Trách nhiệm của lái xe trong tai nạn giao thông? Người lái xe thuê gây tai nạn có phải bồi thường?

Đảm bảo an toàn giao thông luôn là hạnh phúc của mọi người, mọi nhà tuy nhiên rủi ro là điều mọi người luôn phải đối mặt khi tham gia giao thông tại Việt Nam. Vậy, khi xảy ra tai nạn giao thông thì ai là người có trách nhiệm bồi thường thiệt hại? 

1 271 01/12/2023


Trách nhiệm của lái xe trong tai nạn giao thông? Người lái xe thuê gây tai nạn có phải bồi thường?

1. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do NLĐ gây ra

Về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra thì được căn cứ theo Điều 597 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

Cụ thể trách nhiệm bồi thường sẽ thuộc về pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người của mình gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao. Theo quy định này thì khi người của pháp nhân gây ra tai nạn thì pháp nhân phải là người chịu trách nhiệm bồi thường ban đầu cho nạn nhân.

Lưu ý: Nếu pháp nhân đã bồi thường thiệt hại thì có quyền yêu cầu người có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật.

Như vậy, người nhận hợp đồng thuê xe cần chú ý mặc dù trách nhiệm bồi thường sẽ thuộc về bên pháp nhân mà mình trực thuộc tuy nhiên họ vẫn có thể đòi lại khoản tiền đã bồi thường.

Ngoài ra tại Điều 600 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra như sau:

Cá nhân, pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra trong khi thực hiện công việc được giao và có quyền yêu cầu người làm công, người học nghề có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật.

Trách nhiệm của lái xe trong tai nạn giao thông? Người lái xe thuê gây tai nạn có phải bồi thường? (ảnh 1)

2. Nguyên tắc bồi thường

Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Lưu ý: Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình. Theo quy định này nếu trong trường hợp gây ra tai nạn mà không thuộc lỗi của tài xế lái xe thì vẫn phải bồi thường tuy nhiên sẽ được giảm mức bồi thường

Trong trường hợp khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường. Việc mức bồi thường sẽ được quy định theo mức giám định thương tật của cơ sở ý tế được cơ quan có thẩm quyền công bố.

Nguyên tắc bồi thường được quy định tại Điều 585 Bộ luật Dân sự 2015.

Như vậy, doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài xế lái xe của của mình gây ra tai nạn, sau đó doanh nghiệp có thể yêu cầu người làm thuê hoàn trả lại sau.

3. Bồi thường khi gây ra tai nạn giao thông ?

Điều 590 Bộ luật dân sự 2015quy định về thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm như sau:

"1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;

d) Thiệt hại khác do luật quy định.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định."

4. Mức phạt không quan sát gây tai nạn giao thông ?

Câu hỏi:

Tôi điều khiển xe Ford transit 16 chỗ lưu thông trên đường quốc lộ 1 với tốc độ 55/90 (đường được phép chạy tối đa là 90km/h), lúc đó trời mưa phùn và đường trơn, do thiếu quan sát nên tôi đã tông vào đuôi 01 chiếc xe tải nhỏ đang đỗ bên đường (xe đỗ trên làn đường dành cho xe máy). Vụ tai nạn không gây thiệt hại về người, 2 xe bị hư hỏng. Sau khi về cơ quan công an giải quyết và tôi đồng ý bồi thường thiệt hại cho xe tải (khắc phục sửa lại xe).

Bên CSGT có nói sẽ xử phạt hành chính tôi với mức phạt 7.500.000 đồng và tước giấy phép lái xe 2 tháng là đúng hay sai ?

Trả lời:

Trong trường hợp này, ngoài việc phải thanh toán các khoản chi phí phải bồi thường, thì nếu do lỗi không quan sát của bạn mà gây ra tai nạn giao thông thì theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không chú ý quan sát, điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông; dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe, lùi xe, tránh xe, vượt xe, chuyển hướng, chuyển làn đường không đúng quy định gây tai nạn giao thông; không đi đúng phần đường, làn đường, không giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe theo quy định gây tai nạn giao thông hoặc đi vào đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” gây tai nạn giao thông, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 8 Điều này; Ngoài ra, tại điểm c khoản 12 Điều 5 Nghị định này quy định hình phạt bổ sung trong trường hợp này là tước giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng. Như vậy, việc cảnh sát giao thông áp dụng mức xử phạt với bạn như vậy là hoàn toàn đúng theo quy định của pháp luật.

1 271 01/12/2023