TOP 8 mẫu Phân tích tâm trạng của nhà thơ diễn tả trong đoạn thơ từ dòng 23 đến hết (Khóc Dương Khuê) (2024) SIÊU HAY

Phân tích tâm trạng của nhà thơ diễn tả trong đoạn thơ từ dòng 23 đến hết (Khóc Dương Khuê) lớp 9 Cánh diều gồm dàn ý và 8 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 9 hay hơn.

1 347 16/05/2024


Phân tích tâm trạng của nhà thơ diễn tả trong đoạn thơ từ dòng 23 đến hết (Khóc Dương Khuê)

5+ Tâm trạng nhà thơ trong bài Khóc Dương Khuê từ dòng 23 đến hết (điểm cao)

Đề bài: Hãy phân tích tâm trạng của nhà thơ được diễn tả trong đoạn thơ từ dòng 23 đến hết.

Phân tích tâm trạng của nhà thơ diễn tả trong đoạn thơ từ dòng 23 đến hết (mẫu 1)

Đứng trước nỗi buồn đau ập đến bất ngờ, Nguyễn Khuyến thậm chí còn tự mình lí sự:

Kể tuổi tôi còn hơn tuổi bác

Tôi lại đau trước bác mấy ngày

Làm sao bác vội về ngay

Chợt nghe, tôi bỗng chân tay rụng rời!

Chỉ khi người ta đau đớn thật lòng, người ta mới có kiểu lí sự như vậy. Như thế có khác gì nói rằng: Tại sao bác lại chết trước tôi nhỉ? Người chết trước lẽ ra phải là tôi chứ? Chính từ những lí sự này, mấy tiếng cuối cùng của đoạn thơ nổi lên thật chân thành và ai oán: Chợt nghe, tôi bỗng chân tay rụng rời! Trước nỗi đau dã là sự thật, nhà thơ đành chấp nhận nồi đau và càng thấy điều này là thật vô lí:

Ai chẳng biết chán đời là phải

Vội vàng chi đã mải lên tiên

Rượu ngon không có bạn hiền

Không mua không phải không tiền không mua.

Cái chết là một quy luật không ai có thể phủ nhận được. Tuy vậy, trong trường hợp này, Nguyễn Khuyến vẫn tìm thấy sự vô lí: Cái chết của người bạn đã đến một cách vội vã quá, nó cướp mất của ông một người bạn hiền và như thế, cũng cướp mất của ông tất cả mọi niềm vui. Câu thơ của ông nói về trường hợp riêng của mình, nghe thật giản dị mà vang lên nhơ một chân lí về tình bạn đích thực ở đời:

Rượu ngon không có bạn hiền

Không mua không phải không tiền không mua

Trong hai dòng thơ, từ “không” xuất hiện đến năm lần như những cái lắc đầu buồn bã. Không còn bạn, không còn thiết uống rượu, bởi không còn người để chia sẻ vị ngon của rượu. Không còn bạn, không còn hứng thú làm thơ, bởi vì sao?

Câu thơ nghĩ đắn đo muốn viết

Viết đưa ai, ai biết mà đưa

Lắc đầu bằng những tiếng “không”, đến đây nhà thơ tiếp tục lắc đầu bằng những câu hỏi. Hỏi cũng là để nói “không”. Thơ viết ra mà không có người thưởng thức được, cảm thông được, thì còn viết làm gì? Âm “iết” láy đi láy lại trong hai dòng thơ, rồi hai tiếng “ai”, hai tiếng “đưa” trung điệp (đưa ai - ai biết - mà đưa” cứ mở ra, khép lại, rồi lại mở ra, như một nỗi day dứt khôn nguôi. Nhà thơ nghĩ đến những mối tình bạn mà sách vở xưa kia đã từng ca ngợi, coi nhơ tuyệt đỉnh của tình bạn: Trần Phồn đời Hậu Hán sau khi bạn ra về thì treo giường lên, không để cho ai ngồi vào cái giường chỉ dành riêng để tiếp bạn; Bá Nha sau khi Chung Tử Kì chết thì quyết bỏ không chơi đàn bởi thấy không còn ai hiểu được tiếng đàn. Ông thay mối tình giữa ông với Dương Khuê chính là một tình bạn như thế; sự mất mát của ông sau cái chết của Dương Khuê đúng là sự mất mát như thế:

Giường kia treo cũng hững hờ

Đàn kia gẩy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn

Có thể lấy gì để bù đắp vào sự mất mát này không? Nhà thơ đã khẳng định rằng không. Chỉ còn một cách, như người ta vẫn thường làm, là tìm cho mình một cách an ủi. Rằng người chết không còn có thể sống lại được, rằng nước mắt xót thương cũng sẽ chẳng giúp được gì... Nguyễn Khuyến muốn dùng cái lẽ thường ấy của đời sống để tự an ủi mình:

Bác chẳng ở dẫu van chẳng ở

Tôi tuy thương lấy nhớ làm thương

Nhà thơ còn tự khuyên bảo mình:

Tuổi già hạt lệ như sương

Hơi đâu ép lấy hai hàng chứa chan!

Nhà thơ khuyên mình không nên khóc, bởi tuổi già còn ít nước mắt lắm, chỉ như những hạt sương mong manh thôi, làm sao có thể ép cho nước mắt tuôn chảy thành hai hàng chứa chan được. Nhưng nói như thế là nói lí. Tự nhà thơ vẫn hiểu rằng không thể “lấy nhớ làm thương” được, và càng hiểu ràng hai hàng nước mắt chứa chan của ông lúc này đâu phải do ông “ép lấy”. Mỗi chữ trong thơ ông đều đẫm đầy nước mắt, những hạt lệ từ một nỗi đau lớn, từ một tình bạn lớn.

Phân tích tâm trạng của nhà thơ diễn tả trong đoạn thơ từ dòng 23 đến hết (mẫu 2)

Đoạn thơ thể hiện nỗi đau đớn cực tả, bàng hoàng không kể xiết của tác giả được thể hiện qua hình ảnh “chân tay rụng rời”. Đoạn thơ thể hiện sâu sắc tâm lí và tình cảm người già khi được tin bạn mất:

"Kể tuổi tôi còn hơn tuổi bác,

Tôi lại đau trước bác mấy ngày.

Làm sao bác vội về ngay?

Chợt nghe tôi bỗng chân tay rụng rời!".

Các tiếng "tôi" và "bác" xuất hiện nhiều lần trong đoạn thơ như hai linh hồn đang nương tựa vào nhau; nỗi đau buồn như được nhân lên gấp bội. Bạn hiền đã mất, còn lại mình Nguyễn Khuyến với nỗi cô đơn, trống vắng thì thiết tha gì những thú vui từng một thời say đắm, rượu ngon cũng trở nên vô vị, thú vui làm thơ cũng dần chán nản, bởi còn đâu người hợp ý để vui vầy, sẻ chia nữa. Tình cảm thắm thiết tri âm, tri kỷ ấy sánh ngang với điển cố của người xưa như tình bạn giữa Trần Phồn - Từ Trĩ, như Tử Kỳ - Bá Nha, sâu nặng, ân nghĩa vô cùng.

"Ai chẳng biết chán đời là phải,

Vội vàng sao đã mải lên tiên;

Rượu ngon không có bạn hiền,

Không mua không phải không tiền không mua.

Câu thơ nghĩ đắn đo không viết,

Viết đưa ai, ai biết mà đưa;

Giường kia treo những hững hờ,

Đàn kia gẩy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn."

Quay về với thực tại, trước vong linh người bạn hiền quá cố, Nguyễn Khuyến cuối cùng cũng đã thoát khỏi cái hồi tưởng xa xăm, trở về với hiện thực đau đớn, xót xa. Nhưng dẫu Dương Khuê có chết đi, thì tình cảm giữa hai người vẫn trường tồn mãi mãi, là thứ trân quý nhất trong cuộc đời mà Nguyễn Khuyến hằng trân trọng.

"Bác chẳng ở dẫu van chẳng ở,

Tôi tuy thương, lấy nhớ làm thương;

Tuổi già hạt lệ như sương,

Hơi đâu ép lấy hai hàng chứa chan!"

Nỗi đau đớn ấy đã không thể chảy thành hàng lệ dài, mà Nguyễn Khuyến giấu nó vào trong góc sâu nhất của trái tim, để tưởng nhớ mãi về một người bạn hiền tri âm tri kỷ. Những câu thơ cuối là lời buông thật nhẹ nhàng, buồn tủi, là sự chấp nhận của tâm hồn thi sĩ trước sự ra đi của bạn mình. Thôi đành hẹn kiếp sau lại được làm tri kỷ, kiếp này duyên trời coi như đã hết.

Phân tích tâm trạng của nhà thơ diễn tả trong đoạn thơ từ dòng 23 đến hết (mẫu 3)

Nguyễn Khuyến và Dương Khuê có một tình bạn rất đẹp, chính bởi vậy, sự ra đi mãi mãi của Dương Khuê khiến Nguyễn Khuyến vô cùng đau đớn bởi giờ chỉ còn tấm thân già cô đơn giữa thời thế loạn lạc.

"Kể tuổi tôi còn hơn tuổi bác,

Tôi lại đau trước bác mấy ngày;

Làm sao bác vội về ngay,

Chợt nghe, tôi bỗng chân tay rụng rời"

Ông không khỏi ngậm ngùi, đau xót một nỗi tiếc thương rằng tại sao Dương Khuê vốn nhỏ tuổi hơn ông, lại bệnh tật cũng sau ông, thế mà chẳng hiểu sao "bác vội về ngay", tin ấy khiến cho Nguyễn Khuyến bàng hoàng "chân tay rụng rời", vì không thể tin nổi trước hung tin như sét đánh ngang tai ấy. Giờ đây bạn hiền đã về với miền cực lạc, để lại Nguyễn Khuyến một thân già với nỗi đau đớn, hụt hẫng và hoang mang vô cùng.

"Ai chẳng biết chán đời là phải,

Vội vàng sao đã mải lên tiên;

Rượu ngon không có bạn hiền,

Không mua không phải không tiền không mua.

Câu thơ nghĩ đắn đo không viết,

Viết đưa ai, ai biết mà đưa;

Giường kia treo những hững hờ,

Đàn kia gẩy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn."

Bạn hiền đã mất, còn lại mình Nguyễn Khuyến với nỗi cô đơn, trống vắng thì thiết tha gì những thú vui từng một thời say đắm, rượu ngon cũng trở nên vô vị, thú vui làm thơ cũng dần chán nản, bởi còn đâu người hợp ý để vui vầy, sẻ chia nữa. Tình cảm thắm thiết tri âm, tri kỷ ấy sánh ngang với điển cố của người xưa như tình bạn giữa Trần Phồn - Từ Trĩ, như Tử Kỳ - Bá Nha, sâu nặng, ân nghĩa vô cùng. Quay về với thực tại, trước vong linh người bạn hiền quá cố, Nguyễn Khuyến cuối cùng cũng đã thoát khỏi cái hồi tưởng xa xăm, trở về với hiện thực đau đớn, xót xa. Nhưng dẫu Dương Khuê có chết đi, thì tình cảm giữa hai người vẫn trường tồn mãi mãi, là thứ trân quý nhất trong cuộc đời mà Nguyễn Khuyến hằng trân trọng.

"Bác chẳng ở dẫu van chẳng ở,

Tôi tuy thương, lấy nhớ làm thương;

Tuổi già hạt lệ như sương,

Hơi đâu ép lấy hai hàng chứa chan!"

Nỗi đau đớn ấy đã không thể chảy thành hàng lệ dài, mà Nguyễn Khuyến giấu nó vào trong góc sâu nhất của trái tim, để tưởng nhớ mãi về một người bạn hiền tri âm tri kỷ. Những câu thơ cuối là lời buông thật nhẹ nhàng, buồn tủi, là sự chấp nhận của tâm hồn thi sĩ trước sự ra đi của bạn mình. Thôi đành hẹn kiếp sau lại được làm tri kỷ, kiếp này duyên trời coi như đã hết. Đoạn thơ cho thấy được những tình cảm đáng quý, thiết tha sâu nặng giữa những người tri kỷ, đồng thời ca ngợi tình bạn thiêng liêng, trăm năm có một của nhà thơ.

Phân tích tâm trạng của nhà thơ diễn tả trong đoạn thơ từ dòng 23 đến hết (mẫu 4)

Đoạn thơ đã diễn tả nỗi đau to lớn của Nguyễn Khuyến khi không còn bạn nữa. Trước hết, tác giả thấy cái chết của bạn dường như phi lí:

Kể tuổi tôi còn hơn tuổi bác,

Tôi lại đau trước bác mấy ngày.

Tuổi đời Nguyễn Khuyến lớn hơn Dương Khuê. Cả hai ông đều là những người chăm chỉ dùi mài kinh sử mong được ghi tên vào bảng vàng bia đá, lưu danh muôn thuở nên giữa hai người không có sự ngăn cách mà thật gần gũi, gắn bó. Nên việc người bạn tri âm, tri kỉ đã ra đi, tác giả cảm thấy đột ngột đến không thế tin dù đó là sự thật. Tác giả giãi bày nỗi đau đớn khi mất bạn:

Làm sao bác vội về ngay,

Chợt nghe tôi đã chân tay rụng rời.

Từ “rụng rời” đã diễn tả được tâm trạng đau đớn đến tái tê, bủn rủn của tác giả. Người bạn thân đã ra đi, tác giả thấy trống vắng, hẫng hụt:

Vội vàng chi đã mải lên tiên:

Rượu ngon không có bạn hiền...

Những câu thơ tiếp theo, tác giả lại nhắc về kỉ niệm một thời gắn bó giữa hai người. Đó là những kỉ niệm của một tình bạn cao đẹp, quý hiếm. Tác giả mất người bạn hiền, dường như cuộc đời cũng mất ý nghĩa. Mấy câu cuối của bài thơ đã diễn tả nỗi đau khôn tả, nỗi đau không nước mắt. Dường như nước mắt chảy ngược vào trong tạo nên nỗi đau thấm đẫm trong lòng tác giả:

“Tuổi già hạt lệ như sương,

Hơi đâu ép lấy hai hàng chứa chan!"

Bằng tình cảm chân thành, bài thơ đã thể hiện sâu sắc nỗi đau mất bạn. Nỗi đau ấy hiện ra dưới nhiều cung bậc: lúc bộc phát, lúc ngậm ngùi nuối tiếc, lúc lắng đọng thâm sâu. Với tài năng và tấm lòng sâu nặng nghĩa tình, nhà thơ Nguyễn Khuyến đã để lại cho đời một bài thơ nổi tiếng về khóc bạn. Bài thơ rất thành công về mặt nghệ thuật: câu hỏi tu từ, điệp từ điệp ngữ, từ láy... Tất cả các biện pháp nghệ thuật ấy có tác dụng nhấn mạnh nỗi đau đớn khôn nguôi của tác giả khi người bạn tri âm tri kỉ của mình qua đời. Qua bài thơ, ta thấy Nguyễn Khuyến không chỉ là người tài cao học rộng mà còn là người rất nghĩa tình. Ông thuỷ chung trong tình bạn. Tình cảm đối với bạn của tác giả thật đáng trân trọng, đáng cho chúng ta học tập.

Phân tích tâm trạng của nhà thơ diễn tả trong đoạn thơ từ dòng 23 đến hết (mẫu 5)

đang cập nhật

1 347 16/05/2024