TOP 40 câu Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 5 (có đáp án 2023): Cung - cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục công dân lớp 11 Bài 5: Cung - cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm GDCD 11 Bài 5.

1 9247 lượt xem
Tải về


Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 5: Cung - cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa

Nhận biết

Câu 1. Cầu là khối lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua trong một thời kì xác định tương ứng với giá cả và

A. thu nhập xác định.                     

C. khả năng xác định.

B. nhu cầu xác định.                          

D. sản xuất xác định.

Đáp án: A

Giải thích: Cầu là khối lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua trong một thời kì xác định tương ứng với giá cả và thu nhập xác định.(SGK GDCD 11/trang 43) 

Câu 2. Khối lượng hàng hóa, dịch vụ hiện có trên thị trường và chuẩn bị đưa ra thị trường trong một thời kỳ nhất định, tương ứng mức giá cả, khả năng sản xuất và chi phí sản xuất xác định là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Cung.                                          

B. Cầu.                

C. Tổng cầu.                                              

D. Tiêu thụ.

Đáp án: A

Giải thích: Cung là khối lượng hàng hóa, dịch vụ hiện có trên thị trường và chuẩn bị đưa ra thị trường trong một thời kì nhất định, tương ứng mức giá cả, khả năng sản xuất và chi phí sản xuất xác định.(SGK GDCD 11/trang 44).

Câu 3. Trong nền kinh tế hàng hoá khái niệm cầu được dùng để gọi tắt cho cụm từ nào sau đây?

A. Nhu cầu của mọi người.                        

B. Nhu cầu của người tiêu dùng.

C. Nhu cầu có khả năng thanh toán.         

D. Nhu cầu tiêu dùng hàng hoá.

Đáp án: C

Giải thích: Trong nền kinh tế hàng hoá khái niệm cầu được dùng để gọi tắt cho cụm từ nhu cầu có khả năng thanh toán, tức là nhu cầu mà người tiêu dùng cần mua, đảm bảo bằng số lượng tiền mà họ sẵn có trong tương ứng.(SGK GDCD 11/trang 44).

Câu 4. Mối quan hệ cung- cầu là mối quan hệ tác động giữa những chủ thể nào sau đây?

A. Người mua và người mua.                     

B. Người bán và người bán.

C. Người sản xuất với người tiêu dùng.

D. Người bán với tiền vốn.

Đáp án: C

Giải thích: Quan hệ cung – cầu là mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa người bán với người mua hay giữa những người sản xuất với những người tiêu dùng diễn ra trên thị trường để xác định giá cả và số lượng hàng hóa, dịch vụ.(SGK GDCD 11/trang 44).

Câu 5. Trên thị trường, khi nào giá cả bằng giá trị?

A. Cung = cầu.                                 

B. Cung > cầu.      

C. Cung < cầu.                                 

D. Cung khác cầu

Đáp án: A

Giải thích: Chỉ khi cung bằng cầu thì giá cả thị trường mới bằng giá trị hàng hóa trong sản xuất, (SGK GDCD 11/trang 45)

Câu 6. Cung và giá cả có mối quan hệ với nhau như thế nào sau đây?

A. Giá cao thì cung giảm.                          

B. Giá cao thì cung tăng.

C. Giá thấp thì cung tăng.                         

D. Giá biến động nhưng cung không biến động.

Đáp án: B

Giải thích: Khi giá cả tăng lên, các doanh nghiệp mở rộng sản xuất, lượng cung tăng lên.(SGK GDCD 11/trang 45)

Câu 7. Những yếu tố nào sau đây ảnh hưởng đến cầu?

A. Giá cả, thu nhập, sở thích, tâm lý.                 

B. Thu nhập, tâm lý, phong tục tập quán.

C. Giá cả, thu nhập, tâm lý, thị hiếu.                  

D. Giá cả, thu nhập, tâm lý, thị hiếu, phong tục tập quán.

Đáp án: D

Câu 8. Trên thực tế, sự vận động của cung, cầu diễn ra

A. cung, cầu thường vận động không ăn khớp nhau.

B. cung, cầu thường cân bằng.

C. cung thường lớn hơn cầu.

D. cầu thường lớn hơn cung.

Đáp án: A

Giải thích: Trên thực tế, sự vận động của cung, cầu vận động không ăn khớp nhau, nói cách khác thường diễn ra thông qua các trường hợp cung lớn hơn cầu hoặc cung nhỏ hơn cầu.(SGK GDCD 11/trang 45).

Thông hiểu

Câu 9. Khi cầu tăng, sản xuất mở rộng dẫn đến cung tăng là nội dung của biểu hiện nào dưới đây trong quan hệ cung - cầu?

A. Cung cầu tác động lẫn nhau.                 

B. Cung cầu ảnh hưởng đến giá cả.

C. Giá cả ảnh hưởng đến cung cầu.            

D. Thị trường chi phối cung cầu.

Đáp án: A

Giải thích: Khi cầu tăng lên, sản xuất, kinh doanh mở rộng, lượng cung hàng hóa tăng lên và ngược lại khi cầu giảm xuống, sản xuất kinh doanh thu hẹp, lượng cung hàng hóa giảm xuống. Khi cung giảm, giá cả tăng, cầu giảm.(SGK GDCD 11/trang 45)

Câu 10. Khi cầu giảm, sản xuất thu hẹp dẫn đến cung giảm là nội dung của biểu hiện nào trong quan hệ cung - cầu?

A. Cung cầu tác động lẫn nhau.                 

B. Cung cầu ảnh hưởng đến giá cả.

C. Giá cả ảnh hưởng đến cung cầu.            

D. Thị trường chi phối cung cầu.

Đáp án: A

Câu 11. Trên thị trường, khi giá cả giảm sẽ xảy ra trường hợp nào sau đây?

A. Cung và cầu tăng.                                 

B. Cung và cầu giảm.

C. Cung tăng, cầu giảm.                   

D. Cung giảm, cầu tăng.

Đáp án: D

Giải thích: Khi giá cả giảm xuống, thì nói chung cầu có xu hướng tăng lên và ngược lại.(SGK GDCD 11/trang 45).

Câu 12. Trên thị  trường, khi giá cả tăng sẽ xảy ra trường hợp nào sau đây?

A. Cung và cầu tăng.                                 

B. Cung và cầu giảm.

C. Cung tăng, cầu giảm.                   

D. Cung giảm, cầu tăng.

Đáp án: C

Giải thích: Trên thị trường, khi giá cả tăng lên, các doanh nghiệp mở rộng sản xuất, lượng cung tăng lên và ngược lại. (SGK GDCD 11/trang 45).

Câu 13. Trên thị  trường, khi cung lớn hơn cầu sẽ xảy ra trường hợp nào sau đây?

A. Giá cả tăng.                                 

B. Giá cả giảm.

C. Giá cả giữ nguyên.                                

D. Giá cả bằng giá trị.

Đáp án: B

Câu 14. Nhà sản xuất sẽ quyết định thu hẹp sản xuất, kinh doanh khi

A. cung giảm.                                   

B. cầu giảm.      

C. cung tăng.                                    

D. cầu tăng.

Đáp án: B

Giải thích: Khi giá cả giảm xuống, sản xuất kinh doanh thu hẹp, lượng cung hàng hóa giảm xuống.(SGK GDCD 11/trang 45).

Câu 15. Thông qua pháp luật, chính sách  nhằm cân đối lại cung – cầu là sự vận dụng của

A. nhà nước.                                    

B. người sản xuất.      

C. người kinh doanh.                       

D. người tiêu dùng.

Đáp án: A

Giải thích: Khi thị trường bị rối loạn hoặc do hoạt động tự phát đầu cơ tích trữ của một số tư nhân, làm cho thị trường cung nhỏ hơn cầu và giá cả tăng lên đột biến. Khi đó, Nhà nước cần thông qua chính sách pháp luật, chính sách… nhằm cân đối lại cung – cầu, ổn định lại giá cả và đời sống của nhân dân. (SGK GDCD 11/trang 46).

Câu 16. Nội dung nào sau đây không phải  là biểu hiện của quan hệ cung  - cầu?

A. Cung  - cầu tác động lẫn nhau.

B. Cung  - cầu ảnh hưởng tới giá cả thị trường.

C. Giá cả thị trường ảnh hưởng đến cung  - cầu.

D. Cung  - cầu ảnh hưởng lẫn nhau.

Đáp án: D

Vận dụng

Câu 17. Em đang có ý định kinh doanh, em sẽ lựa chọn mặt hàng trên thị trường có tính chất cung, cầu nào sau đây?

A. Cung = cầu.                                 

B. Cung > cầu.              

C. Cung < cầu.                                 

D. Cung #  cầu.

Đáp án: C

Giải thích: Cung < cầu giá cả hàng hóa sẽ tăng lên và thu nhiều lợi nhuận hơn.

Câu 18. Giá cao su liên tục giảm mạnh trong nhiều năm liền nên anh X đã chuyển một phần diện tích cao su sang cây ngắn ngày để đỡ thua lỗ và có chi phí nhanh. Như vậy anh X đã

A. vận dụng không tốt quy luật cạnh tranh.       

B. vận dụng tốt quy luật cạnh tranh.

C. vận dụng tốt quy luật cung cầu.            

D. vận dụng không tốt quy luật cung cầu.

Đáp án: C

Giải thích: Khi giá cả giảm xuống, lượng cung giảm xuống nếu doanh nghiệp không chuyển đổi hoặc thu hẹp sản xuất kinh doanh thì sẽ thua lỗ.

Câu 19. Chị K rất thích ăn Vải thiều, nhưng giá lại quá cao vì nguồn cung thị trường thấp nên chị đã chuyển sang dùng các loại trái cây khác có giá cả phù hợp. Như vậy chị K đã

A. vận dụng không tốt quy luật cạnh tranh.

B. vận dụng tốt quy luật cạnh tranh.

C. vận dụng tốt quy luật cung cầu.            

D. vận dụng không tốt quy luật cung cầu.

Đáp án: C

Câu 20. Sau giờ học GDCD, H cho rằng: chỉ những mặt hàng đã có bán trên thị trường mới là cung, còn những hàng hóa trong kho chưa được bày bán thì không phải. Em lựa chọn phương án nào dưới đây để hiểu đúng về lượng cung hàng hóa trên thị trường?

A. Cung là hàng hóa hiện đang có trên thị trường.

B. Cung là hóa chuẩn bị đưa ra thị trường trong thời gian tới.

C. Cung là hàng hóa còn nằm trong nhà kho, sẽ đưa ra thị trường trong thời gian tới.

D. Cung là hàng hóa hiện có trên thị trường và chuẩn bị đưa ra thị trường.

Đáp án: D

Câu 21. Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, khi cầu tăng thì người sản xuất có xu hướng

A. Thu hẹp sản xuất.

B. Mở rộng sản xuất.

C. Giữ nguyên sản xuất.

D. Ngừng sản xuất.

Đáp án: B

Giải thích: Khi cầu tăng, người sản xuất có xu hướng mở rộng sản xuất để đáp ứng nhu cầu của thị trường, từ đó cung có xu hướng tăng lên.

Câu 22. Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, khi cầu giảm, cung có xu hướng

A. Tăng.

B. Giảm.

C. Giữ nguyên.

D. Bằng cầu.

Đáp án: B

Giải thích: Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, khi cầu giảm sản xuất sẽ bị thu hẹp khiến cung có xu hướng giảm.

Câu 23. Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, khi cung lớn hơn cầu thì giá cả thị trường so với giá trị hàng hóa trong sản xuất sẽ

A. Thấp hơn.

B. Cao hơn.

C. Bằng nhau.

D. Tương đương.

Đáp án: A

Giải thích: Trường hợp cung lớn hơn cầu thì giá cả thị trường thường thấp hơn giá trị hàng hóa trong sản xuất.

Câu 24. Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, khi cung nhỏ hơn cầu thì giá cả thị trường so với giá trị hàng hóa trong sản xuất sẽ

A. Thấp hơn.

B. Cao hơn.

C. Bằng nhau.

D. Tương đương.

Đáp án: B

Giải thích: Trường hợp cung nhỏ hơn cầu thì giá cả thị trường thường cao hơn giá trị hàng hóa trong sản xuất.

Câu 25. Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, giá cả và nhu cầu của người tiêu dùng

A. Tỉ lệ thuận.

B. Tỉ lệ nghịch.

C. Bằng nhau.

D. Tương đương nhau.

Đáp án: B

Giải thích: Khi giá cả giảm xuống, thì nói chung cầu có xu hướng tăng lên và ngược lại. Vì vậy, giá cả và nhu cầu của người tiêu dùng tỉ lệ nghịch với nhau.

Câu 26. Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, giá cả và cung của nhà sản xuất

A. Tỉ lệ thuận

B. Tỉ lệ nghịch.

C. Bằng nhau.

D. Tương đương nhau.

Đáp án: A

Giải thích: Khi giá cả tăng lên, các doanh nghiệp mở rộng sản xuất, lượng cung tăng lên và ngược lại. Vì vậy, giá cả và cung tỉ lệ thuận với nhau.

Câu 27. Khối lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua trong một thời kì nhất định tương ứng với giá cả và thu nhập xác định được gọi là

A. Cung

B. Cầu.

C. Giá trị.

D. Quy luật cung – cầu.

Đáp án: B

Giải thích: Cầu: là khối lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua trong một thời kì nhất định tương ứng với giá cả và thu nhập xác định. Cầu được hiểu là tên gọi tắt của nhu cầu có khả năng thanh toán.

Câu 28. Khối lượng hàng hóa, dịch vụ hiện có trên thị trường và chuẩn bị đưa ra thị trường trong một thời kì nhất định, tương ứng với mức giá cả, khả năng sản xuất và chi phí sản xuất xác định được gọi là

A. Cung

B. Cầu.

C. Giá trị.

D. Quy luật cung – cầu.

Đáp án: A

Giải thích: Cung: là khối lượng hàng hóa, dịch vụ hiện có trên thị trường và chuẩn bị đưa ra thị trường trong một thời kì nhất định, tương ứng với mức giá cả, khả năng sản xuất và chi phí sản xuất xác định

Câu 29. Cầu là khối lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua trong một thời kì nhất định tương ứng với

A. Khả năng thanh toán.

B. Khả năng sản xuất.

C. Giá cả và giá trị xác định.

D. Giá cả và thu nhập xác định.

Đáp án: D

Giải thích: Cầu: là khối lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua trong một thời kì nhất định tương ứng với giá cả và thu nhập xác định. Cầu được hiểu là tên gọi tắt của nhu cầu có khả năng thanh toán

Câu 30. Quan hệ cung - cầu là mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa người bán với người mua hay giữa những người sản xuất với những người tiêu dùng diễn ra trên thị trường để xác định

A. giá cả và số lượng hàng hóa dịch vụ.

B. khả năng sản xuất của thị trường.

C. nhu cầu của thị trường.

D. giá cả và nhu cầu xác định.

Đáp án: A

Giải thích: Quan hệ cung - cầu là mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa người bán với người mua hay giữa những người sản xuất với những người tiêu dùng diễn ra trên thị trường để xác định giá cả và số lượng hàng hóa dịch vụ

Các câu hỏi trắc nghiệm GDCD lớp 11 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 6: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước có đáp án

Trắc nghiệm Bài 7: Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần và tăng cường vai trò quản lí kinh tế của Nhà nước có đáp án

Trắc nghiệm Bài 8: Chủ nghĩa xã hội có đáp án

Trắc nghiệm Bài 9: Nhà nước xã hội chủ nghĩa có đáp án

Trắc nghiệm Bài 10: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa có đáp án

1 9247 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: