TOP 25 câu Trắc nghiệm Địa Lí 6 Bài 12 (có đáp án): Lớp vỏ khí. Khí áp và gió trên Trái Đát - Chân trời sáng tạo

Bộ 25 câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 6 Bài 12: Lớp vỏ khí. Khí áp và gió có đáp án đầy đủ các mức độ sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Địa Lí 6 Bài 12.

1 1,730 18/08/2022
Tải về


Trắc nghiệm Địa Lí 6 Bài 12: Lớp vỏ khí. Khí áp và gió - Chân trời sáng tạo

A.Lí thuyết

I. Các tầng khí quyển và thành phần không khí

1. Các tầng khí quyển

- Gồm 3 tầng: Đối lưu, bình lưu và các tầng cao khí quyển.

- Đặc điểm của các tầng

Tầng

Đối lưu

Bình lưu

Các tầng cao của khí quyển

Độ cao

Dưới 16km

16 - 50km

Trên 50km

Đặc điểm

- Không khí bị xáo trộn mạnh, thường xuyên.

- Không khí chuyển động theo chiều thẳng đứng.

- Xảy ra các hiện tượng tự nhiên: mây, mưa,…

- Càng lên cao không khí càng loãng, nhiệt độ giảm (0,60C/100m),…

- Có lớp ôdôn ngăn cản tia bức xạ có hại cho sinh vật và con người.

- Không khí chuyển động thành luồng ngang.

Không khí cực loãng. Ít ảnh hưởng trực tiếp tới thiên nhiên và đời sống con người trên mặt đất.

Tài liệu VietJack

2. Thành phần không khí

- Tỉ lệ các thành phần của không khí

+ Khí nito: 78%.

+ Khí oxi: 21%.

+ Khí cacbonic, hơi nước và các loại khí khác: 1%.

- Vai trò

+ Khí oxi và hơi nước có vai trò duy trì sự sống, chất cần thiết cho sự cháy và hô hấp của các loài động vật.

+ Khí cacbonic chiếm một tỉ lệ rất nhỏ nhưng có vai trò quan trọng trong quá trình quang hợp của cây xanh tạo ra chất hữu cơ và khí oxi.

Tài liệu VietJack

II. Khối khí

- Khối khí nóng hình thành trên các vùng vĩ độ thấp, có nhiệt độ tương đối cao.

- Khối khí lạnh hình thành trên các vùng vĩ độ cao, có nhiệt độ tương đối thấp.

- Khối khí đại dương hình thành trên các biền và đại dương, có độ ẩm lớn.

- Khối khí lục địa hình thành trên các vùng đất liền, có tính chất tương đối khô

III. Khí áp và gió trên Trái Đất

1. Khí áp

* Khí áp

- Khái niệm: Là sức ép của không khí lên bề mặt Trái Đất.

- Đơn vị đo khí áp: mm thủy ngân.

Tài liệu VietJack

* Các đai khí áp trên Trái đất

- Phân bố: Khí áp được phân bố trên Trái Đất thành các đai khí áp thấp và cao từ Xích đạo về cực.

- Phân loại: Áp thấp và áp cao.

- Số lượng: Có 7 đai áp.

Tài liệu VietJack

2. Gió trên Trái Đất

- Các loại gió chính trên Trái Đất: Gió Mậu dịch (Tín phong), gió Tây ôn đới và gió Đông cực.

- Đặc điểm các loại gió

Loại gió

Phạm vi gió thổi

Hướng gió

Tín phong

Từ khoảng các vĩ độ 300B/N về Xích đạo.

- Ở nửa cầu Bắc hướng Đông Bắc.

- Ở nửa cầu Nam hướng Đông Nam.

Tây ôn đới

Từ khoảng các vĩ độ 300B/N lên khoảng vĩ độ 600B/N.

- Ở nửa cầu Bắc hướng Tây Nam.

- Ở nửa cầu Nam hướng Tây Bắc.

Đông cực

Từ khoảng các vĩ độ 900B/N về khoảng vĩ độ 600B/N.

- Ở nửa cầu Bắc hướng Đông Bắc.

- Ở nửa cầu Nam hướng Đông Nam.

B.Bài tập trắc nghiệm

Câu 1. Dựa vào đặc tính của lớp khí, người ta chia khí quyển thành mấy tầng?

A. 3 tầng.

B. 4 tầng.

C. 2 tầng.

D. 5 tầng.

Đáp án: A

Giải thích:

Dựa vào đặc tính của lớp khí người ta chia khí quyển thành 3 tầng: Tầng đối lưu, tầng bình lưu và các tầng cao của khí quyển (trên tầng bình lưu).

Câu 2. Tầng đối lưu có độ cao trung bình khoảng

A. 18km.

B. 14km.

C. 16km.

D. 20km.

Đáp án: C

Giải thích:

Đặc điểm tầng đối lưu

- Giới hạn: dưới 16km.

- Không khí luôn chuyển động theo chiều thẳng đứng.

- Nơi sinh ra các hiện tượng khí tượng: mây mưa sấm chớp,…

- Nhiệt độ giảm dần theo độ cao, cứ lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,60C.

Câu 3. Từ mặt đất trở lên, có các tầng khí quyển lần lượt nào dưới đây?

A. bình lưu, tầng cao của khí quyển, đối lưu.

B. đối lưu, bình lưu, tầng cao của khí quyển.

C. bình lưu, đối lưu, tầng cao của khí quyển.

D. đối lưu, tầng cao của khí quyển, bình lưu.

Đáp án: B

Giải thích:

Thứ tự các tầng khí quyển theo thứ tự sát mặt đất lên cao là: Tầng đối lưu, tầng bình lưu, các tầng cao của khí quyển.

Câu 4. Trong tầng đối lưu, trung bình cứ lên cao 100m, thì nhiệt độ giảm đi

A. 0,40C.

B. 0,80C.

C. 1,00C.

D. 0,60C.

Đáp án: D

Giải thích:

Đặc điểm tầng đối lưu

- Giới hạn: dưới 16km.

- Không khí luôn chuyển động theo chiều thẳng đứng.

- Nơi sinh ra các hiện tượng khí tượng: mây mưa sấm chớp,…

- Nhiệt độ giảm dần theo độ cao, cứ lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,60C.

Câu 5. Khối khí lạnh hình thành ở vùng nào sau đây?

A. Vùng vĩ độ thấp.

B. Vùng vĩ độ cao.

C. Biển và đại dương.

D. Đất liền và núi.

Đáp án: B

Giải thích:

Khối khí lạnh hình thành ở vùng có vĩ độ cao, có nhiệt độ tương đối thấp.

Câu 6. Các tầng cao của khí quyển có đặc điểm nào sau đây?

A. Nằm phía trên tầng đối lưu.

B. Các tầng không khí cực loãng.

C. Có lớp ô dôn hấp thụ tia tử ngoại.

D. Ảnh hưởng trực tiếp đến con người.

Đáp án: B

Giải thích:

Đặc điểm các tầng cao của khí quyển là

- Giới hạn: Từ 80km trở lên, nằm phía trên tầng bình lưu.

- Các tầng không khí cực loãng.

- Ít ảnh hưởng trực tiếp đến các yếu tố tự nhiên và đời sống của con người.

Câu 7. Nguồn gốc sinh ra các hiện tượng khí tượng như sương mù, mây, mưa,… là từ

A. khí nitơ.

B. khí ôxi.

C. khí cacbonic.

D. hơi nước.

Đáp án: D

Giải thích:

SGK/152, lịch sử và địa lí 6.

Câu 8. Trên Trái Đất không có khối khí nào sau đây?

A. Khối khí lục địa.

B. Khối khí đại dương.

C. Khối khí nguội.

D. Khối khí nóng.

Đáp án: C

Giải thích:

Trên Trái Đất có 4 khối khí, đó là: Khối khí đại dương, lục địa, nóng và khối khí lạnh.

Câu 9. Dựa vào tiêu chí nào sau đây để đặt tên cho các khối khí?

A. Khí áp và độ ẩm khối khí.

B. Nhiệt độ và bề mặt tiếp xúc.

C. Độ ẩm và nhiệt độ khối khí.

D. Đặc tính và bề mặt tiếp xúc.

Đáp án: B

Giải thích:

Đặt tên khối khí dựa vào vị trí hình thành, tính chất và nhiệt độ (vùng có vĩ độ thấp; vùng có vĩ độ cao) và bề mặt tiếp xúc (trên biển và đại dương; trên đất liền).

Câu 10. Lớp Ô-dôn có tác dụng nào sau đây?

A. Hấp thụ tia cực tím từ Mặt Trời.

B. Chống tác nhân phá hủy Trái Đất.

C. Bảo vệ sự sống cho loài người.

D. Phản hồi sóng vô tuyến, điện từ.

Đáp án: A

Giải thích:

Lớp Ô-dôn có tác dụng hút tia cực tím của Mặt Trời, bảo vệ thế giới hữu cơ trên mặt đất.

Câu 11. Tầng nào sau đây của khí quyển nằm sát mặt đất?

A. Tầng bình lưu.

B. Trên tầng bình lưu.

C. Tầng đối lưu.

D. Tầng ion nhiệt.

Đáp án: C

Giải thích:

Thứ tự các tầng khí quyển theo thứ tự sát mặt đất lên cao là tầng đối lưu, tầng bình lưu và các tầng cao của khí quyển.

Câu 12. Trong các thành phần của không khí chiếm tỉ trọng lớn nhất là

A. Khí nitơ.

B. Khí cacbonic.

C. Oxi.

D. Hơi nước.

Đáp án: A

Giải thích:

Thành phần của không khí là Nitơ (78%), Ôxi (21%), hơi nước và các khí khác (1%).

Câu 13. Các hiện tượng khí tượng tự nhiên như: mây, mưa, sấm, chớp... hầu hết xảy ra ở tầng nào sau đây?

A. Tầng đối lưu.

B. Tầng nhiệt.

C. Trên tầng bình lưu.

D. Tầng bình lưu.

Đáp án: A

Giải thích:

Đặc điểm tầng đối lưu là

- Giới hạn: dưới 16km.

- Không khí luôn chuyển động theo chiều thẳng đứng.

- Nơi sinh ra các hiện tượng khí tượng: mây, mưa, sấm chớp,…

- Nhiệt độ giảm dần theo độ cao, cứ lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,60C.

Câu 14. Trên bề mặt Trái Đất có bao nhiêu vành đai khí áp?

A. 5.

B. 6.

C. 7.

D. 8.

Đáp án: C

Giải thích:

Trên Trái Đất gồm tất cả 7 đai khí áp cao và thấp, trong đó có: 4 đai áp cao và 3 đai áp thấp xen kẽ nhau từ Xích đạo về 2 cực.

Câu 15. Gió Tây ôn đới có tính chất nào sau đây?

A. Lạnh, ấm.

B. Khô, ẩm.

C. Lạnh, khô.

D. Mát, ẩm.

Đáp án: D

Giải thích:

Đặc điểm của gió Tây ôn đới là loại gió thổi quanh năm, thường mang theo mưa và suốt bốn mùa đều có độ ẩm rất cao.

Câu 16. Khối khí nào sau đây có tính chất ẩm?

A. Khối khí lục địa.

B. Khối khí nóng.

C. Khối khí đại dương.

D. Khối khí lạnh.

Đáp án: C

Giải thích:

Khối khí đại dương được hình thành trên các biển và đại dương, có tính chất ẩm.

Câu 17. Trên Trái Đất gồm tất cả 7 đai khí áp cao và thấp, trong đó có

A. 3 đai áp cao và 4 đai áp thấp.

B. 5 đai áp cao và 2 đai áp thấp.

C. 4 đai áp cao và 3 đai áp thấp.

D. 2 đai áp cao và 5 đai áp thấp.

Đáp án: C

Giải thích:

Trên Trái Đất gồm tất cả 7 đai khí áp cao và thấp, trong đó có: 4 đai áp cao và 3 đai áp thấp xen kẽ nhau.

Câu 18. Không khí luôn luôn chuyển động từ

A. áp cao về áp thấp.

B. đất liền ra biển.

C. áp thấp về áp cao.

D. biển vào đất liền.

Đáp án: A

Giải thích:

Không khí luôn luôn chuyển động từ nơi áp cao về nơi áp thấp và sinh ra gió.

Câu 19. Loại gió hành tinh nào sau đây hoạt động quanh năm ở nước ta?

A. Gió Mậu dịch.

B. Gió Đông cực.

C. Gió mùa.

D. Gió Tây ôn đới.

Đáp án: A

Giải thích:

Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến nên nước ta có hoạt động của gió hành tinh là gió Mậu dịch (còn gọi là gió Tín Phong). Còn gió mùa là loại gió hoạt động theo mùa và chỉ có ở một số khu vực trên thế giới nên không phải là gió hành tinh.

Câu 20. Gió Mậu dịch có đặc điểm nào sau đây?

A. Nóng ẩm.

B. Mát ẩm.

C. Nóng khô.

D. Mát khô.

Đáp án: C

Giải thích:

Gió mậu dịch còn được gọi là gió Tín phong do gió này thổi đều đặn quanh năm và gần như có hướng cố định. Tính chất chung của gió là khô nóng.

Các câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 6 sách Chân trời sáng tạo có đáp án, chọn lọc khác:

Bài 13: Thời tiết và khí hậu

Bài 14: Biến đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu

Bài 15: Thực hành phân tích biểu đồ nhiệt đồ và lượng mưa

Bài 16: Thủy quyền. Vòng tuần hoàn nước. Nước ngầm, băng hà

Bài 17: Sông và hồ

1 1,730 18/08/2022
Tải về