TOP 40 câu Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 15 (có đáp án 2023): Chính sách đối ngoại

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục công dân lớp 11 Bài 15: Chính sách đối ngoại có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm GDCD 11 Bài 15.

1 938 lượt xem
Tải về


Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 15: Chính sách đối ngoại có đáp án

Nhận biết

Câu 1. Để phát huy nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, một trong những phương hướng cơ bản để thực hiện chính sách đối ngoại của nước ta là đẩy mạnh hoạt động

A. đầu tư ra nước ngoài.                            

B. kinh tế đối ngoại.     

C. xuất nhập khẩu.                                             

D. thương mại với bên ngoài.

Đáp án: B

Câu 2. Cùng với việc đẩy mạnh công cuộc Đổi mới đất nước, trên lĩnh vực đối ngoại, Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện việc làm nào dưới đây để sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước?

A. Phát triển đối ngoại nhân dân.                       

B. Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế.

C. Đổi mới cơ chế quản lí kinh tế – xã hội.         

D. Đổi mới hệ thống luật pháp.

Đáp án: B

Giải thích: Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế khu vực.(SGK GDCD 11/trang 117).

Câu 3. Trách nhiệm của công dân đối với chính sách đối ngoại thể hiện ở việc

A. tin tưởng và chấp hành chính sách đối ngoại của Nhà  nước.

B. những người làm công tác đối ngoại mới cần thực hiện.

C. chỉ những người có trách nhiệm mới thực hiện.

D. đó là việc của Nhà nước.

Đáp án: A

Câu 4. Một trong các phương hướng cơ bản của chính sách đối ngoại là

A. luôn quan tâm đến tình hình thế giới.

B. đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại.

C. tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng và cùng có lợi.

D. chủ động tạo ra mối quan hệ quốc tế thuận lợi.

Đáp án: B

Câu 5. Một trong các phương hướng cơ bản của chính sách đối ngoại là

A. chủ động tham gia giao lưu với các nước trong khu vực.

B. chủ động tham gia vào các diễn đàn hợp tác.

C. chủ động tham gia vào cuộc đấu tranh chung vì quyền con người.

D. chủ động tạo ra mối quan hệ quốc tế thuận lợi.

Đáp án: C

Giải thích: Chủ động tham gia vào cuộc đấu tranh chung vì quyền con người. Sẵn sàng đối thoại với các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực có liên quan về vấn đề nhân quyền. (SGK GDCD 11/trang 117)

Câu 6. Một trong các phương hướng cơ bản của chính sách đối ngoại là

A. củng cố và tăng cường quan hệ với các đảng cộng sản.

B. tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng và cùng có lợi.

C. chủ động tham gia hợp tác với các nước láng giềng.

D. chủ động tạo ra mối quan hệ quốc tế thuận lợi.

Đáp án: A

Câu 7. Một trong các phương hướng cơ bản của chính sách đối ngoại là

A. phát triển công tác đối ngoại nhân dân.

B. phát triển kinh tế đất nước.

C. phát triển nguồn nhân lực ngoại giao.

D. phát triển nguồn nhân lực trình độ cao.

Đáp án: A

Câu 8. Một trong những nguyên tắc của chính sách đối ngoại là

A. đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại .

B. tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng cùng có lợi.

C. quan tâm đến tình hình thế giới .

D. phát triển công tác đối ngoại ,

Đáp án: B

Thông hiểu

Câu 9. Trong quan hệ quốc tế hiện nay, xu thế nào dưới đây được coi là nổi trội và tác động sâu sắc đến đường lối, chính sách đối ngoại của nước ta?

A. Xu thế cạnh tranh gay gắt giữa các nước.                 

B. Xu thế hoà bình, hợp tác và phát triển.

C. Bất đồng giữa các nước ngày càng gia tăng.   

D. Tranh chấp lãnh thổ, xung đột sắc tộc, tôn giáo ngày càng gia tăng.

Đáp án: B

Câu 10. Hoạt động đối ngoại chỉ bền vững và mang lại hiệu quả khi dựa trên cơ sở nào sau đây?

A. Một bên phải được lợi.                                   

B. Bình đẳng, cùng có lợi.

C. Phần đóng góp phải bằng nhau.                     

D. Tự nguyện và chấp nhận thua thiệt.

Đáp án: B

Câu 11. Tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau là nói đến nội dung nào dưới đây của chính sách đối ngoại ở nước ta?

A. Vai trò.           

B. Nhiệm vụ.                

C. Nguyên tắc.              

D. Ý nghĩa.

Đáp án: C

Câu 12. Tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng cùng có lợi là nói đến nội dung nào dưới đây của chính sách đối ngoại ở nước ta?

A. Vai trò.           

B. Nhiệm vụ.                

C. Nguyên tắc.              

D. Ý nghĩa.

Đáp án: C

Giải thích:

Câu 13. Nội dung nào dưới đây không phải là phương hướng cơ bản để thực hiện chính sách đối ngoại ở nước ta?

A. Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực khác.

B. Củng cố tăng cường quan hệ với các đảng cộng sản, công nhân, đảng cánh tả, các phong trào độc lập dân tộc.

C. Phát triển công tác đối ngoại nhân dân, tích cực tham gia vào các diễn đàn và hoạt động của nhân dân thế giới.

D. Chỉ thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước lớn trên thế giới vì lợi ích mang lại sẽ lớn hơn.  

Đáp án: D

Câu 14. Nội dung nào dưới đây không phải là phương hướng cơ bản để thực hiện chính sách đối ngoại ở nước ta?

A. Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực khác.

B. Củng cố tăng cường quan hệ với các đảng cộng sản, công nhân, đảng cánh tả, các phong trào độc lập dân tộc.

C. Phát triển công tác đối ngoại nhân dân, tích cực tham gia vào các diễn đàn và hoạt động của nhân dân thế giới.

D. Giữ vững môi trường hoà bình, tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc đổi mới.  

Đáp án: D

Câu 15. Nội dung nào dưới đây không phải là phương hướng cơ bản để thực hiện chính sách đối ngoại ở nước ta?

A. Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực khác.

B. Chủ động tham gia vào cuộc đấu tranh chung vì quyền lợi con người.

C. Đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại để phát huy nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế.

D. Góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.  

Đáp án: D

Câu 16. Để phát huy nội lực , nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế , thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá , hiện đại hoá đất nước , một trong những phương hướng cơ bản để thực hiện chính sách đối ngoại của nước ta là đẩy mạnh hoạt động

A .đầu tư ra nước ngoài .              

B. kinh tế đối ngoại.

C. xuất nhập khẩu.                        

D. thương mại với bên ngoài.

Đáp án: B

Vận dụng

Câu 17. Việt nam trở thành thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vào thời gian nào ?

A. Ngày 28 – 7 – 1995.

B. Ngày 27 – 8 – 1995.

C. Ngày 15 – 8 – 1997.

D. Ngày 18 – 7 – 1998.

Đáp án: A

Câu 18. Việt Nam gia nhập Diễn đàn Châu Á – Thái Bình Dương (APEC) vào thời gian nào sau đây?

A. Tháng 8 – 2006.                

B. Tháng 11 – 1998.              

C. Tháng 11 – 1997.

D. Tháng 8-1997          

Đáp án: B

Câu 19. Bạn A tích cực học ngoại ngữ để sau này có thể tham gia vào các công việc liên quan đến đối ngoại. Trong trường hợp này, bạn A đã thể hiện

A. trách nhiệm của nhà nước.                    

B. trách nhiệm của công dân.

C. lợi ích bản thân.                                    

D. lợi ích tập thể.

Đáp án: B

Câu 20. Việt Nam bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Mĩ năm

A. 1990.    

B. 1995.     

C. 1997.     

D. 1998.

Đáp án: B

Câu 21. Nội dung nào dưới đây thể hiện phương hướng cơ bản để thực hiện chính sách đối ngoại?

A. Tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng và cùng có lợi.

B. Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

C. Tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc đổi mới.

D. Đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại.

Đáp án: D

Giải thích: Một trong những phương hướng cơ bản thể thực hiện chính sách đối ngoại là đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại. Đây là đòi hỏi khách quan của sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước nhằm phát huy nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH.

Câu 22. Xu thế đối ngoại trên thế giới nào dưới đây đã ảnh hưởng sâu sắc đến đường lối đối ngoại của nước ta?

A. Hòa bình, hợp tác và phát triển.

B. Cạnh tranh gay gắt giữa các nước.

C. Đối đầu không đối thoại.

D. Xung đột sắc tộc và tôn giáo gia tăng.

Đáp án: A

Giải thích: Những phương hướng cơ bản của chính sách đối ngoại nước ta nhằm thực hiện nhất quán chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế và xuất phát từ xu thế hòa bình, hợp tác, phát triển trên thế giới.

Câu 23. Mỗi công dân cần phải làm gì để góp phần vào thực hiện chính sách đối ngoại của nhà nước?

A. Đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại.

B. Luôn quan tâm đến vai trò của nước ta trên trường quốc tế.

C. Tôn trọng độc lập, chủ quyền của các nước khác.

D. Chủ động tạo ra mối quan hệ quốc tế thuận lợi để giúp đất nước phát triển.

Đáp án: B

Giải thích: Để tích cực góp phần vào thực hiện chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước, công dân cần luôn quan tâm đến tình hình thế giới và vai trò của nước ta trên trường quốc tế.

Câu 24. Công dân cần làm gì để chuẩn bị những điều kiện cần thiết để tham gia vào các công việc liên quan đến đối ngoại?

A. Rèn luyện kĩ năng, tay nghề.

B. Nâng cao trình độ văn hóa của bản thân.

C. Tăng cường khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ.

D. Cả A, B và C.

Đáp án: D

Giải thích: Công dân cần chuẩn bị những điều kiện cần thiết để tham gia vào các công việc liên quan đến đối ngoại như rèn luyện nghề, nâng cao trình độ văn hóa và khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ, các kĩ năng mềm,… để tăng khả năng hội nhập.

Câu 25. Việc làm nào dưới đây không thể hiện trách nhiệm của công dân đối với chính sách đối ngoại?

A. Biết thể hiện ý thức dân tộc và phát huy những nét đẹp truyền thống dân tộc.

B. Thường xuyên học hỏi, nâng cao khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ.

C. Phát triển công tác đối ngoại nhân dân.

D. Tin tưởng, chấp hành nghiêm túc chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước.

Đáp án: C

Giải thích: Nội dung phát triển công tác đối ngoại nhân dân là phương hướng cơ bản của Nhà nước trong việc thực hiện chính sách đối ngoại.

Câu 26. Vai trò của chính sách đối ngoại là gì?

A. Chủ động tạo ra mối quan hệ quốc tế thuận lợi.

B. Góp phần tạo ra điều kiện thuận lợi để phát triển đất nước.

C. Nâng cao vị thế nước ta trên trường quốc tế.

D. Cả A, B và C.

Đáp án: D

Giải thích: Nước ta là một bộ phận của thế giới, vận động trong bối cảnh chung của thế giới. Vì vậy, chính sách đối ngoại có vai trò: Chủ động tạo ra mối quan hệ quốc tế thuận lợi để đưa nước ta hội nhập với thế giới, góp phần tạo ra điều kiện thuận lợi để phát triển đất nước, nâng cao vị thế nước ta trên trường quốc tế.

Câu 27. Nội dung nào dưới đây không phải là nhiệm vụ của chính sách đối ngoại ở nước ta?

A. Giữ vững môi trường hòa bình.

B. Tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc đổi mới.

C. Nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế.

D. Đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội.

Đáp án: C

Giải thích: Nội dung nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế là thể hiện vai trò của chính sách đối ngoại ở nước ta.

Câu 28. Nội dung nào sau đây không phải là nguyên tắc của chính sách đối ngoại của Nhà nước ta?

A. Tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.

B.  Ủng hộ các kế hoạch diễn biến hòa bình trên thế giới.

C. Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

D. Tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng cùng có lợi.

Đáp án: B

Giải thích: Nhà nước ta thực hiện chính sách đối ngoại theo nguyên tắc: Tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng và cùng có lợi.

Câu 29. Nước ta thực hiện nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng và cùng có lợi vì các nước trên thế giới dù lớn hay nhỏ đều có quyền sống, quyền mưu cầu hạnh phúc, phát triển và

A. Quyền tự do.

B. Quyền bình đẳng.

C. Quyền riêng tư.

D. Quyền được tôn trọng.

Đáp án: A

Giải thích: Các nước trên thế giới dù lớn hay nhỏ đều có quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc, phát triển. Nguyên tắc này yêu cầu nước ta tôn trọng quyền của các nước và đòi hỏi các nước tôn trọng quyền bình đẳng của Việt Nam.

Câu 30. Tích cực tham gia vào các diễn đàn và hoạt động của nhân dân thế giới, góp phần vào cuộc đấu tranh chung vì hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội là nội dung của phương hướng đối ngoại nào?

A. Củng cố và tăng cường quan hệ với các Đảng.

B. Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế.

C. Phát triển công tác đối ngoại nhân dân.

D. Đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại.

Đáp án: C

Giải thích: Tích cực tham gia vào các diễn đàn và hoạt động của nhân dân thế giới, góp phần vào cuộc đấu tranh chung vì hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội là nội dung của phương hướng phát triển công tác đối ngoại nhân dân.

Các câu hỏi trắc nghiệm GDCD lớp 11 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 10: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa có đáp án

Trắc nghiệm Bài 11: Chính sách dân số và giải quyết việc làm có đáp án

Trắc nghiệm Bài 12: Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường có đáp án

Trắc nghiệm Bài 13: Chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa có đáp án

Trắc nghiệm Bài 14: Chính sách quốc phòng và an ninh có đáp án

1 938 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: