TOP 40 câu Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 2 (có đáp án 2023): Hàng hóa - tiền tệ - thị trường

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục công dân lớp 11 Bài 2: Hàng hóa - tiền tệ - thị trường có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm GDCD 11 Bài 2.

1 5766 lượt xem
Tải về


Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 2: Hàng hóa - tiền tệ - thị trường

Nhận biết

Câu 1. Sản phẩm của lao động có thể thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi mua bán được gọi là

A. hàng hóa.                                              

B. tiền tệ.             

C. thị trường.                                             

D. lao động.

Đáp án: A

Giải thích: Hàng hóa là Sản phẩm của lao động có thể thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi mua bán. (SGK GDCD 11/ trang 14)

Câu 2. Giá trị xã hội của hàng hóa được xác định bởi

A. thời gian lao động cá biệt của người sản xuất ra hàng hóa tốt nhất.

B. thời gian lao động cá biệt của người sản xuất ra nhiều hàng hóa tốt nhất.

C. thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa.

D. thời gian lao động hao phí bình quân của mọi người sản xuất hàng hóa.

Đáp án: A

Giải thích: Thời gian lao động xã hội cần thiết tạo ra giá trị xã hội của hàng hóa.( SGK GDCD 11/ trang 16)

Câu 3. Công dụng nhất định thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người được gọi là

A. giá trị hàng hóa.                          

B. giá trị sử dụng của hàng hóa.

C. giá trị lao động.                                     

D. giá trị sức lao động.

Đáp án: B

Giải thích: Giá trị sử dụng của hàng hóa là công dụng của sản phẩm có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người.( SGK GDCD 11/ trang 14)

Câu 4. Giá trị trao đổi là một quan hệ về số lượng, hay tỉ lệ trao đổi giữa các hàng hoá có giá trị sử dụng

A. khác nhau.                                            

B. giống nhau.              

C. ngang nhau.                                 

D. bằng nhau.

Đáp án: A

Giải thích: Giá trị trao đổi là một quan hệ về số lượng, hay tỉ lệ trao đổi giữa các hàng hoá có giá trị sử dụng khác nhau. (SGK GDCD 11/ trang 15)

Câu 5. Lao động xã hội của người sản xuất hàng hoá kết tinh trong hàng hoá được gọi là

A. giá trị của hàng hoá.                    

B. thời gian lao động xã hội cần thiết.       

C. tính có ích của hàng hoá.                      

D. thời gian lao động cá biệt.

Đáp án: A

Giải thích: Giá trị của hàng hoá là lao động xã hội của người sản xuất hàng hoá kết tinh trong hàng hoá. (SGK GDCD 11/trang 16)

Câu 6. Tiền rút khỏi lưu thông và được cất trữ, khi cần đem ra mua hàng là thực hiện chức năng

A. phương tiện cất trữ.                     

B. phương tiện thanh toán.     

C. tiền tệ thế giới.                             

D. giao dịch quốc tế.

Đáp án: A

Giải thích: Làm phương tiện cất trữ tức là tiền rút khỏi lưu thông và được cất trữ, khi cần đem ra mua hàng.(SGK GDCD 11/trang 21)

Câu 7. Tiền dùng để chi trả sau khi giao dịch, mua bán là thực hiện chức năng

A. phương tiện lưu thông.                          

B. phương tiện thanh toán.     

C. tiền tệ thế giới.                             

D. giao dịch quốc tế.

Đáp án: B

Giải thích:  Làm phương tiện thanh toán, tiền tệ được dùng để chi trả sau khi giao dịch, mua bán như: trả tiền mua chịu hàng hóa, trả nợ, nộp thuế…(SGK GDCD 11/Trang 21)

Câu 8. Thị trường là nơi kiểm tra cuối cùng về chủng loại, hình thức, mẫu mã, số lượng, chất lượng hàng hoá, là nội dung chức năng nào sau đây của thị trường?

A. Chức năng thực hiện thực hiện giá trị sử dụng và giá trị của hàng hoá.

B. Chức năng thông tin.

C. Chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng.

D. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá.

Đáp án: A

Giải thích: Thị trường là nơi kiểm tra cuối cùng về chủng loại, hình thức, mẫu mã, số lượng, chất lượng hàng hoá là chức năng thực hiện thực hiện giá trị sử dụng và giá trị của hàng hoá.(SGK GDCD 11/Trang 24)

Câu hỏi thông hiểu

Câu 9. Giá trị của hàng hóa được biểu hiện thông qua yếu tố nào dưới đây?

A. Giá trị trao đổi.                                     

B. Giá trị số lượng, chất lượng.        

C. Lao động xã hội của người sản xuất.    

D. Giá trị sử dụng của hàng hóa.

Đáp án: A

Giải thích:

Giá trị trao đổi là một quan hệ về số lượng, hay tỉ lệ trao đổi giữa các hàng hóa có

giá trị sử dụng khác nhau. (SGK GDCD 11/trang 15)

Câu 10. Yếu tố nào dưới đây quyết định giá cả hàng hoá?

A. Mức thu nhập của người tiêu dùng.

B. Giá trị sử dụng của hàng hoá.

C. Giá trị của hàng hoá.

D. Xu hướng của người tiêu dùng.

Đáp án: C

Câu 11. Tiền tệ thực hiện chức năng thước đo giá trị khi

A. tiền dùng để chi trả sau khi giao dịch mua bán.

B. tiền rút khỏi lưu thông và được cất trữ lại.

C. tiền dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hoá.

D. tiền dùng làm phương tiện lưu thông.

Đáp án: C

Giải thích: Tiền tệ thực hiện chức năng thước đo giá trị khi tiền dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hoá. (SGK GDCD 11/trang 20)

Câu 12. Tiền tệ thực hiện chức năng nào sau đây khi tiền được dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hóa?

A. Thước đo giá trị.                                   

B. Phương tiện lưu thông.       

C. Phương tiện cất trữ.                     

D. Phương tiện thanh toán.

Đáp án: A

Câu 13. Thị trường bao gồm những nhân tố cơ bản nào dưới đây?

A. Hàng hóa, tiền tệ, cửa hàng, chợ.                    

B. Hàng hóa, người mua, người bán.

C. Hàng hóa, tiền tệ, người mua, người bán.                 

D. Người mua, người bán, tiền tệ.

Đáp án: C

Câu 14. Công thức H-T-H, trong đó, H-T là quá trình bán, T-H là quá trình mua, người ta bán hàng lấy tiền rồi dùng tiền mua hàng là thể hiện chức năng nào dưới đây của tiền tệ?

A. Thước đo giá trị.                                   

B. Phương tiện lưu thông.       

C. Phương tiện cất trữ.                     

D. Phương tiện thanh toán.

Đáp án: B

Câu 15. Nội dung nào dưới đây không phải là chức năng cơ bản của thị trường?

A. Chức năng thực hiện thực hiện giá trị sử dụng và giá trị của hàng hoá.

B. Chức năng thông tin.

C. Chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng.

D. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá.

Đáp án: D

Câu 16. Một trong những chức năng của thị trường là

A. đánh giá hàng hóa.                                

B. trao đổi hàng hóa.              

C. thực hiện hàng hóa.                     

D. thông tin.

Đáp án: D

Vận dụng

Câu 17. Chị A trồng rau sạch để bán lấy tiền rồi dùng tiền đó mua gạo. Vậy tiền đó thực hiện chức năng nào dưới đây?

A. Phương tiện thanh toán.                        

B. Phương tiện giao dịch.

C. Thước đo giá trị.                                   

D. Phương tiện lưu thông.

Đáp án: D

Câu 18. Vợ chồng ông B có 500 triệu đồng nên đã quyết định đổi toàn bộ số tiền đó ra đôla để cất giữ phòng khi tuổi già cần đến. Trong trường hợp này, chức năng nào dưới đây của tiền tệ đã được thực hiện?

A. Thước đo giá trị.                                             

B. Phương tiện lưu thông.       

C. Phương tiện cất trữ.                               

D. Phương tiện thanh toán.

Đáp án: C

Câu 19. Qua quan sát, A biết thị trường đang rất thiếu mít không hạt để bán. Điều này thể hiện chức năng nào của thị trường?

A. Thừa nhận giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa.    

B. Thông tin.

C. Điều tiết sản xuất.                                                     

D. Định lượng.

Đáp án: B

Câu 20. Hiện nay, nhiều nơi ở nước ta, người nông dân bỏ lúa trồng các loại loại cây ăn quả này có giá cao trên thị trường. Trong trường hợp này người nông dân đã căn cứ chức năng nào dưới đây của thị trường để chuyển đổi cơ cấu cây trồng?

A. Chức năng thông tin.                            

B. Chức năng thực hiện giá trị.

C. Chức năng thừa nhận giá trị.                          

D. Chức năng điều tiết sản xuất, tiêu dùng.

Đáp án: D

Câu 21. Hàng hóa gồm mấy thuộc tính cơ bản?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Đáp án: B

Giải thích: Hàng hóa gồm có hai thuộc tính: giá trị sử dụng và giá trị của hàng hóa.

Câu 22. Công dụng của sản phẩm có thể thỏa mãn được nhu cầu nào đó của người sử dụng được gọi là

A. Giá trị

B. Giá cả

C. Giá trị sử dụng

D. Giá trị cá biệt

Đáp án: C

Giải thích: Giá trị sử dụng của hàng hóa là công cụ của vật chất có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người.

Câu 23. Để bán được hàng hóa, nhà sản xuất nên

A. Chú ý đến số lượng hơn chất lượng.

B. Nâng cao chất lượng, đa dạng công dụng của hàng hóa.

C. Chỉ chú trọng hình thức của sản phẩm.

D. Tìm mọi cách để giảm giá sản phẩm.

Đáp án: B

Giải thích: Để bán được trên thị trường, người sản xuất luôn tìm cách làm cho hàng hóa của mình có chất lượng cao và có nhiều công dụng, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

Câu 24. Giá trị của hàng hóa được biểu hiện thông qua

A. Giá trị trao đổi.

B. Giá trị sử dụng.

C. Giá trị lao động.

D. Giá trị cá biệt.

Đáp án: A

Giải thích: Giá trị của hàng hóa được biểu hiện thông qua giá trị trao đổi của nó. Giá trị trao đổi là một quan hệ về số lượng, hay tỉ lệ trao đổi giữa các hàng hóa có giá trị sử dụng khác nhau.

Câu 25. Giá trị hàng hóa là lao động xã hội của ai kết tinh trong hàng hóa đó?

A. Người bán.

B. Người mua.

C. Người vận chuyển.

D. Người sản xuất.

Đáp án: D

Giải thích: Giá trị hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa đó.

Câu 26. Kết quả của quá trình phát triển lâu dài của sản xuất, trao đổi hàng hóa và các hình thái giá trị là xuất hiện

A. Thị trường.

B. Hàng hóa.

C. Tiền tệ.

D. Kinh tế.

Đáp án: C

Giải thích: Tiền tệ xuất hiện là kết quả của quá trình phát triển lâu dài của sản xuất, trao đổi hàng hóa và các hình thái giá trị. Có bốn hình thái giá trị phát triển từ thấp lên cao dẫn đến sự ra đời của tiền tệ.

Câu 27. Sản phẩm của lao động có thể thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi mua – bán được gọi là

A. Đồ vật.

B. Hàng hóa.

C. Tiền tệ.

D. Kinh tế.

Đáp án: B

Giải thích: Hàng hóa là sản phẩm của lao động có thể thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi mua - bán

Câu 28. Nội dung nào dưới đây không phải là điều kiện để một vật phẩm trở thành hàng hóa?

A. Do lao động tạo ra.

B. Có công dụng thỏa mãn được nhu cầu của con người.

C. Thông qua trao đổi, mua bán.

D. Có giá cả xác định để trao đổi.

Đáp án: D

Giải thích: Một vật phẩm chỉ trở thành hàng hóa khi nó có đủ 3 yếu tố sau: Do lao động tạo ra, có công dụng nhất định thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người và trước khi đi vào tiêu dùng phải thông qua trao đổi, mua bán.

Câu 29. Hàng hóa chỉ tồn tại trong nền kinh tế hàng hóa, ở hai dạng là vật thể và phi vật thể. Vì vậy, hàng hóa là một phạm trù mang tính

A. Xã hội.

B. Lịch sử.

C. Vĩnh viễn.

D. Bất biến.

Đáp án: B

Giải thích: Hàng hóa là phạm trù lịch sử, chỉ tồn tại trong nền kinh tế hàng hóa, ở dạng vật thể hoặc phi vật thể

Câu 30. Yếu tố nào dưới đây được coi là hàng hóa?

A. Dịch vụ giao hàng tại nhà.

B. Ánh sáng mặt trời tự nhiên.

C. Rau nhà trồng để nấu ăn.

D. Cây xanh trong công viên.

Đáp án: A

Giải thích: Dịch vụ giao hàng tại nhà được thực hiện bởi sức lao động của người giao hàng, giúp người mua có thể mua được hàng mà không cần đến tận nơi, và người giao hàng sẽ được trả công cho hoạt động dịch vụ của mình.

Các câu hỏi trắc nghiệm GDCD lớp 11 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 3: Quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa có đáp án

Trắc nghiệm Bài 4: Cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa có đáp án

Trắc nghiệm Bài 5: Cung - cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa có đáp án

Trắc nghiệm Bài 6: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước có đáp án

Trắc nghiệm Bài 7: Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần và tăng cường vai trò quản lí kinh tế của Nhà nước có đáp án

1 5766 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: