TOP 40 câu Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 4 (có đáp án 2023): Cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục công dân lớp 11 Bài 4: Cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm GDCD 11 Bài 4.

1 6,391 11/01/2023
Tải về


Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 4: Cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa

Câu hỏi nhận biết:

Câu 1. Khái niệm cạnh tranh xuất hiện từ khi

A. xã hội loài người xuất hiện.         

B. con người biết lao động.

C. sản xuất và lưu thông hàng hoá xuất hiện.

D. ngôn ngữ xuất hiện.

Đáp án: C

Giải thích: Sản xuất và lưu thông hàng hóa xuất hiện, thì cạnh tranh ra đời, tồn tại và phát triển.(SGK GDCD 11/trang 37)

Câu 2. Do sự tồn tại nhiều chủ sở hữu với tư cách là những đơn vị kinh tế độc lập, tự do sản xuất, kinh doanh là một trong những

A. nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh.         

B. tính chất của cạnh tranh.   

C. nguyên nhân của sự giàu nghèo.           

D. nguyên nhân của sự ra đời hàng hóa.

Đáp án: A

Giải thích: Sự tồn tại nhiều chủ sở hữu với tư cách là những đơn vị kinh tế độc lập, tự do sản xuất, kinh doanh; có điều kiện sản xuất và lợi ích khác nhau đã trở thành nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa. (SGK GDCD 11/trang 37)

Câu 3. Mục đích cuối cùng của cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hoá là nhằm giành lấy

A. lợi nhuận.                                                       

B. nguồn nhiên liệu.      

C. ưu thế về khoa học và công nghệ.                   

D. thị trường tiêu thụ.

Đáp án: A

Giải thích: Mục đích cuối cùng của cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hoá là nhằm giành lợi nhuận về mình nhiều hơn người khác. (SGK GDCD 11/trang 38)

Câu 4. Đối với quá trình sản xuất và lưu thông hàng hoá, cạnh tranh lành mạnh được xem là

A. nhân tố cơ bản.                                               

B. động lực kinh tế.       

C. hiện tượng tất yếu.                                          

D. cơ sở quan trọng.

Đáp án: B

Giải thích: Cạnh tranh lành mạnh giữ vai trò là động lực kinh tế của sản xuất và lưu thông hàng hóa. (SGK GDCD 11/trang 40)

Câu 5. Nội dung nào dưới đây là nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh?

A. Sự tồn tại nhiều chủ sở hữu với tư cách là những đơn vị kinh tế độc lập.

B. Sự tồn tại một chủ sở hữu với tư cách là đơn vị kinh tế độc lập.

C. Sự tồn tại của một số chủ sở hữu với tư cách là những đơn vị kinh tế độc lập.

D. Sự tồn tại của nhiều doanh nghiệp do nhà nước quản lí.

Đáp án: C

Câu 6. Để hạn chế mặt tiêu cực của cạnh tranh, nhà nước cần

A. ban hành các chính sách xã hội.

B. giáo dục, răn đe, thuyết phục.

C. ban hành các điều khoản thực hiện pháp luật.

D. giáo dục pháp luật và các chính sách kinh tế xã hội.

Đáp án: D

Giải thích: Để hạn chế mặt tiêu cực của cạnh tranh, nhà nước điều tiết thông qua giáo dục, pháp luật và các chính sách kinh tế.(SGK GDCD 11/trang 41)

Câu 7. Hành vi giành giật khách hàng đầu cơ tích trữ gây rối loạn kinh tế chính là mặt hạn chế của

A. sản xuất hàng hóa.                                         

B. cạnh tranh.

C. lưu thông hàng hóa.                              

D. thị trường.

Đáp án: B

Câu 8. Kích thích lực lượng sản xuất, khoa học kĩ thuật phát triển và năng suất lao động xã hội tăng lên là biểu hiện của nội dung nào dưới đây:

A. Nguyên nhân của cạnh tranh.                         

B. Mặt tích cực của cạnh tranh.

C. Mặt hạn chế của cạnh tranh.                           

D. Mục đích của cạnh tranh.

Đáp án: B

Thông hiểu

Câu 9. Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa cạnh tranh dùng để gọi tắt cho cụm từ nào sau đây?

A. Cạnh tranh kinh tế.                                         

B. Cạnh tranh chính trị.    

C. Cạnh tranh văn hoá.                             

D. Cạnh tranh sản xuất.

Đáp án: A

Giải thích:  Trong sản xuất và lưu thông hàng hoá “cạnh tranh” dùng để gọi tắt cho cụm từ “cạnh tranh kinh tế”.(SGK GDCD 11/trang 37)

Câu 10. Cạnh tranh sẽ khai thác tối đa mọi nguồn lực vào đầu tư xây dựng phát triển kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thực hiện chủ động hội nhập kinh tế quốc tế là

A. mặt tích cực của cạnh tranh.

B. mặt tiêu cực của cạnh tranh.

C. mặt hạn chế của cạnh tranh.

D. nội dung của cạnh tranh.

Đáp án: A

Câu 11. Nội dung nào sau đây được xem là mặt hạn chế của cạnh tranh?

A. Kích thích sức sản xuất.   

B. Chạy theo lợi nhuận mù quáng.  

C. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

D. Khoa học kĩ thuật phát triển.

Đáp án: B

Giải thích: Chạy theo lợi nhuận mù quáng, một cách thiếu ý thức, vi phạm quy luật tự nhiên trong khai thác tài nguyên làm cho môi trường, môi sinh suy thoái và mất cân bằng nghiêm trọng.(SGK GDCD 11/trang 40)

Câu 12. Trong các nguyên nhân sau, đâu là một trong những nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh?

A. Sự hấp dẫn của lợi nhuận.                              

B. Sự khác nhau về tiền vốn ban đầu.       

C. Chi phí sản xuất khác nhau.        

D. Điều kiện sản xuất và lợi ích khác nhau.

Đáp án: D

Giải thích: Sự tồn tại nhiều chủ sở hữu với tư cách là những đơn vị kinh tế độc lập, tự do sản xuất, kinh doanh; có điều kiện sản xuất và lợi ích khác nhau đã trở thành nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa. (SGK GDCD 11/ trang 37)

Câu 13. Phương án nào sau đây là việc làm được pháp luật cho phép trong cạnh tranh?

A. Đầu cơ tích trữ để nâng giá cao.            

B. Khai báo không đúng mặt hàng kinh doanh.

C. Bỏ nhiều vốn để đầu tư sản xuất.         

D. Bỏ qua yếu tố môi trường trong quá trình sản xuất.

Đáp án: C

Câu 14. Yếu tố nào dưới đây không phải là mặt tích cực của cạnh tranh?

A. Kích thích lực lượng sản xuất, khoa học kĩ thuật phát triển.

B. Khai thác tối đa mọi nguồn lực của đất nước.

C. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nâng cao năng lực cạnh tranh.

D. Khai thác tài nguyên làm cho môi trường suy thoái.

Đáp án: D

Giải thích: Chạy theo lợi nhuận một cách thiếu ý thức, vi phạm luật tự nhiên trong khai thác tài nguyên làm cho môi trường suy thoái và mất cân bằng nghiêm trọng.(SGK GDCD 11/trang 40)

Câu 15. Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh?

A. Sự tồn tại nhiều chủ sở hữu với tư cách là những đơn vị kinh tế độc lập.

B. Sự tồn tại nhiều chủ sở hữu có điều kiện sản xuất khác nhau.

C. Sự tồn tại nhiều chủ sở hữu có lợi ích khác nhau.

D. Sự tồn tại nhiều chủ sở hữu có điều kiện sản xuất giống nhau.

Đáp án: D

Câu 16. Việc làm nào sau đây là mặt tích cực của cạnh tranh?

A. Khai thác gỗ bừa bãi làm cho rừng bị tàn phá.

B. Làm hàng giả, kinh doanh hàng quốc cấm.

C. Vơ vét xi măng để đầu cơ tích trữ.

D. Khai thác tối đa mọi nguồn lực của đất nước.

Đáp án: D

Giải thích: Khai thác tối đa mọi nguồn lực của đất nước vào việc đầu tư xây dựng và phát triển thị trường. định hướng xã hội chủ nghĩa.

Vận dụng

Câu 1. Gia đình G bán bún phở, gần đây do có nhiều quán bún phở gần đó nên gia đình G đã đầu tư vào chất lượng và thái độ phục vụ khách hàng chu đáo hơn. Nhờ vậy, lượng khách tăng lên đáng kể, việc buôn bán nhờ thế mà khá lên. Vậy, gia đình G đã vận dụng nội dung của

A. cạnh tranh không lành mạnh.                         

B. cạnh tranh lành mạnh.

C. chiêu thức trong kinh doanh.                          

D. cạnh tranh tiêu cực.

Đáp án: B

Câu 2. Do hệ thống máy móc cũ, năng suất thấp nên gia đình H đã đầu tư mua hệ thống máy móc mới, năng suất tăng gấp đôi, nhờ vậy giá thành sản phẩm cũng hạ xuống, bán được nhiều hơn trên thị trường. Vậy, gia đình G đã vận dụng nội dung của

A. cạnh tranh không lành mạnh.                         

B. cạnh tranh lành mạnh.

C. chiêu thức trong kinh doanh.                          

D. cạnh tranh tiêu cực.

Đáp án: B

Câu 3. Quan sát thấy người làm công thường lười lao động, tay nghề lại kém nên sản phẩm làm ra năng suất thấp lại hay bị lỗi. Vì vậy, gia đình K đã nhắc nhở người làm công cũng như đào tạo lại nghề cho họ, nhờ vậy năng suất lao động tăng, sản phẩm làm ra ít bị lỗi. Vậy, gia đình G đã vận dụng nội dung của

A. cạnh tranh không lành mạnh.                         

B. cạnh tranh lành mạnh.

C. chiêu thức trong kinh doanh.                          

D. cạnh tranh tiêu cực.

Đáp án: B

Câu 4. Công ty K kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng làm ảnh hưởng tới đời sống nhân dân là biểu hiện của nội dung nào dưới đây của cạnh tranh?

A. Nguyên nhân của cạnh tranh.                         

B. Mục đích của cạnh tranh.

C. Mặt tích cực của cạnh tranh.                           

D. Mặt hạn chế của cạnh tranh.

Đáp án: D

Câu 5. Để giành giật khách hàng và lợi nhuận, một số người không từ những thủ đoạn phi pháp bất lương là thể hiện nội dung nào dưới đây?

A. Nguyên nhân của cạnh tranh

B. Mặt tích cực của cạnh tranh.

C. Mặt hạn chế của cạnh tranh

D. Mục đích của cạnh tranh.

Đáp án: C

Câu 6. Tính chất của cạnh tranh là gì?

A. Giành giật khách hàng

B. Giành quyền lợi về mình

C. Thu được nhiều lợi nhuận

D. Ganh đua, đấu tranh

Đáp án: D

Câu 7. Việc giành lợi nhuận về mình nhiêu hơn người khác là nội dung của

A. tính chất của cạnh tranh 

B. mục đích của cạnh tranh

C. quy luật của cạnh tranh. 

D. chủ thể của cạnh tranh.

Đáp án: B

Câu 8. Khái niệm cạnh tranh xuất hiện từ

A. khi xã hội loài người xuất hiện.

B. khi con người biết lao động.

C. khi sản xuất và lưu thông hàng hóa xuất hiện

D. khi ngôn ngữ xuất hiện.

Đáp án: C

Câu 9. Điền vào chỗ trống:

Cạnh tranh là... sự đấu tranh về kinh tế giữa các... nhằm giành những điều kiện thuận lợi trong sản xuất hàng hóa tiêu thụ hàng hoá và dịch vụ để thu được nhiều lợi ích nhất cho mình.

A. Sự ganh đua, chủ thể kinh tế

B. Sự tranh giành, chủ thể kinh tế

C. Sự ganh dua, nhà sản xuất

D. Sự tranh giành, nhờ sản xuất

Đáp án: A

Câu 10. Đối với quá trình sản xuất và lưu thông hàng hoá, cạnh tranh lành mạnh được xem là

A. nhân tố cơ bản. 

B. động lực kinh tế

C. hiện tượng tất yếu. 

D. cơ sở quan trọng

Đáp án: D

Câu 11. Câu tục ngữ “Thương trường như chiến trường” phản ánh quy luật kinh tế nào dưới đây?

A. Quy luật cung cầu

B. Quy luật cạnh tranh

C. Quy luật lưu thông tiền tệ

D. Quy luật giá trị

Đáp án: B

Câu 12. Trong các việc làm sau, việc làm nào được pháp luật cho phép trong cạnh tranh?

A. Đầu cơ tích trữ để nâng giá cao.

B. Khai báo không đúng mặt hàng kinh doanh.

C. Bỏ nhiều vốn để đầu tư sản xuất.

D. Bỏ qua yếu tố môi trường trong quá trình sản xuất.

Đáp án: C

Câu 13. Hành vi gièm pha doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp đưa ra thông tin không trung thực thuộc loại cạnh tranh nào dưới đây?

A. Cạnh tranh tự do

B. Cạnh tranh lành mạnh

C. Cạnh tranh không lành mạnh

D. Cạnh tranh không trung thực

Đáp án: C

Câu 14. Kích thích lực lượng sản xuất, khoa học kĩ thuật phát triển và năng suất lao động xã hội tăng lên là biểu hiện của nội dung nào dưới đây?

A. Nguyên nhân của cạnh tranh.  

B. Mặt tích cực của cạnh tranh.

C. Mặt hạn chế của cạnh tranh. 

D. Mục đích của cạnh tranh.

Đáp án: B

Các câu hỏi trắc nghiệm GDCD lớp 11 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 5: Cung - cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa có đáp án

Trắc nghiệm Bài 6: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước có đáp án

Trắc nghiệm Bài 7: Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần và tăng cường vai trò quản lí kinh tế của Nhà nước có đáp án

Trắc nghiệm Bài 8: Chủ nghĩa xã hội có đáp án

Trắc nghiệm Bài 9: Nhà nước xã hội chủ nghĩa có đáp án

1 6,391 11/01/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: