TOP 12 mẫu Đặc sắc về nội dung hoặc nghệ thuật trong Người đàn bà khoanh tay mỉm cười (2024) SIÊU HAY

Đặc sắc về nội dung hoặc nghệ thuật trong Người đàn bà khoanh tay mỉm cười lớp 9 Cánh diều gồm dàn ý và 12 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 9 hay hơn.

1 102 lượt xem


Đặc sắc về nội dung hoặc nghệ thuật trong Người đàn bà khoanh tay mỉm cười

Đề bài: Viết bài văn (khoảng 300 chữ) phân tích một điểm đặc sắc về nội dung hoặc nghệ thuật mà em thích trong truyện ngắn "Người đàn bà khoanh tay mỉm cười".

Dàn ý Đặc sắc về nội dung hoặc nghệ thuật trong Người đàn bà khoanh tay mỉm cười

a. Mở bài

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm Người đàn bà khoanh tay mỉm cười.

- Dẫn dắt vào nội dung: phân tích đặc sắc về nội dung hoặc nghệ thuật trong truyện ngắn “Người đàn bà khoanh tay mỉm cười”.

b. Thân bài

- Phân tích tình huống truyện và nghệ thuật xây dựng nhân vật.

- Phân tích nghệ thuật ngôn từ và phong cách viết của truyện.

c. Kết bài

- Đánh giá chung về nội dung và nghệ thuật của truyện.

Đặc sắc về nội dung hoặc nghệ thuật trong Người đàn bà khoanh tay mỉm cười (mẫu 1)

Nguyễn Phan Hách (1944 - 2019) là một nhà thơ, nhà văn nổi tiếng của Việt Nam thời kì hiện đại. Các sáng tác của ông mang đậm chất nhân văn, đặc biệt những truyện ngắn mini của Nguyễn Phan Hách đã mang đến cho người đọc những cảm nhận sâu sắc về cuộc sống. Truyện “Người đàn bà khoanh tay mỉm cười”, được in trong 40 truyện rất ngắn, là một trong những truyện tiêu biểu của ông.

Nhà văn Nguyễn Phan Hách đã tài tình khắc họa một cách tinh tế cuộc sống của những người phụ nữ đi làm kinh tế mới trên vùng đồi núi qua việc miêu tả về nhân vật người phụ nữ: “Chị đã trồng nó ròng rã mỗi ngày một ít từ 20 năm nay, để thành rừng cây bây giờ.”. Trải qua thời gian, giờ đây, rừng thông là nhà của chị, là cuộc sống của chị: “Rừng là vườn nhà của chị. Hàng ngày chị chăm sóc cho rừng khép tán và trồng thêm nữa, thêm mãi cho kín tất cả dãy đồi trọc mênh mang này. Chị trồng cho đến hết đời chị và rồi nấm mồ chị sẽ đặt giữa đỉnh đồi thông kia.”. Cuộc sống của nhân vật người phụ nữ hiện lên thật cô độc, nhưng vẫn đầy lạc quan và hi vọng, chi tiết “ít ngày sau khi Khang đi, ngôi nhà của người đàn bà phủ rợp hoa vàng tối mắt, ong đen dập dìu bay lượn. Rồi những trái mướp treo trĩu trịt. Đứng trước hiên, chị khoanh tay, mỉm cười.” ở cuối truyện đã thể hiện điều đó.

Nhà văn cũng đã sử dụng ngôn ngữ và một phong cách viết rất riêng để tạo nên tác phẩm vô cùng độc đáo và sâu sắc. Văn phong của Nguyễn Phan Hách giản dị nhưng rất gần gũi và chân thật, giúp người đọc dễ dàng cảm nhận và hiểu được cuộc sống của nhân vật, đặc biệt là sự lạc quan của họ khi trồng đồi thông. Nhưng bên cạnh đó, với những câu đặc biệt: “Phải.”, “Một mình.”, và câu rút gọn “Đã ngã xuống.”, tác giả đã nói lên được sự chờ đợi, chờ đợi trong vô vọng của người đàn bà trên đồi thông đó.

Truyện Người đàn bà khoanh tay mỉm cười là một tác phẩm văn học đầy giá trị về sự hi sinh và tinh thần lạc quan. Nhà văn Nguyễn Phan Hách đã khéo léo tái hiện cuộc sống của những người đi xây dựng vùng kinh tế mới thời kì miền Bắc xây dựng Chủ nghĩa xã hội. Đồng thời tạo nên những nhân vật đầy cảm xúc. Sự lạc quan và đầy hi vọng của nhân vật người phụ nữ là một điểm nhấn quan trọng của tác phẩm, khiến người đọc không thể quên được sau khi đọc xong. Qua đó, giúp cho độc giả có thể hiểu rõ hơn về đời sống của người dân vùng kinh tế mới sau chiến tranh.

Đặc sắc về nội dung hoặc nghệ thuật trong Người đàn bà khoanh tay mỉm cười (mẫu 2)

đang cập nhật

1 102 lượt xem