TOP 40 câu Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 3 (có đáp án 2022): Quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục công dân lớp 11 Bài 3: Quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm GDCD 11 Bài 3.

1 3,006 11/01/2023
Tải về


Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 3: Quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa

Nhận biết

Câu 1. Sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa trên cơ sở thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa đó là nội dung của

A. quy luật giá trị.                                               

B. quy luật thặng dư.

C. quy luật kinh tế.                                             

D. quy luật sản xuất.

Đáp án: A

Giải thích: Sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa trên cơ sở thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa đó là nội dung của quy luật giá trị. (SGK GDCD 11/trang 28)

Câu 2. Quy luật giá trị yêu cầu người sản xuất phải đảm bảo sao cho thời gian lao động cá biệt để sản xuất hàng hóa phải phù hợp với

A. thời gian lao động xã hội cần thiết.                          

B. thời gian lao động cá nhân.

C. thời gian lao động tập thể.                              

D. thời gian lao động cộng đồng.

Đáp án: A

Giải thích: Quy luật giá trị yêu cầu người sản xuất phải đảm bảo sao cho thời gian lao động cá biệt để sản xuất hàng hóa phải phù hợp với thời gian lao động xã hội cần thiết. (SGK GDCD 11/trang 28)

Câu 3. Quy luật giá trị yêu cầu tổng giá cả hàng hóa sau khi bán phải bằng

A. tổng thời gian lao động xã hội.                       

B. tổng thời gian lao động cá nhân.

C. tổng thời gian lao động tập thể.                      

D. tổng giá trị hàng hóa được tạo ra trong quá trình sản xuất.

Đáp án: D

Giải thích: Quy luật giá trị yêu cầu tổng giá cả hàng hóa sau khi bán phải bằng tổng giá trị hàng hóa được tạo ra trong quá trình sản xuất. (SGK GDCD 11/trang 29)

Câu 4. Quy luật giá trị yêu cầu tổng thời gian lao động cá biệt để sản xuất ra hàng hóa phải phù hợp với

A. tổng thời gian lao động xã hội cần thiết.                            

B. tổng thời gian lao động cá nhân.

C. tổng thời gian lao động tập thể.                      

D. tổng thời gian lao động cộng đồng.

Đáp án: A

Giải thích: Quy luật giá trị yêu cầu tổng thời gian lao động cá biệt để sản xuất ra tổng hàng hóa phải phù hợp với tổng thời gian lao động xã hội cần thiết. (SGK GDCD 11/trang 29)

Câu 5. Muốn cho giá trị cá biệt của hàng hóa thấp hơn giá trị xã hội của hàng hóa, đòi hỏi người sản xuất phải

A. cải tiến khoa học kĩ thuật.                      

B. đào tạo gián điệp kinh tế.

C. nâng cao uy tín cá nhân.                       

D. vay vốn ưu đãi.

Đáp án: A

Giải thích: Muốn cho giá trị cá biệt của hàng hóa thấp hơn giá trị xã hội của hàng hóa, đòi hỏi người sản xuất phải cải tiến khoa học kĩ thuật. (SGK GDCD 11/trang 30)  

Câu 6. Quy luật giá trị tác động đến điều tiết và lưu thông hàng hóa thông qua

A. giá trị hàng hóa.                                              

B. giá cả trên thị trường.

C. giá trị xã hội cần thiết của hàng hóa.                

D. quan hệ cung cầu.

Đáp án: B

Giải thích: Quy luật giá trị tác động đến điều tiết và lưu thông hàng hóa thông qua giá cả trên thị trường. (SGK GDCD 11/trang 29)

Câu 7. Quy luật giá trị tồn tại trong nền sản xuất nào sau đây?

A. Nền sản xuất hàng hoá giản đơn.                   

B. Nền sản xuất hàng hoá.

C. Nền sản xuất tư bản chủ nghĩa.                      

D. Mọi nền sản xuất hàng hoá.

Đáp án: B

Giải thích: Quy luật giá trị tồn tại trong nền sản xuất hàng hoá.

Câu 8. Trong lưu thông, quy luật giá trị yêu cầu việc trao đổi hàng hóa phải dựa trên nguyên tắc

A. bình đẳng.         

B. ngang giá.       

C. cùng có lợi.       

D. tôn trọng lẫn nhau

Đáp án: B

Giải thích: Trong lưu thông, quy luật giá trị yêu cầu việc trao đổi hàng hóa phải dựa trên nguyên tắc ngang giá. (SGK GDCD 11/trang 29)

Câu hỏi thông hiểu

Câu 9. Sự phân phối lại các yếu tố tư liệu sản xuất và sức lao động từ ngành sản xuất này sang ngành sản xuất khác; phân phối lại nguồn hàng từ nơi này sang nơi khác; mặt hàng này sang mặt hàng khác là tác động nào sau đây của quy luật giá trị?

A. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá.

B. Phân hoá giàu – nghèo giữa những người sản xuất hàng hoá.

C. Tăng năng suất lao động.                      

D. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển.

Đáp án: A

Giải thích:  Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá là sự phân phối lại các yếu tố tư liệu sản xuất và sức lao động từ ngành sản xuất này sang ngành sản xuất khác; phân phối lại nguồn hàng từ nơi này sang nơi khác; mặt hàng này sang mặt hàng khác. (SGK GDCD 11/trang 30)

Câu 10. Những người có điều kiện sản xuất thuận lợi, có trình độ, kiến thức cao, trang bị kỹ thuật tốt nên có hao phí lao động cá biệt thấp hơn hao phí lao động xã hội cần thiết, nhờ đó giàu lên nhanh chóng là tác động nào sau đây của quy luật giá trị ?

A. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá.

B. Phân hoá giàu – nghèo giữa những người sản xuất hàng hoá.

C. Tăng năng suất lao động.                      

D. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển.

Đáp án: B

Giải thích:

Câu 11. Giá cả hàng hóa bao giờ cũng vận động xoay quanh trục

A. giá trị trao đổi.                         

B. giá trị hàng hóa.

C. giá trị sử dụng của hàng hóa.   

D. thời gian lao động cá biệt.

Đáp án: B

Giải thích: Giá cả hàng hóa bao giờ cũng vận động xoay quanh trục giá trị hàng hóa.(SGK GDCD 11/Trang 29)

Câu 12. Giá cả từng hàng hóa và giá trị từng hàng hóa trên thị trường không ăn khớp với nhau vì yếu tố nào dưới đây?

A. Chịu tác động của quy luật giá trị.        

B. Chịu sự tác động của cung – cầu, cạnh tranh.

C. Chịu sự chi phối của người sản xuất.    

D. Thời gian sản xuất của từng người trên thị trường không giống nhau.

Đáp án: B

Giải thích: Giá cả từng hàng hóa và giá trị từng hàng hóa trên thị trường không ăn khớp với nhau vì  chịu sự tác động của cung – cầu, cạnh tranh.

Câu 13. Việc một cơ sở sản xuất không có lãi là do đã vi phạm quy luật cơ bản nào dưới đây trong sản xuất?

A. Quy luật giá trị.                                    

B. Quy luật cung – cầu.

C. Quy luật giá trị thặng dư.                      

D. Quy luật giá cả.

Đáp án: A

Câu 14. Trên thị trường, sự tác động của nhân tố nào sau đây khiến cho giá cả của hàng hoá trở nên cao hoặc thấp so với giá trị?

A. Cung – cầu.                                 

B. Khả năng chi trả của người mua. 

C. Khả năng chi trả của người bán.           

D. Độc quyền.

Đáp án: A

Câu 15. Sản xuất và lưu thông hàng hoá phải dựa trên cơ sở nào sau đây để sản xuất ra hàng hoá?

A. Thị trường.                                  

B. Cung – cầu.    

C. Thời gian lao động xã hội cần thiết.

D. Thời gian lao động thặng dư.

Đáp án: C

Câu 16. Phương án nào sau đây là sai khi nói đến sự xuất hiện của quy luật giá trị?

A. Quy luật giá trị xuất hiện do yếu tố chủ quan. 

B. Quy luật giá trị xuất hiện do yếu tố khách quan.       

C. Sản xuất và lưu thông hàng hóa ràng buộc bởi quy luật giá trị.

D. Có sản xuất và lưu thông hàng hóa thì có quy luật giá trị.

Đáp án: A

Vận dụng

Câu 17. Để may một cái áo ông A may hết 5 giờ. Thời gian lao động xã hội cần thiết để may cái áo là 4 giờ. Vậy ông A bán chiếc áo giá cả tương ứng với thời gian làm ra sẽ

 A. bị lỗ.    

 B. hòa vốn.        

 C. lãi.                 

 D. chưa xác định.

Đáp án: A

Giải thích: Vậy ông A bán chiếc áo giá cả tương ứng với thời gian làm ra sẽ bị lỗ.  

Câu 18. Anh A trồng rau ở khu vực vùng nông thôn nên anh mang rau vào khu vực thành phố để bán vì giá cả ở đó cao hơn. Vậy việc làm của anh A chịu tác động nào dưới đây của quy luật giá trị?

A. Điều tiết sản xuất.                                 

B. Tỷ suất lợi nhuận cao của quy luật giá trị.

C. Tự phát từ quy luật giá trị.                    

D. Điều tiết trong lưu thông.

Đáp án: D

Câu 19. Mùa hè, chị B chuyển từ bán áo lạnh sang bán áo thun. Việc làm của chị B chịu sự tác động điều tiết nào dưới đây của quy luật giá trị?

A. Sản xuất.                  

B. Lưu thông.                

C. Tiêu dùng.                

D. Phân hóa. 

Đáp án: A

Câu 20. Chị A thu mua hoa từ tỉnh A sang tỉnh B bán. Việc làm của chị A chịu sự tác động điều tiết nào dưới đây của quy luật giá trị?

A. Sản xuất.                  

B. Lưu thông.                

C. Tiêu dùng.                

D. Phân hóa. 

Đáp án: B

Câu 21. Đối với tổng hàng hóa trên toàn xã hội, quy luật giá trị yêu cầu: tổng giá cả hàng hóa sau khi bán phải như thế nào so với tổng giá trị hàng hóa được tạo ra trong quá trình sản xuất?

A. Lớn hơn.

B. Nhỏ hơn.

C. Bằng nhau.

D. Không liên quan.

Đáp án: C

Giải thích: Đối với tổng hàng hóa trên toàn xã hội, quy luật giá trị yêu cầu: tổng giá cả hàng hóa sau khi bán phải bằng tổng giá trị hàng hóa được tạo ra trong quá trình sản xuất

Câu 22. Nội dung nào sau đây không phải là tác động của quy luật giá trị?

A. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa.

B. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển.

C. Phân hóa giàu – nghèo.

D. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Đáp án: D

Giải thích: Tác động của quy luật giá trị là: điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa, kích thích lực lượng sản xuất phát triển và năng suất lao động tăng lên, phân hóa giàu nghèo giữa những người sản xuất.

Câu 23. Người sản xuất, kinh doanh muốn thu nhiều lợi nhuận cần tránh

A. Giảm năng suất lao động.

B. Cải tiến kĩ thuật.

C. Nâng cao tay nghề người lao động.

D. Thực hành tiết kiệm.

Đáp án: A

Giải thích: Người sản xuất, kinh doanh muốn thu nhiều lợi nhuận phải tìm cách cải tiến kĩ thuật, tăng năng suất lao động, nâng cao tay nghề của người lao động, hợp lí hóa sản xuất, thực hành tiết kiệm…làm cho giá trị hàng hóa cá biệt của họ thấp hơn giá trị xã hội của hàng hóa → làm cho kĩ thuật, lực lượng sản xuất và năng suất lao động xã hội được nâng cao.

Câu 24. Đối với quy luật giá trị, sự phân hóa giàu – nghèo giữa những người sản xuất là một trong những mặt

A. Thuận lợi.

B. Khó khăn.

C. Quan trọng.

D. Hạn chế.

Đáp án: D

Giải thích: Đối với quy luật giá trị, sự phân hóa giàu – nghèo giữa những người sản xuất là một trong những mặt hạn chế cần được tính đến khi vận dụng nó ở nước ta hiện nay.

Câu 25. Nguyên nhân dẫn đến việc phân hóa giàu – nghèo giữa những người sản xuất là do điều kiện sản xuất của từng người là

A. Như nhau.

B. Khác nhau.

C. Giống nhau.

D. Bằng nhau.

Đáp án: B

Giải thích: Nguyên nhân dẫn đến việc phân hóa giàu – nghèo giữa những người sản xuất là do điều kiện sản xuất của từng người là khác nhau.

Câu 26. Khi năng suất lao động tăng mà giá cả hàng hóa đó trên thị trường không đổi thì lợi nhuận sẽ

A. Tăng lên

B. Không đổi.

C. Giảm xuống.

D. Ổn định.

Đáp án: A

Giải thích: Nếu giá cả không đổi, khi năng suất lao động tăng, người sản xuất sẽ được tăng lợi nhuận.

Câu 27. Ba cửa hàng bánh sinh nhật là A, B và C có chất lượng, mẫu mã tương đương nhau. Cửa hàng A làm 1 chiếc bánh mất 3h, cửa hàng B làm 1 chiếc bánh mất 5h, cửa hàng C làm 1 chiếc bánh mất 7h. Trong khi đó, thời gian lao động xã hội cần thiết để làm ra 01 chiếc bánh là 5h. Vậy, nhà sản xuất nào sẽ thu được lợi nhuận?

A. Cả ba nhà sản xuất A, B và C.

B. Nhà sản xuất A.

C. Nhà sản xuất A và B.

D. Nhà sản xuất B và C.

Đáp án: C

Giải thích:

Cửa hàng A và B có thời gian lao động cá biệt phù hợp với thời gian lao động xã hội cần thiết, là phù hợp với quy luật giá trị nên sẽ thu được lợi nhuận.

Câu 28. Anh X mở một xưởng sản xuất giày da. Để có thể thu được nhiều lợi nhuận, anh X nên làm gì?

A. Giảm chất lượng hàng hóa.

B. Tập trung đẩy mạnh quảng cáo

C. Sử dụng công nghệ sản xuất lạc hậu.

D. Tăng năng suất lao động.

Đáp án: D

Giải thích: Để thu được nhiều lợi nhuận, anh X nên sử dụng các biện pháp khác nhau để tăng năng suất lao động, từ đó giảm thời gian lao động cá biệt, phù hợp với quy luật giá trị.

Câu 29. Quy luật giá trị yêu cầu sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa trên cơ sở thời gian lao động

A. Xã hội cần thiết.

B. Cá biệt của người sản xuất.

C. Tối thiểu của xã hội.

D. Trung bình của xã hội.

Đáp án: A

Giải thích: Sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa trên cơ sở thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa đó

Câu 30. Trong sản xuất, người sản xuất phải đảm bảo thời gian lao động cá biệt để sản xuất từng hàng hóa như thế nào với thời gian lao động xã hội cần thiết?

A. Bằng nhau.

B. Lớn hơn.

C. Phù hợp.

D. Tương đương.

Đáp án: C

Giải thích: Trong sản xuất: người sản xuất phải đảm bảo thời gian lao động cá biệt để sản xuất từng hàng hóa phù hợp với thời gian lao động xã hội cần thiết.

Các câu hỏi trắc nghiệm GDCD lớp 11 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 4: Cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa có đáp án

Trắc nghiệm Bài 5: Cung - cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa có đáp án

Trắc nghiệm Bài 6: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước có đáp án

Trắc nghiệm Bài 7: Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần và tăng cường vai trò quản lí kinh tế của Nhà nước có đáp án

Trắc nghiệm Bài 8: Chủ nghĩa xã hội có đáp án

1 3,006 11/01/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: