TOP 12 mẫu Giải thích nghĩa của từ mặt trời trong hai dòng thơ: Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng... (2024) SIÊU HAY

Giải thích nghĩa của từ mặt trời trong hai dòng thơ Ngày ngày Mặt Trời đi qua trên lăng / Thấy một Mặt Trời trong lăng rất đỏ lớp 7 Cánh diều gồm dàn ý và 12 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 7 hay hơn.

1 2086 lượt xem
Tải về


Giải thích nghĩa của từ mặt trời trong hai dòng thơ: Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng...

Bài giảng Ngữ văn 7 Viếng lăng Bác

Đề bài: Viết một đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) giải thích nghĩa của từ "mặt trời" trong hai dòng thơ dưới đây và cho biết em dựa vào đâu để xác định được nghĩa của mỗi từ đó:

"Ngày ngày Mặt Trời đi qua trên lăng

Thấy một Mặt Trời trong lăng rất đỏ"

(Viễn Phương)

Dàn ý Giải thích nghĩa của từ mặt trời trong hai dòng thơ: Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng...

- Mở đoạn: Giới thiệu về hai dòng thơ trong bài “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương.

- Thân đoạn: Giải thích hai câu thơ

+ Hai câu thơ được tạo nên với những hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ sóng đôi. Câu trên là một hình ảnh thực, câu dưới là hình ảnh ẩn dụ.

+ Ví Bác như mặt trời là để nói lên sự trường tồn vĩnh cửu của Bác, giống như sự tồn tại vĩnh viễn của mặt trời tự nhiên.

+ Ví Bác như mặt trời là để nói lên sự vĩ đại của Bác, người đã đem lại cuộc sống tự do cho dân tộc Việt Nam thoát khỏi đêm dài nô lệ.

Nhận thấy Bác là một mặt trời trong lăng rất đỏ, đây chính là sáng tạo riêng của Viễn Phương, nó thể hiện được sự tôn kính của tác giả, của nhân dân đối với Bác.

- Kết đoạn: Cảm nhận chung về hai câu thơ.

Giải thích nghĩa của từ mặt trời trong hai dòng thơ: Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng... (mẫu 1)

Trong bài thơ “Viếng lăng Bác” của nhà thơ Viễn Phương, khổ thơ thứ hai được bắt đầu từ hình ảnh “Mặt trời”:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

Có hai “mặt trời”: “mặt trời” trong câu thơ trên là hình ảnh thực, “mặt trời” trong câu thơ dưới là hình ảnh ẩn dụ. Bác chính là mặt trời sáng rực, vừa thể hiện cái vĩ đại bất diệt, vừa sự sống cho nhân loại; vừa là mặt trời sáng rực của cách mạng vô sản... Lấy “mặt trời” để ví với Bác, nhà thơ thể hiện niềm tôn kính của mình, cũng là sự tôn kính của toàn thể nhân dân Việt Nam đối với vị lãnh tụ kính yêu.

Giải thích nghĩa của từ mặt trời trong hai dòng thơ: Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng... (mẫu 2)

Trong bài thơ “Viếng lăng Bác”, theo đoàn người, tác giả vào thăm lăng Bác, nhà thơ nhìn thấy:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

“Mặt trời” ngày ngày đi qua trên lăng là mặt trời của thiên nhiên, nguồn sáng lớn nhất, rực rỡ, còn một mặt trời khác “rất đỏ”. Bằng hình ảnh ẩn dụ, nhà thơ đã ví Bác là “mặt trời”, Người là mặt trời rực đỏ màu cách mạng sẽ mãi mãi chiếu sáng đường chúng ta đi bằng sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Người. Đây là nét nghệ thuật sáng tạo của tác giả.

Phân tích bài Viếng Lăng Bác của Viễn Phương chi tiết nhất - TRƯỜNG THPT  BÌNH THANH

Giải thích nghĩa của từ mặt trời trong hai dòng thơ: Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng... (mẫu 3)

Ở khổ thơ thứ hai bài thơ “Viếng lăng Bác”, chúng ta theo chân Viễn Phương tiến dần vào lăng Bác. Trong không khí trang nghiêm ấy, nhà thơ chợt thấy hiện ra hình ảnh của mặt trời. Một mặt trời của vũ trụ luôn luôn luân chuyển không ngừng nghỉ ngày và đêm. Và từ đó, nhà thơ cũng chợt nhận ra “một mặt trời trong lăng rất đỏ”. Nếu như mặt trời của vũ trụ mỗi ngày tỏa xuống nhân gian thứ ánh sáng ấm áp, thì Bác Hồ - mặt trời của dân tộc Việt Nam cũng đã và luôn tỏa ra một nguồn ánh sáng vĩ đại soi tỏ con đường cho dân tộc.

Giải thích nghĩa của từ mặt trời trong hai dòng thơ: Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng... (mẫu 4)

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

Nếu ánh mặt trời của thiên nhiên ngày ngày vẫn miệt mài "đi" bên Bác, vẫn dõi theo người, ánh mặt trời ấy mang sự sống, mang nguồn ánh sáng rực rỡ cho muôn loài trên thế gian. Thì Bác cũng như ánh mặt trời ấy, diệu kì và đẹp đẽ biết bao, Bác mang nguồn sáng của cách mạng soi rọi con đường giải phóng của dân tộc, là ánh sáng ấm áp trong mỗi trái tim chúng con. Đó là một hình ảnh rất đẹp, rất thơ, chứa chan niềm tôn kính của nhà thơ tới Bác Hồ - vị cha già kính yêu của dân tộc.

Phân tích khổ 2 bài viếng lăng bác chi tiết và chính xác

Giải thích nghĩa của từ mặt trời trong hai dòng thơ: Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng... (mẫu 5)

Khổ thứ hai trong bài “Viếng lăng Bác” nói tới cảm xúc trước cảnh đoàn người xếp hàng vào lăng.

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

Ví Bác với mặt trời là hình ảnh đã quen, nhưng đem so sánh mặt trời trên lăng và mặt trời trong lăng là một sáng tạo mới xuất thần, thoát sáo, chưa hề có. Mặt trời “rất đỏ” làm nhớ đến trái tim, trái tim nhiệt huyết, chân thành, trái tim thương nước, thương dân.

Viếng lăng Bác là một trong những bài thơ nổi tiếng nhất của tác giả Viễn Phương. Bài thơ không chỉ thể hiện nỗi lòng tha thiết của người con khi đứng trước lăng Bác mà còn làm cho chúng ta hiểu hơn, thêm yêu quý hơn hình ảnh Bác Hồ ngay cả khi Bác đã yên nghỉ. Nổi bật trong bài thơ chính là hai câu thơ:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng,
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

Hai câu thơ có đến hai mặt trời. Mặt trời thứ nhất là mặt trời của tự nhiên, mang lại ánh sáng và sự sống cho vạn vật trên Trái Đất. Mặt trời ấy lan tỏa ánh sáng đi muôn nơi và là một yếu tố không thể thiếu đối với cuộc sống con người. Mặt trời trong khổ thơ thứ hai là mặt trời ẩn dụ tượng trưng cho Bác Hồ - vị lãnh tụ vĩ đại đã có công giải phóng đất nước. Tuy giờ đây Bác đã yên nghỉ nhưng xung quanh Bác vẫn tỏa ra ánh sáng của độc lập tự do, của tinh thần yêu nước, của một con người đã dành cả cuộc đời cho cách mạng nước nhà. Ngày ngày mặt trời nhìn mặt trời trong lăng, mặt trời trong lăng còn đỏ hơn mặt trời đi trên nóc nhà kia - ánh sáng của tình yêu dành cho dân tộc.

Hai câu thơ tuy ngắn gọn nhưng chứa đựng nội dung và nghệ thuật vô cùng tinh tế, đặc sắc. Dưới nét bút của tác giả Viễn Phương, người đọc dễ dàng hình dung ra tầm vóc lớn lao của Bác. Nhiều năm tháng qua đi nhưng bài thơ vẫn giữ nguyên vẹn những giá trị tốt đẹp ban đầu của nó và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng nhiều thế hệ bạn đọc.

Giải thích nghĩa của từ mặt trời trong hai dòng thơ: Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng... (mẫu 6)

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
Mặt trời trong câu thơ trên là hình ảnh thực của vầng thái dương ngày ngày tỏa ánh sáng ấm áp xuống mặt đất – duy trì sự sống cho muôn loài. Mặt trời trong câu thơ dưới là một ẩn dụ nghệ thuật đẹp đẽ và đầy sáng tạo của nhà thơ, thể hiện tấm lòng thành kính và biết ơn sâu sắc của nhân dân ta đối với Bác Hồ – Người đốt ngọn đuốc giữa đêm trường thực dân phong kiến, dẫn đường chỉ lối cho dân tộc đứng lên thực hiện cuộc cách mạng giải phóng rung trời chuyển đất, làm nên chiến thắng vinh quang, khẳng định tên tuổi Việt Nam trước toàn thế giới. Bác Hồ mãi mãi là vầng mặt trời soi sáng và sưởi ấm, tiếp thêm sức mạnh cho dân tộc ta trên con đường đi tới tương lai.

Giải thích nghĩa của từ mặt trời trong hai dòng thơ: Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng... (mẫu 7)

Hai dòng thơ của Viễn Phương đều xuất hiện từ "Mặt Trời". Thế nhưng mỗi từ "Mặt Trời" lại có ý nghĩa khác nhau. Ở dòng thứ nhất, với các từ "ngày ngày", "đi qua trên lăng", người đọc có thể hiểu "Mặt Trời" ở đây được dùng với nghĩa gốc - chỉ một thiên thể. Ở dòng thơ thứ hai, "Mặt Trời" không còn là từ với nghĩa gốc mà đã trở thành một từ mang nghĩa tạm thời của ngữ cảnh. Không có một Mặt Trời thiên thể nào thực sự ở trong lăng cả! Đó chỉ là cách nói ẩn dụ về Bác Hồ cũng đã soi sáng cho dân tộc Việt Nam và mãi mãi bất tử. Cách nói ấy cho thấy Mặt Trời vĩnh hằng, và Bác Hồ cũng vĩnh hằng như vậy.

Giải thích nghĩa của từ mặt trời trong hai dòng thơ: Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng... (mẫu 8)

“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”.

Trong những câu thơ trên, Viễn Phương thật tài hoa khi sử dụng phép tu từ nhân hoá và ẩn dụ. “Mặt trời trong lăng” chính là Bác Hồ vô cùng kính yêu và vĩ đại. Ngầm so sánh với mặt trời, nhà thơ đã thầm ngợi ca sự vĩ đại của Bác. Nếu như mặt trời của tự nhiên mang ánh sáng đèn cho nhân loại thì Bác là người mang ánh sáng tự do đến cho dân tộc. Không chỉ vậy, nếu như mặt trời bất tử cùng tự nhiên vũ trụ thì Bác Hồ cũng sẽ bất tử cùng non nước Việt Nam tươi đẹp. Câu thơ thể hiện niềm tin yêu thành kính vô bờ đôi với Bác Hồ của nhà thơ. Đặc biệt, được kết hợp với phép nhân hoá “Mặt trời đi qua... thấy… mặt trời trong lăng rất đỏ” ta còn có cảm giác như mặt trời của tự nhiên cũng phải ngắm nhìn, chiêm ngưỡng mặt trời của dân tộc - chính là Bác Hồ kính yêu... Không chi Viễn Phương mà cả non sông đang tụ họp về đây “đi trong thương nhớ” tưởng niệm anh linh của Bác. Và đặc biệt, dòng người tuôn trào, bất tận ấy đang “kết tràng hoa” tươi thắm để kính dâng lên “bảy mươi chín mùa xuân” trong sáng - bảy mươi chín năm Bác sống cùng non sông gấm vóc. Những liên tưởng kì diệu ấy của nhà thơ hoàn toàn dựa trên những hình ảnh có thực. Dòng người vào lăng viếng Bác chẳng những có muôn vàn sắc áo mà còn mang nhiều màu da, đến từ nhiều vùng miền khác nhau của đất nước, của thế giới. Tất cả đến lăng Bác với niềm tin yêu, sự tôn kính vô bờ. Vậy mỗi con người là một tấm lòng, là một bông hoa để dòng người kết thành tràng hoa tươi thắm. Điệp từ “ngày ngày” được lặp lại đến hai lần đến sự bất tử của Bác, lòng thành kính của nhân loại đối với Bác sẽ trường tồn cùng thời gian. Đồng thời câu thơ cuối cùng là một câu thơ 9 tiếng - câu thơ phá luật khiến nhịp thơ như dài ra, theo đó, tràng hoa dâng lên Bác cũng như kéo dài ra bất tận, niềm xúc động tuôn trào không sao kìm giữ được.

Với tình cảm chân thành tha thiết và sự tài hoa trong việc sáng tạo những hình ảnh thơ, giữa rất nhiều những bài thơ hay viết về Bác, “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương vẫn tìm được cho mình một vị trí trang trọng trong lòng người yêu thơ cả nước.

Giải thích nghĩa của từ mặt trời trong hai dòng thơ: Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng... (mẫu 9)

Hình ảnh ẩn dụ trong bài hình ảnh “mặt trời” – hình ảnh của Bác Hồ. Mặt trời của thiên nhiên đem tới nguồn sáng, hạnh phúc soi đường cho toàn dân tộc. Màu sắc “rất đỏ” làm cho câu thơ trở nên thật đẹp, tạo ấn tượng sâu sắc, nói lên tư tưởng cách mạng, lòng yêu nước nồng nàn của Bác.

Tác giả xây dựng hình ảnh ẩn dụ để nói lên sự vĩ đại của Bác, thể hiện được sự tôn trọng, kính mến của tác giả và toàn dân đối với Bác – vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta.

Giải thích nghĩa của từ mặt trời trong hai dòng thơ: Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng... (mẫu 10)

Tác giả đã dùng biện pháp tu từ ẩn dụ để nói về hình ảnh mặt trời thật tượng trưng cho Bác Hồ.
Hình ảnh mặt trời thứ nhất là một hành tinh lớn nhất trong hệ mặt trời, là nguồn năng lượng dường như vô tận, mang lại ánh sáng và sự sống cho hành tinh chúng ta.
Hình ảnh mặt trời thứ hai chính là Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, vị lãnh tụ, vị cha già của dân tộc Việt Nam, là người tiên phong lãnh đạo Cách mạng Việt Nam hướng theo con đường Chủ nghĩa Cộng Sản, đưa dân tộc Việt Nam từ chỗ bùn lầy nô lệ đến ánh sáng chói loà của độc lập tự do, của ấm no hạnh phúc, của Đảng Cộng Sản Việt Nam quang vinh.
Như vậy, bằng việc dùng hình ảnh mặt trời của thiên nhiên để nói đến mặt trời trong tim mỗi con người Việt Nam, tác gỉa làm cho chúng ta cảm nhận sâu sắc hơn về vai trò to lớn của Hồ Chí Minh với dân tộc Việt Nam. Ngày ngày, mặt trời đi qua chân lăng dường như cùng phải cúi chào và ngưỡng mộ một mặt trời trong lăng rất đỏ.

Giải thích nghĩa của từ mặt trời trong hai dòng thơ: Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng... (mẫu 11)

Ở khổ thơ thứ hai bài thơ “Viếng lăng Bác”, chúng ta theo chân Viễn Phương tiến dần vào lăng Bác. Trong không khí trang nghiêm ấy, nhà thơ chợt thấy hiện ra hình ảnh của mặt trời. Một mặt trời của vũ trụ luôn luôn luân chuyển không ngừng nghỉ ngày và đêm. Và từ đó, nhà thơ cũng chợt nhận ra “một mặt trời trong lăng rất đỏ”. Nếu như mặt trời của vũ trụ mỗi ngày tỏa xuống nhân gian thứ ánh sáng ấm áp, thì Bác Hồ – mặt trời của dân tộc Việt Nam cũng đã và luôn tỏa ra một nguồn ánh sáng vĩ đại soi tỏ con đường cho dân tộc.

Giải thích nghĩa của từ mặt trời trong hai dòng thơ: Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng... (mẫu 12)

Nếu ánh mặt trời của thiên nhiên ngày ngày vẫn miệt mài “đi” bên Bác, vẫn dõi theo người, ánh mặt trời ấy mang sự sống, mang nguồn ánh sáng rực rỡ cho muôn loài trên thế gian. Thì Bác cũng như ánh mặt trời ấy, diệu kì và đẹp đẽ biết bao, Bác mang nguồn sáng của cách mạng soi rọi con đường giải phóng của dân tộc, là ánh sáng ấm áp trong mỗi trái tim chúng con. Đó là một hình ảnh rất đẹp, rất thơ, chứa chan niềm tôn kính của nhà thơ tới Bác Hồ – vị cha già kính yêu của dân tộc.

Xem thêm các bài văn mẫu Ngữ văn lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

1 2086 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: