TOP 9 mẫu Suy nghĩ về lòng yêu nước sau khi đọc: Người đàn ông cô độc giữa rừng, Dọc đường xứ Nghệ, Buổi học cuối cùng (2024) SIÊU HAY

Suy nghĩ của em về lòng yêu nước sau khi đọc các văn bản như : "Người đàn ông cô độc giữa rừng" (Đoàn Giỏi), "Dọc đường xứ Nghệ" (Sơn Tùng), "Buổi học cuối cùng" (Đô-đê) lớp 7 Cánh diều gồm dàn ý và 9 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 7 hay hơn.

1 12810 lượt xem
Tải về


Suy nghĩ về lòng yêu nước sau khi đọc: Người đàn ông cô độc giữa rừng, Dọc đường xứ Nghệ, Buổi học cuối cùng

Đề bài: Viết bài văn nêu suy nghĩ của em về lòng yêu nước sau khi đọc các văn bản như : "Người đàn ông cô độc giữa rừng" (Đoàn Giỏi), "Dọc đường xứ Nghệ" (Sơn Tùng), "Buổi học cuối cùng" (Đô-đê)

Bài giảng Ngữ văn 7 Buổi học cuối cùng

Dàn ý Suy nghĩ về lòng yêu nước sau khi đọc: Người đàn ông cô độc giữa rừng, Dọc đường xứ Nghệ, Buổi học cuối cùng

1. Mở bài: Nêu vấn đề cần trình bày. Ví dụ: Cả ba văn bản đều có nội dung liên quan đến tinh thần yêu nước nhưng mỗi văn bản có cách thể hiện rất khác nhau.

2. Thân bài: Dựa vào các ý đã tìm được, trình bày ý kiến của mình theo một trình tự nhất định. Ví dụ:

+ Nêu cách hiểu về lòng yêu nước thể hiện cụ thể ở mỗi văn bản; ví dụ: Lòng yêu nước thể hiện ở văn bản Buổi học cuối cùng là tình cảm trân trọng và yêu quý tiếng Pháp của thầy Ha-men, của dân làng và cậu bé Phrăng,... Ở văn bản Dọc đường xử Nghệ là... Ở văn bản Người đàn ông cô độc giữa rừng là...

+ Nêu lí lẽ vì sao những biểu hiện đó được coi là lòng yêu nước. Ví dụ:

• Hành động chế vũ khí (tên, nỏ) bắn giặc Pháp xâm lược là biểu hiện cụ thể của lòng yêu nước ở chú Võ Tòng.

• Giải thích vì sao những cảnh vật dọc đường với những thắc mắc của bé Côn hay câu trả lời của cụ Phó bảng, tuy chỉ là những suy nghĩ, cảm xúc, không phải là hành động cụ thể nhưng vẫn là biểu hiện của lòng yêu nước.

• Lí giải vì sao yêu tiếng mẹ đẻ được coi là biểu hiện của lòng yêu nước ,...

3. Kết bài:

Tóm tắt, khẳng định lại ý kiến đã nêu của mình và liên hệ với cuộc sống hiện nay. Ví dụ: Không nên hiểu lòng yêu nước một cách hạn hẹp, chẳng hạn quan niệm: chỉ ra trận đánh giặc mới là yêu nước. Yêu nước còn được thể hiện bằng nhiều cách thức, nhiều hành động, ... khác nhau.

Top 10 Suy nghĩ về lòng yêu nước sau khi đọc Người đàn ông cô độc giữa rừng,  Dọc đường xứ Nghệ, Buổi học cuối cùng

Suy nghĩ về lòng yêu nước sau khi đọc: Người đàn ông cô độc giữa rừng, Dọc đường xứ Nghệ, Buổi học cuối cùng (mẫu 1)

“Người đàn ông cô độc giữa rừng” (Đoàn Giỏi), “Dọc đường xứ Nghệ” (Sơn Tùng) và “Buổi học cuối cùng” (Đô-đê), đều là những văn bản có những nội dung thể hiện lòng yêu nước. Vậy lòng yêu nước là gì và được biểu hiện cụ thể như nào chắc hẳn trong mỗi bạn ngồi đây đều có câu trả lời riêng của mình. Bản thân tôi nhận thấy cả ba văn bản đều có nội dung liên quan đến tinh thần yêu nước nhưng mỗi văn bản có cách thể hiện rất khác nhau.

Trước hết chúng ta cần hiểu yêu nước là yêu mảnh đất mình sinh ra và lớn lên, yêu tiếng nói, yêu con người; là hành động sẵn sàng đấu tranh bảo vệ Tổ Quốc mỗi lúc nguy nan. Vì thế mà biểu hiện của lòng yêu nước cũng khác nhau ở mỗi thời, mỗi hoàn cảnh.

Trong thời chiến tranh loạn lạc, tình yêu nước được biểu hiện là đấu tranh chống giặc ngoại xâm, như nhân vật Võ Tòng trong “Người đàn ông cô độc giữa rừng” (Đoàn Giỏi). Võ Tòng yêu nước được thể hiện ở việc giết tên địa chủ tham lam độc ác, ở việc làm những mũi tên tẩm độc để bắn giặc Pháp. Hành động làm vũ khí thầm lặng nhưng lại thể hiện được tấm lòng lớn lao, chính vì thế mà ông Hai đã trịnh trọng cảm ơn người anh em của mình “xin đa tạ chú! Đa tạ chú!”. Lời cảm ơn không chỉ của ông Hai mà còn của nhân dân, đất nước.

Tình yêu nước còn được thể hiện ở việc yêu tiếng mẹ đẻ, trân trọng, giữ gìn tiếng mẹ đẻ. Nhân vật thầy Ha-men trong “Buổi học cuối cùng” (Đô-đê) là gương mặt tiêu biểu cho tấm lòng yêu nước tha thiết ấy. Được tin buổi học cuối cùng, thầy đã ăn vận trang trọng khác mọi ngày với chiếc áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục diềm lá sen…mũ lụa đen thêu, thái độ dịu dàng ân cần với học trò. Bài giảng cuối cùng của thầy say sưa dịu dàng về thứ tiếng mà thầy cho là hay nhất thế giới, trong sáng nhất, vững vàng nhất và thầy nhấn mạnh phải giữ lấy nó trong chúng ta và đừng bao giờ quên lãng nó. Tình cảm của thầy H-men còn được thể hiện trong những dòng chữ cuối cùng, cầm một hòn phấn dằn mạnh hết sức và thầy viết thật to “NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM”.

Đó là tình yêu nước trong thời chiến tranh, lọa lạc, còn ở thời bình tình yêu nước lại được biểu hiện ở tình yêu gia đình, tình yêu giữa con người với von người, ở việc giữ gìn bản sắc dân tộc. Trong văn bản “Dọc đường xứ Nghệ” (Sơn Tùng) tình yêu nước là câu chuyện về nhân vật lịch sử như Lý Nhật Quang chăm lo cho đời sống nhân dân, là phê phán vua Thục Phán chủ quan khinh địch để mất nước của cụ Phó bảng và các con. Yêu nước còn là việc am hiểu, giải thích cặn kẽ về các địa danh như hòn Hai Vai, núi Trống Thủng, núi Cờ Rách… là nhớ ơn đại thi hào Nguyễn Du…

Như vậy chúng ta không nên hiểu lòng yêu nước một cách hạn hẹp, chẳng hạn quan niệm: chỉ ra trận đánh giặc mới là yêu nước. Yêu nước còn được thể hiện bằng nhiều cách thức, nhiều hành động ... khác nhau. Bản thân tôi còn ngồi trên ghế nhà trường cũng thể hiện lòng yêu nước của mình bằng việc học hành thật tốt, nghe lời ông bà cha mẹ và thầy cô, hòa thuận với an hem, bạn bè.

Trên đây là bài nói của tôi về lòng yêu nước qua các văn bản đã học, cảm ơn thầy/cô và các bạn đã lắng nghe. Rất mong nhận được sự góp ý từ phía thầy/cô và các bạn.

Suy nghĩ về lòng yêu nước sau khi đọc: Người đàn ông cô độc giữa rừng, Dọc đường xứ Nghệ, Buổi học cuối cùng (mẫu 2)

Cả ba văn bản đều có nội dung liên quan đến tinh thần yêu nước nhưng ở mỗi văn bản lại có một cách thể hiện rất khác nhau.

Lòng yêu nước được thể hiện ở văn bản Buổi học cuối cùng là tình cảm trân trọng và yêu quý tiếng Pháp của thầy Ha – men, của dân làng, và cả cậu bé Phrang. Ở văn bản Dọc đường xứ Nghệ là những câu chuyện lịch sử được cụ Phó bảng kể lại cho các con thông qua các địa danh mà cha con đã đi qua. Ở văn bản Người đàn ông cô độc giữ rừng là những khác họa của tác giả về một nhân vật mang đaạm nét tính cách của người dân Nam Bộ thẳng thắn, bộc trực.

Hành động chế vũ khí, bắn giặc Pháp xâm lược là biểu hiện cụ thể của long yêu nước ở chú Võ Tòng. Với long căm thù giặc, quyết không để mất nước chú đã tự tay chế tạo nỏ. Những cảnh vật dọc đường với những thắc mắc của bé Côn hay câu trả lời của cụ Phó bảng, tuy chỉ là những suy nghĩ, cảm xúc không phải là hành động nhưng vẫn là những biểu hiện của lòng yêu nước. Một người cha hiểu biết về những câu chuyện lịch sử, những địa danh đang tồn tại của địa phương. Những người con luôn muốn tìm hiểu, khám phá những giá trị lịch sử của dân tộc. Và với buổi học cuối cùng thì long yêu nước được thể hiện qua việc yêu tiếng mẹ đẻ. Bởi chừng nào còn được sử dụng tiếng mẹ đẻ thì chừng đó dân tộc đó còn nắm giữ được chìa khóa chốn lao tù.

Không nên hiểu long yêu nước một cách hạn hẹp, chẳng hạn quan niệm chỉ ra trận đánh giặc mới là yêu nước. Yêu nước còn được thể hiện qua nhiều cách thức, hành động khác nhau.

Suy nghĩ về lòng yêu nước qua Người đàn ông cô độc giữa rừng, Dọc đường xứ  Nghệ & Buổi học cuối cùng - YouTube

Suy nghĩ về lòng yêu nước sau khi đọc: Người đàn ông cô độc giữa rừng, Dọc đường xứ Nghệ, Buổi học cuối cùng (mẫu 3)

Qua ba văn bản được học “Người đàn ông cô độc giữa rừng” (Đoàn Giỏi), “Dọc đường xứ Nghệ” (Sơn Tùng) và “Buổi học cuối cùng” (Đô-đê), ta nhận thấy những văn bản này đều được viết liên quan đến tinh thần yêu nước. Tuy nhiên, mỗi văn bản lại có một cách thể hiện rất khác nhau, cụ thể như sau:

Lòng yêu nước là tình yêu đối với quê hương, đất nước, là hành động, là không ngừng nỗ lực để xây dựng và phát triển đất nước. Lòng yêu nước là một tình cảm thiêng liêng, cao quý của mỗi người dành cho đất nước mình.

Trong đoạn trích “Buổi học cuối cùng”, lòng yêu nước được lột tả qua tình cảm trân trọng và yêu quý tiếng Pháp của thầy Ha – men, dân làng, và đặc biệt là cậu bé Phrang. Được tin buổi học cuối cùng, thầy đã ăn vận trang trọng khác mọi ngày với chiếc áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục diềm lá sen…mũ lụa đen thêu, thái độ dịu dàng ân cần với học trò. Bài giảng cuối cùng của thầy say sưa dịu dàng về thứ tiếng mà thầy cho là hay nhất thế giới, trong sáng nhất, vững vàng nhất và thầy nhấn mạnh phải giữ lấy nó trong chúng ta và đừng bao giờ quên lãng nó. Tình cảm của thầy H-men còn được thể hiện trong những dòng chữ cuối cùng, cầm một hòn phấn dằn mạnh hết sức và thầy viết thật to “NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM”.

Khác với “Buổi học cuối cùng”, ở “Dọc đường xứ Nghệ” là những câu chuyện lịch sử được cụ Phó bảng kể lại cho các con thông qua các địa danh mà cha con đã đi qua. Nhân vật lịch sử như Lý Nhật Quang chăm lo cho đời sống nhân dân, là phê phán vua Thục Phán chủ quan khinh địch để mất nước của cụ Phó bảng và các con. Yêu nước còn là việc am hiểu, giải thích cặn kẽ về các địa danh như hòn Hai Vai, núi Trống Thủng, núi Cờ Rách… là nhớ ơn đại thi hào Nguyễn Du…

Cuối cùng, trong văn bản “Người đàn ông cô độc giữa rừng” hb là những khác họa của tác giả về một nhân vật mang đaạm nét tính cách của người dân Nam Bộ thẳng thắn, bộc trực. Hành động chế vũ khí, bắn giặc Pháp xâm lược là biểu hiện cụ thể của long yêu nước ở chú Võ Tòng. Với long căm thù giặc, quyết không để mất nước chú đã tự tay chế tạo nỏ. Những cảnh vật dọc đường với những thắc mắc của bé Côn hay câu trả lời của cụ Phó bảng, tuy chỉ là những suy nghĩ, cảm xúc không phải là hành động nhưng vẫn là những biểu hiện của lòng yêu nước. Một người cha hiểu biết về những câu chuyện lịch sử, những địa danh đang tồn tại của địa phương. Những người con luôn muốn tìm hiểu, khám phá những giá trị lịch sử của dân tộc. Và với buổi học cuối cùng thì long yêu nước được thể hiện qua việc yêu tiếng mẹ đẻ. Bởi chừng nào còn được sử dụng tiếng mẹ đẻ thì chừng đó dân tộc đó còn nắm giữ được chìa khóa chốn lao tù.

Không nên hiểu long yêu nước một cách hạn hẹp, chẳng hạn quan niệm chỉ ra trận đánh giặc mới là yêu nước. Yêu nước còn được thể hiện qua nhiều cách thức, hành động khác nhau.

Suy nghĩ về lòng yêu nước sau khi đọc: Người đàn ông cô độc giữa rừng, Dọc đường xứ Nghệ, Buổi học cuối cùng (mẫu 4)

Theo em, “Người đàn ông cô độc giữa rừng” (Đoàn Giỏi), “Dọc đường xứ Nghệ” (Sơn Tùng) và “Buổi học cuối cùng” (Đô-đê) là ba văn bản đều nói về lòng yêu nước. Nhưng trong mỗi văn bản, lòng yêu nước được thể hiện theo những hướng khác nhau.

Trong văn bản “Người đàn ông cô độc giữa rừng”, tình yêu nước xuất phát từ tinh thần gan dạ, quả cảm của những con người bình dị, chân chất nơi núi rừng phương Nam. Hay trong văn bản “Buổi học cuối cùng”, lòng yêu nước được thể hiện qua sự yêu ngôn ngữ, tiếng mẹ đẻ và tình yêu nghề dạy học của thầy giáo người Pháp trong buổi học cuối cùng học bằng tiếng Pháp. Đặc biệt, chi tiết thầy giáo đứng lên, cầm phấn và viết “NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM!”. Đó là hình ảnh đẹp thể hiện tình yêu nước thiêng liêng, mang theo sự tiếc nuối, sót xa của một người trí thức yêu nước, yêu nghề. Cuối cùng, trong văn bản “Dọc đường xứ Nghệ”, ta bắt gặp hình ảnh ba cha con đang bàn luận về những di tích lịch sử, những địa danh nổi tiếng cùng với những câu chuyện, sự tích gắn liền với mỗi địa danh. Qua đó, ta thấy nỗi khát vọng, niềm mong ước của nhân dân đều in hằn lên hình sông, dáng núi đất Việt. Những câu chuyện đó giúp người con hiểu thêm về cội nguồn, lịch sử dân tộc, từ đó củng cố lòng yêu nước, yêu những giá trị văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc.

Như vậy, qua ba văn bản, ta thấy lòng yêu nước không chỉ thể hiện ở các chiến sĩ, những người trực tiếp giết giặc mà nó có thể được biểu hiện theo nhiều cách, nhiều phương diện khác nhau trong cuộc sống. Vì vậy, chúng ta phải biết trân trọng mọi thứ xung quang, bồi dưỡng lòng yêu nước của mình từ những điều nhỏ nhặt nhất.

Suy nghĩ về lòng yêu nước sau khi đọc: Người đàn ông cô độc giữa rừng, Dọc đường xứ Nghệ, Buổi học cuối cùng (mẫu 5)

Cả ba văn bản đều có nội dung liên quan đến tinh thần yêu nước nhưng mỗi văn bản có cách thể hiện rất khác nhau. Lòng yêu nước thể hiện ở văn bản Buổi học cuối cùng là tình cảm trân trọng yêu quý tiếng Pháp của thầy Ha-men, của dân làng và cậu bé Phrăng đó chính là là gương mặt tiêu biểu cho tấm lòng yêu nước tha thiết ấy. Được tin buổi học cuối cùng, thầy đã ăn vận trang trọng khác mọi ngày với chiếc áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục diềm lá sen…mũ lụa đen thêu, thái độ dịu dàng ân cần với học trò. Bài giảng cuối cùng của thầy say sưa dịu dàng về thứ tiếng mà thầy cho là hay nhất thế giới, trong sáng nhất, vững vàng nhất và thầy nhấn mạnh phải giữ lấy nó trong chúng ta và đừng bao giờ quên lãng nó. Tình cảm của thầy H-men còn được thể hiện trong những dòng chữ cuối cùng, cầm một hòn phấn dằn mạnh hết sức và thầy viết thật to “NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM”. Ở văn bản Dọc đường xứ Nghệ là câu chuyện về nhân vật lịch sử như Lý Nhật Quang chăm lo cho đời sống nhân dân, là phê phán vua Thục Phán chủ quan khinh địch để mất nước của cụ Phó bảng và các con. Yêu nước còn là việc am hiểu, giải thích cặn kẽ về các địa danh như hòn Hai Vai, núi Trống Thủng, núi Cờ Rách… là nhớ ơn đại thi hào Nguyễn Du… Ở văn bản Người đàn ông cô độc giữa rừng là những khác họa của tác giả về một nhân vật mang đậm nét tính cách của người dân Nam Bộ thẳng thắn, bộc trực. Hành động chế vũ khí, bắn giặc Pháp xâm lược là biểu hiện cụ thể của long yêu nước ở chú Võ Tòng. Với long căm thù giặc, quyết không để mất nước chú đã tự tay chế tạo nỏ. Những cảnh vật dọc đường với những thắc mắc của bé Côn hay câu trả lời của cụ Phó bảng, tuy chỉ là những suy nghĩ, cảm xúc không phải là hành động nhưng vẫn là những biểu hiện của lòng yêu nước. Một người cha hiểu biết về những câu chuyện lịch sử, những địa danh đang tồn tại của địa phương. Những người con luôn muốn tìm hiểu, khám phá những giá trị lịch sử của dân tộc. Và với buổi học cuối cùng thì lòng yêu nước được thể hiện qua việc yêu tiếng mẹ đẻ. Bởi chừng nào còn được sử dụng tiếng mẹ đẻ thì chừng đó dân tộc đó còn nắm giữ được chìa khóa chốn lao tù.

Không nên hiểu lòng yêu nước một cách hạn hẹp, chẳng hạn quan niệm chỉ ra trận đánh giặc mới là yêu nước. Yêu nước còn được thể hiện qua nhiều cách thức, hành động khác nhau.

Suy nghĩ về lòng yêu nước sau khi đọc: Người đàn ông cô độc giữa rừng, Dọc đường xứ Nghệ, Buổi học cuối cùng (mẫu 6)

Mỗi tác phẩm đều mang tới một thông điệp và một giá trị khác nhau dành cho người đọc. Và 3 tác phẩm “Người đàn ông cô độc giữa rừng” (Đoàn Giỏi), “Dọc đường xứ Nghệ” (Sơn Tùng) và “Buổi học cuối cùng” (Đô-đê) nói về những câu chuyện riêng, hoàn cảnh riêng nhưng ở đó đều thể hiện một tình yêu đất nước sâu sắc qua các nhân vật.

Tác phẩm “Buổi học cuối cùng” lòng yêu nước được thể hiện qua buổi học cuối cùng một tình yêu ngôn ngữ mẹ đẻ và tình yêu nghề dạy học của người thầy giáo khi phải dừng lại, cùng với đó là sự chuyển biến tâm trạng của cậu bé Phrang khi biết đây buổi học cuối cùng vì bản thân đã không cố gắng học. Đặc biệt, chi tiết thầy giáo đứng lên, cầm phấn và viết “NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM!”. Đó là hình ảnh đẹp thể hiện tình yêu nước thiêng liêng, mang theo sự tiếc nuối, sót xa của một người trí thức yêu nước, yêu nghề. Còn trong văn bản “Người đàn ông cô độc giữa rừng”, tình yêu nước xuất phát từ tinh thần gan dạ, quả cảm của những con người bình dị, chân chất nơi núi rừng phương Nam. Cuối cùng, trong văn bản “Dọc đường xứ Nghệ”, ta bắt gặp hình ảnh ba cha con đang bàn luận về những di tích lịch sử, những địa danh nổi tiếng cùng với những câu chuyện, sự tích gắn liền với mỗi địa danh. Qua đó ta có thể thấy tình yêu nước không cần phải cầm súng mới là yêu nước mà tình yêu nước được thể hiện qua các hành động khác nhau.

Suy nghĩ về lòng yêu nước sau khi đọc: Người đàn ông cô độc giữa rừng, Dọc đường xứ Nghệ, Buổi học cuối cùng (mẫu 7)

Mỗi tác phẩm đều mang đến một thông điệp và giá trị khác nhau cho người đọc. Và ba tác phẩm “Người đàn ông cô đơn trong rừng” (Đoàn Giỏi), “Trên đường” (SơnTùng), và “Bài học cuối cùng” (ĐôĐê), mỗi tác phẩm đều có những câu chuyện riêng và câu chuyện của riêng mình. nói về hoàn cảnh, nhưng có một tình yêu sâu sắc ở đó. Về đất nước qua các nhân vật. Tác phẩm “Buổi học cuối cùng” nói về lòng yêu nước của Last Hour, tình yêu tiếng mẹ đẻ của thầy giáo, tình yêu với nghề dạy học khi phải nghỉ dạy và cảm giác của chàng trai Frangkhi biết đây là buổi học cuối cùng của mình và sự chuyển biến tâm trạng từ tiếc nuối tới ân hận vì cậu bé đã bỏ lỡ những buổi học đi chơi. Và chi tiết đắt giá nhất là thầy giáo đứng lên, cầm một viên phấn và viết "NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM!" Đó là một hình ảnh đẹp thể hiện lòng yêu nước thiêng liêng và đi kèm với đó là niềm tiếc thương của một trí thức yêu nước yêu nghề. Và lòng yêu nước trong lời bài hát “Người đàn ông cô độc giữa rừng” xuất phát từ tinh thần dũng cảm, quả cảm của những con người chất phác, chân chất của núi rừng phương Nam. Cuối cùng, trong văn bản "Dọc đường xứ Nghệ", chúng ta thấy hai cha con thảo luận về các di tích lịch sử và địa danh nổi tiếng, cũng như những câu chuyện và truyền thuyết gắn liền với mỗi địa danh. Làm như vậy, chúng ta sẽ thấy rằng lòng yêu nước không nhất thiết phải có vũ trang mới yêu nước, và lòng yêu nước đó được thể hiện qua nhiều hành động khác nhau.

Suy nghĩ về lòng yêu nước sau khi đọc: Người đàn ông cô độc giữa rừng, Dọc đường xứ Nghệ, Buổi học cuối cùng (mẫu 8)

Lòng yêu nước có những cách thể hiện khác nhau, góc nhìn khác nhau và mỗi nhân vật đều có một tình yêu cháy bỏng với Tổ Quốc của mình nhưng họ thể hiện, hành động khác nhau. Trong tác phẩm Người đàn ông cô độc giữa rừng” xuất phát từ tinh thần dũng cảm, gan dạ của những con người chất phác, chân chất của núi rừng phương Nam. Hay trong văn bản “Buổi học cuối cùng”, lòng yêu nước được thể hiện qua lòng yêu ngôn ngữ, tiếng mẹ đẻ và nghề dạy học của cô giáo Pháp trong buổi học tiếng Pháp cuối cùng. Cụ thể, cô giáo đứng lên, cầm một viên phấn và viết "NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM!" Đó là một hình ảnh đẹp thể hiện lòng yêu nước thiêng liêng và đi kèm với đó là niềm tiếc thương của một trí thức yêu nước yêu nghề. Cuối cùng, trong văn bản "DỌc đường xứ Nghệ", chúng ta thấy hai cha con thảo luận về các di tích lịch sử và địa danh nổi tiếng, cũng như những câu chuyện và truyền thuyết gắn liền với mỗi địa danh. Bạn có thể thấy những khát khao, ước nguyện của con người đã in sâu vào hình ảnh sông núi Việt Nam. Những câu chuyện này giúp các em hiểu hơn về cội nguồn, lịch sử của đất nước, từ đó hình thành lòng yêu nước, yêu các giá trị văn hóa dân gian truyền thống của đất nước. người trực tiếp giết giặc. Vì vậy, chúng ta phải trân trọng mọi thứ xung quanh và vun đắp lòng yêu nước từ những điều nhỏ nhặt.

Suy nghĩ về lòng yêu nước sau khi đọc: Người đàn ông cô độc giữa rừng, Dọc đường xứ Nghệ, Buổi học cuối cùng (mẫu 9)

Tác phẩm "Người đàn ông cô độc giữa rừng" (Đoàn Giỏi), "Dọc đường xứ Nghệ" (Sơn Tùng) và Buổi học cuối cùng" (Đô- đê) đều nói đến những biểu hiện của lòng yêu nước. Em hoàn toàn đồng ý với ý kiến trên. Bởi, các văn bản đều nói đến khía cạnh khác nhau của lòng yêu nước. Yêu nước không phải chỉ là ra trận chiến đấu hay đổ máu và hi sinh. Trong văn bản, ta dễ dàng thấy được lòng yêu nước ấy của chú Võ Tòng một tinh thần gan dạ, quả cảm từ những hành động đơn giản của con người bình thường đồng thời vẻ đẹp thiên nhiên núi rừng cùng con người hùng vĩ. Còn Côn, thầy trò người Pháp thể hiện tình yêu nước bằng chính tình yêu ngôn ngữ mẹ đẻ, một lòng hướng tới đất nước kính yêu của mình, khao khát được học ngôn ngữ mẹ đẻ và được tự do. Lòng yêu nước luôn tồn tại dưới nhiều dạng thức như thế. Và trách nhiệm của chúng ta ấy là phải nhận ra, phải biết hướng, thay đổi hành động của mình để lan tỏa giá trị đẹp của lòng yêu nước.

Xem thêm các bài văn mẫu Ngữ văn lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

1 12810 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: