TOP 12 mẫu Trình bày Những lưu ý khi sử dụng ChatGPT (2024) SIÊU HAY

Trình bày Những lưu ý khi sử dụng ChatGPT lớp 9 Cánh diều gồm dàn ý và 12 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 9 hay hơn.

1 64 lượt xem


Trình bày Những lưu ý khi sử dụng ChatGPT

Đề bài: Chọn một trong các vấn đề sau đây (hoặc tự xác định vấn đề gắn với sự phù hợp, có tính thời sự) để trình bày ý kiến trước nhóm, lớp: Những lưu ý khi sử dụng ChatGPT - thành tựu khoa học mới của thế kỉ XXI.

5+ Trình bày ý kiến Những lưu ý khi sử dụng ChatGPT (điểm cao)

Trình bày Những lưu ý khi sử dụng ChatGPT (mẫu 1)

Xin chào cô giáo và các bạn, em tên là Nguyễn Thị Hoa, học sinh lớp 9A, trường THCS An Thượng, hôm nay em xin trình bày vấn đề: Những lưu ý khi sử dụng ChatGPT – thành tựu khoa học mới của thế kỉ XXI.

Theo dòng chảy của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, trí tuệ nhân tạo - artificial intelligence (AI) - ngày càng phổ biến và được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, điển hình là sự ra đời và lan tỏa với tốc độ nhanh chưa từng có của ứng dụng Chat GPT thời gian gần đây.

Chat GPT là ứng dụng AI được phát triển từ mô hình GPT-3.5 của Công ty OpenAI, được đào tạo để đưa ra câu trả lời giống một cuộc trò chuyện với người thật. Mô hình ngôn ngữ này có thể trả lời các câu hỏi, hỗ trợ người dùng thực hiện các tác vụ như soạn thư điện tử, viết luận, ngôn ngữ lập trình và viết nội dung theo chủ đề được cung cấp.

Từ khi được ra mắt lần đầu vào tháng 11-2022, số người dùng công cụ Chat GPT đã cán mốc 100 triệu người/tháng chỉ 2 tháng sau đó. Chừng đó thôi cũng đủ thấy, Chat GPT đã tạo nên cơn sốt toàn cầu như thế nào.

Thử trò chuyện cùng “người bạn công nghệ” này, tôi có phần kinh ngạc về khả năng đối đáp và cung cấp phản hồi cực kỳ chất lượng của Chat GPT, thậm chí trong một số nội dung, ứng dụng này còn đưa ra câu trả lời khiến tôi cảm nhận như đang trao đổi với một con người đích thực chứ không phải là máy móc được lập trình sẵn. Ứng dụng còn giải được rất nhanh chóng các đề toán và viết được các đoạn văn, bài nghị luận xã hội. Không thể phủ nhận khả năng thu hút, những trải nghiệm thú vị cũng như những tiện ích mà ứng dụng này mang lại cho cuộc sống của con người.

Sự tiến bộ và thành công vượt bậc của Chat GPT khiến nhiều người lo ngại trong tương lai không xa, GPT có thể thay thế hoàn toàn con người ở nhiều mảng công việc. Tuy nhiên trên thực tế, máy móc nói chung và GPT nói riêng sẽ chẳng bao giờ thay thế được con người. Ngoài trí thông minh, con người là một thực thể đặc biệt với những yếu tố bản chất riêng có mà không thể tìm thấy ở bất kỳ thực thể nào khác, đó là cảm xúc, ý tưởng và trải nghiệm cuộc sống. Máy móc dù có thông minh đến đâu, cũng là do con người tạo ra để giúp cuộc sống của con người ngày càng tiện nghi, hiện đại hơn. Vì vậy, khi tiếp xúc và sử dụng công nghệ, mỗi người đều phải xác lập cho mình vị trí là “chủ” chứ không phải là “tớ”, tránh tự biến mình thành “nô lệ” của các cỗ máy công nghệ, bị phụ thuộc và không thể tách rời.

Đó là chưa kể đến việc, Chat GPT sẽ trả lời theo những dữ liệu và thông tin đã được nhập sẵn, nghĩa là hoàn toàn có thể xảy ra trường hợp trả lời sai hoặc không chính xác do thiếu thông tin hoặc thông tin chưa được cập nhật. Vì vậy, người dùng cần kiểm tra và đối chiếu lại bằng các nguồn tin cậy trước khi sử dụng thông tin được Chat GPT cung cấp.

Ngoài ra, nhiều phụ huynh và giáo viên cũng bày tỏ nỗi lo, Chat GPT sẽ trở thành “chuyên gia viết hộ và tính toán hộ” khi học sinh, sinh viên có điều kiện tiếp cận rộng rãi hơn với ứng dụng này trong thời gian tới. Thực tế, không phải chờ đến khi ứng dụng trí tuệ nhân tạo này ra đời, việc gian lận học hành, thi cử và đánh giá không đúng thực chất mới xảy ra, bởi nếu lướt qua các trang mạng hay ghé qua những tiệm photocopy gần các trường học, chúng ta có thể bắt gặp không ít quảng cáo làm hộ, viết thuê.

Vấn đề nằm ở nhận thức của mỗi bạn học sinh, sinh viên, làm sao để các bạn hiểu và ý thức được việc cần trau dồi năng lực, khả năng tư duy khoa học cũng như động lực học tập và phải biết làm - chủ - công - nghệ. Giữa thời đại công nghệ thông tin và trí tuệ nhân tạo phát triển nhanh, mạnh như hiện nay, nên chăng lồng ghép nội dung về cách thức sử dụng công nghệ - trí tuệ nhân tạo vào giảng dạy, hướng dẫn và định hướng cho học sinh, sinh viên trong các cấp học. Qua đó, giúp học sinh, sinh viên có được cái nhìn đúng đắn, biết sử dụng đúng cách để Chat GPT trở thành một công cụ tuyệt vời phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu.

Một số bạn trẻ khi tiếp xúc với Chat GPT đã đề nghị ứng dụng làm thơ, viết thư tình hay bày tỏ tình cảm và phản hồi nhận được là những câu thơ, đoạn văn có phần lủng củng, không rõ nghĩa và gây cười. Thử thách này một lần nữa chứng tỏ, máy móc khó có thể chạm được đến tình yêu, lòng thương, những xúc cảm - những thứ vốn chỉ có ở con người.

Do đó, chúng ta cần dành thời gian chuyện trò, trao đổi trực tiếp, tăng cường gắn kết với gia đình, bạn bè… thay vì xem Chat GPT như một con người thực thụ để rồi “chìm đắm” trong không gian chatbot (phần mềm nhắn tin tự động sử dụng trí tuệ nhân tạo để trò chuyện với con người) và bỏ qua rất nhiều cơ hội vui vẻ, hạnh phúc, ý nghĩa thật sự. Suy cho cùng, Chat GPT hay công nghệ máy móc nói chung mãi mãi vẫn là “tôi tớ” của con người - được con người “sinh ra” để phục vụ chính con người, giúp khẳng định chắc chắn hơn vị thế “chủ nhân” của con người trong hiện tại và cả tương lai.

Trình bày Những lưu ý khi sử dụng ChatGPT (mẫu 2)

Xin chào cô giáo và các bạn, em tên là Nguyễn Thị Hoa, học sinh lớp 9A, trường THCS An Thượng, hôm nay em xin trình bày vấn đề: Những lưu ý khi sử dụng ChatGPT – thành tựu khoa học mới của thế kỉ XXI.

Theo quy luật tồn tại của tự nhiên, vạn vật có sinh - diệt, có bắt đầu - kết thúc, có tồn tại cũng sẽ có đổi thay. Đứng giữa thế kỉ XXI, với tốc độ phát triển như vũ bão của kỉ nguyên số, tôi cảm nhận rất rõ cái cũ, cái lạc hậu sẽ nhường chỗ cho cái mới, cái phát triển. Trong thời đại 4,0 khi định nghĩa công dân toàn cầu xuất hiện, ô tô không người lái ra đời, robot Sophia được trình diện, chat GPT trở thành chủ đề hot trên các trang mạng xã hội thì liệu chăng nhân loại đang tiến gần hơn tới cuộc sống số cùng sự phát triển toàn diện. Nhưng cũng chính từ sự phát triển vượt bậc ấy khiến tôi suy nghĩ về vấn đề lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai. Liệu trí tuệ nhân tạo phát triển có ảnh hưởng đến tôi lựa chọn nghề nghiệp như thế nào cho bản thân?

Chắc hẳn trong những ngày gần đây, ta đã ít nhiều đều nghe đến công cụ mới được ra mắt: chat GPT - một công cụ được xem là toàn năng khi có thể giải đáp tất cả mọi thứ. Sự ra đời và phát triển nhanh chóng của nó đã chứng tỏ trí tuệ nhân tạo ngày càng có bước tiến vượt bậc, khẳng định vị trí của bản thân trong xã hội loài người. Trí tuệ nhân tạo với tên tiếng Anh viết tắt là AI là một lĩnh vực công nghệ cho phép máy móc, đặc biệt là hệ thống máy tính mô phỏng quá trình suy nghĩ, học tập của con người. Con người tạo ra trí thông minh nhân tạo này với mục đích tự động hóa các hành động thông minh giống như con người, do đó giảm sức lao động của con người và có tính chuẩn xác cao hơn.

Trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, trí tuệ nhân tạo dường như đã và đang có mặt trong đời sống hằng ngày với mọi lĩnh vực. Chẳng hạn như với một vật bất li thân thời đại ngày nay là những chiếc điện thoại thông minh, từ phần mềm nhận diện khuôn mặt đến các trợ lí ảo,..đều ứng dụng trí tuệ nhân tạo. Những gợi ý về tin tức, các đoạn video hay các bản nhạc trên mạng xã hội, những trải nghiệm mua sắm trực tuyến,... đều do trí tuệ nhân tạo chí phối. Chúng ta sẽ chẳng thể nào quên được sự kiện robot Sophia trở thành robot hình người đầu tiên được cấp quyền công dân hợp phát vào năm 2017, có những phát ngôn và thể hiện cảm xúc giống như con người. Không chỉ là biểu tượng trong lĩnh vực robot, Sophia còn là một họa sĩ và nhà phê bình tranh tầm cỡ thế giới, đồng thời cô cũng giảng dạy về các đề tài khoa học và công nghệ, tham gia những buổi thảo luận cùng nhiều nhân vật nổi tiếng trên thế giới. Chỉ là một con robot nhưng Sophia đã có thể làm được những công việc của con người mà không cần đến sự trợ giúp. Điều này đặt ra dấu chấm hỏi cho những ngành nghề sau này của con người? Liệu robot có thể thay thế con người làm hết mọi việc hay không? Liệu robot có phá hủy cuộc sống con người hay không? Hay những ngày gần đây, chat GPT là chủ đề được mang ra bàn tán xôn xao vì nó có thể soạn giáo án dài sáu trang trong vòng sáu phút, trả lại bài văn tức thì khi được đưa ra yêu cầu. Tất cả những điều đó thuộc về trí tuệ nhân tạo đã khiến giới trẻ phải lo lắng cho tương lai nghề nghiệp của bản thân: mình sẽ làm gì khi AI có thể làm được mọi việc mà con người làm?

Trí tuệ nhân tạo đang đi vào cuộc sống của mỗi quốc gia, mỗi con người, biến những điều không tưởng thành hiện thực. Chắc chắn mỗi người trẻ chúng ta đứng trước sự phát triển vượt bậc ấy đều có những khủng hoảng nhất định về cuộc sống, về nghề nghiệp của chính mình. Nhờ sự ra đời của AI, có những nghề được dự báo là sẽ biến mất trong tương lai như thu ngân, người mẫu thời trang, lái xe, chuyên viên phân tích tín dụng, nhân viên ngân hàng, nhân viên bán hàng, điện thoại viên,... Tuy nhiên mỗi một vấn đề đều giống như con dao hai lưỡi. Trong bối cảnh trí tuệ nhân tạo phát triển, thâm nhập sâu vào đời sống kinh tế xã hội, song song với những ngành nghề bị mất đi thì cũng xuất hiện rất nhiều nhu cầu và vấn đề cần giải quyết. Từ đó sẽ xuất hiện những công việc, những nhóm ngành công nghệ sẽ dẫn đầu xu hướng như công nghệ thông tin, logistics,.... Bên cạnh đó, những ngành nghề đòi hỏi sự sáng tạo, tư duy và xúc cảm của con người rất khó bị thay thế nhưng ngành y, pháp luật, giáo dục,.. AI có thể hỗ trợ bác sĩ trong việc cải thiện tình trạng sức khỏe bệnh nhân nhưng sẽ không bao giờ có được sự cảm thông, thấu hiểu và chia sẻ với người bệnh. Một con robot có thể giảng bài đúng cho học sinh nhưng chung quy lại vẫn chỉ là một cái máy, không thể nào giống như giáo viên “người thật việc thật” truyền thụ cảm hứng, kinh nghiệm sống cho học sinh. Hay robot cũng không thể thay thế con người thực thi pháp luật cho một đất nước. Vì vậy, robot không thể triệt để thay thế những ngành nghề của con người mà còn mở thêm một số hướng phát triển nghề nghiệp trong tương lai.

Robot được tạo ra từ con người nên chắc chắn sẽ không thể nào thay thế con người. Ở nhóm ngành có nguy cơ, đã, đang, sẽ bị robot thay thế thì nó cũng chỉ thay thế được những vị trí thấp,..còn ở cấp quản lý, điều hành, hoạch định chiến lược thì đòi hỏi phải có bộ óc và bàn tay con người điều tiết. Tuy nhiên, trong xã hội mà Internet có thể làm thay đổi mọi thứ, con người cần phải làm mới mình, cần phải thành thạo ngoại ngữ, làm chủ công nghệ thông tin,... để chất lượng công việc tốt hơn, để không bị đào thải, để thực sự trở thành chủ nhân của những con robot mà không cần lo lắng đặt ra câu hỏi “Robot có thay thế mình hay không?”, “AI có khiến ta thất nghiệp hay không?”. Để sống chung thoải mái với trí tuệ nhân tạo, khoa học công nghệ, nhân loại phải không ngừng học, nâng cấp bản thân để có thể điều khiển và chủ động trong mọi vấn đề. Như câu nói: “Giống như thời xưa, người cưỡi ngựa luôn thắng người đi bộ, nhưng phải học cưỡi nó, ai càng giỏi chế ngự thì chạy càng nhanh”. Trí tuệ nhân tạo chính là con ngựa mà ta phải học cách để chế ngự nó. Chỉ cần tâm đủ vững, đầu đủ tỉnh táo để nắm bắt và điều khiển trí tuệ nhân tạo thì chắc chắn nó sẽ không còn gây cản trở cho việc định hướng và lựa chọn nghề nghiệp của mỗi người.

Đứng trước ngưỡng cửa vào đời, lại sống trong thế kỷ XXI phát triển nhanh, tôi nhận thức rất rõ tầm quan trọng của trí tuệ nhân tạo trong đời sống con người và sự ảnh hưởng của nó đến việc lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai. Vì thế, tôi luôn quan niệm cần phải trau dồi bản thân, phát triển các kỹ năng để cho dù có trở thành ai, làm bất cứ ngành nghề gì cũng sẽ có được chỗ đứng vững chắc trong xã hội.

Pascal đã từng nói: “Con người là một cây sậy, nhưng là cây sậy biết suy nghĩ”. Con người có thể phát minh ra những công nghệ tiên tiến giúp cải thiện cuộc sống, trí tuệ nhân tạo để cuộc sống được thuận tiện và đơn giản hơn nhưng mãi mãi sẽ không bao giờ thay thế được con người. Vì vậy, con người cần phải có những hiểu biết sâu sắc về nó, làm chủ nó để trí tuệ nhân tạo như robot, chat gpt không còn là mối đe dọa, sự trăn trở về nghề nghiệp nói riêng và cuộc sống của con người nói chung. Hãy để công nghệ đúng nghĩa là một công cụ có ích giúp đỡ cho cuộc sống của con người, hãy chung sống với trí tuệ nhân tạo như những người bạn cùng giúp đỡ nhau phát triển, hoàn thiện bản thân.

Trình bày Những lưu ý khi sử dụng ChatGPT (mẫu 3)

Xin chào cô giáo và các bạn, em tên là Nguyễn Thị Hoa, học sinh lớp 9A, trường THCS An Thượng, hôm nay em xin trình bày vấn đề: Những lưu ý khi sử dụng ChatGPT – thành tựu khoa học mới của thế kỉ XXI.

Đồng hành với sự phát triển của công nghệ là những tác động vô cùng mạnh mẽ tới mỗi cá nhân sử dụng. Nổi bật hiện nay có thể thấy là một nền tảng công nghệ mạng tên ChatGPT. Không chỉ dừng lại ở các lĩnh vực kinh tế, xã hội, đời sống mà nó còn tác động mạnh mẽ tới lĩnh vực giáo dục hiện nay.

ChatGPT là một loại trí tuệ nhân tạo giúp người dùng tạo các cuộc trò chuyện tự động và trả lời các câu hỏi về nhiều chủ đề và lĩnh vực khác nhau. Bằng khối thông tin khổng lồ mà các nhà khoa học đưa vào mà nó có thể dựa vào đó để trả lời các câu hỏi ở mọi lĩnh vực mà người dùng đưa ra. Đặc biệt trong học tập, nền tảng này đã tác động rất nhiều tới nó. Thực trạng hiện nay đã cho thấy rất nhiều học sinh, sinh viên sử dụng nền tảng này để thu thập thông tin, hỗ trợ học tập. Quả thực, không thể phủ nhận những lợi ích mà trí tuệ nhân tạo này mang lại cho con người trong học tập. Tuy nhiên đi cùng với những tác động tích thì cũng sẽ có những tác động tiêu cực theo sau đó. ChatGPT có thể giúp giáo viên và giảng viên tạo ra nội dung giảng dạy tự động. Bằng cách sử dụng nó, giáo viên và giảng viên có thể tạo ra các bài giảng, tài liệu học tập và bài kiểm tra tự động một cách dễ dàng hơn. Điều này giúp tiết kiệm thời gian và nỗ lực cho giáo viên và giảng viên. Hay nó có thể giúp sinh viên và học viên tạo ra các bài luận và báo cáo chất lượng. Nó có thể giúp sinh viên nghiên cứu và thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, và sau đó tổng hợp và tổ chức thông tin này một cách hợp lý. Có thể giúp học sinh và học viên tương tác với các trang web học tập trực tuyến và tự động phản hồi các câu hỏi và bài tập. ChatGPT cũng có thể được sử dụng để tạo ra các cuộc trò chuyện giữa sinh viên và giáo viên tự động, giúp tăng tính tương tác và hiệu quả học tập. Tuy vậy nhưng vì nền tảng này được đào tạo từ các dữ liệu trên internet, nó có thể bị ảnh hưởng bởi các thông tin sai lệch, tin đồn, thông tin sai sự thật khiến việc học tập từ đó mà sai theo. ChatGPT có thể đưa ra các câu trả lời không phù hợp hoặc không chính xác cho các câu hỏi của người dùng, đặc biệt là khi các câu hỏi đòi hỏi kiến thức chuyên môn sâu. Thêm vào đó nó ảnh hưởng đến sự tư duy và sáng tạo của người dùng. Gây ra sự phụ thuộc vào công nghệ cho học sinh và hàng ngàn vấn đề khác. Nhiều học sinh đã trở nên phụ thuộc vào nền tảng này một cách thái quá. Họ đã lạm dụng trí tuệ nhân tạo này một cách không suy nghĩ. Từ đó khiến sự sáng tạo và tùy duy của những học sinh bị hạn chế. Bản thân mỗi cá nhân khi còn đang trên con đường học tập, trau dồi kiến thức cho bản thân thì cần phải nhận thức đúng đắn về vấn đề này. Cần phải biết chọn lọc cũng như phân biết đúng sai trước những thông tin mà nền tảng này đưa ra. Không thể không công nhận học tập đã được tác động theo một chiều hướng tích rất nhiều nhờ ChatGPT. Nhưng những tác động tiêu cực cũng không hề kém cạnh.

Chúng ta cần nhận thức đúng đắn về vấn đề và rút ra những bài học cho bản thân sau những sai lầm mà người khác mắc phải trong học tập do nền tảng này gây ra. Hãy sử dụng trí tuệ của bản thân để làm ngọn đèn soi đường tới thành công thay vì lạm dụng và dần bị chi phối bởi một cỗ máy vô tri không cảm xúc.

Trình bày Những lưu ý khi sử dụng ChatGPT (mẫu 4)

Xin chào cô giáo và các bạn, em tên là Nguyễn Thị Hoa, học sinh lớp 9A, trường THCS An Thượng, hôm nay em xin trình bày vấn đề: Những lưu ý khi sử dụng ChatGPT – thành tựu khoa học mới của thế kỉ XXI.

ChatGPT, tên gọi đầy đủ là Chat Generative Pre-training Transformer, là chatbot tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) do công ty khởi nghiệp OpenAI phát triển. Điểm nhấn của ChatGPT dựa trên kho kiến thức khổng lồ giúp ứng dụng có thể trả lời tương đối đầy đủ các câu hỏi mà người dùng đưa ra, bất kể về lĩnh vực gì, từ làm thơ, soạn nhạc, viết luận, tư vấn tình cảm cho đến lập trình… Không những vậy, việc trở nên phổ biến nhanh chóng càng tăng thêm sức mạnh cho chatbot này, khi chính những tương tác của người dùng sẽ được AI “học” và trở nên thông minh hơn.

Mặc dù, câu trả lời của ChatGPT không phải luôn đúng và đây cũng không phải là chatbot tích hợp AI đầu tiên trên thế giới, nhưng sự tăng trưởng chóng mặt của ứng dụng này có thể tạo ra bước ngoặt cho cuộc đua AI vốn ngày càng nóng. Các chuyên gia tin rằng, sản phẩm của OpenAI sẽ là đối thủ đáng gờm trong tương lai với Google.

Chatbot đình đám này là sản phẩm của OpenAI, startup thành lập vào năm 2015 bởi các doanh nhân và nhà đầu tư trong lĩnh vực công nghệ. CEO OpenAI, Sam Altman, từng giữ chức Chủ tịch Y Combinator (quỹ đầu tư đỡ đầu cho các startup như Airbnb và Dropbox). Rót vốn vào OpenAI còn có nhiều nhân vật nổi tiếng ở thung lũng Silicon, như tỷ phú Elon Musk, nhà đồng sáng lập Likedln, Peter Thiel, hay gã khổng lồ Microsoft. Công ty này bắt đầu sản xuất những sản phẩm đầu tiên ứng dụng trí tuệ nhân tạo và máy học vào năm 2016 như bộ công cụ phát triển và so sánh thuật toán học tăng cường (Reinforcement-learning), hệ thống đào tạo phần mềm máy tính hoạt động độc lập (Universe). Năm 2019, công ty phát triển GPT-2, công cụ AI tạo ra những câu chuyện bịa đặt thuyết phục bằng cách sử dụng các đoạn trích từ kho dữ liệu 40 GB văn bản trên Internet. Năm 2021, OpenAI ra mắt Dall-E, công cụ cho phép tạo ra tác phẩm nghệ thuật từ chuỗi văn bản. Đầu tháng 12/2022, công ty đưa ChatGPT “chào sân” và ứng dụng này nhanh chóng thu hút 1 triệu người dùng đầu tiên sau chưa đầy 1 tuần.

Là một chương trình máy tính, ChatGPT sử dụng sức mạnh điện toán để phân tích kho dữ liệu văn bản khổng lồ sẵn có, từ đó chọn ra từ ngữ để ghép thành câu và đoạn văn phù hợp nhất đối với câu hỏi. OpenAI, công ty phát triển ChatGPT đã cảnh báo rằng, ứng dụng này “có thể tạo ra thông tin sai lệch” hoặc “đưa ra các hướng dẫn độc hại với nội dung sai trái”. Nguyên nhân sâu xa là AI chỉ đơn giản đưa ra phản hồi dựa trên thuật toán xác suất chứ không thực sự hiểu nội dung mà nó đang được hỏi. “Mặc dù ChatGPT không có trí thông minh thực sự, nó không hiểu ý nghĩa đằng sau các từ, nhưng ứng dụng này biết cách sắp xếp và sử dụng những từ đó dựa trên các văn bản đã có”, Josh Bersin, nhà sáng lập công ty tư vấn nhân lực Bersin & Associates nói. Ứng dụng này được “đào tạo” với kho dữ liệu khổng lồ từ sách, đoạn hội thoại và bài viết trên Internet. Với từng câu hỏi, nó dựa vào xác suất thống kê để chọn ra các từ có khả năng đi liền với nhau một cách liên tục cho đến khi hoàn thành 1 phản hồi. AI này hoạt động gần giống tính năng tự động điền/đoán từ (Auto-Complete) trên điện thoại thông minh. Dựa vào văn bản đầu vào và các dữ liệu quá khứ, smartphone có thể dự đoán từ mà người dùng chuẩn bị nhập vào. “ChatGPT thực hiện chính xác điều tương tự, nhưng trên một quy mô lớn hơn”, Michael Wooldridge, nhà nghiên cứu tại Viện Alan Turing trụ sở London cho hay.

Các chuyên gia tin rằng nhiều ngành nghề sẽ bị ảnh hưởng bởi các chatbot tương tự như ChatGPT, đặc biệt là với những công việc cơ bản có tính chất lặp đi lặp lại như kiểm thử tìm lỗi lập trình, soạn email cơ bản, truyền thông báo chí… Tuy nhiên, Search Engine Journal cho biết, hạn chế rõ nhất của ứng dụng này nói riêng cũng như AI nói chung, là khả năng biểu đạt cảm xúc hay suy nghĩ do cơ chế hoạt động chỉ dựa vào dữ liệu là thông tin và xác suất thống kê, thay vì ngữ cảnh cụ thể. Nhà nghiên cứu Christopher Bartel, Đại học Appalacian, nhận định chatbot này dù đưa ra nhiều thông tin, nhưng không thể thay thế hoàn toàn người viết vì nó không phản ánh được góc nhìn, trải nghiệm hay nhận thức cá nhân. Chi phí vận hành cũng là một điểm hạn chế của ChatGPT. Do đòi hỏi sức mạnh điện toán cực lớn, tính riêng chi phí máy chủ dành cho chatbot này đã rơi vào khoảng 100.000 USD/ngày, tương đương 3 triệu USD/tháng - Tom Goldstein, chuyên gia khoa học máy tính tại Đại học Maryland ước tính.

Như mình đã nêu ở trên, ChatGPT vẫn còn đang trong giai đoạn thử nghiệm và vẫn còn phải học hỏi rất nhiều từ những câu hỏi mà người dùng đặt ra, thì việc ChatGPT có thể làm được gì và thay thế những gì của con người vẫn còn là một ẩn số đối với nhà phát triển OpenAI. Nhưng mình - là một trong những người dùng tiềm năng của sản phẩm trí tuệ nhân tạo thông minh này, mình vẫn tin rằng ChatGPT có thể hướng đến các giải pháp thúc đẩy giảm tải công việc cho người dùng thay vì thay thế con người ở một số lĩnh vực công việc đặc thù. Để làm được điều đó, thay vì bạn nghĩ theo hướng tiêu cực là công việc hiện tại của bạn có thể ‘biến mất’ vì sự xuất hiện của những bộ công cụ tương tự ChatGPT, thì bạn nên tin tưởng rằng đó là tương lai của thế giới, còn phát triển là còn cơ hội việc làm trong mọi lĩnh vực của cuộc sống hiện đại.

Trình bày Những lưu ý khi sử dụng ChatGPT (mẫu 5)

đang cập nhật

1 64 lượt xem