TOP 12 mẫu Em có suy nghĩ hoặc kế hoạch gì để cải thiện việc đọc sách của bản thân (2024) SIÊU HAY

Em có suy nghĩ hoặc kế hoạch gì để cải thiện việc đọc sách của bản thân lớp 9 Cánh diều gồm dàn ý và 12 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 9 hay hơn.

1 257 27/05/2024


Em có suy nghĩ hoặc kế hoạch gì để cải thiện việc đọc sách của bản thân

Đề bài: Từ những vấn đề gợi ra trong văn bản, em có suy nghĩ hoặc kế hoạch gì để cải thiện việc đọc sách của bản thân? Viết một đoạn văn (khoảng 10-12 dòng) để trình bày về những suy nghĩ hoặc kế hoạch đó của em.

5+ Suy nghĩ hoặc kế hoạch để cải thiện việc đọc sách của bản thân (điểm cao)

Suy nghĩ hoặc kế hoạch gì để cải thiện việc đọc sách của bản thân (mẫu 1)

Trong cuộc sống, mỗi sự vật đều có giá trị, ý nghĩa riêng. Một trong những vật có giá trị vô cùng lớn và mang ý nghĩa quyết định đến đời sống con người chính là sách. Sách là nơi lưu trữ những kiến thức từ lâu đời ở nhiều lĩnh vực khác nhau giúp người đọc mở mang hiểu biết cũng như bồi dưỡng tâm hồn. Đọc sách giúp con người tiếp thu nguồn tri thức để hoàn thiện bản thân, suy nghĩ đúng đắn hơn và đủ kiến thức để tìm kiếm công việc nuôi sống bản thân. Mỗi con người không thể trưởng thành, mở rộng tầm hiểu biết nếu không tiếp thu, lĩnh hội kiến thức, kiến thức được ghi lại, tập trung chủ yếu dưới dạng sách vở. Bên cạnh đó, chính chúng ta cũng có thể chia sẻ bài học, lan tỏa thông điệp tốt đẹp thông qua sách vở, viết lách. Bạn thử nghĩ xem, nếu các thế hệ đi trước không lưu lại kiến thức, bài học vào sách vở thì hiện nay chúng ta liệu sẽ có những bài học bổ ích? Và xã hội sẽ liệu có phát triển được như bây giờ? Sách lưu giữ thông tin của nhiều lĩnh vực, bên cạnh việc cung cấp tri thức, sách còn giúp ta rèn giũa tâm hồn cũng như giải trí sau những giờ lao động mệt mỏi. Xã hội không có sách vở, kiến thức sẽ chìm trong u tối với sự lạc hậu, những thông điệp tốt đẹp, truyền thống văn hóa không được lưu truyền từ đời nọ sang đời kia tạo nên bản sắc văn hóa riêng. Tuy nhiên, trong cuộc sống vẫn còn nhiều người chưa ý thức được tầm quan trọng của sách vở, chưa có ý thức đọc sách, trau dồi kiến thức để hoàn thiện bản thân mà chỉ lười biếng, dựa dẫm vào người khác. Những người này mãi sẽ không tiến bộ và sẽ bị tụt về phía sau. Mỗi người hãy lựa chọn cho mình những quyển sách tốt nhất để học tập và trau dồi bản thân, giúp cho cuộc sống này trở nên ý nghĩa hơn.

Suy nghĩ hoặc kế hoạch gì để cải thiện việc đọc sách của bản thân (mẫu 2)

Sách là nơi lưu trữ tinh hoa tri thức của nhân loại. Để đạt được những kiến thức quý giá đó, con người cần phải có cho mình phương pháp đọc sách hiệu quả. Ở đây, việc đọc lướt sẽ không còn tác dụng nữa. Thay vào đó, ta hãy chú trọng việc hiểu. Lấy ví dụ khi tiếp xúc với cuốn "Không gia đình" của Hector Malot, ngoài việc biết được tác phẩm kể về câu chuyện gì ra, người đọc còn cần phân tích, cảm nhận được rất nhiều những điều khác nữa. Đó có thể là tình yêu thương động vật, yêu thương con người, sự dũng cảm, lạc quan hay nỗi bất hạnh khi không có gia đình ở bên. Chính những yếu tố đó là thứ khơi gợi lòng đồng cảm, từ đó hoàn thiện thêm về nhân cách, đạo đức cho mỗi cá nhân. Không chỉ có vậy, khi đọc sách đúng phương pháp, con người sẽ được "đến" với những chân trời mới lạ. Đó có thể là vùng đất khác, dưới lòng đại dương, trên bầu trời hay tận bên ngoài vũ trụ. Cánh cửa tri thức sẽ rộng mở, chào đón chúng ta tới khám phá. Hiện nay, nhờ sự phát triển của khoa học, con người có thể dễ dàng tiếp cận với đa dạng các thể loại như sách nói, sách điện tử,... Cũng bởi lẽ đó mà có người sẽ bị choáng ngợp bởi lượng thông tin khổng lồ kia. Vậy nên hãy chọn lọc sách thật thông minh, phù hợp với thực tế bản thân. Việc suy ngẫm, cảm nhận và phản hồi là vô cùng quan trọng nếu ta muốn hiểu rõ cuốn sách mình có. Thay vì quan trọng số lượng, hãy chú ý đến chất lượng đọc của bản thân. Có như vậy, mỗi người mới từng ngày hoàn thiện, phát triển hơn, đem lại nhiều giá trị tốt đẹp cho cộng đồng.

Suy nghĩ hoặc kế hoạch gì để cải thiện việc đọc sách của bản thân (mẫu 3)

Mỗi cuốn sách là một kho báu, là công cụ không thể thiếu trong quá trình học tập và làm việc. Tuy nhiên, để tìm ra một phương pháp đọc sách hiệu quả thì đó là cả một quá trình. Đầu tiên, mỗi người chúng ta cần phải trả lời được câu hỏi: “Đọc để làm gì?”. Khi bạn làm bất cứ điều gì thì đều phải có mục đích, và đọc sách cũng vậy. Mục đích đọc sẽ giúp bạn quyết định được phương hướng khai thác và tích lũy những kiến thức trong một cuốn sách. Chẳng hạn như bạn đọc một tác phẩm văn học, bạn muốn thấu hiểu cách viết và bút pháp đặc trưng của nhà văn. Hay đọc một cuốn sách về thế giới tự nhiên, bạn muốn khám phá và mở rộng tầm mắt của mình. Sau khi đã xác định được mục đích đọc, bạn cần đặt ra cho mình một “nội quy” về thời gian cho việc tiếp thu kiến thức. Có rất nhiều người đã hớn hở đọc sách trong ngày đầu mới mua về, xong liền bỏ xó nó hàng năm. Bạn hãy đặt ra mục tiêu cho bản thân, ví dụ như ngày đầu đọc hai mươi trang, ngày thứ hai đọc năm mươi trang, ngày thứ ba đọc sáu mươi trang… Và bạn cần xác định được rằng, mình sẽ đọc quyển sách ấy trong vòng bao nhiêu ngày. Đây chính là kỹ năng đọc thường xuyên, một kỹ năng quan trọng trong việc đọc sách. Trong quá trình đọc sách, bạn cần chủ động trong việc ghi chú và tóm tắt những kiến thức, khái niệm chính. Bạn cũng nên tích cực tư duy trong lúc đọc bởi đó là khi bộ não của chúng ta được kích thích, khi ấy bạn sẽ có cơ hội mở rộng bộ não của mình ra và liên hệ cuốn sách với nhiều phương diện trong cuộc sống. Khi có phương pháp đọc hiệu quả, bạn sẽ thấy bản thân mình đang “lớn dần” qua những trang sách. Quả thật, câu nói của nhà văn M.Go-rơ-ki không sai: “Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới”.

Suy nghĩ hoặc kế hoạch gì để cải thiện việc đọc sách của bản thân (mẫu 4)

M. Gorki đã từng nói: “Mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên, tôi tách khỏi con thú và đến tới gần con người, tới gần quan niệm về cuộc sống tốt đẹp nhất và về sự thèm khát cuộc sống”. Kiến thức không phải của riêng ai nhưng muốn thành kiến thức của riêng mình thì phải đào sâu suy nghĩ. Nếu suy nghĩ hời hợt thì sẽ không hiểu rõ, không nắm chắc bản chất của vấn đề, sau một thời gian sẽ bị lãng quên. Chính vì vậy, khi học phải cố gắng tìm hiểu cốt lõi của kiến thức. Chính quá trình tìm tòi, khám phá vấn đề đến tận gốc rễ đó sẽ giúp cho kiến thức thu nhận được in sâu trong trí nhớ. Tự học có vai trò rất quan trọng, giúp chúng ta chủ động trong việc học tập, không phụ thuộc vào người khác. Phương pháp tự học hiệu quả nhất chính là học với sách vở. Muốn đạt được những lợi ích đó, mỗi chúng ta phải là những người đọc sáng suốt, biết chọn lựa sách phù hợp với mình và phải biết tránh xa những cuốn sách có nội dung xấu xa, đồi trụy. Tóm lại, việc đọc những cuốn sách hay luôn đem đến cho con người những điều bổ ích và cần thiết trong cuộc sống.

Suy nghĩ hoặc kế hoạch gì để cải thiện việc đọc sách của bản thân (mẫu 5)

đang cập nhật

1 257 27/05/2024