Trong phương pháp chuẩn độ acid – base, xung quanh điểm tương đương có một sự thay đổi

Lời giải Bài 2.21 trang 13 SBT Hóa học 11 sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Hóa học 11.

1 2,535 04/09/2023


Giải SBT Hóa học 11 Bài 2: Cân bằng trong dung dịch nước

Bài 2.21 trang 13 SBT Hóa học 11: Trong phương pháp chuẩn độ acid – base, xung quanh điểm tương đương có một sự thay đổi pH đột ngột gọi là bước nhảy chuẩn độ. Đường biểu diễn trên đồ thị chuẩn độ acid – base gọi là đường định phân. Từ các số liệu sau đây, hãy vẽ đồ thị biểu diễn sự biến thiên pH của dung dịch trong quá trình chuẩn độ dung dịch HCl bằng dung dịch chuẩn NaOH 0,100 M. Trục hoành ghi thể tích dung dịch NaOH, trục tung ghi pH của dung dịch. Xác định giá trị điểm tương đương và khoảng bước nhảy chuẩn độ của quá trình này.

VNaOH (mL)

Giá trị pH

VNaOH (mL)

Giá trị pH

0,0

1,00

25,1

10,30

5,0

1,18

25,5

11,00

10,0

1,37

26,0

11,29

15,0

1,60

28,0

11,75

20,0

1,95

30,0

11,96

22,0

2,20

35,0

12,22

24,0

2,69

40,0

12,36

24,5

3,00

45,0

12,46

24,9

3,70

50,0

12,52

25,0

7,00

 

 

Lời giải:

- Đồ thị biểu diễn sự biến thiên pH của dung dịch trong quá trình chuẩn độ dung dịch HCl bằng dung dịch chuẩn NaOH 0,100 M:

 (ảnh 1)

- Chuẩn độ HCl (acid mạnh) bằng NaOH (base mạnh):

+ Tại điểm tương đương, [H+] = [OH-]; pH = 7.

+ Bước nhảy chuẩn độ: ở khoảng pH từ 3,7 đến 10,3.

1 2,535 04/09/2023


Xem thêm các chương trình khác: