TOP 5 mẫu Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa (2024) SIÊU HAY
Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa lớp 7 Cánh diều gồm dàn ý và 5 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 7 hay hơn.
Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa
Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 dòng) trình bày suy nghĩ của em về văn bản Vẻ đẹp của bài thơ "Tiếng gà trưa", trong đó có sử dụng ít nhất một vị ngữ và một chủ ngữ được mở rộng bằng cụm chủ vị.
Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa (mẫu 1)
Văn bản Vẻ đẹp của bài thơ "Tiếng gà trưa" là một văn bản nghị luận văn học đã phân tích những đặc sắc nghệ thuật và nội dung của bài thơ Tiếng gà trưa, giúp người đọc cảm nhận sâu sắc hơn về tác phẩm của Xuân Quỳnh. Tác giả của văn bản - Đinh Trọng Lạc đã lần lượt phân tích nghệ thuật trong các khổ thơ. Sự ấn tượng của tôi dồn cả vào việc tác giả phân tích khổ thơ cuối. Ở khổ thơ cuối, anh chiến sĩ thốt lên tiếng gọi Bà ơi thật cảm động. Đó là tình cảm chất chứa lâu ngày nay được phát tiết. Việc Xuân Quỳnh để cho từ Vì ở đầu các dòng thơ lặp lại nhiều lần đã góp phần biểu hiện ý chí chiến đấu mạnh mẽ của người cháu - chiến sĩ. Đó là vì Tổ quốc, vì nhân dân mà trong đó bao gồm cả những người thân yêu trong gia đình, mà sâu sắc nhất là người bà với biết bao kỉ niệm tuổi thơ êm đẹp.
- Một vị ngữ được mở rộng bằng cụm chủ vị: "một văn bản nghị luận văn học đã phân tích những đặc sắc nghệ thuật và nội dung của bài thơ Tiếng gà trưa, giúp người đọc cảm nhận sâu sắc hơn về tác phẩm của Xuân Quỳnh.".
- Một chủ ngữ được mở rộng bằng cụm chủ vị: "Việc Xuân Quỳnh để cho từ Vì ở đầu các dòng thơ lặp lại nhiều lần".
Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa (mẫu 2)
Qua văn bản nghị luận Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa của nhà thơ Xuân Quỳnh, em đã phần nào càng hiểu rõ hơn về tình cảm bà cháu thiêng liêng. Đó là thứ tình cảm thuần túy và trong sáng nhất, xuất phát từ hai trái tim tràn đầy tình yêu thương của bà và cháu. Hoàn cảnh sống khó khăn, thiếu thốn về vật chất không chỉ không làm thấp đi tình cảm bà cháu. Trái lại, càng khiến cho tình cảm ấy trở nên thiêng liêng hơn. Người bà khốn khó ấy, đã chắt chiu, hi sinh, dành dụm từng chút một để cho cháu một tuổi thơ hạnh phúc. Còn người cháu, thì sẵn sàng ra chiến trường, chiến đấu hết mình để bảo vệ tổ quốc, quê hương và người bà ở nơi đó. Thứ tình cảm gia đình ấy, được nhà thơ Xuân Quỳnh thể hiện một cách nhẹ nhàng và sâu lắng qua bài thơ Tiếng gà trưa.
Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa (mẫu 3)
“Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa” là một văn bản nghị luận văn học rất hay và giàu giá trị. Tác giả Đinh Trọng Lạc đã lần lượt phân tích nét đặc sắc của từng khổ thơ. Những lí lẽ và dẫn chứng mà tác giả đưa ra đã giúp làm sáng tỏ vẻ đẹp nội dung, hình thức của bài thơ Tiếng gà trưa. Đồng thời, người đọc cũng thấy được tài năng của nhà thơ Xuân Quỳnh.
Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa (mẫu 4)
Văn bản Vẻ đẹp của bài thơ "Tiếng gà trưa" là một văn bản nghị luận văn học xuất sắc. Văn bản bằng hệ thống luận điểm, lĩ lẽ sắc bén đã giúp người học hiểu rõ về giá trị nội dung và nghệ thuật của bàn thơ “Tiếng gà trưa”, hiểu hơn về giọng thơ Xuân Quỳnh. Tác giả Đinh Trọng Lạc đã đưa ra những lập luận chặt chẽ về nghệ thuật của các khổ thơ để người đọc hiểu được vẻ đẹp về nội dung và nghệ thuật của bài thơ “Tiếng gà trưa”.
* Vị ngữ mở rộng: Văn bản bằng hệ thống luận điểm, lĩ lẽ sắc bén đã giúp người học hiểu rõ về giá trị nội dung và nghệ thuật của bàn thơ “Tiếng gà trưa”, hiểu hơn về giọng thơ Xuân Quỳnh.
* Chủ ngữ mở rộng: Tác giả Đinh Trọng Lạc đã đưa ra những lập luận chặt chẽ về nghệ thuật của các khổ thơ để người đọc hiểu được vẻ đẹp về nội dung và nghệ thuật của bài thơ “Tiếng gà trưa”.
Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa (mẫu 5)
Tôi đặc biệt ấn tượng với văn bản “Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa”. Qua văn bản này, Đinh Trọng Lạc đã phân tích nét đặc sắc của từng khổ thơ. Những lí lẽ và dẫn chứng được đưa ra đã làm sáng tỏ vẻ đẹp nội dung, hình thức của bài thơ Tiếng gà trưa. Từ đó, người đọc sẽ có thêm những hiểu biết về bài thơ cũng như về tác giả. Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa là một văn bản nghị luận tuy có phần ngắn gọn nhưng giàu giá trị.
Câu mở rộng chủ ngữ: (Những lí lẽ và dẫn chứng/ được đưa ra) đã làm sáng tỏ vẻ đẹp nội dung, hình thức của bài thơ Tiếng gà trưa.
Câu mở rộng vị ngữ: Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa là (một văn bản nghị luận/tuy có phần ngắn gọn nhưng giàu giá trị).
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Toán 7 – Cánh Diều
- Giải sbt Toán 7 – Cánh Diều
- Lý thuyết Toán 7 – Cánh Diều
- Giải VBT Toán 7 – Cánh diều
- Giải sgk Tiếng Anh 7 - Explore English
- Giải sgk Tiếng Anh 7 – ilearn Smart World
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 7 ilearn Smart World đầy đủ nhất
- Ngữ pháp Tiếng Anh 7 i-learn Smart World
- Bài tập Tiếng Anh 7 iLearn Smart World theo Unit có đáp án
- Giải sbt Tiếng Anh 7 - ilearn Smart World
- Giải sgk Lịch sử 7 – Cánh Diều
- Lý thuyết Lịch Sử 7 – Cánh Diều
- Giải sbt Lịch sử 7 – Cánh Diều
- Giải VBT Lịch sử 7 – Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 – Cánh Diều
- Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 – Cánh Diều
- Giải sbt Khoa học tự nhiên 7 – Cánh Diều
- Giải sgk Địa lí 7 – Cánh Diều
- Lý thuyết Địa Lí 7 – Cánh Diều
- Giải sbt Địa lí 7 – Cánh Diều
- Giải VBT Địa lí 7 – Cánh diều
- Giải sgk Tin học 7 – Cánh Diều
- Lý thuyết Tin học 7 – Cánh Diều
- Giải sbt Tin học 7 – Cánh Diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 – Cánh Diều
- Lý thuyết Giáo dục công dân 7 – Cánh Diều
- Giải sbt Giáo dục công dân 7 – Cánh Diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 – Cánh Diều
- Giải sbt Hoạt động trải nghiệm 7 – Cánh Diều
- Giải sgk Công nghệ 7 – Cánh Diều
- Lý thuyết Công nghệ 7 – Cánh Diều
- Giải sbt Công nghệ 7 – Cánh Diều
- Giải sgk Giáo dục thể chất 7 – Cánh Diều
- Giải sgk Âm nhạc 7 – Cánh Diều