TOP 12 mẫu Nghị luận: Yêu tiếng mẹ đẻ có phải là yêu nước (2024) SIÊU HAY

Bài văn nghị luận Yêu tiếng mẹ đẻ có phải là yêu nước lớp 7 Cánh diều gồm dàn ý và 12 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 7 hay hơn.

1 6,621 25/11/2024
Tải về


Nghị luận: Yêu tiếng mẹ đẻ có phải là yêu nước

Đề bài: Viết bài văn nghị luận trả lời cho câu hỏi: Yêu tiếng mẹ đẻ có phải là yêu nước?

Dàn ý Nghị luận: Yêu tiếng mẹ đẻ có phải là yêu nước

1. Mở bài

Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: Yêu tiếng mẹ đẻ có phải là yêu nước?

2. Thân bài

a. Giải thích

- Lòng yêu nước là tình yêu đối với quê hương, đất nước, là hành động, là không ngừng nỗ lực để xây dựng và phát triển đất nước.

- Lòng yêu nước là một tình cảm thiêng liêng, cao quý của mỗi người dành cho đất nước mình.

- Yêu tiếng mẹ đẻ chính là sự tôn trọng ngôn ngữ tiếng Việt, sử dụng tiếng việt mộ t cách hợp lí, đúng đắn, không chêm xen quá nhiều ngôn ngữ khác khi giao tiếp, có ý thức giữ gìn và phát huy tiếng việt cũng như quảng bá đến bạn bè trên thế giới.

b. Phân tích

- Mỗi một quốc gia có một nền văn hóa, một ngôn ngữ khác nhau, là công dân của quốc gia, mỗi người có ý thức giữ gìn, phát huy cũng như truyền bá văn hóa, ngôn ngữ của mình.

- Chúng ta cần phải bảo vệ tiếng việt, giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt, không để người khác làm mai một, bão hòa ngôn ngữ riêng của mình với bất kì thứ ngôn ngữ nào khác.

- Tuy nhiên, giữ gìn tiếng mẹ đẻ không có nghĩa là bài trừ những ngôn ngữ khác mà cần sử dụng tiếng nước ngoài sao cho phù hợp, không được lạm dụng quá mức.

c. Chứng minh

Học sinh lấy dẫn chứng những tác phẩm tiếng việt nổi tiếng hoặc những con người, những hành động cao đẹp bảo vệ, quảng bá tiếng việt ra thế giới,… để làm ví dụ minh họa cho bài làm văn của mình.

d. Phản đề

Trong cuộc sống vẫn còn có nhiều trường hợp lạm dụng tiếng nước ngoài vào trong giao tiếp, cũng có những trường hợp sử dụng tiếng việt với mục đích xấu làm mất đi sự trong sáng của tiếng việt,… những hành động này cần ngăn ngừa.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề cần nghị luận: tình yêu tiếng việt; đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân.

Nghị luận: Yêu tiếng mẹ đẻ có phải là yêu nước (mẫu 1)

Mỗi người sinh ra đều có quê hương, nơi chôn rau cắt rốn, có tiếng mẹ à ơi trong từng lời ru. Mỗi quốc gia đều có tiếng nói riêng, có ngôn ngữ riêng, Việt Nam cũng vậy. Nên chả có gì có thể ngăn cản tình yêu của chúng ta đối với tiếng Việt. Như vậy, liệu yêu tiếng mẹ đẻ có phải là yêu nước?

Tiếng Việt của chúng ta vốn là một ngôn ngữ vô cùng đa dạng, phong phú. Trong tiếng Việt có rất nhiều cách nói đa thanh, đa nghĩa, chỉ cần trong câu văn đảo trật tự từ hoặc thay đổi cách ngắt nghỉ hay thêm bớt một từ thôi là nghĩa của câu có thể hoàn toàn thay đổi. Tiếng Việt cũng giống như linh hồn của đất nước vậy, nó là bản sắc, là hồn túy của dân tộc. Tiếng Việt chất chứa bề dày lịch sử, nét văn hóa, phong tục tập quán, tín ngưỡng truyền thống của dân tộc. Người Việt sử dụng tiếng Việt mới thẩm thấu được nhiều những lớp ý nghĩa trong cách nói năng của mọi người. Còn tiếng Việt là còn đất nước. Thế nhưng hiện nay, tiếng Việt lại ngày một trở nên mai một, biến chất. Con người sử dụng tiếng mẹ đẻ không còn khéo léo, phong phú như trước nữa. Nếu để ý, bạn sẽ thấy thế hệ cha ông chúng ta dùng nhiều những từ cổ, cách nói có nhiều ca dao tục ngữ, lời lẽ đa dạng, muốn bay bổng có bay bổng, muốn hài hước có hài hước, muốn bi thương có bi thương. Còn giới trẻ hiện nay, không những không nắm bắt được ngữ nghĩa của nhiều từ mà cách sử dụng tiếng mẹ đẻ cũng bó hẹp trong những từ thông dụng, căn bản, không thể hiện được sự đa dạng, nhiều sắc thái của tiếng Việt.

Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại trong đó có tiếng nước ngoài là rất tốt. Nhưng song song với đó, chúng ta phải có ý thức chủ động giữ gìn tiếng mẹ đẻ của mình bằng cách thường xuyên đọc sách, lắng nghe và sử dụng thường xuyên ngôn ngữ tiếng Việt một cách đa dạng, phong phú. Có như vậy chúng ta mới gìn giữ được những nét đẹp của ngôn ngữ dân tộc chúng ta.

Nghị luận: Yêu tiếng mẹ đẻ có phải là yêu nước (mẫu 2)

Giữ gìn tiếng mẹ đẻ chính là tình yêu Tiếng Việt. Trong thời gian gần đây, việc một số bạn trẻ thích “sính ngoại”, sử dụng tiếng nước ngoài thay cho tiếng Việt đã gây ra nhiều tranh luận. Với tôi, tiếng mẹ đẻ vẫn là điều mà chúng ta phải gìn giữ, là di sản quý giá của dân tộc còn tiếng nước ngoài chỉ là một phương tiện để chúng ta giao lưu với thế giới. Hơn hết, “Yêu tiếng mẹ đẻ có phải là yêu nước”?

“Tiếng mẹ đẻ” là ngôn ngữ của dân tộc mình, là tiếng nói gốc của ông bà, cha mẹ,…từ ngàn đời xưa. “Tiếng nước ngoài” chỉ chung mọi ngôn ngữ khác không phải tiếng mẹ đẻ. Chúng ta cần thực hiện song song cả việc trau dồi tiếng mẹ đẻ và học tập tiếng nước ngoài. Bởi mỗi người sinh ra chính là từ văn hóa, truyền thống, bản sắc dân tộc. Ta được nuôi dưỡng từ những lời ru ầu ơ của bà của mẹ, trưởng thành từ chính thứ ngôn ngữ giản dị, mộc mạc mà sâu sắc ấy. Bên cạnh đó, ngoại ngữ cũng giúp chúng ta có thể hội nhập, mở mang tri thức… Giữ gìn tiếng mẹ đẻ không có nghĩa là bài trừ những ngôn ngữ khác mà cần sử dụng tiếng nước ngoài sao cho phù hợp, không được lạm dụng quá mức. Sử dụng tiếng nước ngoài một cách bừa bãi, thậm chí còn sai lệch, ảnh hưởng đến sự trong sáng của tiếng Việt không làm các bạn sang trọng hơn mà chỉ hạ thấp chính giá trị con người bạn. Rất nhiều những người thành công trên trường quốc tế như giáo sư Ngô Bảo Châu hay “thần đồng” Đỗ Nhật Nam nhưng họ vẫn dùng tiếng Việt trong giao tiếp hay các bài viết, tiếng nước ngoài chỉ xuất hiện khi thực sự cần thiết. Nhưng nhiều người quan niệm rằng công việc không cần đến ngoại ngữ thì không cần học. Đó là suy nghĩ không toàn diện bởi ngoại ngữ không chỉ là công cụ làm việc mà còn là con thuyền đưa ta khám phá với những quốc gia khác. Vì vậy, mỗi chúng ta bên cạnh việc gìn giữ những giá trị truyền thống của tiếng Việt còn phải không ngừng học hỏi thêm những ngôn ngữ mới, để cuộc sống thêm nhiều màu sắc hơn.

Với tôi, tiếng Việt giúp tâm hồn tôi trong sáng hơn, bình yên hơn còn những ngôn ngữ khác sẽ giúp trí tuệ tôi được mở mang, giàu có hơn. Hãy luôn để tiếng mẹ đẻ và tiếng nước ngoài là những chiếc chìa khóa đưa ta đến với thế giới.

Nghị luận: Yêu tiếng mẹ đẻ có phải là yêu nước (mẫu 3)

Mỗi một người khi sinh ra đều có quê hương, nơi chôn rau cắt rốn của mình, có tiếng mẹ đẻ là ngôn ngữ ta biết nói đầu tiên. Tiếng Việt là ngôn ngữ trong sáng, đa dạng, phong phú và mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam. Thế nhưng hiện nay việc giữ gìn tiếng mẹ đẻ lại trở thành một vấn đề tương đối phức tạp và khó khăn, vậy chúng ta tự đặt ra câu hỏi: “Yêu tiếng mẹ đẻ có phải là yêu nước?”

Tiếng Việt của chúng ta vốn là một ngôn ngữ vô cùng đa dạng, phong phú. Trong tiếng Việt có rất nhiều cách nói đa thanh, đa nghĩa, chỉ cần trong câu văn đảo trật tự từ hoặc thay đổi cách ngắt nghỉ hay thêm bớt một từ thôi là nghĩa của câu có thể hoàn toàn thay đổi. Tiếng Việt cũng giống như linh hồn của đất nước vậy, nó là bản sắc, là hồn túy của dân tộc. Tiếng Việt chất chứa bề dày lịch sử, nét văn hóa, phong tục tập quán, tín ngưỡng truyền thống của dân tộc. Người Việt sử dụng tiếng Việt mới thẩm thấu được nhiều những lớp ý nghĩa trong cách nói năng của mọi người. Còn tiếng Việt là còn đất nước. Thế nhưng hiện nay, tiếng Việt lại ngày một trở nên mai một, biến chất. Con người sử dụng tiếng mẹ đẻ không còn khéo léo, phong phú như trước nữa. Nếu để ý, bạn sẽ thấy thế hệ cha ông chúng ta dùng nhiều những từ cổ, cách nói có nhiều ca dao tục ngữ, lời lẽ đa dang, muốn bay bổng có bay bổng, muốn hài hước có hài hước, muốn bi thương có bi thương. Còn giới trẻ hiện nay, không những không nắm bắt được ngữ nghĩa của nhiều từ mà cách sử dụng tiếng mẹ đẻ cũng bó hẹp trong những từ thông dụng, căn bản, không thể hiện được sự đa dạng, nhiều sắc thái của tiếng Việt.

Thêm vào đó, việc sử dụng nhiều tiếng lóng, các từ ngữ nước ngoài, chữ cách tân khiến cho tiếng Việt bị biến chất. Việc học tập tiếng nước ngoài thì ngày càng trở nên phổ biến hơn, thông dụng hơn, dễ dàng hơn. Người Việt sử dụng tiếng Anh ngày càng nhiều và thông thạo. Không những thế tiếng tiếng Hàn, tiếng, Trung Quốc, tiếng Nhật Bản cũng ngày càng phố biến. Việc học tiếng nước ngoài và học tiếng Việt dường như tỉ lệ nghịch với nhau. Người Việt thì sử dụng tiếng nước ngoài ngày càng nhiều nhưng sử dụng tiếng Việt thì lại càng biến chất, nghèo nàn.

Có những thay đổi trên một phần là do sự phát triển của cuộc sống xã hội, sự hội nhập của nước ta với thế giới khiến cho các mặt của đời sống xã hội, kinh tế chính trị đều thay đổi trong đó có yếu tố văn hóa. Chúng ta đang đẩy mạnh giảng dạy tiếng nước ngoài trong giáo dục để phục vụ cho việc công tác sau khi ra trường. Các doanh nghiệp nước ngoài đang tràn vào Việt Nam ngày càng nhiều. Các bộ phim, chương trình truyền hình, làn sóng idol… đã khiến cho các bạn trẻ ngày càng sử dụng nhiều từ nước ngoài. Thay vào đó, việc vận dụng linh hoạt ngôn ngữ mẹ đẻ khá xa lạ và khó khăn với các bạn. Điều này dẫn đến tiếng Việt ngày càng bị mai một, biến chất, có nhiều từ ngữ thậm chí không còn được sử dụng trong giao tiếp, trong đời sống hàng ngày.

Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại trong đó có tiếng nước ngoài là rất tốt. Nhưng song song với đó, chúng ta phải có ý thức chủ động giữ gìn tiếng mẹ đẻ của mình bằng cách thường xuyên đọc sách, lắng nghe và sử dụng thường xuyên ngôn ngữ tiếng Việt một cách đa dạng, phong phú. Có như vậy chúng ta mới gìn giữ được những nét đẹp của ngôn ngữ dân tộc chúng ta, mới chính là yêu nước.

Nghị luận: Yêu tiếng mẹ đẻ có phải là yêu nước (mẫu 4)

Ngôn ngữ mẹ đẻ của một quốc gia dân tộc là biểu hiện cho nền văn hóa của đất nước, là di sản vô cùng quý giá của dân tộc mà ông cha ta đúc kết, hoàn thiện suốt mấy ngàn năm văn hiến, đồng thời là một trong những yếu tố cấu thành đất nước. Ngày nay trong xu thế hội nhập toàn cầu, việc biết thêm một vài ngôn ngữ để nâng cao trình độ là hoàn toàn hợp lý và cần thiết, thế nhưng, không vì thế mà chúng ta bỏ quên không còn trân trọng tiếng mẹ đẻ, thay vào đó chúng ta phải hết sức giữ gìn và phát huy nó như một niềm tự hào của dân tộc.

Tiếng mẹ đẻ hiểu nôm na là thứ ngôn ngữ đầu tiên chúng ta được học và tiếp xúc từ thuở thơ ấu, từ khi chúng ta bắt đầu có nhận thức. Con người từ khi sinh ra đã được nghe những tiếng à ơi từ lời ru ngọt ngào của bà của mẹ, tiếng nói đầu đời chẳng phải chúng ta được học ở trường ở lớp mà do chính những người thân trong gia đình chỉ dạy. Nói như vậy để biết rằng tiếng mẹ đẻ gần như là một bản năng được xây dựng trong chính quá trình chúng ta sinh sống và phát triển, dù không được giảng dạy chính thức ở trường học thì bản thân mỗi con người vẫn có thể lĩnh hội được thông qua đời sống hằng ngày, thông qua giao tiếp với xã hội. Tiếng mẹ đẻ là một dạng ngôn ngữ mang tính truyền thống và kế thừa, cha mẹ truyền cho con cái của mình thông qua quá trình nuôi dạy, là cái gốc gác đã ăn sâu vào máu thịt vào tâm hồn của mỗi con người, trở thành nét đặc sắc riêng cho từng quốc gia, dân tộc, dùng để phân biệt giữa các dân tộc với nhau và thể hiện sự thống nhất của một cộng đồng người.

Tiếng nước ngoài hay còn gọi là ngoại ngữ, là một ngôn ngữ thứ hai, của một quốc gia dân tộc khác, việc học tập chúng khá khó khăn, bởi nó không mang tính truyền thống và kế thừa, cũng không phải được sử dụng phổ biến trong một cộng đồng người của một quốc gia. Việc tiếp xúc với chúng khá hạn chế, đặc biệt con người khó có thể nói một ngoại ngữ như tiếng mẹ đẻ bởi chất giọng và thói quen sử dụng tiếng mẹ đẻ từ thời ấu thơ. Ngoại ngữ là ngôn ngữ thứ hai chúng ta phải học tập tích cực và sử dụng thường xuyên thì mới có thể sử dụng tương đối thành thạo. Người ta có xu hướng quên đi những ngoại ngữ mà mình đã học tập, thậm chí là thành thạo, nếu không có sự củng cố thường xuyên bởi nó là dạng kiến thức tích cực rèn luyện, không phải là một thói quen như tiếng mẹ đẻ.

Đất nước đang trên đà hội nhập, mở cửa giao lưu với thế giới, nhằm thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế, văn hóa, xã hội. Sự trao đổi giao lưu với người ngoại quốc ngày càng trở nên phổ biến và cực kỳ quan trọng trong công việc. Điều khuyến khích mỗi cá nhân cần ý thức tự trau dồi cho mình thêm một vài ngoại ngữ để phục vụ cho nhu cầu công việc và phát triển bản thân, nâng cao tầm tri thức. Đặc biệt trong các trường học đã bổ sung thêm môn ngoại ngữ, phổ biến nhất là tiếng Anh để phục vụ nhu cầu học tập của các em học sinh. Đó là một dấu hiệu tích cực, đánh dấu sự phát triển và quyết tâm đổi mới của đất nước của nhân dân ta, nhận thức của dân tộc đã ở một tầm cao mới, thật đáng mừng. Tuy nhiên, tích cực trau dồi ngoại ngữ nhưng chúng ta cũng phải chú ý phát triển và củng cố tiếng mẹ đẻ, trước khi học một ngôn ngữ khác thì chúng ta phải nắm cho tinh cho kỹ ngôn ngữ của dân tộc cái đã. Chứ đừng để kiểu nửa vời, tiếng nước họ thì bập bẹ tiếng mẹ đẻ cũng chẳng tinh thông, bởi ngay cả ngôn ngữ của nước mình mà cũng không rành thì mặt mũi nào trò chuyện với bạn bè quốc tế, nếu họ hỏi đến, đó là mất gốc, xấu hổ lắm. Chúng ta phải luôn luôn ý thức được rằng tiếng mẹ đẻ là di sản vô cùng quý giá của dân tộc mà cha ông ta đã mấy ngàn năm phấn đấu để giữ gìn, rồi truyền lại cho con cháu, là niềm tự hào của dân tộc. Đã là người Việt thì phải lấy tiếng Việt làm cái gốc, để dù đi tới đâu người ta cũng nhận ra: "A, anh là người Việt Nam!", không thể nhầm lẫn với bất kỳ một dân tộc nào khác.

Biết ngoại ngữ cũng là một niềm tự hào, là thứ để khẳng định sự nỗ lực của mỗi cá nhân trong quá trình hoàn thiện bản thân và chuẩn bị cho bước đường trong tương lai. Thế nhưng, chúng ta phải sử dụng ngoại ngữ sau cho đúng và hợp lý, lúc nào dùng lúc nào không, đừng lạm dụng quá mức mà trở thành người kém duyên, thiếu hiểu biết. Nhiều bạn trẻ, tiếng Anh biết được đôi ba chữ, chẳng lấy gì làm tinh thông, ấy thế mà lúc nói chuyện cứ phải chêm thêm mấy từ vào, cốt là để cho nó "sang", để khoe khoang với bạn bè rằng ta đây cũng biết ngoại ngữ. Nhưng làm thế để được gì khi trong mắt người đối diện bạn thật kệch cỡm và hài hước, phát âm không chuẩn, cấu trúc của tiếng mẹ đẻ thì bị làm cho rối tung rối mù cả lên, làm mất sự trong sáng của tiếng Việt? Và đặc biệt không phải trường hợp nào cũng dùng ngoại ngữ, bạn nghĩ sao về việc ông bà, họ hàng xưa nay chỉ nói tiếng mẹ đẻ, bạn lại nói chuyện với họ bằng tiếng Anh, thế không phải là tự tạo sự bất đồng ngôn ngữ và cực kỳ không tôn trọng người đối diện hay sao? Một quan điểm khác về việc học ngoại ngữ, có người nói rằng ngoại ngữ có hay không cũng chẳng sao, bởi tôi chẳng bao giờ dùng đến, cũng chẳng có cơ hội ra nước ngoài. Đó là một quan điểm hết sức sai lầm, đặc biệt là với các bạn trẻ, sao các bạn biết là không dùng đến, sao các bạn biết là không có cơ hội? Trong khi ngoài kia, các nhà tuyển dụng luôn yêu cầu trình độ ngoại ngữ các loại làm điều kiện ưu tiên, còn cơ hội ra nước ngoài là do bản thân bạn tự tạo ra chứ cớ sao nói là không có cơ hội. Chung quy lại cũng chỉ là do cái suy nghĩ lười biếng, không năng động, tính ì quá lớn của một bộ phận con người, nếu cứ thế mãi thì bao giờ bạn mới có thể thành công được đây.

Tóm lại, chúng ta phải có ý thức giữ gìn tôn trọng và phát huy tiếng mẹ đẻ, luôn tự hào về nền văn hiến 4000 năm của dân tộc, nó giúp tâm hồn chúng ta trở nên trong sáng, tìm về với những bình yên, những giá trị văn hóa tốt đẹp, trân quý của dân tộc. Song song với đó việc học tập ngoại ngữ là vô cùng cần thiết, giúp chúng ta mở mang đầu óc, tạo những cơ hội tốt đẹp cho cuộc sống trong tương lai. Đặc biệt đối với ngôn ngữ nào dù là tiếng mẹ đẻ hay ngoại ngữ chúng ta cũng cần phải có thái độ học tập thật nghiêm túc, tránh thái độ hời hợt "Nhất bên trọng, nhất bên khinh", hoặc bóp méo ngôn ngữ.

Nghị luận: Yêu tiếng mẹ đẻ có phải là yêu nước (mẫu 5)

Trong thời gian gần đây, việc một số bạn trẻ thích “sinh ngoại”, sử dụng tiếng nước ngoài thay cho tiếng Việt đã gây ra nhiều tranh luận. Với tôi, tiếng mẹ đẻ vẫn là điều mà chúng ta phải gìn giữ, là di sản quý giá của dân tộc còn tiếng nước ngoài chỉ là một phương tiện để chúng ta giao lưu với thế giới. “Tiếng mẹ đẻ” là ngôn ngữ của dân tộc mình, là tiếng nói gốc của ông bà, cha mẹ,…từ ngàn đời xưa. “Tiếng nước ngoài” chỉ chung mọi ngôn ngữ khác không phải tiếng mẹ đẻ. Chúng ta cần thực hiện song song cả việc trau dồi tiếng mẹ đẻ và học tập tiếng nước ngoài. Bởi mỗi người sinh ra chính là từ văn hóa, truyền thống, bản sắc dân tộc. Ta được nuôi dưỡng từ những lời ru ầu ơ của bà của mẹ, trưởng thành từ chính thứ ngôn ngữ giản dị, mộc mạc mà sâu sắc ấy. Bên cạnh đó, ngoại ngữ cũng giúp chúng ta có thể hội nhập, mở mang tri thức…Giữ gìn tiếng mẹ đẻ không có nghĩa là bài trừ những ngôn ngữ khác mà cần sử dụng tiếng nước ngoài sao cho phù hợp, không được lạm dụng quá mức. Sử dụng tiếng nước ngoài một cách bừa bãi, thậm chí còn sai lệch, ảnh hưởng đến sự trong sáng của tiếng Việt không làm các bạn sang trọng hơn mà chỉ hạ thấp chính giá trị con người bạn. Rất nhiều những người thành công trên trường quốc tế như GS Ngô Bảo Châu hay “thần đồng” Đỗ Nhật Nam nhưng họ vẫn dùng tiếng Việt trong giao tiếp hay các bài viết, tiếng nước ngoài chỉ xuất hiện khi thực sự cần thiết. Nhưng nhiều người quan niệm rằng công việc không cần đến ngoại ngữ thì không cần học. Đó là suy nghĩ không toàn diện bởi ngoại ngữ không chỉ là công cụ làm việc mà còn là con thuyền đưa ta khám phá với những quốc gia khác. Vì vậy, mỗi chúng ta bên cạnh việc gìn giữ những giá trị truyền thống của tiếng Việt còn phải không ngừng học hỏi thêm những ngôn ngữ mới, để cuộc sống thêm nhiều màu sắc hơn. Với tôi, tiếng Việt giúp tâm hồn tôi trong sáng hơn, bình yên hơn còn những ngôn ngữ khác sẽ giúp trí tuệ tôi được mở mang, giàu có hơn. Hãy luôn để tiếng mẹ đẻ và tiếng nước ngoài là những chiếc chìa khóa đưa ta đến với thế giới

Nghị luận: Yêu tiếng mẹ đẻ có phải là yêu nước (mẫu 6)

Mọi người đều biết đặc điểm nổi bật nhất để phân biệt vùng này vùng khác, tộc người này và tộc người khác không phải là quyền thế, không phải là vũ khí mà là ngôn ngữ, kể từ khi biết nói đến lúc chết đi chúng ta không thể tách rời khỏi tiếng mẹ đẻ.

Trước đây tôi không hiểu sao cộng đồng nói tiếng Anh lại chia thành hai loại: một là cộng đồng nói tiếng Anh kiểu Mỹ và cộng đồng nói tiếng Anh kiểu Anh. Tại sao đều dùng chung một thứ tiếng lại phải phân thành hai loại như thế để sự giao tiếp thêm khó khăn? Đến khi lớn lên tôi mới bắt đầu hiểu vấn đề này. Thử nghĩ xem, bất luận về phương diện nào Mỹ cũng đứng đầu thế giới, đã thế thì cớ gì phải dùng tiếng Anh kiểu Anh? Nhưng tôi cho rằng, Mỹ giàu nhưng cũng rất nghèo nàn! Nói quá lên rằng, ngoài tiền bạc ra, Mỹ nghèo đến nỗi chẳng có gì khác nữa. Thiếu bề dày văn hóa, không có ngôn ngữ riêng, tuy lớn mạnh nhưng không có lịch sử. Nói đến đây có lẽ bạn đã hiểu tại sao Mỹ lại phải dùng tiếng Anh kiểu Mỹ rồi!

Đúng thế, đó là vì Mỹ không có ngôn ngữ riêng, đối với những người Anh di cư đến Mỹ họ sớm đã không phải là người Anh nữa, đương nhiên họ cũng không thể nói tiếng Anh thuần túy, vì thế họ chọn cách nói tiếng Anh kiểu Mỹ. Độc lập không chỉ là một chiến thắng quân sự, không chỉ là đọc tuyên ngôn độc lập mà độc lập là một dấu hiệu, một kí hiệu, một thứ ngôn ngữ. Vì thế, theo tôi nước Mỹ giành độc lập thực sự kể từ khi dùng tiếng Anh theo kiểu Mỹ.

Theo cách nhìn của tôi thì văn hóa luôn là một khái niệm mơ hồ, chúng ta thường kêu gọi “giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt”. Giữ gìn bản sắc văn hóa mấy nghìn năm của dân tộc nhưng phải giữ thế nào, giữ bằng cách nào đây? Còn nhớ năm trước có một cô gái Việt kiều trạc tuổi tôi về nước, vốn là anh em họ với nhau nhưng cô gái đó chẳng mở miệng lấy một câu; một lần tình cờ tôi nghe hai bố con họ nói chuyện với nhau bằng tiếng Anh chuẩn như người Anh thực sự, lúc đó tôi vô cùng ngưỡng mộ nên nói với bố: “Bố ơi, con thích học tiếng Anh, chị Việt kiều nói tiếng Anh rất chuẩn!”. Bất ngờ bố nói như nước lạnh dội vào đầu tôi rằng “Họ không phải là người Việt”, lúc đó tôi hoàn toàn không hiểu ngụ ý trong lời nói của bố. Mãi đến giờ tôi mới ngộ ra rằng, một con người không nói được tiếng mẹ đẻ thì mãi mãi là những người con du đãng không thể trở về đất mẹ quê hương, dù có đi khắp bốn phương trời cũng không thể nào tìm được cảm giác tự hào dân tộc, không tìm lại được sự nhớ nhung cái gì đó thiêng liêng… thật đáng thương!

Tiếng mẹ đẻ là suối nguồn văn hóa dân tộc, là gốc rễ đất nước, là miền đất cuối cùng có thể giữ gìn được sự trong sáng để nuôi dưỡng nền văn hóa, chúng ta có thể quên cách chúng ta cầm đũa để ăn nhưng không thể quên tiếng Việt và hãy gìn giữ cho miền đất văn hóa này ngày càng trong sáng.

Nghị luận: Yêu tiếng mẹ đẻ có phải là yêu nước (mẫu 7)

Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc trên thế giới phân biệt với nhau là nhờ các yếu tố: lãnh thổ, chế độ chính trị, văn hóa,… Trong đó yếu tố đóng vai trò quan trọng không kém các yếu tố chủ yếu khác như lãnh thổ hay văn hóa chính là ngôn ngữ, là tiếng mẹ đẻ. Trong những ngôn ngữ trên thế giới, tiếng Việt có lẽ là thứ ngôn ngữ phong phú nhất, trong sáng nhất. Tuy nhiên hiện nay vẻ trong sáng ấy của tiếng Việt đang dần bị đánh mất từng ngày.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thủ tướng Phạm Văn Đồng luôn chú trọng việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt và giáo dục nhân dân phải làm cho tiếng nói, chữ viết ngày càng thêm đẹp, thêm phong phú, hiện đại… Theo dòng cuốn của quá trình hội nhập thế giới, sự giao thoa văn hóa, xã hội đòi hỏi ngôn ngữ phải có những thay đổi để đáp ứng các nhu cầu giao tiếp mới. Vì thế từ khi nước ta bắt đầu hội nhập thì ngôn ngữ cũng dần dần xuất hiện những hiện tượng mới mẻ. Những từ ngữ mới, cách diễn đạt mới được hình thành để thêm vào những khái niệm, ngữ nghĩa mà trong vốn tiếng Việt trước đấy còn thiếu vắng, chẳng hạn trong lĩnh vực tin học, kỹ thuật số, sản xuất kinh doanh của nền kinh tế thị trường v.v… Cùng với mặt tích cực ấy, mặt tiêu cực cũng biểu hiện với không ít các cách nói, cách viết “khác lạ” làm mất đi hoàn toàn bản sắc vốn có của tiếng Việt.

Thực tế cho thấy, tiếng Việt hiện nay đang dần dần bị sử dụng sai về mọi mặt một cách cố ý. Từng chữ, từng âm, cách viết, cách đọc, chính tả… tất cả đều bị thay đổi một cách kì lạ mà các bạn trẻ vẫn biện minh theo suy nghĩ của chính mình là đa dạng hóa tiếng Việt, “dễ thương hóa” hay “teen hóa” tiếng Việt. Điều này rất dễ kiểm chứng, hãy thử lướt một vòng vào các diễn đàn (forum), các trang nhật ký các nhân (blog) hay đơn giản là tán gẫu hàng ngày (chat) xem, ta có thể thấy có bao nhiêu phần trăm là tiếng Việt, bao nhiêu phần trăm là tiếng gì đó (không thể định nghĩa được đó là thứ ngôn ngữ gì, nhiều bạn trẻ gọi là ngôn ngữ teen, ngôn ngữ 9X). Vào một diễn đàn của những “9X” nói trên, những cửa sổ chat, ta dễ dàng bắt gặp thứ ngôn ngữ ấy. Chẳng hạn như câu: “Ngày mai chắc tớ không đi dự tiệc sinh nhật của bạn rồi, bài vở nhiều quá, với lại nhà đi bận việc hết, chỉ còn mình tớ.”, khi chuyển thành ngôn ngữ 9X đơn giản sẽ là: ”Ngaj` maj chak to’ hk dj party of you uj`, pai` vo~ nhiu` woa’, zj laj nha` busy hjt’ uj`, to’ alone”. Hoặc nếu thêm những quy tắc thường dùng của ngôn ngữ 9X như viết hoa tùy ý, thay chữ bằng số, thêm tiếng lóng thì sẽ trở thành: “nG4j` m4j cH4k tO’ hK dJ p4rtY of y0u Uj`, p4j` v0~ nhIu` vãj, zj l4j nh4` bUsy hjK rUj`j, I’m 4l0n3”. Không chỉ vậy, có rất nhiều quy tắc của ngôn ngữ 9X như: chữ c thay bằng k, gì thay bằng j, không thay bằng ko, rồi thay bằng ùi, oài, rùi, biết thay bằng pít, pk … rất nhiều quy tắc. Ngoài sự tự thay đổi cấu trúc tiếng Việt nói trên, còn là việc lạm dụng từ nước ngoài quá mức cần thiết. Điển hình như hiện tượng các phương tiện truyền thông thường xuyên dùng từ nước ngoài (hầu hết là tiếng Anh) trong khi tiếng Việt vẫn có đủ những từ diễn đạt được như: show (biểu diễn), live show (biểu diễn trực tiếp), nhạc classic (nhạc cổ điển), nhạc country (nhạc đồng quê), nhạc dance (nhạc nhảy), các fan (người hâm mộ)…

Ngoài nguyên nhân khách quan là do sự giao thoa văn hóa đã nêu trên, thì nguyên nhân chính vẫn là tâm lý “thích sành điệu, thích được xem là dân chơi” của đa phần giới trẻ. Cho dù có giỏi ngoại ngữ đến đâu mà không biết thể hiện đúng và nhuần nhị tiếng mẹ đẻ thì đã là điều đáng buồn rồi, huống chi, những bạn mới có chút ít vốn liếng ngoại ngữ đã tỏ ra ta đây, nói một câu tiếng Việt phải chêm vào vài tiếng Anh cho “oai”. Có người biện minh, đổ thừa tiếng Việt không đủ sức diễn đạt ngữ cảnh của lời nói, đó là một lời biện minh không thể chấp nhận. Bằng chứng là từ mấy trăm năm trước, tiếng Việt đã đủ tinh tế để làm nên tác phẩm bất hủ Truyện Kiều. Ngày nay, tiếng Việt đã đủ phong phú đến mức mọi giáo trình bậc đại học cũng như mọi công trình nghiên cứu đều có thể viết bằng tiếng Việt. Cũng có ý kiến nói đó là một cách thực hành ngoại ngữ, điều cần thiết của quá trình hội nhập. Nhưng đâu phải chúng ta không có điều kiện thực hành ngoại ngữ đến nỗi phải như vậy, ở những đô thị chúng ta có những lớp học ngoại ngữ, những cơ hội tiếp xúc với người nước ngoài để rèn luyện ngoại ngữ một cách đúng chuẩn.

Nếu chỉ mải mê học ngoại ngữ và dùng ngoại ngữ mà coi nhẹ việc giữ gìn bản sắc và trau dồi tiếng Việt thì có thể đến một lúc nào đó, tiếng Việt không còn là niềm đáng tự hào về sự phong phú, tinh tế và sự trong sáng vốn có từ xưa. Cha ông ta đã hy sinh xương máu qua các cuộc chiến tranh để giành độc lập cho dân tộc, một phần xương máu ấy đã đổ xuống để giữ lấy sự độc lập, bản sắc nền văn hóa, trong đó có cả sự độc lập của tiếng Việt. Sử dụng tiếng Việt một cách không đúng đắn chính là thái độ vô ơn, vô cảm trước những hi sinh mất mát ấy. Vì thế, ngay từ bây giờ cần có ngay những biện pháp để giữ những phẩm chất đẹp của tiếng Việt. Trước hết là Nhà nước nên có quy định chặt chẽ và Viện Ngôn ngữ học phải có trách nhiệm đề xuất, xây dựng quy định chuẩn về việc dùng tiếng nước ngoài trong các văn bản, nhất là văn bản chính thức của nhà nước. Các trường học phải chú trọng, đẩy mạnh giáo dục học sinh giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Các bạn trẻ cần phải tự nhận thức được niềm tự hào và ý thức dân tộc trong việc sử dụng tiếng Việt để tiếng Việt vẫn mãi đẹp, vẫn mãi phong phú, tinh tế, trong sáng như bản sắc vốn có từ lâu.

Tiếng Mẹ đẻ vốn là một đặc trưng sống còn của một dân tộc. Qua hàng mấy nghìn năm hình thành và phát triển, chúng ta có thể tự hào về sự phong phú và tinh tế của Tiếng Việt. Sử dụng đúng cách, giữ gìn bản sắc của tiếng Việt và góp phần làm cho nó ngày càng phong phú hơn là trách nhiệm nhưng cũng là điều tự hào của công dân Việt Nam, nhất là giới trẻ. Những người Việt Nam không biết trân trọng nó đã biến nó thành những ký hiệu, con số.

Chúng ta phải tự hào rằng tiếng Việt chính là thứ tiếng thiêng liêng đẹp đẽ nhất, và nó là nguồn gốc để khai sinh ra đất nước Việt Nam này. Chính vì thế, chúng ta hãy sử dụng tiếng Việt thật đúng ý nghĩa. Và đừng bao giờ đánh mất thứ tiếng đẹp đẽ đó. Xin trích dẫn bài thơ Tiếng Việt của nhà thơ Lưu Quang Vũ, để cùng cảm nhận tiếng Việt của ta thân thương đến nhường nào.

Nghị luận: Yêu tiếng mẹ đẻ có phải là yêu nước (mẫu 8)

Như chúng ta đã biết, nước Việt Nam là một đất nước có truyền thống lịch sử rất lâu đời với hơn 4000 năm văn hiến. Cùng với các chặng đường phát triển của lịch sử, người Việt Nam đã tạo ra một nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc. Và càng đáng tự hào hơn khi chúng ta có một vốn từ ngữ cho riêng mình. Như nhiều ngôn ngữ trên thế giới, trải qua quá trình gọt giũa tiếng Việt đã đạt được phẩm chất trong sáng, vì thế những yêu cầu giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt cần phải được quan tâm thực hiện. Thế nhưng hiện nay, một số người đặc biệt là giới trẻ - thanh niên học sinh đã lạm dụng ngôn ngữ nước ngoài như một thói quen, một lối sống thời thượng.

Cùng với quá trình phát triển và hội nhập với nền kinh tế thế giới, đặc biệt là khi Việt Nam gia nhập các tổ chức quốc tế thì việc sử dụng ngoại ngữ (tiếng Anh) là rất quan trọng và cần thiết. Không ai có thể phủ nhận lợi ích vô cùng to lớn mà tiếng nước ngoài mang lại cho chúng ta. Bởi nó là phương tiện giúp chúng ta có thể hội nhập và phát triển với thế giới. Nhờ nó mà chúng ta dễ dàng trao đổi với người nước ngoài khi họ vào Việt Nam làm việc, kinh doanh,… Tuy nhiên nếu chúng ta sử dụng tiếng nước ngoài không đúng mục đích, không đúng hoàn cảnh thì chắc chắn sẽ gây tổn hại đối với tiếng mẹ đẻ của chúng ta.

Tiếng Việt có một hệ thống chuẩn mực, quy tắc chung về phát âm và chữ viết, cách dùng từ, đặt cậu,.. Nói hoặc viết đúng chuẩn mực, đúng quy tắc của tiếng Việt sẽ đảm bảo được sự trong sáng của lời nói. Sự trong sáng của tiếng Việt không cho phép dung nạp tạp chất. Do đó, tiếng Việt không cho phép pha tạp, lai căng, những yếu tố khác. Vậy mà thực tế hiện nay, ta có thể dễ dàng bắt gặp giới trẻ kết hợp cách nói hay viết giữa tiếng ta với tiếng nước ngoài theo kiểu “nửa nạc nửa mỡ”, họ sử dụng tiếng nước ngoài một cách tuỳ tiện, thiếu ý thức, trong một câu tiếng Việt thường chêm vào một vài từ nước ngoài. Chẳng hạn: “Trông con bé đó kute quá”, “Điện thoại sắp hết tiền rồi làm sao gọi cho honey đây”, “Anh ấy handsome thật!”, “Các superstar thích xài mobile loại xịn”, “Idol của tao kìa”, rồi nào là hotboy, hotgirl, …

Nếu tình trạng này không được ngăn chặn kịp thời thì sẽ dễ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Dễ thấy nhất là sự phong phú của tiếng Việt sẽ mất dần mà thay vào đó là sự nghèo nàn về phát âm, chữ viết, dùng từ, đặt câu, không chỉ có vậy nó còn phá vỡ luôn hệ thống chuẩn mực, quy tắc của tiếng Việt. Hãy thử hình dung đến một lúc nào đó, người Việt Nam sẽ xa rời chính tiếng mẹ đẻ của mình, làm cho nó bị pha tạp, lai căng làm mất đi bản sắc vốn có của tiếng Việt. Đó quả là một sự thật đáng buồn!

Chúng ta không thể hoàn toàn phủ nhận tiếng nước ngoài là sai. Trong cuốn Sửa đổi lề lối làm việc, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Tiếng ta còn thiếu, nên nhiều lúc phải mượn tiếng nước khác, nhất là tiếng Trung Quốc nhưng phải có chừng mực. Tiếng nào ta sẵn có thì dùng tiếng ta”. Có nghĩa là chúng ta phải biết sử dụng tiếng nước ngoài cho phù hợp, đúng lúc, đúng nơi, đúng hoàn cảnh giao tiếp.

Chính vì vậy việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt đang là công việc của tất cả mọi người đặc biệt là giới trẻ hiện nay. Chúng ta phải biết rằng tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ của mình, vì vậy phải làm cho nó ngày càng phong phú, giàu đẹp hơn, phải biết phát huy tính văn hoá của dân tộc không nên làm mất đi vẻ đẹp và sự trong sáng của tiếng Việt, không nên quá lạm dụng tiếng nước ngoài nhưng vẫn cần tiếp nhận những yếu tố tích cực của tiếng nước ngoài. Đồng thời mỗi người cũng cần tránh những cách nói thô tục, kệch cỡm để cho lời nói đạt đến mức độ “lời hay, ý đẹp” và có văn hoá.

Nghị luận: Yêu tiếng mẹ đẻ có phải là yêu nước (mẫu 9)

Phạm Quỳnh tự nhận Tôi đây chính là một người nhiệt thành thương tiếng nước nhà, lâu nay đã tự nguyện cúc cung tận tụy một đời để gây dựng cho tiếng ấy thành văn chương, cho nước ta có một nền quốc văn đứng riêng được một cõi, cho người mình khỏi phải cái cực chung thân cùng kiếp đi học mướn viết thuê.

Ngày nay được đọc được ngâm những mảnh thơ Nôm, văn Nôm của các bậc tiền bối còn sót lại đến giờ, trong lòng có cái cảm vô hạn. Tưởng như hồn xưa của đất Việt ta còn phảng phất đâu ở trong mảnh thơ tàn văn vụn ấy mà vẳng đưa đến tai ta những giọng vui sầu của người thủa trước. Cùng một tiếng khóc, cùng một giọng cười mà sao giọng cười tiếng khóc bằng cái lời họ Hàn [Hàn Thuyên, ông tổ chữ Nôm] kia, nó cảm ta như thế? Là bởi trời sanh ta để nói cái tiếng ấy, trời sanh ra cái tiếng để ta nói, ta có nói bằng tiếng ấy mới nói được lòng ta, nói bằng tiếng khác là nói những chuyện không đâu cả. Trong trời đất chỉ có tiếng nói ấy với ta, ta với tiếng nói ấy, là sẵn có duyên nợ với nhau vậy.

Đó là tiếng mẹ đẻ của người Việt, gắn chặt với vận mệnh dân tộc ta, được Phạm Quỳnh tôn vinh, coi là hồn của đất nước. Với suy nghĩ ấy, ông dâng cả cuộc đời mình cho sự nghiệp gìn giữ và độc tôn tiếng Việt trong tình hình văn hóa phương Tây ồ ạt tràn vào, nền học thuật cũ dựa trên Hán học đang bị loại bỏ, chữ Quốc ngữ vẫn còn bị coi khinh.

Tuy rất giỏi chữ Hán và tiếng Pháp nhưng Phạm Quỳnh chủ trương Quốc văn một nước phải dùng tiếng gốc của dân nước ấy, không thể dùng chữ Hán hoặc tiếng Pháp làm văn nước Nam. Ông sáng suốt hiểu rằng Tiếng nói là phần cốt yếu làm thành ra một dân một nước. Cho nên xưa nay nước nào dân nào cũng có một thứ tiếng riêng; có dân có nước bờ cõi đã mất, quốc thể không còn mà còn giữ được quốc âm cũng không đến nỗi tiêu diệt đi được.

Đúng vậy, ngôn ngữ quyết định sự hình thành và tồn tại của một dân tộc, là tiêu chí chủ yếu để phân biệt các dân tộc. Một dân tộc để mất tiếng mẹ đẻ thì có nguy cơ bị tiêu diệt theo nghĩa bị đồng hóa, tan biến vào một nền văn hóa khác. Nếu giữ được tiếng mẹ đẻ thì dù nước bị mất nhưng dân tộc vẫn không bị tiêu diệt. Người Do Thái mất nước, 2000 năm phiêu bạt khắp nơi nhưng nhờ giữ được tiếng Hebrew nên dân tộc này vẫn tồn tại, cuối cùng lập nên quốc gia Israel hùng mạnh.

Phạm Quỳnh rất quan tâm chữ Nho, tức chữ Hán đã Việt hóa thành từ Hán-Việt, và đưa ra quan điểm nên dùng từ Hán-Việt cho các từ ngữ có tính học thuật. Ông nêu ví dụ: Nếu nói “Nhà vua Việt Nam đi chơi Bắc Kỳ, nay đã về Kinh rồi ” thì nghe sống sượng quá, không trang trọng bằng nói “Hoàng thượng ngự giá Bắc Kỳ, nay đã hồi loan ”. Những từ Hán-Việt ngự giá, hồi loan này thời ấy quen dùng nhưng ngày nay hầu như đã biến mất.

Ông nói ta phải học và dùng chữ Nho, nhưng Xưa học chữ Nho là vì chữ Nho, nay học chữ Nho là vì quốc văn; mục đích đã khác thì phương pháp cũng khác; xưa học trăm phần nay chỉ học một phần thôi, nhưng là cái phần rất cần nhằm để đọc hiểu thơ văn người xưa, chứ không phải học để mà viết văn làm thơ bằng chữ Nho.

Dĩ nhiên quan điểm trên chỉ hợp với tình hình 100 năm trước, khi tiếng Việt còn quá thiếu từ ngữ. Ngày nay người Việt tự tạo ra nhiều từ ngữ mới, nhiều từ Hán-Việt nhập tịch biến thành từ Việt, tiếng Việt có thể diễn đạt mọi khái niệm mà không cần dùng chữ Hán (Nhật và Hàn Quốc vẫn cần). Bởi vậy ngày nay người Việt không cần học chữ Hán ở bậc phổ thông. Riêng sinh viên khoa học xã hội-nhân văn thì cần học chữ Nho để đọc hiểu thư tịch tổ tiên để lại.

Tình yêu tiếng Việt của Phạm Quỳnh thể hiện rõ khi ông ra sức đề cao giá trị văn chương của Truyện Kiều, bất chấp bị giới học giả yêu nước đả kích: Truyện Kiều quả là một nền văn chương tuyệt bút, có lẽ văn Tàu cũng không có gì bằng… có thể sánh với những sách thật hay trong văn chương các nước khác… Suốt truyện không một câu nào đặt non đặt ép… lời văn luyện cho đến nỗi tưởng không ai có tài nào đặt hơn được nữa… Nhiều câu trong truyện đã trở thành lời cách ngôn thiên cổ.

Thời ấy một số học giả yêu nước còn nặng tư tưởng lễ giáo cũ coi Truyện Kiều là “dâm thư ”, coi việc Phạm Quỳnh suy tôn Truyện Kiều là thủ đoạn thâm độc của thực dân Pháp nhằm làm thanh niên ta bị mê hoặc mà sao lãng nhiệm vụ cứu nước. Thực ra Phạm Quỳnh đã đi trước thời đại, đánh giá đúng tác phẩm này. Điều đó chứng tỏ ông rất mực uyên bác và yêu nước.

Trong lễ kỷ niệm ngày sinh Nguyễn Du năm 1924, ông trịnh trọng thề: Truyện Kiều còn, tiếng ta còn; tiếng ta còn, nước ta còn! Nói cách khác, Phạm Quỳnh thề gìn giữ Tổ quốc ta trường tồn trên lĩnh vực ngôn ngữ.

Tiếng ta còn, nước ta còn! – chân lý bất hủ ấy đã được người Việt Nam chứng minh một cách hùng hồn nhất. Suốt nghìn năm Bắc thuộc, nước ta bị biến thành một quận của Trung Hoa, tổ tiên ta buộc phải dùng chữ Hán, nhưng nhờ giữ được nguyên vẹn tiếng mẹ đẻ mà dân tộc ta không bị đồng hóa, tổ quốc ta vẫn tồn tại tới nay. Thượng Chi Phạm Quỳnh đi đầu thấu hiểu và suốt đời phấn đấu thực hiện chân lý nói trên. Ông thực sự là một học giả yêu nước và uyên bác hiếm có của dân tộc ta.

Nghị luận: Yêu tiếng mẹ đẻ có phải là yêu nước (mẫu 10)

Mỗi người sinh ra đều có quê hương, nơi chôn rau cắt rốn, có tiếng mẹ à ơi trong từng lời ru. Mỗi quốc gia đều có tiếng nói riêng, có ngôn ngữ riêng, Việt Nam cũng vậy. Nên chả có gì có thể ngăn cản tình yêu của chúng ta đối với tiếng Việt. Tiếng Việt của chúng ta vốn là một ngôn ngữ vô cùng đa dạng, phong phú. Trong tiếng Việt có rất nhiều cách nói đa thanh, đa nghĩa, chỉ cần trong câu văn đảo trật tự từ hoặc thay đổi cách ngắt nghỉ hay thêm bớt một từ thôi là nghĩa của câu có thể hoàn toàn thay đổi. Tiếng Việt cũng giống như linh hồn của đất nước vậy, nó là bản sắc, là hồn túy của dân tộc. Tiếng Việt chất chứa bề dày lịch sử, nét văn hóa, phong tục tập quán, tín ngưỡng truyền thống của dân tộc. Người Việt sử dụng tiếng Việt mới thẩm thấu được nhiều những lớp ý nghĩa trong cách nói năng của mọi người. Còn tiếng Việt là còn đất nước. Thế nhưng hiện nay, tiếng Việt lại ngày một trở nên mai một, biến chất. Con người sử dụng tiếng mẹ đẻ không còn khéo léo, phong phú như trước nữa. Nếu để ý, bạn sẽ thấy thế hệ cha ông chúng ta dùng nhiều những từ cổ, cách nói có nhiều ca dao tục ngữ, lời lẽ đa dạng, muốn bay bổng có bay bổng, muốn hài hước có hài hước, muốn bi thương có bi thương. Còn giới trẻ hiện nay, không những không nắm bắt được ngữ nghĩa của nhiều từ mà cách sử dụng tiếng mẹ đẻ cũng bó hẹp trong những từ thông dụng, căn bản, không thể hiện được sự đa dạng, nhiều sắc thái của tiếng Việt. Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại trong đó có tiếng nước ngoài là rất tốt. Nhưng song song với đó, chúng ta phải có ý thức chủ động giữ gìn tiếng mẹ đẻ của mình bằng cách thường xuyên đọc sách, lắng nghe và sử dụng thường xuyên ngôn ngữ tiếng Việt một cách đa dạng, phong phú. Có như vậy chúng ta mới gìn giữ được những nét đẹp của ngôn ngữ dân tộc chúng ta.

Nghị luận: Yêu tiếng mẹ đẻ có phải là yêu nước (mẫu 11)

Giữ gìn tiếng mẹ đẻ chính là tình yêu Tiếng Việt. Trong thời gian gần đây, việc một số bạn trẻ thích “sính ngoại”, sử dụng tiếng nước ngoài thay cho tiếng Việt đã gây ra nhiều tranh luận. Với tôi, tiếng mẹ đẻ vẫn là điều mà chúng ta phải gìn giữ, là di sản quý giá của dân tộc còn tiếng nước ngoài chỉ là một phương tiện để chúng ta giao lưu với thế giới. “Tiếng mẹ đẻ” là ngôn ngữ của dân tộc mình, là tiếng nói gốc của ông bà, cha mẹ,…từ ngàn đời xưa. “Tiếng nước ngoài” chỉ chung mọi ngôn ngữ khác không phải tiếng mẹ đẻ. Chúng ta cần thực hiện song song cả việc trau dồi tiếng mẹ đẻ và học tập tiếng nước ngoài. Bởi mỗi người sinh ra chính là từ văn hóa, truyền thống, bản sắc dân tộc. Ta được nuôi dưỡng từ những lời ru ầu ơ của bà của mẹ, trưởng thành từ chính thứ ngôn ngữ giản dị, mộc mạc mà sâu sắc ấy. Bên cạnh đó, ngoại ngữ cũng giúp chúng ta có thể hội nhập, mở mang tri thức… Giữ gìn tiếng mẹ đẻ không có nghĩa là bài trừ những ngôn ngữ khác mà cần sử dụng tiếng nước ngoài sao cho phù hợp, không được lạm dụng quá mức. Sử dụng tiếng nước ngoài một cách bừa bãi, thậm chí còn sai lệch, ảnh hưởng đến sự trong sáng của tiếng Việt không làm các bạn sang trọng hơn mà chỉ hạ thấp chính giá trị con người bạn. Rất nhiều những người thành công trên trường quốc tế như giáo sư Ngô Bảo Châu hay “thần đồng” Đỗ Nhật Nam nhưng họ vẫn dùng tiếng Việt trong giao tiếp hay các bài viết, tiếng nước ngoài chỉ xuất hiện khi thực sự cần thiết. Nhưng nhiều người quan niệm rằng công việc không cần đến ngoại ngữ thì không cần học. Đó là suy nghĩ không toàn diện bởi ngoại ngữ không chỉ là công cụ làm việc mà còn là con thuyền đưa ta khám phá với những quốc gia khác. Vì vậy, mỗi chúng ta bên cạnh việc gìn giữ những giá trị truyền thống của tiếng Việt còn phải không ngừng học hỏi thêm những ngôn ngữ mới, để cuộc sống thêm nhiều màu sắc hơn. Với tôi, tiếng Việt giúp tâm hồn tôi trong sáng hơn, bình yên hơn còn những ngôn ngữ khác sẽ giúp trí tuệ tôi được mở mang, giàu có hơn. Hãy luôn để tiếng mẹ đẻ và tiếng nước ngoài là những chiếc chìa khóa đưa ta đến với thế giới.

Nghị luận: Yêu tiếng mẹ đẻ có phải là yêu nước (mẫu 12)

Việc bảo tồn và yêu thương tiếng mẹ đẻ không chỉ là một hành động, mà còn là sự hiểu biết và tôn trọng đối với bản sắc văn hóa, truyền thống của dân tộc. Trong thời gian gần đây, chúng ta đã chứng kiến sự lan truyền của xu hướng "sính ngoại" trong việc sử dụng tiếng nước ngoài, khiến cho cuộc trao đổi và tranh luận về vấn đề này trở nên sôi nổi hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, với tôi, tiếng mẹ đẻ vẫn là trụ cột không thể thay thế, là di sản quý giá mà mỗi người Việt cần gìn giữ và trân trọng.

"Tiếng mẹ đẻ" không chỉ đơn thuần là một phương tiện giao tiếp, mà còn là biểu tượng của sự liên kết văn hóa giữa thế hệ cha ông và thế hệ con cháu. Đó là ngôn ngữ mà từng đoạn đời dân tộc Việt Nam đã sử dụng để truyền đạt tri thức, giáo dục con cháu và gắn kết cộng đồng. Trong khi đó, "tiếng nước ngoài" có thể được coi là một công cụ hữu ích trong việc mở rộng tầm nhìn, giao lưu văn hóa với thế giới bên ngoài.

Tuy nhiên, việc giữ gìn tiếng mẹ đẻ không phải là việc phủ nhận hoặc loại trừ tiếng nước ngoài. Chúng ta cần nhận thức và thực hiện cân nhắc, kết hợp giữa việc duy trì và phát triển tiếng mẹ đẻ cùng việc học hỏi, sử dụng tiếng nước ngoài một cách phù hợp và cân nhắc. Sử dụng tiếng nước ngoài một cách có ý thức và đúng mực sẽ giúp chúng ta mở rộng kiến thức, nâng cao trình độ và tăng cơ hội trong cuộc sống.

Việc học ngoại ngữ không chỉ giúp chúng ta mở rộng cửa ải trong sự nghiệp mà còn là cơ hội để thấu hiểu và kết nối với những nền văn hóa khác. Điều này giúp cuộc sống trở nên phong phú và đa dạng hơn, làm cho chúng ta trở thành những công dân toàn cầu có khả năng thích ứng và hòa nhập với môi trường đa văn hóa.

Tóm lại, yêu thương và giữ gìn tiếng mẹ đẻ không có nghĩa là cô lập hay bài trừ sự đa dạng của thế giới. Chúng ta cần học hỏi và sử dụng tiếng nước ngoài một cách có trách nhiệm và cân nhắc, song song với việc bảo tồn và phát triển ngôn ngữ của mình. Chỉ khi đó, chúng ta mới có thể trở thành những công dân toàn cầu, mang trong mình bản sắc văn hóa của dân tộc và khám phá thế giới bên ngoài với tâm hồn mở rộng và sâu sắc hơn.

Xem thêm các bài văn mẫu Ngữ văn lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

1 6,621 25/11/2024
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: