TOP 12 mẫu Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình và tài năng của Nguyễn Du trong 8 câu cuối Kiều ở Lầu Ngưng Bích (2024) SIÊU HAY

Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình và tài năng của Nguyễn Du trong 8 câu cuối Kiều ở Lầu Ngưng Bích lớp 9 Cánh diều gồm dàn ý và 12 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 9 hay hơn.

1 51 lượt xem


Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình và tài năng của Nguyễn Du trong 8 câu cuối Kiều ở Lầu Ngưng Bích

5+ Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình trong 8 câu cuối Kiều ở lầu Ngưng Bích

Đề bài: Kiều ở lầu Ngưng Bích được coi là một trong những đoạn trích thể hiện tài năng của Nguyễn Du trong nghệ thuật tả cảnh ngụ tình. Hãy phân tích tám dòng thơ cuối để làm sáng rõ điều đó.

Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình và tài năng của Nguyễn Du (mẫu 1)

Qua tám câu thơ cuối đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích", Nguyễn Du đã gián tiếp miêu tả tâm trạng Kiều bằng bút pháp tả cảnh ngụ tình rất đặc sắc. Hình ảnh cánh buồm thấp thoáng ngoài biển xa mênh mông trong buổi chiều ta gợi lên không gian xa lắc của quê nhà và không khí tĩnh lặng, qua đó thể hiện rõ nỗi nhớ quê hương da diết trong lòng Kiều. Còn hình ảnh “hoa trôi man mác” là hình ảnh tả thực về những bông hoa trôi nổi, bấp bênh trên mặt nước, bị sóng biển vùi dập, xô đẩy, qua đó diễn tả tâm trạng buồn tủi và những dự cảm tinh tế về tương lai không biết sẽ đi đâu về đâu của Thúy Kiều? Ôi cánh hoa mỏng manh như nâng Kiều đang ôm nỗi lo về số phận vô định trên dòng đời. Hình ảnh “nội cỏ rầu rầu” kéo dài đến tận “chân mây” vẫn chỉ một màu xanh đang héo úa ấy đã vẽ lên một cảnh tượng u ám, héo hắt, nó gợi cho người đọc cảm nhận được nỗi buồn triền miên, vô vọng của Thúy Kiều. Hai câu thơ cuối cùng tả cảnh "gió cuốn mặt duềnh” và âm thanh “ầm ầm tiếng sóng” gợi lên rất rõ cả hình ảnh, cả âm thanh của phong ba bão táp hung dữ sắp ập đến cuộc đời Kiều, khiến ta cảm thấy nỗi lo sợ hãi hùng trong lòng người con gái tài hóa trước bao tai họa ào ạt giáng xuống đời nàng. Thêm vào đó, Nguyễn Du còn dùng điệp ngữ “buồn trông” đặt ở đầu những câu thơ nhằm liên kết các hình ảnh trong cả đoạn thơ thành một chuỗi cảnh sầu thảm. Hơn nữa, từ “buồn trông” mang hai thanh bằng lặp đi lặp lại bốn lần trong bốn cặp thơ lục bát tạo nên âm hưởng trầm, buồn diễn tả nỗi sầu như kéo dài dằng dặc của nhân vật. Tám câu thơ, bốn hình ảnh thiên nhiên, bốn điệp ngữ đã diễn tả thật phong phú, tinh tế mọi sắc thái nội tâm Thúy Kiều.

Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình và tài năng của Nguyễn Du (mẫu 2)

Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình là mượn cảnh vật để gửi gắm tâm trạng. Bút pháp tả cảnh ngụ tình được sử dụng đầy tài tình trong 8 câu thơ cuối đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích", để từ đó bộc lộ tâm trạng cô đơn, đau khổ và những dự cảm không lành về tương lai sóng gió của Thúy Kiều.

“Buồn trông cửa bể chiều hôm

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?

Buồn trông ngọn nước mới sa,

Hoa trôi man mác biết là về đâu?

...”

"cửa bể chiều hôm", "cánh buồm xa xa" thể hiện nỗi cô đơn, chơi vơi, lạc lõng của Thúy Kiều nơi đất khách. "ngọn nước mới sa" và "hoa trôi man mác" gợi ra cái nhỏ bé, lênh đênh, trôi nổi của một kiếp người. "nội cỏ rầu rầu", "một màu xanh xanh": thể hiện cho cuộc đời tàn lụi héo úa, một màu xanh nhợt nhạt, đơn sắc, đó là lúc tâm trạng Kiều vô cùng tuyệt vọng, chán nản. "gió cuốn mặt duềnh", "Ầm ầm tiếng sóng" thể hiện lớp sóng biển gào thét dữ dội như chính sự đáng sợ của tương lai và viễn cảnh sau này của cuộc đời Kiều, Kiều lúc này lo sợ, sợ hãi đến hoảng loạn. Qua đó, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình góp phần truyền tải mỗi biểu hiện của cảnh đều phù hợp với từng trạng thái của tình. Chúng ta được chứng kiến ngòi bút của Nguyễn Du hết sức tinh tế cả khi tả cảnh cũng như khi ngụ tình.

Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình và tài năng của Nguyễn Du (mẫu 3)

Bị giam cầm tại lầu Ngưng Bích, Kiều đã nhớ về Kim Trọng, nhớ về gia đình. Thế nhưng sau tất cả nỗi nhớ khắc khoải, da diết hướng đến người thân, Kiều đã quay trở về với thực tại để đối diện với bi kịch của bản thân. Bức tranh nội tâm của nàng được mở ra bằng điệp ngữ "buồn trông". Hình ảnh cánh buồm đơn độc, trơ trọi nơi cửa bể không chỉ tô đậm cái lạnh lẽo, mênh mông đến rợn ngợp của không gian mà còn thể hiện nỗi nhớ nhà và cảnh đời lưu lạc của nàng Kiều. Hình ảnh cánh hoa mỏng manh, nhỏ bé kia phải chăng giống như cuộc đời của nàng, lênh đênh, vô định không thấy bến bờ. Câu hỏi tu từ "Hoa trôi man mác biết là về đâu?" càng tô đậm nỗi cô đơn, tuyệt vọng và sự bế tắc đến cùng cực của Thúy Kiều. Khung cảnh xung quanh dường như cũng thấu hiểu được nỗi buồn của con người mà trở nên bi thương, sầu muộn "nội cỏ rầu rầu", chân mây mặt đất rộng lớn là vậy nhưng chỉ có một màu xanh đơn bạc, không chút sự sống. m thanh dữ dội của sóng ngoài tự nhiên như một điềm báo không lành về tương lai sóng gió, trắc trở của nàng "Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi". Tám câu thơ cuối nhà thơ tập trung miêu tả khung cảnh thiên nhiên của lầu Ngưng Bích thế nhưng qua đó lại làm nổi bật lên bức tranh tâm cảnh đầy xót xa, đau đớn của một kiếp bạc mệnh.

Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình và tài năng của Nguyễn Du (mẫu 4)

Cảnh vật là hư, đây là tâm trạng chứ không phải cảnh thực. Mỗi cảnh có nét riêng đồng thời lại có nét chung diễn tả tâm trạng của Kiều. Cánh buồm nhỏ xa xăm vô định như cuộc đời nàng giữa biển đời vô hướng. Cánh hoa bị vùi dập như số kiếp trôi nổi của nàng. Nội cỏ rầu rầu một màu đơn điệu như màu sắc cuộc đời nàng tẻ nhạt. Gió cuốn, sóng ầm ầm chính là dông tố cuộc đời, một nỗi bàng hoàng lo sợ. Điệp ngữ “Buồn trông” lặp lại bốn lần đặt ở đầu mỗi câu lục diễn tả đôi mắt buồn nhìn và bao trùm lên hết thảy cảnh vật. Nguyễn Du đã kết hợp không gian xa đến gần, thu vào tâm tư người con gái nỗi cô đơn, sầu nhớ, đau đớn và lo sợ. Bằng biện pháp tả cảnh ngụ tình, nhà thơ đã khắc họa tâm trạng lạc lõng, cô đơn, đầy âu lo của Thúy Kiều về số phận của chính mình.

Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình và tài năng của Nguyễn Du (mẫu 5)

đang cập nhật

1 51 lượt xem