TOP 11 mẫu Suy nghĩ về số phận những người phụ nữ trong cuộc chiến tranh phi nghĩa (2024) SIÊU HAY

Suy nghĩ về số phận những người phụ nữ trong cuộc chiến tranh phi nghĩa lớp 9 Cánh diều gồm dàn ý và 11 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 9 hay hơn.

1 52 lượt xem


Suy nghĩ về số phận những người phụ nữ trong cuộc chiến tranh phi nghĩa

5+ Suy nghĩ về số phận những người phụ nữ qua Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

Đề bài: Đoạn trích gợi cho em suy nghĩ như thế nào về số phận những người phụ nữ trong cuộc chiến tranh phi nghĩa?

Suy nghĩ về số phận những người phụ nữ trong cuộc chiến tranh phi nghĩa (mẫu 1)

Đoạn trích đã cho người đọc thấy số phận người phụ nữ vốn đã bi thảm, bị ảnh hưởng bởi chiến tranh phi nghĩa càng đau khổ hơn. Việc họ có thể làm là chỉ là ở nhà, chờ đợi trong sự lo lắng, cô đơn, đau khổ. Nỗi khổ của họ là những nỗi đau đớn, dằn vặt mà không thể nói ra được thành lời, chỉ có thể giữ tâm trạng cô đơn ấy trong lòng. Đoạn thơ đã nói lên tình cảm da diết của người vợ dành cho người chồng, ca ngợi tình yêu chung thủy của hai người. Nhưng cũng đồng thời lên án chiến tranh phi nghĩa đã làm bao gia đình phải tan nát, làm vợ phải xa chồng, con phải xa cha, cha mẹ xa con, …Mặt khác, văn bản cũng đã phản ánh lên ý thức về cuộc sống, niềm khao khát bảo vệ hạnh phúc gia đình. Đó cũng là các lí do mà “chinh phụ ngâm khúc” đã tạo dấu ấn rất riêng biệt trong nên văn học của thế kỉ 18 mà vẫn còn có giá trị to lớn cho tới tận bây giờ.

Suy nghĩ về số phận những người phụ nữ trong cuộc chiến tranh phi nghĩa (mẫu 2)

Qua đoạn trích ta thấy được tình cảnh cô đơn, lẻ loi của người phụ nữ trong xã hội phong kiến khi có chồng ra trận. Họ phải chờ đợi trong thấp thỏm, vô vọng, không biết người thân yêu có đang bình yên hay có còn quay về hay không. Đồng thời tác giả muốn tố cáo chiến tranh phong kiến phi nghĩa đã đẩy người dân đến tình cảnh khốn cùng. Ngoài ra đoạn trích còn thể hiện sự xót thương, đồng cảm với thân phận người phụ nữ, trân trọng, đề cao niềm khao khát hạnh phúc lứa đôi, hạnh phúc gia đình.

Suy nghĩ về số phận những người phụ nữ trong cuộc chiến tranh phi nghĩa (mẫu 3)

Đoạn trích cho thấy số phận xót xa của người phụ nữ trong nỗi nhớ thương, mong ngóng chồng trong vô vọng giữa năm tháng chiến tranh phi nghĩa. Xuyên suốt toàn bộ tác phẩm, qua nỗi niềm của người chinh phụ có chồng ra trận, tác giả đã đã để cho người đọc cảm nhận nỗi đau thương trong chiến tranh của cả hai phía người ra trân và người ở lại. Nếu ở nơi chiến địa, chinh phu đang từng ngày từng giờ đối mặt với cái chết thì chinh phụ nơi quê nhà cũng đang mòn mỏi chờ đợi trong vô vọng, và chìm đắm trong muộn phiền. Kể từ khi chinh phu ra đi, một ngày trở nên dài lê thê như cả một năm, những mối lo toan, nỗi buồn sầu như đông đặc, tích tụ đè nặng lên tâm hồn người phụ nữ đáng thương ấy. Từng ngày, từng giờ, từng phút người chinh phụ vẫn đang chiến đấu với nỗi cô đơn, chiến đấu để thoát khỏi cuộc sống tẻ nhạt của chính mình.

Suy nghĩ về số phận những người phụ nữ trong cuộc chiến tranh phi nghĩa (mẫu 4)

Đoạn thơ hiện lên hình ảnh người chinh phụ vốn dòng dõi trâm anh quyền quý, nàng tiễn chồng ra trận với mong muốn người chồng sẽ lập công danh nơi yên ngựa và trở về trong cảnh vinh hoa. Thấm nỗi cô đơn lẻ loi, nàng nhận ra tuổi xuân của mình đang đi qua và hạnh phúc lứa đôi ngày càng xa vời. Người chinh phụ rơi vào tâm trạng cô đơn cùng cực. Khúc ngâm thể hiện tâm trạng cô đơn ấy của người chinh phụ. Đoạn trích miêu tả tâm trạng lẻ loi của người chinh phụ trong cảnh chờ chồng. Sự chờ đợi vô vọng đã khiến nàng tê liệt cả tinh thần. Nỗi đau đớn, tủi hờn của người chinh phụ thể hiện nỗi khao khát hạnh phúc lứa đôi chân chính. Với nỗi niềm cảm thông sâu sắc, tác giả và dịch giả đã thể hiện rất tinh tế và thành công nhưng trạng thái tâm lí phức tạp của người thiếu phụ, qua đó thể hiện thái độ của mình trước những cuộc chiến tranh, binh biến liên miên dưới chế độ phong kiến thế kỉ XVIII.

Suy nghĩ về số phận những người phụ nữ trong cuộc chiến tranh phi nghĩa (mẫu 5)

đang cập nhật

1 52 lượt xem