TOP 12 mẫu Suy nghĩ về việc giữ gìn và phát huy những vẻ đẹp của làng quê Việt Nam trong xã hội hiện đại (2024) SIÊU HAY

Suy nghĩ về việc giữ gìn và phát huy những vẻ đẹp của làng quê Việt Nam trong xã hội hiện đại lớp 9 Cánh diều gồm dàn ý và 12 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 9 hay hơn.

1 99 lượt xem


Suy nghĩ về việc giữ gìn và phát huy những vẻ đẹp của làng quê Việt Nam trong xã hội hiện đại

10+ Suy nghĩ về việc giữ gìn và phát huy những vẻ đẹp của làng quê Việt Nam

Đề bài: Chọn một trong hai đề sau:

(1) Em suy nghĩ như thế nào về việc giữ gìn và phát huy những vẻ đẹp của làng quê Việt Nam trong xã hội hiện đại?

Dàn ý Suy nghĩ về việc giữ gìn và phát huy những vẻ đẹp của làng quê

a. Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: việc giữ gìn và phát huy những vẻ đẹp của làng quê Việt Nam trong xã hội hiện đại.

b. Thân bài:

+ Thực trạng: Làng quê Việt Nam có những vẻ đẹp cần giữ gìn và phát huy: Đặc trưng của văn hóa làng quê Việt Nam truyền thống cần phải nhắc đến: chùa làng, đình làng; đời sống tôn giáo, tín ngưỡng; cơ chế hoạt động; phong tục, tập quán; cách ứng xử; phương thức hoạt động... Nhiều nét đẹp của làng quê Việt Nam đang ngày bị mai một, giới trẻ ngày càng ít quan tâm, tìm hiểu về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.

+ Nguyên nhân: Những thanh niên với lối sống xa rời bản sắc dân tộc. Họ thờ ơ với những giá trị truyền thống ở cả lĩnh vực vật chất và tinh thần; và đề cao những giá trị văn hóa du nhập ở nước ngoài qua việc thần tượng, sính ngoại vượt ngưỡng cho phép.

+ Giải pháp: Mỗi cá nhân đặc biệt là học sinh chúng ta phải tìm hiểu những vẻ đẹp của làng quê Việt Nam, giữ gìn và phát huy những giá trị đó với bạn bè năm châu; Nhà trường cần tổ chức nhiều hơn những hoạt động để tuyên truyền, mang đến cho học sinh nguồn tri thức về những vẻ đẹp của làng quê Việt Nam; Học sinh cần phải đặt trách nhiệm giữ gìn những vẻ đẹp của làng quê Việt Nam lên hàng đầu; Tích cực trau dồi hiểu biết của mình về những giá trị văn hóa tốt đẹp của làng quê Việt Nam.

c. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề cần nghị luận: việc giữ gìn và phát huy những vẻ đẹp của làng quê Việt Nam trong xã hội hiện đại; đồng thời rút ra bài học cho bản thân, cho các bạn trẻ.

Suy nghĩ về việc giữ gìn và phát huy những vẻ đẹp của làng quê (mẫu 1)

Xin chào cô giáo và các bạn, em tên là Nguyễn Thị Hoa, học sinh lớp 9A, trường THCS An Thượng, hôm nay em xin trình bày vấn đề: giữ gìn và phát huy những vẻ đẹp của làng quê Việt Nam trong xã hội hiện đại.

Làng quê Việt Nam từ lâu đã trở thành biểu tượng cho những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Nơi đây lưu giữ những nét đẹp bình dị, mộc mạc trong kiến trúc nhà cửa, trang phục, ẩm thực, đến các lễ hội, phong tục tập quán. Giữ gìn và phát huy những vẻ đẹp của làng quê trong xã hội hiện đại là một trách nhiệm quan trọng, mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho cộng đồng và mỗi cá nhân.

Trước hết, việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa làng quê góp phần bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống quý báu của dân tộc. Làng quê là nơi lưu giữ những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể vô cùng phong phú, đa dạng. Đó là những ngôi nhà cổ kính, những mái đình cong cong, những trang phục truyền thống rực rỡ sắc màu, những món ăn dân dã mang đậm hương vị quê hương, những lễ hội truyền thống độc đáo,... Giữ gìn những giá trị văn hóa này chính là bảo vệ bản sắc văn hóa của dân tộc, tránh nguy cơ mai một trước sự xâm lấn của văn hóa ngoại lai.

Hơn nữa, phát huy bản sắc văn hóa làng quê còn là động lực để phát triển du lịch. Làng quê Việt Nam với vẻ đẹp bình dị, mộc mạc, cùng với những giá trị văn hóa truyền thống độc đáo, có sức hấp dẫn vô cùng lớn đối với du khách trong và ngoài nước. Việc phát huy những giá trị văn hóa này sẽ góp phần thu hút du khách đến tham quan, trải nghiệm, từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cho địa phương.

Bên cạnh đó, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa làng quê còn góp phần giáo dục thế hệ trẻ về truyền thống văn hóa và đạo đức của dân tộc. Làng quê là nơi lưu giữ những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp như lòng hiếu thảo, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng,... Giáo dục thế hệ trẻ về những giá trị này giúp các em hình thành nhân cách con người Việt Nam, trở thành những công dân có ích cho xã hội.

Ngoài ra, phát huy bản sắc văn hóa làng quê còn góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân nông thôn. Việc xây dựng làng quê văn hóa, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân nông thôn góp phần thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, tạo môi trường sống văn minh, an toàn và bền vững.

Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích to lớn, việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa làng quê trong xã hội hiện đại cũng gặp phải một số khó khăn, thách thức. Đó là sự tác động của nền kinh tế thị trường, sự xâm lấn của văn hóa ngoại lai, cũng như ý thức của một bộ phận người dân còn chưa được nâng cao.

Để gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa làng quê trong xã hội hiện đại, cần có sự chung tay góp sức của cả cộng đồng. Mỗi cá nhân cần nâng cao ý thức trách nhiệm, tích cực tham gia vào các hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống. Các cấp chính quyền cần có những chính sách hỗ trợ thiết thực, tạo điều kiện cho người dân phát huy sáng tạo trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa làng quê.

Kết luận, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa làng quê Việt Nam là một trách nhiệm quan trọng, mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho cộng đồng và mỗi cá nhân. Cần có sự chung tay góp sức của cả cộng đồng để bảo vệ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống quý báu của dân tộc, góp phần xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng giàu đẹp, văn minh.

Suy nghĩ về việc giữ gìn và phát huy những vẻ đẹp của làng quê (mẫu 2)

Xin chào cô giáo và các bạn, em tên là Nguyễn Thị Hoa, học sinh lớp 9A, trường THCS An Thượng, hôm nay em xin trình bày vấn đề: giữ gìn và phát huy những vẻ đẹp của làng quê Việt Nam trong xã hội hiện đại?

Trải qua hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, với bao biến đổi và thăng trầm, văn hóa Việt Nam đã hình thành, phát triển và tạo dựng nên những giá trị riêng, đặc sắc, làm nên hồn cốt của dân tộc. Cội nguồn của nền văn hóa Việt Nam chính là văn hóa làng quê. Đó là chiếc nôi hình thành, phát triển, nuôi dưỡng, trao truyền những giá trị văn hóa Việt Nam và nhân cách con người Việt Nam. Bước vào thời kỳ đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, những giá trị tốt đẹp của văn hóa làng quê Việt Nam vẫn được gìn giữ, vui đắp, góp phần làm giàu thêm bản sắc văn hóa dân tộc.

Làng quê Việt Nam từ xa xưa đã được xây dựng thành những tổ chức xã hội nhất định. Diện mạo của các tổ chức xã hội này được hình thành theo nhiệm vụ, được quy định trong hương ước, phong tục của làng. Hương ước của làng là một di sản văn hóa quý giá, có vai trò quan trọng đối với sự ổn định và phát triển của làng quê Việt Nam. Làng là vùng đất do các nhóm người đầu tiên của làng đến khai phá, sinh sống và lập nghiệp. Vì vậy, làng là nơi cộng đồng dân cư được tập hợp theo quan hệ huyết thống, quan hệ địa vực và quan hệ nghề nghiệp. Làng quê Việt Nam chủ yếu là cộng đồng của những người tiểu nông trồng lúa nước và là nơi sản xuất tự cung, tự cấp là chính. Ở mỗi vùng miền của đất nước, làng có những đặc trưng riêng. Từ đó hình thành nên văn hóa gia đình và nhân cách con người ở mỗi vùng miền, với những nét khác biệt.

Ngay từ lúc còn sơ khai, làng quê Việt Nam đã là một cộng đồng văn hóa. Do nhu cầu sống, tổ chức sản xuất, chống chọi với thiên tai, địch họa mà cư dân trong làng đã cố kết lại với nhau thành cộng đồng bền chặt. Làng quê Việt Nam từ bao đời nay là nơi người dân cư trú, sinh sống, lao động, sản xuất và tổ chức mọi sinh hoạt văn hóa đồng thời là nơi cố kết mối quan hệ dòng tộc, xóm giềng. Văn hóa làng chính là hệ thống những giá trị hình thành qua bao đời, là công cụ, phương tiện tổ chức và duy trì toàn bộ hoạt động của cư dân. Người dân trong làng sống nặng tình nghĩa, giúp đỡ nhau lúc tắt lửa tối đèn. Tình làng nghĩa xóm, quan hệ láng giềng ràng buộc con người trong nếp sống, kỷ cương của làng.

Làng quê ở mỗi vùng miền có những yếu tố văn hóa khác nhau, làng quê ở Nam Bộ khác với làng quê ở Bắc Bộ, nhưng về tổng thể thì cấu trúc của làng quê có nhiều điểm giống nhau, vì đó là sự phản ánh sự di cư của mô hình làng quê từ Bắc vào Nam. Vì thế khi nói đến làng quê Việt Nam người ta thường nói đến làng quê ở Bắc Bộ, văn hóa làng quê Việt Nam truyền thống thể hiện rõ nét nhất trong văn hóa làng quê Bắc Bộ. Quan sát làng quê Bắc Bộ, ta thường thấy điểm nhấn của làng quê là ngôi đình, ngôi chùa, cây đa, bến nước, sân đình, con đê, chợ làng, vài ba hàng quán đầu làng. Hầu hết các làng đều có lũy tre bao bọc xung quanh. Lũy tre làng là áo giáp chở che làng, bảo vệ tốt nhất cho cuộc sống của dân làng. Trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, làng dựa vào lũy tre trở thành pháo đài chống giặc. Cây tre trở thành biểu tượng kiên cường, bất khuất của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam.

Điểm nhấn đặc trưng của văn hóa làng quê Việt Nam truyền thống cần phải nhắc đến: chùa làng, đình làng; đời sống tôn giáo, tín ngưỡng; cơ chế hoạt động; phong tục, tập quán; cách ứng xử; phương thức hoạt động... Chùa làng thường gắn với đình làng, đó là bộ đôi trong tâm thức người Việt. Chùa làng nhằm đáp ứng nhu cầu rất sâu đậm của đời sống thôn quê. Người dân đến chùa là tìm đến sự bình yên trong cõi lòng mình, để tìm đến điều thiện, để cầu mong những điều mình mơ ước. Đình làng được coi là trung tâm của làng, là nơi thờ Thành hoàng làng, nơi tổ chức các hoạt động hành chính của làng và là nơi tổ chức các hoạt động văn hóa của làng. Đời sống tôn giáo, tín ngưỡng của người dân thể hiện rõ nhất trong việc thờ cúng tổ tiên. Đó là sự thể hiện lòng biết ơn những bậc sinh thành, đến công lao của tổ tông đã gây dựng nên nền nếp gia phong, truyền thống của gia đình. Hương ước là luật lệ của làng được ghi thành văn bản, có tính bắt buộc các thành viên của làng phải tuân thủ. Nó quy định cơ chế và phương thức hoạt động, phong tục và tập quán, mối quan hệ ứng xử nội bộ trong làng. Hương ước gắn bó các thành viên trong một cộng đồng tương đối chặt chẽ và tự nguyện, lệ thuộc lẫn nhau, phục tùng các quy định và sự quản lý của làng.

Các nhà nghiên cứu đều khẳng định rằng, văn hóa làng quê Việt Nam truyền thống là kết quả của quá trình đấu tranh chống giặc ngoại xâm và lao động sản xuất của con người để hình thành nên những nét đặc trưng riêng của xã hội Việt Nam, nó được nảy sinh trên nền tảng sinh hoạt của con người trong khung cảnh làng quê ở nông thôn. Văn hóa làng quê trùm lên, bao bọc mỗi đời người được sinh ra và lớn lên ở làng quê, nó truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và trở thành cuội nguồn của nền văn hóa dân tộc. Văn hóa làng quê có tính đa dạng, những hoạt động trong làng rất phong phú và mang tính cộng đồng cao. Văn hóa làng quê Việt Nam ngày nay vẫn mang bản sắc của một lối sống có mối quan hệ chặt chẽ, là nơi mà quyền lợi của mỗi thành viên và quyền lợi của cả làng gắn bó.

Dưới tác động và ảnh hưởng của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, đất nước và con người Việt Nam đang biến đổi hàng ngày trong đó có văn hóa làng quê Việt Nam. Sự biến đổi của văn hóa làng quê là xu hướng mang tính quy luật trong sự vận động, phát triển của văn hóa. Khi có sự tác động của môi trường sống thay đổi, con người và văn hóa cũng dần biến đổi cho phù hợp với yêu cầu cuộc sống. Đó là kết quả của sự tiếp biến văn hóa một cách tự nguyện, tự giác do vai trò tự điều chỉnh văn hóa của mỗi cá nhân, mỗi nhóm người trong cuộc sống cộng đồng để cùng thích ứng với đời sống xã hội hiện tại.

Biến đổi văn hóa làng quê đó là những sự vận động, thay đổi của bức tranh văn hóa làng quê nói chung, cũng như sự biến đổi của các thành tố, phương diện trong chỉnh thể đời sống văn hóa của làng quê. Trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa ngày càng sâu rộng, nhanh chóng như hiện nay, những biến đổi trong bức tranh văn hóa của làng quê diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Đó là sự thay đổi từ lối sống, cách sinh hoạt, sáng tạo và hưởng thụ văn hóa, đến cách tư duy, nếp nghĩ, hệ giá trị, các phong tục tập quán… Một quá trình chuyển đổi cơ cấu văn hóa tinh thần đang diễn ra do những biến đổi sâu sắc của đời sống kinh tế - xã hội, với xu hướng tiếp biến, đan xen giữa các yếu tố cũ và mới, nông nghiệp và công nghiệp, truyền thống và hiện đại…

Để khắc phục tình trạng trên, trước hết mỗi cá nhân đặc biệt là học sinh chúng ta phải tìm hiểu những những vẻ đẹp của làng quê Việt Nam, giữ gìn và phát huy những giá trị đó với bạn bè năm châu. Bên cạnh đó, nhà trường cần tổ chức nhiều hơn những hoạt động để tuyên truyền, mang đến cho học sinh nguồn tri thức về những vẻ đẹp của làng quê Việt Nam. Học sinh cần phải đặt trách nhiệm những vẻ đẹp của làng quê Việt Nam lên hàng đầu và tích cực trau dồi hiểu biết của mình về những giá trị văn hóa tốt đẹp của làng quê Việt Nam.

Mỗi con người một hành động nhỏ sẽ đem lại những giá trị to lớn cho đất nước. Chính vì thế chúng ta cần có ý thức đúng đắn và bắt tay vào hành động để giữ gìn những những vẻ đẹp của làng quê Việt Nam, khiến làng quê Việt Nam nói riêng và đất nước ta nói chung ngày càng tươi đẹp hơn.

Suy nghĩ về việc giữ gìn và phát huy những vẻ đẹp của làng quê (mẫu 3)

Xin chào cô giáo và các bạn, em tên là Nguyễn Thị Hoa, học sinh lớp 9A, trường THCS An Thượng, hôm nay em xin trình bày vấn đề: giữ gìn và phát huy những vẻ đẹp của làng quê Việt Nam trong xã hội hiện đại.

Không thể phủ nhận làng quê Việt Nam ngày càng hiện đại hơn, giàu có hơn, nhưng xã hội cũng đang chứng kiến những biến động, thay đổi từ hình thái không gian, kiến trúc và những giá trị cốt lõi về mặt tinh thần. Làm gì để giữ hồn cốt, bản sắc cho làng quê, cho người dân quê Việt Nam, khi mà trên thực tế tiến trình phát triển kinh tế-xã hội, đô thị hóa, sự du nhập văn hóa ngoại lai đang diễn ra khá mạnh mẽ tại nông thôn nước ta hiện nay?

Trước hết, chúng ta cùng thống nhất về sự ra đời của xóm làng Việt Nam để làm căn cứ nhận diện cho những biến động trong thời đương đại. Các nhà nghiên cứu đã đúc kết khái quát, sự hình thành văn minh làng xã gắn với việc phát triển sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp lúa nước.

Trước đó, khi con người sống du canh du cư thì chưa tạo nên lối sống quần tụ, xóm làng chưa thể ra đời. Xét về quan hệ xã hội thì con người, với nhu cầu sản xuất, sinh hoạt và giao lưu, từ quan hệ huyết thống đã nới dần sang quan hệ láng giềng - địa vực. Đây được coi là nguyên tắc cơ bản hình thành nên làng xã và văn hóa làng xã. Quá trình tụ cư cùng với hệ thống thiết chế làng xã đã hình thành và phát triển trên điều kiện như vậy; tính cộng đồng và tính tự trị cũng từ đó ra đời.

Trong quá trình hình thành và phát triển của thiết chế làng xã, thế giới vật chất của làng trở thành điểm tựa hình thành thế giới tinh thần của cư dân ở đó, và ngược lại. Biểu tượng của tính tự trị mang màu sắc riêng của mỗi ngôi làng Việt rõ ràng nhất là lũy tre ken dày như một thành lũy bất khả xâm phạm. Còn biểu tượng của tính cộng đồng làng là mái đình, sân đình, cây đa, bến đò, giếng làng và những nơi có thể tụ họp trong không gian làng. Ngôi đình cổ kính mà ngày xưa làng nào cũng có không chỉ là trung tâm tôn giáo, tâm linh, trung tâm hành chính mà còn là một địa chỉ văn hóa của làng khi diễn ra hội hè, đình đám, hát xướng, liên hoan...

Điều đó cho thấy thiết chế làng đã góp phần quan trọng tạo nên cảnh đẹp làng quê Việt Nam cổ truyền với không gian trữ tình, dung dị. Hình ảnh của làng đã đi vào tâm thức, có sức cuốn hút và lay động cảm xúc của người ở, kẻ đi. Nỗi nhớ trong lòng mỗi chúng ta khi nghĩ về quê hương là hình ảnh làng xóm thân thương với lũy tre xanh, những hàng cau, hàng dừa vươn thẳng, là cổng làng uy nghi mà gần gũi.

Làng là mái đình trầm mặc bên cây đa cổ thụ, là ngôi chùa cổ rêu phong hướng mặt ra bến sông, là ngõ gạch đơn sơ đếm thời gian ký ức. Làng là bến sông, nơi con trẻ bơi lội vui đùa, nơi những người phụ nữ chọn làm chốn giao lưu, tâm sự. Làng là lúa, là khoai, là luống đậu, đám rau, là rơm rạ ngày mùa, lục lạc trâu về trong buổi hoàng hôn.

Từ cảnh sắc thiên nhiên, kiến trúc và văn hóa con người, thì làng Việt từng là một chỉnh thể ổn định. Bởi vậy, tất cả hệ giá trị vật chất và tinh thần của làng trường tồn qua mọi biến thiên thời gian đều có lý do tồn tại của nó.

Trở lại với thực tại, nông thôn nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đẩy mạnh chương trình xây dựng nông thôn mới. Thực hiện chủ trương của Đảng, sự nghiệp xây dựng nông thôn mới là kiến tạo những giá trị mới, làm cho nông thôn Việt Nam văn minh, giàu đẹp hơn nhưng không lai căng, không làm mất những giá trị văn hóa truyền thống.

Nhưng một thực trạng phổ biến là nhiều làng quê chúng ta có vẻ đang xấu đi, trước hết là về cảnh quan, kiến trúc. Phong cảnh và nhiều hạ tầng cổ truyền quý báu mang nét đẹp riêng của mỗi ngôi làng đã bị lãng quên, bị “hô biến” những giá trị đặc sắc, bởi tư tưởng duy ý chí và cách làm nóng vội, không phù hợp.

Hậu quả là ao làng, giếng làng bị lấp. Bến nước đẹp bỏ hoang. Những lối đi bằng đá xanh nhẵn bóng thời gian bị cạy lên để thay bằng những con đường bê-tông không mấy ấn tượng. Những hàng cây cổ thụ bị chặt bỏ để phân lô, bán nền, hình thành khu dân cư mới. Những cổng làng chứng tích trăm năm bị “hạ giải” và thay vào đó là những chiếc cổng phô trương, vô hồn. Những ngõ trúc quanh co, những hàng rào dâm bụt tình tứ bị thay bằng mầu xỉn sẫm của gạch đá kín cổng, cao tường, che khuất tầm mắt và khuất luôn cả tình làng nghĩa xóm…

Không khó để chúng ta nhận diện thực trạng về sự mất trật tự và thiếu bản sắc của kiến trúc nông thôn đương đại như nhận định khái quát của Kiến trúc sư Hoàng Đạo Kính: “Hiện đang thịnh hành ba cách nhìn về sự phát triển của kiến trúc nông thôn. Nông thôn đô thị hóa nhanh, với sự áp đảo của các hình thức kiến trúc đô thị, sự bê-tông hóa - nhựa đường hóa và phố hóa những con đường làng, sự phổ cập các tiện nghi đô thị và đặc biệt là sự gia tăng mật độ xây cất cùng độ cao nhà cửa mang hình thái đô thị. Một cách nhìn khác: kiến trúc nông thôn nhại lại kiến trúc thành phố, với nhà ống-nhà chia lô, dạng cái hộp và “tô điểm” rập khuôn theo hình mẫu cũ kỹ từ thành phố”.

Thời đại phát triển, chúng ta cũng không chỉ sống bằng tâm niệm hoài cổ theo tư duy “ao làng”. Nhưng phải nhận thức rằng, những giá trị tốt đẹp xưa cũ thì không nên để dễ dàng mất đi mà phải bảo tồn hài hòa trong không gian mới mẻ khi tiến trình phát triển không thể dừng lại. Xã hội ngày nay với những biến động không ngừng của nó, cần phải được nhìn nhận và tìm kiếm những giải pháp phù hợp.

Trong hoàn cảnh đó, nhiều quốc gia đã áp dụng thành công mô hình “nông thị” hay cách gọi khác là “nông trấn” (agritown) như một cách dung hòa giữa phát triển hiện đại và bảo lưu những giá trị truyền thống. Trong một “nông thị” như thế, diện tích mặt nước, bãi cỏ, khu vui chơi vẫn được ưu tiên và khu vực tâm linh, nhà ở, sản xuất, thương mại, hành chính, trường học được sắp xếp hợp lý, hài hòa. Không có một mẫu chung, mà mỗi không gian cảnh quan và kiến trúc làng phải phù hợp với điều kiện tự nhiên, địa hình, nhu cầu sản xuất và sinh hoạt.

Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa làng quê Việt Nam là một trách nhiệm quan trọng, mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho cộng đồng và mỗi cá nhân. Cần có sự chung tay góp sức của cả cộng đồng để bảo vệ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống quý báu của dân tộc, góp phần xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng giàu đẹp, văn minh.

Suy nghĩ về việc giữ gìn và phát huy những vẻ đẹp của làng quê (mẫu 4)

Xin chào cô giáo và các bạn, em tên là Nguyễn Thị Hoa, học sinh lớp 9A, trường THCS An Thượng, hôm nay em xin trình bày vấn đề: giữ gìn và phát huy những vẻ đẹp của làng quê Việt Nam trong xã hội hiện đại.

Nhà văn khoa học viễn tưởng Mỹ Heinlein đã từng nói: “Một thế hệ ngoảnh mặt với lịch sử là một thế hệ không có quá khứ - và cũng không có tương lai”. Mỗi đất nước, quốc gia đều được tạo dựng bởi những truyền thống lịch sử, văn hóa,… làm nên bản sắc dân tộc riêng biệt, điều mà thế hệ sau chúng ta nên làm là phải biết trân trọng những giá trị. Bản sắc dân tộc là những yếu tố văn hóa, truyền thống, phong tục, tập quán,… do thế hệ đi trước gây dựng, giữ gìn, lưu truyền và được kế thừa, phát huy. Trân trọng những bản sắc dân tộc chính là những hành động để bày tỏ sự biết ơn, tri ân sâu sắc đến thế hệ đi trước - những người đã đem công sức, mồ hôi, xương máu để kiến tạo, gìn giữ và lưu truyền đến đời sau. 78 năm qua, dù ở trong bất cứ hoàn cảnh nào, chiến đấu với thế lực xâm lăng, thiên tai, bệnh dịch hay những âm mưu đồng hóa, chính sách ngu dân của đế quốc, thực dân,… nhân dân ta vẫn luôn kiên định, giữ vững nền văn hóa nước nhà. Chúng ta - những người trẻ tuổi sinh ra trong thời bình, càng phải biết nhận thức, tự hào sâu sắc về những gì họ đã gắng sức để “giữ và truyền” ấy. Mỗi cá nhân có ý thức trân trọng bản sắc dân tộc sẽ tạo nên khối đại đoàn kết dân tộc, tạo thành sức mạnh nội tại để chống lại những âm mưu thù địch, những căn “bệnh dịch” ngoại lai, nhất là trong thời kỳ hội nhập hiện nay. Đồng thời, có ý thức trân trọng, con người sẽ nhận thức được trách nhiệm của bản thân với những bản sắc văn hóa của dân tộc, biết suy nghĩ và hành động đúng đắn để góp phần công sức riêng vào sự nghiệp chung của Tổ quốc. Bằng tấm lòng yêu thương, trân trọng, dự án phi lợi nhuận Việt Sử kiêu hùng với sứ mệnh kết nối những giá trị lịch sử của dân tộc với thế hệ người trẻ Việt đã được ra đời vào tháng 6/2017 và gây quỹ thành công hơn 3 tỷ đồng, có được sự đón nhận từ hàng triệu khán giả và là dự án có ảnh hưởng tích cực nhất được trao giải tại Wechoice Award 2020. Đó không còn là dự án của một vài cá nhân mà tồn tại bởi sức mạnh cộng đồng, với khát khao tìm lại và lưu giữ những giá trị lịch sử, văn hóa của cha ông, đóng góp một phần sức mình cho những điều tốt đẹp. Những hành động thiết thực đó là minh chứng rõ nét cho một thế hệ người Việt không bao giờ “ngoảnh mặt” với lịch sử, văn hóa dân tộc. Ở đâu đó vẫn còn những người con sinh ra trên đất Việt nhưng vô tình quay lưng với truyền thống của dân tộc, nhưng Tổ quốc Việt Nam, nhân dân Việt Nam với những trái tim bao dung sẽ luôn dang rộng vòng tay, sẵn sàng đón nhận những người biết quay đầu trở lại, biết yêu đời, yêu người, yêu truyền thống, văn hóa của nước nhà.

Suy nghĩ về việc giữ gìn và phát huy những vẻ đẹp của làng quê (mẫu 5)

đang cập nhật

1 99 lượt xem