TOP 40 câu Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 6 (có đáp án 2023): Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục công dân lớp 11 Bài 6: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm GDCD 11 Bài 6.

1 3,126 11/01/2023
Tải về


Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 6: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Nhận biết

Câu 1. Cuộc cách mạng kĩ thuật lần thứ nhất gắn với quá trình chuyển từ lao động thủ công lên lao động

A. thủ công

B. cơ khí.   

C. tự động hoá.             

D. tiên tiến.

Đáp án: B

Giải thích: Cuộc cách mạng kĩ thuật lần thứ nhất gắn với quá trình chuyển từ lao động thủ công lên lao động cơ khí.(SGK GDCD 11/trang 49).

Câu 2. Cuộc cách mạng kĩ thuật lần thứ hai gắn với quá trình chuyển từ lao động cơ khí lên lao động dựa trên công cụ

A. thủ công.        

B. cơ khí.   

C. tự động hoá.             

D. tiên tiến.

Đáp án: C

Giải thích: Cuộc cách mạng kĩ thuật lần thứ hai gắn với quá trình chuyển từ lao động cơ khí lên lao động dựa trên công cụ tự động hóa.(SGK GDCD 11/trang 49).

Câu 3. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa  có tác dụng

A. đưa nước ta trở thành cường quốc phát triển.   

B. tạo điều kiện để phát triển LLSX và tăng năng suất lao động xã hội.

C. tạo điều kiện để nước ta hội nhập kinh tế quốc tế.             

D. nâng cao uy tín của nước ta trên trường quốc tế.

Đáp án: B

Giải thích: Tác dụng to lớn và toàn diện của công nghiệp hóa, hiện đại hóa là tạo điều kiện để phát triển LLSX và tăng năng suất lao động, thúc đẩy tăng tăng trưởng và phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, tăng thu nhập và nâng cao đời sống nhân dân.(SGK GDCD 11/trang 51).

Câu 4. Nhiệm vụ kinh tế cơ bản và trọng tâm nhất của nước ta hiện nay là

A. công nghiệp hoá, hiện đại hoá.                       

B. chuyển đổi cơ cấu kinh tế. 

C. xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật.                         

D. phát huy nguồn nhân lực.

Đáp án: A

Câu 5. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hợp lí, hiện đại và hiệu quả là đi từ cơ cấu kinh tế nông nghiệp lên cơ cấu kinh tế công, nông nghiệp và phát triển lên thành cơ cấu kinh tế công, nông nghiệp và

A. thương mại hiện đại.                             

B. dịch vụ hiện đại.       

C. trang trại hiện đại.                                          

D. dịch vụ tiên tiến.

Đáp án: B

Giải thích: Chuyển dịch cơ cơ cấu kinh tế theo hướng hợp lí, hiện đại và hiệu quả là đi từ cơ cấu kinh tế nông nghiệp lên cơ cấu kinh tế công, nông nghiệp và phát triển lên thành cơ cấu kinh tế công, nông nghiệp và dịch vụ hiện đại.(SGK GDCD 11/trang 52)

Câu 6. Do yêu cầu phải xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội nên nước ta tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa là thể hiện nội dung nào dưới đây?

A. Tính tất yếu khách quan.                                

B. Tính to lớn toàn diện.

C. Ý nghĩa của công nghiệp hóa.                         

D. Tác dụng của công nghiệp hóa.

Đáp án: A

Câu 7. Một trong những mục tiêu của CNH – HĐH là

A. nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao.   

B. củng cố kinh tế nhà nước.

C. củng cố kinh tế tư nhân.                                 

D. củng cố kinh tế tập thể.

Đáp án: A

Câu 8. Nội dung nào dưới đây nói lên tính tất yếu khách quan của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay ?

A. Do yêu cầu phải phát triển công nghiệp.

B. Do nước ta là nước nông nghiệp lạc hậu.

C. Do nước ta có nền kinh tế phát triển thấp.

D. Do yêu cầu phải xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội.

Đáp án: D

Giải thích: Cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội là nền công nghiệp lớn hiện đại, có cơ cấu kinh tế hợp lí, trình độ xã hội hóa cao, dựa trên nền tảng của khoa học và công nghệ tiên tiến. được hình thành và phân bố có kế hoạch trên toàn bộ nền kinh tế quốc dân. (SGK GDCD 11/trang 50)

Thông hiểu

Câu 9. Một trong những tác dụng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta là

A. tạo tiền đề thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội.

B. tạo tiền phát triển mạnh mẽ khoa học kĩ thuật.

C. tạo ra lực lượng sản xuất mới.

D. tạo điều kiện phát triển mạnh mẽ công nghệ thông tin.

Đáp án: C

Giải thích: Tạo ra lực lượng sản xuất mới làm tiền đề cho việc củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, tăng cường vai trò của nhà nước xã hội chủ nghĩa, tăng cường mối quan hệ liên minh giữa công nhân – nông dân – tri thức. (SGK GDCD 11/trang 51)

Câu 10. Phương án nào dưới đây không phải nguyên nhân tất yếu khách quan của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta?

A. Do phải xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội.

B. Do phải rút ngắn khoảng cách tụt hậu.

C. Do yêu cầu phải tạo ra năng suất lao động xã hội cao.

D. Do nước ta nghèo và lạc hậu.

Đáp án: D

Câu 11. Áp dụng những thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại vào các ngành kinh tế là một trong các nội dung của

A. phát triển mạnh mẽ công nghệ thông tin.

B. phát triển mạnh mẽ khoa học kĩ thuật.

C. phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất.

D. cơ sở vật chất, kĩ thuật cho việc xây dựng nền kinh tế.

Đáp án: C

Giải thích:

Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất thông qua việc:

Áp dụng những thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại vào các ngành kinh tế quốc dân. Thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại gắn với “hiện đại hóa”, gắn với cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại, gắn với bước chuyển từ văn minh công nghiệp sang văn minh hậu công nghiệp. (SGK GDCD 11/trang 51)

Câu 12. Thực hiện cơ khí hóa nền sản xuất xã hội, chuyển nền sản xuất dựa trên kĩ thuật thủ công sang dựa trên kĩ thuật cơ khí, chuyển nền văn minh nông nghiệp sang văn minh công nghiệp là một trong các nội dung của

A. phát triển mạnh mẽ công nghệ thông tin.

B. phát triển mạnh mẽ khoa học kĩ thuật.

C. phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất.

D. cơ sở vật chất, kĩ thuật cho việc xây dựng nền kinh tế.

Đáp án: C

Giải thích: Thực hiện cơ khí hóa nền sản xuất xã hội, bằng cách chuyển nền kinh tế từ chỗ dựa trên kĩ thuật thủ công sang dựa trên kĩ thuật cơ khí; chuyển nền văn minh nông nghiệp sang nền văn minh công nghiệp. (SGK GDCD 11/trang 51)

Câu 13. Yêu cầu phải rút ngắn khoảng cách tụt hậu về kinh tế, kỹ thuật công nghệ giữa nước ta với các nước trong khu vực và trên thế giới là một trong những:

A. Nội dung của công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

B. Tác dụng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

C. Tính tất yếu khách quan của công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

D. Trách nhiệm của công dân đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Đáp án: C

Câu 14. Tạo điều kiện để phát triển lực lượng sản xuất mới là nội dung

A. công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

B. tác dụng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

C. tính tất yếu khách quan của công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

D. ý nghĩa của công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Đáp án: B

Câu 15. Việc tiến hành CNH, HĐH ở nước ta có tác dụng

A. đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển.  

B. tạo điều kiện để phát triển lực lượng sản xuất và tăng năng suất lao động xã hội.

C. tạo điều kiện để nước ta hội nhập kinh tế quốc tế.

D. nâng cao uy tín của nước ta trên trường quốc tế.

Đáp án: B

Giải thích: Tạo điều kiện để phát triển lực lượng sản xuất và tăng năng suất lao động xã hội, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, tăng thu nhập và nâng cao đời sống nhân dân. (SGK GDCD 11/trang 51)

Câu 16. Ở nước ta, kết quả của xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hợp lí, hiện đại, hiệu quả sẽ tạo ra cơ cấu kinh tế

A. nông nghiệp – công nghiệp.

B. công nghiệp – nông nghiệp.

C. công nghiệp – nông nghiệp – dịch vụ hiện đại.

D. nông nghiệp – công nghiệp – dịch vụ hiện đại.

Đáp án: C

Giải thích: Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hợp lí, hiện đại, hiệu quả sẽ tạo ra cơ cấu kinh tế công nghiệp – nông nghiệp – dịch vụ hiện đại.

Vận dụng

Câu 17. Sau khi tốt nghiệp đại học nông nghiệp, M không đi xin việc mà về cùng gia đình mở trang trại trồng vải thiều theo tiêu chuẩn VietGap. Nhờ có kĩ thuật và niềm đam mê, vườn vải của gia đình M năm nào cũng sai trĩu quả, ít sâu bệnh đã mang lại thu nhập cao, ổn định cho gia đình. Việc làm của M thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu lao động nào sau đây?

A. Lao động chân tay chuyển sang lao động tri thức.

B. Lao động trí thức chuyển sang lao động chân tay.

C. Lao động truyền thống chuyển sang lao động thủ công.

D. Lao động chân tay chuyển sang lao động máy móc.

Đáp án: A

Câu 18. Để nâng cao năng suất thu hoạch lúa, anh X đã đầu tư mua một máy gặt đập liên hoàn. Việc làm của anh X thể hiện nội dung nào sau đây để phát triển lực lượng sản xuất?

A. Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất.         

B. Phát triển mạnh mẽ nhân lực.

C. Phát triển mạnh mẽ công nghệ thông tin.       

D. Thường xuyên học tập nâng cao trình độ học vấn.

Đáp án: A

Câu 19. Gia đình H có 15 nhân viên giúp việc. Để quản lí tốt hơn, anh H đã mua camera để theo dõi quá trình làm việc của họ. Do vậy, dù đi đâu H cũng biết được tình hình ở nhà. Việc làm của anh H thể hiện nội dung nào sau đây để phát triển lực lượng sản xuất?

A. Phát triển mạnh mẽ ngành công nghiệp cơ khí.                 

B. Phát triển mạnh mẽ khoa học kĩ thuật.

C. Phát triển mạnh mẽ công nghệ hiện đại.

D. Thường xuyên học tập nâng cao trình độ học vấn.

Đáp án: C

Câu 20. Gia đình anh K mở một xưởng may đã 10 năm và có 20 công nhân làm việc, những năm gần đây sản phẩm anh bán ra thị trường không còn nhiều như những năm trước, qua tìm hiểu anh quyết định cho công nhân đi học để năng cao tay nghề và đầu tư thêm máy móc hiện đại. Việc làm của anh K đã thể hiện nội dung nào của phát triển lực lượng sản xuất?

A. Thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế.    

B. Xây dựng cơ sở vật chất, kĩ thuật.

C. Nâng cao trình độ học vấn.

D. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và máy móc.

Đáp án: D

Giải thích: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thực hiện bằng cách gắn công nghiệp hóa, hiện đại hóa với phát triển kinh tế tri thức. (SGK GDCD 11/trang 52).

Câu 21. Quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động dựa trên sự phát triển của công nghiệp cơ khí được gọi là

A. Công nghiệp hóa

B. Hiện đại hóa.

C. Cơ khí hóa.

D. Tự động hóa.

Đáp án: A

Giải thích: Công nghiệp hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động dựa trên sự phát triển của công nghiệp cơ khí

Câu 22. Quá trình ứng dụng và trang bị những thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến, hiện đại vào quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lí kinh tế - xã hội được gọi là

A. Công nghiệp hóa

B. Hiện đại hóa.

C. Cơ khí hóa.

D. Tự động hóa.

Đáp án: B

Giải thích: Hiện đại hóa là quá trình ứng dụng và trang bị những thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến, hiện đại vào quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lí kinh tế - xã hội.

Câu 23. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi các hoạt động kinh tế và quản lí kinh tế - xã hội một cách

A. Cơ bản, hoàn thiện.

B. Đồng thời, nhanh chóng.

C. Căn bản, toàn diện.

D. Đồng loạt.

Đáp án: C

Giải thích: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động kinh tế và quản lí kinh tế - xã hội từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện, phương  pháp  tiên  tiến, hiện đại nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao

Câu 24. Khái niệm công nghiệp hóa xuất hiện cùng cuộc cách mạng kĩ thuật lần thứ nhất gắn với quá trình chuyển từ lao động thủ công lên

A. Lao động cơ khí.

B. Lao động tay chân.

C. Lao động trí óc.

D. Lao động tự động hóa.

Đáp án: A

Giải thích: Cuộc cách mạng kĩ thuật lần thứ nhất gắn với quá trình chuyển từ lao động thủ công lên lao động cơ khí, từ đó xuất hiện khái niệm công nghiệp hóa.

Câu 25. Khái niệm hiện đại hóa xuất hiện cùng cuộc cách mạng kĩ thuật lần thứ hai gắn với quá trình chuyền từ lao động cơ khí lên lao động dựa trên công cụ

A. Hiện đại hóa.

B. Công nghiệp hóa.

C. Cơ khí hóa.

D. Tự động hóa.

Đáp án: D

Giải thích: Cuộc cách mạng kĩ thuật lần thứ hai gắn với quá trình chuyển từ lao động cơ khí lên lao động dựa trên công cụ tự động hóa, sử dụng rộng rãi người máy và những công nghệ hiện đại khác.

Câu 26. Để rút ngắn khoảng cách tụt hậu về kinh tế, kỹ thuật - công nghệ giữa nước ta với các nước trong khu vực và thế giới, điều cần thiết là phải thực hiện quá trình

A. Công nghiệp hóa.

B. Hiện đại hóa.

C. Công nghiệp hóa gắn liền với hiện đại hóa.

D. Công nghiệp hóa tách rời hiện đại hóa.

Đáp án: C

Giải thích: Đất nước ta vẫn đang tồn tại nhiều yếu kém, là nguyên nhân hạn chết chất lượng tăng trưởng, cạnh tranh và hội nhập quốc tế, vì vậy cần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa để nhanh chóng rút ngắn khoảng cách tụt hậu về kinh tế, kĩ thuật – công nghệ giữa nước ta với các nước trong khu vực và thế giới.

Câu 27. Nội dung nào dưới đây không phải là tác dụng to lớn và toàn diện của công nghiệp hóa, hiện đại hóa?

A. Phát triển lực lượng sản xuất và tăng năng suất lao động xã hội.

B. Thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế, giải quyết việc làm

C. Tăng thu nhập và nâng cao đời sống nhân dân.

D. Xóa bỏ nền văn hóa dân tộc lạc hậu.

Đáp án: D

Giải thích: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa tạo tiền đề hình thành và phát triển nền văn hóa mới xã hội chủ nghĩa – nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Câu 28. Nội dung nào dưới đây là nội dung cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta?

A. Tăng cường phát triển nền kinh tế dựa trên kĩ thuật thủ công.

B. Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất.

C. Phát triển nền văn minh nông nghiệp.

D. Hạn chế sử dụng các công nghệ hiện đại.

Đáp án: B

Giải thích: Nội dung cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta bao gồm: phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất, xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lí, hiện đại, hiệu quả và củng cố, tăng cường địa vị chủ đạo của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa và tiến tới xác lập địa vị thống trị của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trong nền kinh tế quốc dân

Câu 29. Cơ cấu kinh tế là tổng thể hữu cơ giữa cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu vùng kinh tế và cơ cấu thành phần kinh tế, trong đó quan trọng nhất là

A. Cơ cấu ngành kinh tế.

B. Cơ cấu vùng kinh tế.

C. Cơ cấu thành phần kinh tế.

D. Các yếu tố quan trọng như nhau.

Đáp án: A

Giải thích: Cơ cấu kinh tế là tổng thể hữu cơ giữa cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu vùng kinh tế và cơ cấu thành phần kinh tế, trong đó cơ cấu ngành kinh tế là quan trọng nhất vì nó là cốt lõi của cơ cấu kinh tế.

Câu 30. Cốt lõi của cơ cấu kinh tế là

A. Cơ cấu vùng kinh tế.

B. Cơ cấu thành phần kinh tế.

C. Cơ cấu ngành kinh tế.

D. Cán cân kinh tế.

Đáp án: C

Giải thích: Cơ cấu kinh tế là tổng thể hữu cơ giữa cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu vùng kinh tế và cơ cấu thành phần kinh tế, trong đó cơ cấu ngành kinh tế là quan trọng nhất vì nó là cốt lõi của cơ cấu kinh tế.

Các câu hỏi trắc nghiệm GDCD lớp 11 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 7: Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần và tăng cường vai trò quản lí kinh tế của Nhà nước có đáp án

Trắc nghiệm Bài 8: Chủ nghĩa xã hội có đáp án

Trắc nghiệm Bài 9: Nhà nước xã hội chủ nghĩa có đáp án

Trắc nghiệm Bài 10: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa có đáp án

Trắc nghiệm Bài 11: Chính sách dân số và giải quyết việc làm có đáp án

1 3,126 11/01/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: