Nhà nước là gì? Quy định về nhà nước, cơ quan nhà nước trong quan hệ pháp luật dân sự?

Nhà nước là tổ chức quyền lực, chính trị của xã hội có giai cấp, có lãnh thổ, dân cư và chính quyền độc lập, có khả năng đặt ra và thực thi pháp luật nhằm thiết lập trật tự xã hội nhất định trong phạm vi lãnh thổ của mình.

1 186 24/11/2023


Nhà nước là gì? Quy định về nhà nước, cơ quan nhà nước trong quan hệ pháp luật dân sự?

1. Nhà nước là gì?

Nhà nước là hiện tượng xã hội rất đa dạng và phức tạp, được nhiều ngành khoa học nghiên cứu ở nhiều góc độ, phạm vi khác nhau. Ngay từ thời cổ đại, các nhà tư tưởng đã quan tâm nghiên cứu và đã có những luận giải khác nhau về khái niệm nhà nước. Trải qua các thời đại khác nhau, nhận thức, quan điểm về vấn đề này ngày càng thêm phong phú. Tuy nhiên, do xuất phát từ những góc độ nghiên cứu khác nhau, năng lực nhận thức khác nhau, lại bị chi phối bởi yếu tố lợi ích, quan điểm chính trị..., vì vậy có nhiều quan niệm khác nhau về nhà nước.

Nhà nước là gì? Quy định về nhà nước, cơ quan nhà nước trong quan hệ pháp luật dân sự? (ảnh 1)

Aristote, nhà tư tưởng vĩ đại thời kì cổ đại, cho rằng, nhà nước là sự kết hợp của các gia đình. Đồ cập nhà nước trong mối tương quan với quốc gia, một số tác giả cho rằng, nhà nước là một đơn vị chính trị độc lập, có một vùng lãnh thổ được công nhận là dưới quyền thống trị của nó.1 Cùng quan điểm trên, một số tác giả khác cho rằng nhà nước là:

  • “tổ chức quyền lực chính trị của xã hội có giai cấp, có lãnh thổ, dân cư và chỉnh quyền độc lập, có khả năng đặt ra và thực thi pháp luật nhằm thiết lập trật tự xã hội nhất định trong phạm vi lãnh thổ của mình”.

Tiếp cận nhà nước từ quan niệm về pháp luật và trật tự pháp luật, I. Kant cho rằng:

  • “Nhà nước là sự liên kết của nhiều người phục tùng pháp luật”; “Nhà nước là trong tư tưởng là cái gì đó phải phù hợp với các nguyên tắc của pháp luật”)

Cùng cách tiếp cận này, một số tác giả khác cho rằng:

  • “Nhà nước hiểu theo nghĩa rộng là một tập họp các thế chế nắm giữ những phương tiện cưỡng chế hợp pháp, thi hành trên một vùng lãnh thể được xác định và người dân sổng trên lãnh thổ đó được đề cập như một xã hội”.

Ăngghen khi nghiên cứu về nguồn gốc của nhà nước đã đề xuất một số quan niệm về nhà nước. Ông cho rằng, nhà nước là sản phẩm của xã hội đã phát triển đến giai đoạn nhất định, khi xã hội đã phân chia thành giai cấp và mâu thuẫn giai cấp là không thể điều hoà được, nhà nước là lực lượng:

  • “nảy sinh từ xã hội nhưng lại đứng trên xã hội ”, “có nhiệm vụ làm dịu bớt sự xung đột và giữ cho sự xung đột đó trong vòng “trật tự”).

Phát triển quan điểm của Ăngghen, nhấn mạnh vai trò của nhà nước trong việc duy trì sự thống trị giai cấp, Lênin quan niệm:

  • “Nhà nước bao giờ cũng là một bộ máy nhẩt định, nó tự tách ra từ xã hội và gồm một nhóm người chỉ chuyên hay gần như chỉ chuyên, hay chủ yếu chỉ chuyên làm công việc cai trị”).

Theo Lênin, nhà nước sinh ra để thực hiện sự thống trị giai cấp:

  • “Nhà nước là bộ máy dùng đế duy trì sự thong trị của giai cấp này đối với giai cấp khác”.

Trong tác phẩm Nhà nước và cách mạng, ông còn nhấn mạnh:

  • “Nhà nước theo đủng nghĩa của nó, là bộ mảy trấn áp đặc biệt của giai cấp này đối với giai cấp khác ”.

Tóm lại, có nhiều cách tiếp cận khác nhau về khái niệm nhà nước, mỗi cách tiếp cận xây dựng nên khái niệm nhà nước với ý nghĩa riêng, phục vụ mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu riêng. Điều này cũng chứng tỏ, nhà nước là một hiện tượng đa dạng, phức tạp, khái niệm nhà nước có nội hàm phong phù, có tính đa diện, đa chiều.

Nhà nước cũng không hoàn toàn đồng nhất với quốc gia, nó chỉ là một trong ba yếu tố hợp thành quốc gia. Mặc dù nhà nước và pháp luật có sự gắn bó hết sức chặt chẽ với nhau, tuy nhiên đó là hai hiện tượng khác nhau, do vậy về mặt nhận thức, không thể đồng nhất nhà nước và pháp luật.

Từ những phân tích nêu trên, có thể định nghĩa: Nhà nước là tổ chức quyển lực đặc biệt của xã hội, bao gồm một lớp người được tách ra từ xã hội để chuyên thực thi quyền lực, nhằm tổ chức và quản lỉ xã hội, phục vụ lợi ích chung của toàn xã hội cũng như lợi ích của lực lượng cầm quyền trong xã hội.

So với các tổ chức xã hội khác (tổ chức phi nhà nước), nhà nước có các đặc trưng sau đây:

+ Nhà nước có quyền lực đặc biệt (quyền lực nhà nước)

Để tồn tại và duy trì các hoạt động, nhà nước cũng như các tổ chức xã hội khác đều cần có quyền lực. Quyền lực nhà nước là khả năng của nhậ nước nhờ đó các cá nhân, tổ chức trong xã hội phải phục tùng ý chí của nhà nước. “Khả năng” của nhà nước phụ thuộc vào sức mạnh bạo lực, sức mạnh vật chất, uy tín của nhà nước trong xã hội hay khả năng vận động quần chúng của nó... Quyền lực nhà nước tồn tại trong mối quan hệ giữa nhà nước với các cá nhân, tổ chức trong xã hội. Trong mối quan hệ này, nhà nước là chủ thể của quyền lực, các cá nhân, tổ chức trong xã hội là đối tượng của quyền lực ấy, họ phải phục tùng ý chí của nhà nước. Quyền lực nhà nước cũng tồn tại trong mối quan hệ giữa nhà nước với các thành viên cũng như các cơ quan của nó, ttong đó thành viên phải phục tùng tổ chức, cấp dưới phải phục tùng cấp trên.

Nhà nước là tổ chức đại diện chính thức cho toàn thể xã hội, vì vậy, quyền lực nhà nước là quyền lực đặc biệt, bao trùm đời sống xã hội, chi phối mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội, tác động đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Để thực hiện quyền lực nhà nước, có một lớp người tách ra khỏi hoạt động sản xuất trực tiếp, tổ chức thành các cơ quan khác nhau, mỗi cơ quan chuyên đảm nhiệm những công việc nhất định, hợp thành bộ máy nhà nước từ trung ương xuống địa phương.

2. Dấu hiệu đặc trưng của nhà nước là gì?

Nhà nước là một tổ chức đặc biệt, nên so với các tổ chức khác, Nhà nước có các dấu hiệu đặc trưng, cơ bản sau:

+ Phân bố dân cư theo các đơn vị hành chính - lãnh thổ không phụ thuộc vào giai cấp, dân tộc, tôn giáo, huyết thống, địa vị xã hội, nghề nghiệp;

+ Có bộ máy quyền lực công với sức mạnh cưỡng chế bao gồm quân đội, cảnh sát, Toà án và một đội ngũ công chức chuyên nghiệp làm nhiệm vụ cai trị, quản lí xã hội;

+ Có chủ quyền tối cao trong phạm vi lãnh thổ của đất nước mình, quyết định các vấn đề quan trọng nhất của đất nước về đối nội cũng như đối ngoại;

+ Có quyền ban hành pháp luật, những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung đối với mọi thành viên trong xã hội, với tư cách là một công cụ đắc lực trong cai trị, quản lí xã hội;

+ Có quyền quy định các loại thuế mang tính bắt buộc đối với cá nhân và tổ chức trong xã hội nhằm thiết lập nguồn tài chính nuôi bộ máy công quyền và thực hiện các chức năng của mình.

Nhà nước là gì? Quy định về nhà nước, cơ quan nhà nước trong quan hệ pháp luật dân sự? (ảnh 1)

3. Quy định về nhà nước, cơ quan nhà nước trong quan hệ pháp luật dân sự?

Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tham gia vào một số quan hệ pháp luật dân sự với tư cách là chủ thể đặc biệt. Tư cách chủ thể của Nhà nước không đặt ra như tư cách chủ thể của các chủ thể khác. Nhiều cơ quan nhà nước tham gia vào các quan hệ dân sự, kinh tế với tư cách là chủ thể độc lập, bình đẳng nhưng Nhà nựớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tham gia với tư cách là chủ thể đặc biệt.

Nhà nước là chủ thể đặc biệt trong các quan hệ xã hội nói chung và các quan hệ dân sự, kinh tể nói riêng bởi các lẽ sau:

- Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của dân, do dân, vì dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với nông dân và tầng lớp tri thức. Nhà nước nắm quyền lãnh đạo thống nhất, toàn diện về chính trị, kinh tế, vãn hoá, đối ngoại theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhà nước là người đại diện cho toàn dân và là một tổ chức chính trị - quyền lực.

- Nhà nước là chủ sở hữu đối với tài sản thuộc chế độ sở hữu toàn dân.

- Nhà nước tự quy định cho mình các quyền trong các quan hệ mà Nhà nước tham gia, trình tự, cách thức thực hiện các quyền và nghĩa vụ ttong các quan hệ đó.

- Nhà nước là chủ thể của tất cả các ngành luật trong hệ thống pháp luật của Nhà nước ta.

Nhà nước trực tiếp nắm quyền định đoạt tối cao đối với các tài sản mà pháp luật quy định thuộc chế độ sở hữu toàn dân. Những tài sản có ý nghĩa quyết định đến nền tảng kinh tế của toàn xã hội, đến an ninh, quốc phòng như: đất đai, rừng núi, sông hồ, biển cả, các tài nguyên thiên nhiên khác.

Nhà nước giao quyền của mình cho các cơ quan nhà nước thực hiện quyền quản lí các tài sản, giao cho các tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, chính trị-xã hội các tổ chức khác, cá nhân thực hiện các quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt các tài sản của Nhà nước; quy định về trình tự, giới hạn thực hiện các quyền đó. Pháp nhân do Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cơ quan nhà nước ở trung ương, ở địa phương thành lập không chịu trách nhiệm về nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ dân sự của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cơ quan nhà nước ở trung ương, ở địa phương. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cơ quan nhà nước ở trung ương, ở địa phương không chịu trách nhiệm về nghĩa vụ dân sự của pháp nhân do mình thành lập, bao gồm cả doanh nghiệp nhà nước, trừ trường hợp Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cơ quan nhà nước ở trung ương, ở địa phương bảo lãnh cho nghĩa vụ dân sự của pháp nhân này theo quy định của pháp luật.

Cơ quan nhà nước ở trung ương, ở địa phương không chịu trách nhiệm về nghĩa vụ dân sự của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cơ quan nhà nước khác ở trung ương, ở địa phương, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.

Nhà nước uỷ quyền cho các cơ quan nhà nước tham gia vào các quan hệ dân sự, kinh tế như: ngân hàng, kho bạc, phát hành các kì phiếu, trái phiếu, công trái. Việc đại diện cho Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cơ quan nhà nước ở trung ương, ở địa phương tham gia quan hệ dân sự được thực hiện theo quy định của pháp luật về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của cơ quan nhà nước. Việc đại diện thông qua cá nhân, pháp nhân khác chỉ được thực hiện trong các trường hợp và theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.

Nhà nước là chủ sở hữu các tài sản vô chủ, tài sản không người thừa kế, tài sản bị trưng thu, trưng mua.

1 186 24/11/2023