TOP 13 mẫu Em thích nhất đoạn nào trong Về bài thơ ông đồ của Vũ Đình Liên (2024) SIÊU HAY
Em thích nhất đoạn nào trong văn bản "Về bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên" lớp 7 Cánh diều gồm dàn ý và 13 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 7 hay hơn.
Em thích nhất đoạn nào trong Về bài thơ ông đồ của Vũ Đình Liên
Đề bài: Em thích nhất đoạn nào trong văn bản "Về bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên" (Vũ Quần Phương), Viết đoạn văn giải thích vì sao?
Bài giảng Ngữ văn 7 Ông đồ
Dàn ý Em thích nhất đoạn nào trong Về bài thơ ông đồ của Vũ Đình Liên
- Mở đoạn: Giới thiệu chung về văn bản "Về bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên" (Vũ Quần Phương)
- Thân đoạn:
+ Đoạn văn em thích nhất là đoạn văn nào?
+ Giải thích lí do: Đoạn văn cuối cùng giúp cảm nhận rõ nét tình cảm của tác giả Vũ Quần Phương với ông đồ, cũng như tâm trạng xót xa, tiếc nuối trước một thời tàn.
+ Phân tích vẻ đẹp của bài thơ Ông đồ với những dẫn chứng rõ ràng, chi tiết
+ Gợi ra không gian tàn tạ, hết thời, buồn bã và ảm đạm
+ Suy nghĩ, tình cảm luyến lưu buồn sầu của ông với một dáng hình truyền thống, một phong tục đẹp đẽ của dân tộc
- Kết đoạn: Cảm nhận chung về văn bản.
Em thích nhất đoạn nào trong Về bài thơ ông đồ của Vũ Đình Liên (mẫu 1)
Trong văn bản Về bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên (Vũ Quần Phương) em thích nhất đoạn văn cuối cùng. Qua đoạn văn đó, chúng ta có thể cảm nhận rõ nét tình cảm của tác giả Vũ Quần Phương với ông đồ, cũng như tâm trạng xót xa, tiếc nuối trước một thời tàn. Sự hoài cổ những nét đẹp cũ và bóng dáng của ông đồ đang dần mất đi theo thời gian.
Em thích nhất đoạn nào trong Về bài thơ ông đồ của Vũ Đình Liên (mẫu 2)
Trong văn bản Về bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên (Vũ Quần Phương) em thích nhất đoạn mở đầu. Vì ở đoạn đầu đã gợi ra không gian tàn tạ, hết thời, buồn bã và ảm đạm. Dòng thơ không phải là nỗi đau nức nở, nó chỉ như một tiếng thở dài cảm thương, nuối tiếc khôn nguôi
Em thích nhất đoạn nào trong Về bài thơ ông đồ của Vũ Đình Liên (mẫu 3)
Em thích nhất đoạn cuối cùng vì đoạn văn thể hiện rõ nhất tình cảm của tác giả Vũ Quần Phương với ông đồ và tâm trạng xót xa tiếc nuối trước một thời tàn. Phân tích vẻ đẹp của bài thơ Ông đồ với những dẫn chứng rõ ràng, chi tiết, Vũ Quần Phương đồng thời đã bộc lộ suy nghĩ, tình cảm luyến lưu buồn sầu của ông với một dáng hình truyền thống, một phong tục đẹp đẽ của dân tộc. Những cảm xúc luyến lưu ấy đã thực sự chạm vào tim em, khơi lên những liên tưởng phảng phất u buồn về một thời quá vãng
Em thích nhất đoạn nào trong Về bài thơ ông đồ của Vũ Đình Liên (mẫu 4)
Trong văn bản Về bài thơ “Ông đồ" của Vũ Đình Liên, em thích nhất đoạn cuối cùng, đoạn văn thể hiện rõ nhất tình cảm của tác giả Vũ Quân Phương với ông đồ và tâm trạng xót xa tiếc nuối trước một thời tàn. Phân tích vẻ đẹp của bài thơ Ông đồ với những dẫn chứng rõ ràng, chi tiết, Vũ Quân Phương đồng thời đã bộc lộc suy nghĩ, tình cảm luyến lưu buồn sầu của ông với một dáng hình truyền thống, một phong tục đẹp đẽ của dân tộc. Những cảm xúc luyến lưu ấy đã thực sự chạm vào tim em, khơi lên những liên tưởng phảng phất u buồn về một thời quá vãng.
Em thích nhất đoạn nào trong Về bài thơ ông đồ của Vũ Đình Liên (mẫu 5)
Trong văn bản Về bài thơ "Ông đồ" của Vũ Đình Liên, em thích nhất đoạn nói về quy luật "Mỗi năm hoa đào nở" ở đầu bài thơ "Ông đồ" đã không còn đúng nữa. Em thích nhất đoạn này vì nó đã cho em có một cái nhìn sâu sắc hơn về bài thơ "Ông đồ".
Em thích nhất đoạn nào trong Về bài thơ ông đồ của Vũ Đình Liên (mẫu 6)
Em thích nhất đoạn mở đầu trong văn bản Về bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên (Vũ Quần Phương) vì đoạn đã gợi ra cho em hình dung rõ nét về một không gian tàn tạ, hết thời, buồn bã và ảm đạm.
Em thích nhất đoạn nào trong Về bài thơ ông đồ của Vũ Đình Liên (mẫu 7)
Trong bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên (Vũ Quần Phương), em thích nhất đoạn thơ mở đầu. Bởi nó gợi lên không gian tiêu điều, buồn bã và ảm đạm. Dòng thơ không phải là tiếng kêu đau mà như tiếng thở dài tiếc nuối không nguôi.
Em thích nhất đoạn nào trong Về bài thơ ông đồ của Vũ Đình Liên (mẫu 8)
Trong văn bản Về bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên (Vũ Quần Phương) em thích nhất đoạn mở đầu. Vì ở đoạn đầu đã gợi ra không gian tàn tạ, hết thời, buồn bã và ảm đạm. Dòng thơ không phải là nỗi đau nức nở, nó chỉ như một tiếng thở dài cảm thương, nuối tiếc khôn nguôi.
Em thích nhất đoạn nào trong Về bài thơ ông đồ của Vũ Đình Liên (mẫu 9)
Em thích nhất đoạn cuối cùng vì đoạn văn thể hiện rõ nhất tình cảm của tác giả Vũ Quần Phương với ông đồ và tâm trạng xót xa tiếc nuối trước một thời tàn. Phân tích vẻ đẹp của bài thơ Ông đồ với những dẫn chứng rõ ràng, chi tiết, Vũ Quần Phương đồng thời đã bộc lộ suy nghĩ, tình cảm luyến lưu buồn sầu của ông với một dáng hình truyền thống, một phong tục đẹp đẽ của dân tộc. Những cảm xúc luyến lưu ấy đã thực sự chạm vào tim em, khơi lên những liên tưởng phảng phất u buồn về một thời quá vãng.
Em thích nhất đoạn nào trong Về bài thơ ông đồ của Vũ Đình Liên (mẫu 10)
Bài thơ Ông đồ là một bài thơ chứa đầy hàm súc, là sự tiếc nuối của tác giả về một nền văn học đã từng rất rực rỡ. Ở hai khổ thơ đầu, tác giả đã tái hiện lại không khí ngày tết xưa khi ông đồ còn được trọng dụng, Khi tết đến xuân về, hoa đào đua nhau khoe sắc thắm, phố phường đông vui, tấp nập và ông đồ xuất hiện bên hè phố bán đôi câu đối để mọi người trưng trong nhà như một văn hóa không thể thiếu ngày đầu năm mới. Những nét chữ thanh thoát như phượng múa rồng bay, gửi gắm cả tâm hồn và tấm lòng người viết. Thế nhưng, theo thời gian, phong tục treo câu đối ngày tết không còn được ưa chuộng. Từ “nhưng” như nốt trầm trong khúc ca ngày xuân, cho thấy sự thay đổi trong bước đi chầm chậm của thời gian. Người tri âm xưa nay đã là khách qua đường. Niềm vui nhỏ nhoi của ông đồ là được mang nét chữ của mình đem lại chút vui cho mọi người trong dịp tết đến xuân về nay đã không còn. Nỗi buồn của lòng người khiến những vật vô tri vô giác như giấy đỏ, bút nghiên cũng thấm thía nỗi xót xa. Hình ảnh ông đồ xưa vốn gắn với nét đẹp truyền thống về nền văn hóa nho học, nay dần bị lãng quên “Lá vàng bay trên giấy/Ngoài trời mưa bụi bay”. Ông vẫn ngồi đấy nhưng chẳng mấy ai còn để ý, lá vàng rơi giữa ngày xuân trên trang giấy nhạt phai như dấu chấm hết cho sự sinh sôi. Hạt mưa bụi nhạt nhòa bay trong cái se lạnh như khóc thương, tiễn biệt cho một thời đại đang dần trôi vào dĩ vãng. Ta như cảm nhận được qua tứ thơ là tâm trạng của thi nhân, phảng phất một nỗi xót thương, nỗi niềm hoài cổ nhớ tiếc của nhà thơ cho một thời đã qua. Và câu hỏi cuối bài thơ như lời tự vấn cũng là hỏi người, hỏi vọng về quá khứ với bao ngậm ngùi “Những người muôn năm cũ/Hồn ở đâu bây giờ?”. Ông đồ vắng bóng không chỉ khép lại một thời đại của quá khứ, đó còn là sự mai một truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Bài thơ đã chạm đến những rung cảm của lòng người, để lại những suy ngẫm sâu sắc với mỗi người.
Em thích nhất đoạn nào trong Về bài thơ ông đồ của Vũ Đình Liên (mẫu 11)
Bài thơ “Ông đồ” được đánh giá là một thành công “đột xuất” của Vũ Đình Liên. Nhà thơ đã sử dụng thể thơ năm chữ gọn gàng, ngôn từ giản dị nhưng chứa đựng bao nỗi niềm tâm sự về nhân tình thế thái. Chính vì vậy Hoài Thanh có bình rằng: "Ít có bài thơ nào bình dị mà cảm động đến vậy”.
Hình ảnh ông đồ hiện lên trong dòng suy tưởng, hoài niệm của nhà thơ:
“Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu, giấy đỏ
Bên phố đông người qua”
Trong những năm cuối thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20, nền Nho học suy tàn, những kì thi chữ Hán bị bãi bỏ, đa số người ta hướng tới cái mới, quay lưng với cái cũ thì chữ Nho không còn ở thời hoàng kim nữa nhưng vẫn được mọi người ưa chuộng. Bởi thế hình ảnh ông đồ viết chữ thuê bên những con phố sầm uất đã trở nên quen thuộc mỗi khi Tết đến xuân về. Bằng ngọn bút tài hoa ông đồ đang lặng lẽ làm đẹp cho đời. Ông chính là nét đẹp tinh tế của một Hà thành xưa cũ:
“Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay”
Nhưng số người nhiệt thành với chữ Nho "mỗi năm mỗi vắng”, khách quen cũng tan tác "người thuê viết nay đâu?”, phong tục treo câu đối Tết cũng phạt phai. Ông đồ dần dần bị lãng quên, phương cách mưu sinh ngày càng khó. Bởi vậy nỗi buồn thấm tận cốt tuỷ, lan sang cả những vật vô tri:
“Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu”
Và như một sự tất yếu khi người ta đua nhau “vứt bút lông đi viết bút chì”, xã hội nhá nhem với những Xuân tóc đỏ, hay nhà thiết kế thời trang TYPN ( Số đỏ – Vũ Trọng Phụng) – Ông đồ đã hoàn toàn bị quên lãng. Ông ngồi đó ” như cái di tích tiều tuỵ đáng thương của một thời tàn”:
“Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay”
Ông đồ ngồi giữa mùa xuân mà ta tưởng như ở mùa đông ảm đạm, ông như chìm vào không gian để mặc gió mưa thời gian phủ nhoà. Hình ảnh” lá vàng rơi” tượng trưng cho sự lụi tàn. Chữ Nho đã mạt vận. Chỉ còn lại nỗi thương cảm ngậm ngùi. Những giọt mưa bay hay những giọt nước mắt xót xa tiếc nuối? Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình của tác giả đã đạt đến độ chín khiến người đọc cũng thấy lòng mình thấm đẫm nỗi sầu nhân thế cùng ông đồ già cô đơn lỡ vận…
Mùa xuân lại đến "không thấy ông đồ xưa”. Ông cố bám lấy xã hội hiện tại nhưng không còn đủ sức, đủ kiên nhẫn nữa, bởi cơm áo không đùa với chữ nghĩa. Ông phải rút lui vào quá khứ, cũng có thể đã trở thành người thiên cổ. Tác giả băn khoăn, day dứt:
“Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?”
Nhà thơ không chỉ xót thương ông đồ mà cả một lớp người như ông. Tác giả muốn đuổi theo để gặp lại những hồn người đã mất hay đang hoài niệm những vẻ đẹp của quá khứ? Câu hỏi tu từ khép lại bài thơ nhưng mở ra những câu hỏi lớn cho người đọc.
Có thể nói tình thương người và niềm hoài cổ đã khiến Vũ Đình Liên cho ra đời một thi phẩm tuyệt tác "Ông đồ” sống mãi với thời gian. Tên tuổi của nhà thơ cũng gắn liền với bài thơ từ độ ấy. Và dường như thời gian càng trôi đi tác phẩm lại càng thêm giá trị bởi ý nghĩa nhân văn, nhân đạo mà tác giả gửi gắm chưa bao giờ xưa cũ.
Em thích nhất đoạn nào trong Về bài thơ ông đồ của Vũ Đình Liên (mẫu 12)
Vũ Đình Liên đến với làng thơ rất lặng lẽ nhưng không kém phần sâu sắc. Trong phong trào Thơ mới, tên tuổi ông không đình đám như Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Nguyễn Bính,.. và các tên tuổi nổi bậc khác nhưng cũng đủ để làm nên một hiện tượng khác thường.
Có người viết nghìn bài mà ngỡ như chưa hề viết. Có người viết mấy bài mà đã có thể lưu danh đến ngày sau. Bởi Vũ Đình Liên đã bắt được cái hồn của thời đại. Không cần đi quá xa vào thế giới thần tiên như Thế Lữ, hay rong ruổi trong tình yêu như Xuân Diệu, lặng ngắm một chiều hoang tàn bên mộ cũ như Chế lan Viên, đau đớn dưới trăng khuya như Hàn Mạc Tử và càng không trở về với ngày xưa diễm lệ như Trần Huyền Trân,… Vũ Đình Liên tìm về với những rung động tinh tế của chính tâm hồn mình lòng thương người và tình hoài cổ mênh mang.
Hoài Thanh có nhận xét: “Có lần hai nguồn cảm hứng ấy đã gặp nhau và để lại cho chúng ta một bài thơ kiệt tác: “Ông đồ”. Ít khi có một bài thơ bình dị mà cảm động như vậy. Tôi tưởng như đọc lời sám hối của cả bọn thanh niên chúng ta đối với lớp người đương đi về cõi chết…”
Có lẽ, trước thực tại phũ phàng, lớp trẻ năng động đã quá vội vàng lên đường tìm kiếm, khơi phá những miền đất nghệ thuật đang rộ nở muôn nơi, bỏ lại riêng ông âm thầm tìm về chốn cũ. Có thể nói thơ Vũ Đình Liên đã quá cũ so với đương thời nhưng lại có sức hút mãnh liệt khiến ai đọc tới cũng phải nao lòng.
Với bài thơ Ông đồ, Vũ Đình Liên đã may mắn đón lấy được tinh túy trên dòng chảy của thời gian bất tận. Có lẽ, ông đã chờ sẵn ở đó rất lâu và nhanh tay đón lấy khi nó vừa đến. Bài thơ ra đời năm 1937, ngay cái thời khắc phong trào Thơ mới rộ nở nhất, đẩy nền thơ cũ và thế hệ cũ vào vị trí khiêm nhường rồi biến mất sau đó. Phan Khôi, Lưu Trọng Lư, và các nhà thơ khác liên tục đã phá nền thơ cũ và tạo ra cái mới, mấy ai kịp nhìn lại thế hệ cũ đã rút lui như thế nào. Chỉ có Vũ Đình Liên làm điều ấy.
Bài thơ Ông đồ là tiếng nói thẳm sâu tận đáy lòng của Vũ Đình Liên trước sự lụi tàn của một thế hệ, một tư tưởng và một nét đẹp trong tâm hồn và đời sống người Việt. Không kêu ca hay uất hận nhưng nỗi tiếc thương vô hạn ẩn sâu trong từng câu từng chữ. Hình ảnh ông đồ là chứng nhân của lịch sử, của một thế hệ những con người đang rơi dần vào sự bế tắc cùng cực với sự bế tắc của đất nước. Sự bế tắc đã dẫn ông đồ từ địa vị thanh cao, đạo mạo đến chỗ mưu sinh bằng cách bán chữ giữa sự thờ ơ, vô tình của thế gian giữa chợ đời.
Và để bấu víu vào một cái gì đó chưa hẳn đã mất, Vũ Đình Liên đã khởi đầu bài thơ thật hào hứng:
“Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già”.
Từ “lại” nghe thật hãnh diện, xác định ngay vị trí của ông đồ trong ngày tết. Ông đến như định mệnh và từ lâu đã in đậm trong kí ức của con người khi ngày tết đến. Và không đẻ người đọc chờ đợi lâu, Vũ Đình Liên lập tức triển khai hình tường, phô bày trước mắt người đọc:
“Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua”.
Đọc lại câu thơ, ta như thấy trước mắt mình cái cảnh nhộn nhịp, cấp tập không ngừng của ngày tết xưa. Đâu đây là tiếng gọi nhau thăm hỏi, đâu đó là tiếng chào mời đón đưa của muôn người. Và ông đồ trên các góc phố, dưới tán cây che, chân dậm giấy, tay đưa nét bút thần kì như “phượng múa rồng bay” trước sự trầm trồ, thán phục của bao người.
Thế nhưng, sự đời đưa đẩy, số phận nổi trôi, đời người ngắn ngủi mà phong ba bão tố nhanh chóng càn quét qua đây. Năm sau trở lại, hình ảnh ông đồ vẫn trên phố cũ mà sao xa khác vô cùng:
“Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu”.
Từ một khung cảnh náo nhiệt, trong sự tôn vinh tột độ, đột nhiên ông đồ rơi vào nghịch cảnh đáng thương. Vẫn là sân khấu ấy nhưng ông đồ đã mất hết người xem, một mình độc diễn vở kịch buồn.
Dường như Vũ Đình Liên đã cảm nhận thấy, đã dẫm lên cái đường ranh mong manh, mơ hồ mà tàn nhẫn của thời gian giữa thời đại cũ và thời đại mới. Ông đồ gắng gượng níu kéo cái tinh hoa một thời trong lòng người một cách bất lực nhưng không từ bỏ. Ở đây, dẫu chưa đạt đến trình độ đưa “cái thần” vào chữ viết như một tay tử tù của thời vang bóng, ít ra ông đồ cũng còn lại những ngón tay hoa.
Trên bước đường cùng với chút tài mọn tuy có lỡ làng, ông đồ ngỡ vẫn còn một góc đời riêng nhằm an bần lạc đạo hoặc thậm chí để ngậm ngùi! Và chính sự gắng gượng cuối cùng ấy lại đẩy ông đồ vào một tình thế dở khóc dở cười:
“Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài giời mưa bụi bay”.
Câu thơ rơi vào im lặng đáng sợ khiến người đọc hụt hẫng tiếc thương. Cơn mưa phủ xuống tâm hồn, che lại những vết thương đang âm ỉ cào cấu trong lòng. Đến đây, người đọc mới sực tỉnh nhận ra trong mình đã đánh mất đi tình yêu đối với cái quốc hồn quốc túy và vô tình đẩy một thế hệ như ông đồ vào nghịch cảnh bi đát ấy. Một thời đại sáng bừng hào khí “nghiêng cánh nhạn tách mái rừng Nhan Khổng – Vẫy đuôi kình toan vượt bể Trình Chu” đang le lói những tia sáng cuối cùng trước khi đi vào im lặng. Và cuối cùng là im lặng thực sự:
“Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?”.
Vũ trụ tuần hoàn, vòng sinh diệt bất tận càn quét trên mặt đất này. Những gì còn lại là sự gạn lọc tàn nhẫn của thời gian. Khung cảnh vẫn thế không có gì đổi thay, ngày tết vẫn tưng bừng rộn rã, hoa đào vẫn nở, người vẫn du xuân trẩy hội, nhưng nhân vật chính của ngày xưa đã mãi mãi không đến nữa. Câu thơ “Năm nay đào lại nở” biểu hiện cái quy luật tàn nhẫn như nụ cười chua chát của nhà thơ ném vào cuộc đời. Câu thơ theo sau đó như uất nghẹn trước tin dữ: “Không thấy ông đồ xưa” khép lại một cơn mê, để rồi nhà thơ truy vấn:
“Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?”.
Ở đâu là ở đâu? Những người trong thế hệ cũ có thể ở đâu được? Hoặc là họ chấp nhận chuyển mình, bỏ khăn đóng áo dài khoác vào bộ đồ tây kệch cỡm, cắt tóc ngắn, “tối rượu sâm banh sáng sữa bò” để hòa hợp với cái thời đại nửa tây nửa ta ấy. Hoặc là tiếp tục giữ nguyên lối cũ sống lay lắt với thời gian.
Vũ Đình Liên đã không thể trả lời. Ông gửi niềm ưu tư ấy vào thời gian và mong tìm kiếm một sự đồng cảm ở người đọc. Ông đau đáu nhìn vào dòng đời đang trôi chảy như một kẻ mất hồn mong tìm thấy bản thể. Cũng cảnh cũng người nhưng người và cảnh đâu dễ thành thơ, nếu nhà thơ không là kẻ tri âm hay đồng điệu.
Em thích nhất đoạn nào trong Về bài thơ ông đồ của Vũ Đình Liên (mẫu 13)
Trong bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên (Vũ Quần Phương) em thích nhất đoạn thơ:
Năm nay đào lại nở
Chẳng thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ ?
Qua đoạn thơ trên, chúng ta có thể cảm nhận được rõ nét tình cảm của tác giả Vũ Đình Liên với ông đồ cũng như tâm trạng xót xa, tiếc nuối trước một thời huy hoàng vàng son của ông đồ khi không còn ai nhớ đến phong tục tập quán xưa cũ viết chữ Nôm, chữ Hán ngày Tết nữa. Câu thơ cuối cùng, tác giả đã sử dụng câu hỏi tu từ để tự hỏi chính bản thân mình khiến câu thơ trở nên sinh động và giàu hình ảnh hơn.
Xem thêm các bài văn mẫu Ngữ văn lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Toán 7 – Cánh Diều
- Giải sbt Toán 7 – Cánh Diều
- Lý thuyết Toán 7 – Cánh Diều
- Giải VBT Toán 7 – Cánh diều
- Giải sgk Tiếng Anh 7 - Explore English
- Giải sgk Tiếng Anh 7 – ilearn Smart World
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 7 ilearn Smart World đầy đủ nhất
- Ngữ pháp Tiếng Anh 7 i-learn Smart World
- Bài tập Tiếng Anh 7 iLearn Smart World theo Unit có đáp án
- Giải sbt Tiếng Anh 7 - ilearn Smart World
- Giải sgk Lịch sử 7 – Cánh Diều
- Lý thuyết Lịch Sử 7 – Cánh Diều
- Giải sbt Lịch sử 7 – Cánh Diều
- Giải VBT Lịch sử 7 – Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 – Cánh Diều
- Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 – Cánh Diều
- Giải sbt Khoa học tự nhiên 7 – Cánh Diều
- Giải sgk Địa lí 7 – Cánh Diều
- Lý thuyết Địa Lí 7 – Cánh Diều
- Giải sbt Địa lí 7 – Cánh Diều
- Giải VBT Địa lí 7 – Cánh diều
- Giải sgk Tin học 7 – Cánh Diều
- Lý thuyết Tin học 7 – Cánh Diều
- Giải sbt Tin học 7 – Cánh Diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 – Cánh Diều
- Lý thuyết Giáo dục công dân 7 – Cánh Diều
- Giải sbt Giáo dục công dân 7 – Cánh Diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 – Cánh Diều
- Giải sbt Hoạt động trải nghiệm 7 – Cánh Diều
- Giải sgk Công nghệ 7 – Cánh Diều
- Lý thuyết Công nghệ 7 – Cánh Diều
- Giải sbt Công nghệ 7 – Cánh Diều
- Giải sgk Giáo dục thể chất 7 – Cánh Diều
- Giải sgk Âm nhạc 7 – Cánh Diều