TOP 5 mẫu Cảm nghĩ khi học văn bản Chuyện người con gái Nam Xương (2025) SIÊU HAY
Cảm nghĩ khi học văn bản Chuyện người con gái Nam Xương lớp 9 Cánh diều gồm dàn ý và 5 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 9 hay hơn.
Cảm nghĩ khi học văn bản Chuyện người con gái Nam Xương
Đề bài: Viết một đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng) nêu cảm nghĩ của em sau khi học văn bản Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ), trong đó có áp dụng các biện pháp mở rộng cấu trúc câu và biến đổi cấu trúc câu. Chỉ ra một trường hợp mở rộng cấu trúc câu và một trường hợp biến đổi cấu trúc câu trong đoạn văn đã viết.
Cảm nghĩ khi học văn bản Chuyện người con gái Nam Xương (mẫu 1)
Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ kể về cuộc đời nhân vật Vũ Nương (một người phụ nữ đáng thương, hồng nhan nhưng bạc mệnh). Ở bất kỳ thời đại nào, những người phụ nữ luôn cần có người chồng của mình ở bên cạnh để cùng sẻ chia và gánh vác công việc gia đình. Nhưng ở Vũ Nương, người đọc thấy rõ trên đôi vai nàng là gia đình, mẹ già và con nhỏ. Đau đớn, tủi hổ và bất công, nhân vật Vũ Nương đều phải chịu đựng, bạn đọc chúng ta đặt mình vào vị trí của Vũ Nương mới có thể cảm nhận nỗi đau của nàng dưới xã hội phong kiến đầy bất công. Qua tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương, Nguyễn Dữ đã thực sự để lại trong người đọc sự thương cảm sâu sắc đối với thân phận người phụ nữ dưới chế độ phong kiến xưa.
- Mở rộng: (một người phụ nữ đáng thương, hồng nhan nhưng bạc mệnh) - thành phần biệt lập
- Biến đổi cấu trúc câu: Đau đớn, tủi hổ và bất công, nhân vật Vũ Nương đều phải chịu đựng - Đảo VN lên trước CN
Cảm nghĩ khi học văn bản Chuyện người con gái Nam Xương (mẫu 2)
Sau khi đọc "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ, em cảm thấy vô cùng xúc động và xót xa cho số phận của Vũ Nương - một người phụ nữ hiền lành, thủy chung - nhưng phải chịu nhiều oan ức. Tác phẩm đã khắc họa sâu sắc hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến, chịu nhiều bất công và đau khổ. Bằng ngòi bút tài tình, Nguyễn Dữ đã lột tả được nỗi lòng bi thương và khát vọng hạnh phúc của Vũ Nương. Đặc biệt, hình ảnh Vũ Nương tự vẫn để lại niềm tiếc thương vô hạn và những suy tư về giá trị con người. Lựa chọn hành động ấy, Vũ Nương phải đau đớn đên mức nào? Tác phẩm không chỉ là tiếng nói lên án xã hội phong kiến mà còn là lời kêu gọi sự đồng cảm, thấu hiểu đối với thân phận người phụ nữ. Em hiểu rằng, qua những trang văn đầy cảm xúc này, tác giả muốn truyền tải thông điệp về sự trân trọng và bảo vệ hạnh phúc gia đình.
- Biện pháp mở rộng cấu trúc câu: Sau khi đọc "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ, em cảm thấy vô cùng xúc động và xót xa cho số phận của Vũ Nương - một người phụ nữ hiền lành, thủy chung - nhưng phải chịu nhiều oan ức (thêm thành phần giải thích)
- Biến đổi cấu trúc câu: Lựa chọn hành động ấy, Vũ Nương phải đau đớn đên mức nào? (Đảo ngữ)
Cảm nghĩ khi học văn bản Chuyện người con gái Nam Xương (mẫu 3)
Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ kể về cuộc đời nhân vật Vũ Nương (một người phụ nữ đáng thương, hồng nhan nhưng bạc mệnh). Ở bất kỳ thời đại nào, những người phụ nữ luôn cần có người chồng của mình ở bên cạnh để cùng sẻ chia và gánh vác công việc gia đình. Nhưng ở Vũ Nương, người đọc thấy rõ trên đôi vai nàng là gia đình, mẹ già và con nhỏ. Đau đớn, tủi hổ và bất công, nhân vật Vũ Nương đều phải chịu đựng, bạn đọc chúng ta đặt mình vào vị trí của Vũ Nương mới có thể cảm nhận nỗi đau của nàng dưới xã hội phong kiến đầy bất công. Qua tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương, Nguyễn Dữ đã thực sự để lại trong người đọc sự thương cảm sâu sắc đối với thân phận người phụ nữ dưới chế độ phong kiến xưa.
- Mở rộng: (một người phụ nữ đáng thương, hồng nhan nhưng bạc mệnh) => thành phần biệt lập.
- Biến đổi cấu trúc câu: Đau đớn, tủi hổ và bất công, nhân vật Vũ Nương đều phải chịu đựng. => Đảo VN lên trước CN
Cảm nghĩ khi học văn bản Chuyện người con gái Nam Xương (mẫu 4)
Tác phẩm "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ đã khắc họa một cách sinh động cuộc đời bi kịch của Vũ Nương, một người phụ nữ "hồng nhan bạc mệnh". Nàng có nhan sắc và phẩm chất tốt đẹp, nhưng lại phải chịu đựng số phận đầy oan nghiệt. Trên đôi vai mảnh mai của Vũ Nương, gánh vác cả gia đình: mẹ già và con nhỏ. Khi người chồng - Trương Sinh - đi lính, một mình nàng tảo tần lo toan mọi việc, vun vén cho tổ ấm. Nàng thể hiện lòng hiếu thảo, hết mực thương yêu con, luôn giữ gìn sự thủy chung. Tuy nhiên, bi kịch ập đến với Vũ Nương khi Trương Sinh trở về sau chiến tranh. Do sự ghen tuông vô cớ và những định kiến xã hội, nàng bị nghi oan và phải chịu đựng những cay đắng, tủi nhục. Vũ Nương đành chọn cách tự vẫn để giữ gìn phẩm giá. Nỗi đau của Vũ Nương khiến người đọc xót xa. Qua đó, ta thấy được sự bất công và tàn nhẫn của xã hội phong kiến. Nguyễn Dữ đã bày tỏ niềm thương cảm sâu sắc đối với số phận người phụ nữ trong xã hội cũ, đồng thời lên án gay gắt những hủ tục phong kiến hà khắc đã đẩy họ vào bi kịch.
- Biện pháp mở rộng cấu trúc câu: Khi người chồng - Trương Sinh - đi lính, một mình nàng tảo tần lo toan mọi việc, vun vén cho tổ ấm. (thêm thành phần giải thích)
- Biến đổi cấu trúc câu: Do sự ghen tuông vô cớ và những định kiến xã hội, nàng bị nghi oan và phải chịu đựng những cay đắng, tủi nhục. (Đảo ngữ)
Xem thêm các chương trình khác: