chuyện, cũng như phong tục tập quán của con người nơi ấy. Nhưng nhìn chung yếu tố thần bí vẫn là nhân tố quan trọng giúp các tuyến nhân vật giải quyết rắc rối và đi đến hồi kết.
Bên cạnh đó, những câu chuyện cổ tích lấy động vật làm trung tâm còn sử dụng phép nhân hóa, nhằm làm câu chuyện sống động, dễ tiếp cận đến nhiều nhóm độc giả khác nhau, từ trẻ em cho đến người lớn.
Trước khi có sự ra đời của chữ viết, lưu truyền bằng miệng, hay còn gọi là văn học dân gian là phương thức phổ biến hơn cả, chính vì vậy dị bản đã trở thành đặc điểm của truyện cổ tích. Không giới hạn đề tài, và ai cũng có thể sáng tác truyện cổ tích, con người bình dân xưa đã quan sát, ghi nhớ sau đó diễn dịch chúng dưới dạng những mẩu chuyện ngắn thường ngày, nhằm răn đe, giáo dục hoặc mua vui cho dân chúng. Vì hoàn toàn thuộc về trí tưởng tượng mà truyện cổ tích thường không nhắc đến một địa danh, nhân vật nhất định, cộng hưởng với tư duy thẩm mĩ của từng tộc người, đã nhào nặn nên nhiều tác phẩm khác nhau, phản ánh rõ rệt sự khác biệt văn hóa của từng tộc người, với nội dung mở đầu mơ hồ mang màu sắc cổ tích giống nhau: Ngày xửa ngày xưa…
Theo khảo sát, nhiều câu chuyện cổ tích đã xuất hiện từ rất lâu về trước trong lịch sử loài người, khiến việc truy tìm tác giả trở nên vô cùng khó khăn. Trước khi các lục địa và quốc gia được thành lập như ngày nay, các dải lục địa Á Âu đã từng dính lại thành một vùng đất rộng lớn, sau đó mới di chuyển thành các châu lục như bây giờ. Lời giải thích này đã lý giải cho việc nhiều câu chuyện cổ tích vô hình trung có phần cốt truyện khá tương đồng. Tuy nhiên dưới sự khác nhau về văn hóa, nhiều câu chuyện đã được biến đổi cho phù hợp với văn hóa và lịch sử của vùng ấy.
Một ví dụ điển hình đó là Tấm Cám (Việt Nam), cô bé Lọ Lem (Pháp), và nàng Yeh Shen của Trung Hoa. Hơn thế nữa, mỗi khu vực khác nhau trong nước cũng sẽ có một phiên bản truyện khác nhau, khắc họa rõ nét văn hóa của từng vùng.
- Tư duy thẩm mỹ của con người
Đặc điểm của truyện cổ tích còn thể hiện qua tính thẩm mỹ trong câu chuyện. Với sự tự do trong việc tìm đề tài, người nông dân, giờ đây là những nghệ sĩ có thể tự do tìm kiếm đề tài theo sở thích của mình. Họ uyển chuyển biến những sự việc thông thường thành những cốt truyện súc tích, thu hút người nghe, thể hiện được sự đối lập giữa cái tốt và cái xấu, nhằm đề cao đức tính cao đẹp, tạo nên yếu tố thẩm mỹ trong câu chuyện. Cái đẹp của truyện cổ tích không phải ở màu sắc huyền bí, nó đẹp vì con người dùng cái gian truân, khó khăn để tô điểm lên những đức tính đẹp ở loài người, như sự hy sinh, tính hiền lành, dũng cảm... Cái đẹp của đạo đức vượt lên trên nghịch cảnh mới là biểu trưng cho tính thẩm mỹ của người Việt.
Người viết đã sử dụng những chất liệu đời thường để thêu dệt nên những bài học triết lý, từ đó làm cho người đọc nâng cao được khả năng cảm thụ nghệ thuật. Những câu chuyện cổ tích ra đời sau này thường có nhiều yếu tố nghệ thuật đặc sắc hơn, miêu tả rõ nét mối quan hệ giữa con người với thế giới xung quanh. Có thể thấy, cuộc sống làng quê buồn tẻ cũng có những tình huống hay để khai thác, khiến cho làng quê trong truyện cổ tích trở nên đẹp biết bao.
3. Phân loại truyện cổ tích
*Dựa trên đặc điểm của kiểu nhân vật chính:
– Truyện cổ tích kể về các nhân vật chính bất hạnh (như người mồ côi, người có hình dạng xấu xí, người con riêng, người em út,….)
– Truyện cổ tích kể về các nhân vật chính dũng sĩ can đảm và nhân vật có tài năng kì lạTruyện cổ tích kể về các nhân vật chính thông minh hay ngốc nghếch
– Truyện cổ tích kể về các nhân vật chính là động vật có khả năng nói chuyện, hoạt động, tính cách như con người
*Dựa trên các tác phẩm, hay các nhân vật:
– Truyện cổ tích thần kỳ: Truyện cổ tích thần kỳ trong giai đoạn đầu thường gắn với thần thoại và có yếu tố ma thuật. Có thể bắt gặp các đề tài trong các tác phẩm như Dũng sĩ diệt trăn tinh (rắn, rồng v.v.) để cứu người đẹp; quan hệ dì ghẻ và con riêng của chồng; đoạt lại báu vật thần thông; người con gái đội lốt con thú kỳ dị bí mật giúp đỡ chồng;….
– Truyện cổ tích sinh hoạt: gồm Truyện tiếu lâm, Truyện cũng kể lại những sự kiện khác lạ ly kỳ, nhưng những sự kiện này được rút ra từ thế giới trần tục.
Ngoài ra còn có nhóm truyện có đề tài nói về các nhân vật chính bất hạnh (như Trương Chi, Sự tích chim hít cô, Sự tích chim quốc…); nhóm có nội dung phê phán những thói hư tật xấu (như Đứa con trời đánh, Gái ngoan dạy chồng…); nhóm truyện nói về người thông minh (như Quan án xử kiện hay Xử kiện tài tình, Cái chết của bốn ông sư, Nói dối như Cuội, Cậu bé thông minh,..); nhóm truyện kể về nhân vật chính ngốc nghếch(như Chàng ngốc đi kiện, Nàng bò tót, Làm theo vợ dặn,…)
4. Ý nghĩa của truyện cổ tích
- Truyện cổ tích từ lâu đã là món ăn tinh thần được ưa chuộng nhất là với trẻ nhỏ: Bởi vì trong những câu chuyện cổ tích đó, bọn trẻ có thể tha hồ hình dung, suy nghĩ, tưởng tượng ra rất nhiều hình ảnh phong phú khác nhau về niềm tin, cuộc sống và những điều thần thoại, hư ảo mà người lớn đã không mấy quan tâm nhưng với trẻ nhỏ lại thật phi phàm, đáng ngưỡng mộ.
- Truyện cổ tích luôn hướng đến những điều tốt đẹp, cái đẹp hoàn mỹ, ở hiền chắc chắn sẽ gặp lành, thể hiện ước mơ và khát vọng về một cuộc sống công bằng, tươi đẹp của nhân dân ta.
- Truyện cổ tích còn giúp trẻ nhỏ hiểu hơn về cội nguồn dân tộc. Những câu truyện cổ tích được dân gian sáng tác và đều bắt nguồn từ lòng tự hào dân tộc. Qua đó giúp các em nhỏ hiểu thế nào là tình yêu nước, tinh thần đoàn kết của dân tộc, ghi nhớ công ơn, sự hy sinh của cha ông ta.
5. Phân biệt truyện cổ tích với truyền thuyết
Mối quan hệ giữa truyền thuyết và cổ tích
Truyền thuyết có thời điểm ra đời sớm hơn cổ tích. Truyền thuyết được xem là cách mà nhân dân lý giải lịch sử, tưởng nhớ về các nhân vật lịch sử, sự kiện dựa theo cách nhìn nhận, đánh giá của nhân dân. Truyền thuyết thường gắn bó sát với vận mệnh dân tộc. Có sự kết hợp giữa lịch sử và yếu tố hư cấu.
Cổ tích ra đời sau truyền thuyết, ra đời trong xã hội có sự phân chia giai cấp và mâu thuẫn giai cấp về các vấn đề như quyền lợi, địa vị. Cổ tích thường tập trung vào số phận của một con người trong xã hội, thông qua con người bất hạnh nhân dân gửi gắm nhiều ước mơ, kì vọng về xã hội công bằng, tự do, hạnh phúc. Cổ tích có ựu hòa quyện giữa hiện thực và yếu tố hư cấu.
Về thời gian tồn tại: truyền thuyết lại có sức sống bền bỉ hơn nhờ gắn với yếu tố lịch sử trong khi đó cổ tích đang dần mai một trong văn học dân gian. Mặc dù không thể phát triển thêm nhưng cổ tích vẫn có sức hút với khán giả nhí.
|
Truyền thuyết |
Cổ tích |
1. Về cốt truyện và nhân vật |
- Cốt truyện và nhân vật truyền thuyết có xu hướng bám sát lịch sử. |
- Ðặc điểm nổi bật của cốt truyện và nhân vật cổ tích là tính hư cấu, tưởng tượng. |
2. Về nội dung |
- Truyền thuyết hướng về đề tài lịch sử, nhân vật lịch sử có ý nghĩa, vai trò quan trọng, to lớn. |
- Truyện cổ tích phản ánh những xung đột trong gia đình và xã hội, đặc biệt là trong gia đình phụ quyền và xã hội phong kiến. |
3. Về kết thúc truyện |
- Truyền thuyết thường kết thúc mở, nhân vật vẫn tồn tại và sẽ tham gia vào những sự kiện mới của lịch sử. |
- Truyện cổ tích kết thúc có hậu hoặc không có hậu , nhân vật chính mãi mãi hạnh phúc hoặc trở thành biểu tượng của nhân phẩm. |
6. Một số câu truyện cổ tích nổi tiếng
Sọ Dừa
Hiện thực của những con người có số phận bất hạnh: họ bị khiếm khuyết, dị dạng cơ thể nhưng họ lại phải chịu thêm nỗi đau về tinh thần, chịu sự khinh thường, dè bỉu của mọi người xung quanh
Gửi gắm tất cả những ước mơ, khát vọng sống, khát khao hạnh phúc của lứa đôi, hạnh phúc gia đình êm ấm, bình dị của tất cả mọi người.
Ca ngợi tình thương yêu, đùm bọc lẫn nhau, tương thân tương ái cũng như lòng nhân ái giữa người – người trong cuộc sống.
Ăn khế trả vàng
Truyện ăn khế trả vàng là một câu chuyện rất hay, một câu truyện về đề tài gia đình, bài học đền ơn đáp nghĩa, niềm tin ở hiền sẽ gặp lành và may mắn đối với tất cả người tốt.
Câu truyện ăn khế trả vàng mang tính giáo dục cao cho trẻ nhỏ để hình thành những đức tính tốt cho cuộc sống sau này. Truyện còn muốn nhắc nhở rằng là anh em ruột thịt, trong nhà với nhau phải biết yêu thương và đùm bọc lẫn nhau đừng vì đồng tiền mà sẵn sàng làm việc tàn nhẫn với nhau.
Xem thêm các bài giải bộ 3000 câu hỏi Ngữ văn hay và chi tiết tại:
Truyện cổ tích được chia làm mấy loại?
Trong truyện cổ tích có mấy kiểu nhân vật? Đó là những kiểu nhân vật nào?
Trình bày những yếu tố cơ bản của truyện cổ tích.
Truyện cổ tích được bắt nguồn từ đâu?
Nhân vật chính trong truyện cổ tích thường là các nhân vật như thế nào?
Lời kể trong truyện cổ tích thường mở đầu bằng những từ ngữ nào?
Văn bản “Thạch Sanh” thuộc thể loại gì?
Nhân vật Thạch Sanh thuộc kiểu nhân vật nào?
Phương thức biểu đạt chính trong truyện “Thạch Sanh” là?
Nêu bố cục của truyện “Thạch Sanh”.
Xem thêm các chương trình khác:
- Các dạng bài tập Tiếng Anh thông dụng nhất
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Tiếng Anh có đáp án
- Toàn bộ kiến thức về cụm động từ | Định nghĩa và cách dùng
- 500 đoạn văn Tiếng Anh thông dụng nhất và cách làm
- 1000 câu hỏi ôn tập môn Công nghệ có đáp án
- 1000 câu hỏi ôn tập Giáo dục công dân
- 15000 câu hỏi ôn tập môn Toán có đáp án
- Wiki Toán | Khái niệm, định lí, tính chất, dạng bài, công thức
- Tuyển tập đề thi + chuyên đề ôn thi Toán Kangaroo các cấp độ (có đáp án 2024)
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Vật lí có đáp án
- Tổng hợp Dạng bài - Công thức môn Vật lí
- Phương trình hóa học | Tổng hợp PTHH của các chất hữu cơ, vô cơ chính xác nhất
- Đồng phân & Công thức cấu tạo của các chất hữu cơ
- Nhận biết các chất Hóa học
- Cấu hình electron
- So sánh bán kính nguyên tử và bán kính ion
- 1000 câu hỏi ôn tập môn Hóa có đáp án
- Wiki các chất hóa học | Định nghĩa, tính chất, nhận biết, điều chế, ứng dụng
- Cách đọc danh pháp hóa học (chương trình mới) đầy đủ nhất
- Công thức Lewis của một số chất thường gặp (chương trình mới)
- Công thức electron của một số chất thường gặp (chương trình mới)
- Công thức cấu tạo của một số chất thường gặp (chương trình mới)
- Công thức hợp chất khí với hidro của các nguyên tố (phổ biến) | Cách viết công thức hợp chất khí với hidro
- Công thức hidroxit cao nhất của các nguyên tố (phổ biến) | Cách viết công thức hidroxit cao nhất
- Công thức oxit cao nhất của các nguyên tố (phổ biến) | Cách viết công thức oxit cao nhất
- 2000 câu hỏi ôn tập môn Tin học có đáp án
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Lịch sử có đáp án
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Địa lí có đáp án
- 2000 câu hỏi ôn tập môn Sinh học có đáp án
- Tổng hợp Dạng bài - Công thức môn Sinh học
- Trò chơi Powerpoint | Game Powerpoint
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên mầm non (2024) theo Thông tư 12
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên tiểu học (2024)
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên THCS (2024)
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên THPT (2024)