TOP 25 câu Trắc nghiệm Địa Lí 6 Bài mở đầu (có đáp án): Tại sao cần học Địa lí - Chân trời sáng tạo

Bộ 25 câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 6 Bài mở đầu: Tại sao cần học Địa lí có đáp án đầy đủ các mức độ sách Chân Trời sáng tạo giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Địa Lí 6 Bài 0.

1 2,115 18/08/2022
Tải về


Trắc nghiệm Địa Lí 6 Bài mở đầu: Tại sao cần học Địa lí - Chân trời sáng tạo

A.Lí thuyết

I. Sự lí thú của việc học môn địa lí

- Trên Trái Đất có những nơi mưa nhiều quanh năm, thảm thực vật xanh tốt, có những nơi khô nóng, vài năm không có mưa, không có loài thực vật nào có thể sinh sống.

- Học môn Địa lí sẽ giúp các em lần lượt khám phá những điều lí thú trên.

Tài liệu VietJack

II. Vai trò của địa lí trong cuộc sống

- Kiến thức Địa lí giúp lí giải các hiện tượng trong cuộc sống: hiện tượng nhật thực, nguyệt thực, mùa, mưa đá, mưa phùn, chênh lệch giờ giữa các nơi, năm nhuận, biến đổi khí hậu,... 

- Kiến thức Địa lí hướng dẫn cách giải quyết các vấn để trong cuộc sống: làm gì khi xảy ra động đất, núi lửa, lũ lụt, biến đổi khí hậu, sóng thần, ô nhiễm môi trường,... 

- Định hướng thái độ, ý thức sống: trách nhiệm với môi trường sống, yêu thiên nhiên, bảo vệ môi trường tự nhiên,...

Tài liệu VietJack

III. Tầm quan trọng của việc nắm các khái niệm và kĩ năng địa lí

- Khái niệm cơ bản của địa lí như Trái Đất, các thành phần tự nhiên của Trái Đất và các kĩ năng cơ bản của bộ môn như quan sát lược đồ, biểu đồ, tranh ảnh, bảng số liệu,…

Tài liệu VietJack

-> Giúp các em học tốt môn học, thông qua đó có khả năng giải thích và ứng xử phù hợp khi bắt gặp các hiện tượng thiên nhiên diễn ra trong cuộc sống hàng ngày.

B.Bài tập trắc nghiệm 

Câu 1. Trong học tập, rèn luyện các kĩ năng địa lí thì bản đồ là

A. cuốn sách giáo khoa.

B. phương tiện.

C. bách khoa toàn thư.

D. cẩm năng tri thức.

Đáp án: B

Giải thích:

Trong học tập, bản đồ đóng vai trò là một phương tiện để học sinh học tập và rèn luyện các kĩ năng địa lí tại lớp, ở nhà và trả lời phần lớn các câu hỏi kiểm tra về Địa lí.

Câu 2. Yếu tố nào sau đây là thành phần của tự nhiên?

A. Trường, lớp.

B. Văn hóa.

C. Nhà xưởng.

D. Sinh vật.

Đáp án: D

Giải thích:

Các thành phần của tự nhiên là khí hậu, địa hình, đất đai, nguồn nước, sinh vật.

Câu 3. Khi học tập ngoài thực địa, chúng ta cần chuẩn bị những vật dụng cần thiết nào sau đây?

A. Biểu đồ, sơ đồ, sách, vở, bút và kĩ năng thực địa.

B. Thiết bị xác định hướng, bản đồ, sổ ghi chép, bút.

C. Bảng số liệu, biểu đồ, sơ đồ, sổ ghi chép và bút bi.

D. Bản đồ trực tuyến, biểu đồ, bút, vở ghi chép, sách.

Đáp án: B

Giải thích:

Khi học tập ngoài thực địa, chúng ta cần chuẩn bị những vật dụng cần thiết như bản đồ, sổ ghi chép, bút và một số thiết bị xác định hướng (điện thoại, la bàn, GPS,…). Ngoài ra chúng ta cần có những kĩ năng thực địa khác (quan sát, ghi chép,…).

Câu 4. Để xác định hướng khi đang ở ngoài thực địa, chúng ta sử dụng công cụ nào sau đây?

A. Địa bàn.

B. Sách, vở.

C. Khí áp kế.

D. Nhiệt kế.

Đáp án: A

Giải thích:

Địa bàn (la bàn) là dụng cụ dùng để xác định phương hướng, khi chúng ta ở ngoài thực địa có thể sử dụng để xác định hướng (Bắc, Nam, Đông, Tây,…).  

Câu 5. Hiện tượng nào sau đây là hiện tượng tự nhiên?

A. Công nhân xây nhà.

B. Xẻ núi làm đường.

C. Sạt lở ở đồi núi.

D. Đổ đất lấp bãi biển.

Đáp án: C

Giải thích:

Các hoạt động như xây nhà, xẻ núi làm đường, đổ đất lấp biển là hoạt động do con người làm (tác động là con người, con người tác động đến tự nhiên); còn hiện tượng “Sạt lở đất ở đồi núi” là hiện tượng tự nhiên do mưa lớn, lớp phủ yếu, địa hình dốc,… dễ sinh ra sạt lở đất.

Câu 6. Trong học tập, bản đồ là một phương tiện để học sinh

A. học thay sách giáo khoa, sách bài tập.

B. học tập, rèn luyện các kĩ năng địa lí.

C. thư giãn sau khi học xong bài về nhà.

D. xác định vị trí các bộ phận lãnh thổ.

Đáp án: B

Giải thích:

Trong học tập, bản đồ đóng vai trò là một phương tiện để học sinh học tập và rèn luyện các kĩ năng địa lí tại lớp, ở nhà và trả lời phần lớn các câu hỏi kiểm tra về Địa lí.

Câu 7. Thiết bị học địa lí nào sau đây thuộc thiết bị điện tử?

A. Bản đồ.

B. Biểu đồ.

C. Tranh, ảnh.

D. GPS.

Đáp án: D

Giải thích:

Các thiết bị điện tử là thiết bị được dùng để xác định phương hướng như địa bàn (la bàn), GPS, khí áp kế,…

Câu 8. Kho dữ liệu có cả hình ảnh, video và kiến thức phong phú là

A. bản đồ.

B. GPS.

C. bảng, biểu.

D. Internet.

Đáp án: D

Giải thích:

Internet là một công cụ học tập rất hữu ích, cho phép tìm hiểu kiến thức địa lí về mọi nơi trên thế giới, về mọi vấn đề mà mình quan tâm. Đó là một kho dữ liệu có cả hình ảnh, video và kiến thức phong phú.

Câu 9. Ưu điểm lớn nhất của bản đồ địa lí là cho người sử dụng thấy được đặc điểm nào sau đây?

A. Các hoạt động sản xuất nông nghiệp của con người.

B. Tình hình phân bố dân cư và các dịch vụ của con người.

C. Các dạng địa hình, sông ngòi, khí hậu, đất và sinh vật.

D. Sự phân bố cụ thể các đối tượng địa lí trong không gian.

Đáp án: D

Giải thích:

Bản đồ là hình vẽ tương đối chính xác về một vùng đất hay toàn bộ Trái Đất trên một mặt phẳng. Thể hiện được sự phân bố của đối tượng trong không gian, các đặc tính phát triển của đối tượng.

Câu 10. Loại ảnh nào sau đây được sử dụng để vẽ bản đồ?

A. Ảnh nghệ thuật đường phố.

B. Ảnh chụp một vùng đồi núi.

C. Ảnh vệ tinh, hàng không.

D. Ảnh hàng hải, viễn thông.

Đáp án: C

Giải thích:

Ngày nay, để vẽ bản đồ, người ta đã sử dụng cả ảnh vệ tinh và hàng không.

Các câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 6 sách Chân trời sáng tạo có đáp án, chọn lọc khác:

1 2,115 18/08/2022
Tải về