TOP 20 mẫu Phân tích đặc điểm một nhân vật trong tác phẩm truyện đã học ở sách Ngữ văn 7 Cánh diều Tập 1 (2024)

Phân tích đặc điểm một nhân vật trong tác phẩm truyện đã học ở sách Ngữ văn 7 lớp 7 Cánh diều gồm dàn ý và 20 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 7 hay hơn.

1 17,588 24/11/2024
Tải về


Phân tích đặc điểm một nhân vật trong tác phẩm truyện đã học ở sách Ngữ văn 7 Cánh diều Tập 1

Đề bài: Phân tích đặc điểm một nhân vật trong tác phẩm truyện đã học ở sách Ngữ văn 7 Cánh diều tập một mà em có ấn tượng và yêu thích

Dàn ý Phân tích đặc điểm một nhân vật trong tác phẩm truyện đã học ở sách Ngữ văn 7 Cánh diều Tập 1

- Mở bài: Giới thiệu tác phẩm truyện đã học ở sách Ngữ văn 7 Cánh diều tập một và nhân vật mà em có ấn tượng và yêu thích

- Thân bài:

+ Miêu tả ngoại hình, xuất thân của nhân vật

+ Tính cách, hành động, suy nghĩ của nhân vật

+ Những phẩm chất mà nhân vật thể hiện trong văn bản

+ Chi tiết em ấn tượng nhất về nhân vật

- Kết bài: Cảm nhận chung của em về nhân vật trong tác phẩm.

Giải Bài tập đọc hiểu: Người đàn ông cô độc giữa rừng trang 10 sách bài tập  Ngữ văn 7 - Cánh diều | SBT Văn 7 - Cánh diều

Phân tích đặc điểm một nhân vật trong tác phẩm truyện đã học ở sách Ngữ văn 7 Cánh diều Tập 1 (mẫu 1)

Trong chương trình Ngữ Văn 7, em đã được tìm hiểu rất nhiều những tác phẩm văn học đặc sắc, những nhân vật văn học ấn tượng. Trong đó, em đặc biệt ấn tượng với nhân vật Võ Tòng, trong đoạn trích Người đàn ông cô độc giữa rừng

Không ai biết chú Võ Tòng tên thật là gì? Quê quán ở đâu? Người ta chỉ biết chú có tên là Võ Tòng từ khi chú giết chết một con hổ chúa hung bạo. Hai hố mắt sâu hoắm và từ trong đáy hố sâu thẳm đó, một cặp tròng mắt trắng dã, long qua, long lại, sắc như dao;…Chú thường cởi trần, mặc chiếc quần kaki còn mới nhưng coi bộ đã lâu không giặt chiếc quần lính Pháp có những sáu túi. Bên hông chú đeo lủng lẳng một lưỡi lê, nằm gọn trong vỏ sắt. Ngoại hình của chú thật phóng khoáng thể hiện sự mãnh mẽ gan dạ.

Cuộc đời của chú Võ Tòng thật bất hạnh, khi chú phải chịu nỗi oan ức thê thảm đã đẩy chú vào ngục tù. Trước khi đi tù, chú có gia đình đàng hoàng, vợ là người đàn bà xinh xắn. Lúc vợ chửa đứa con đầu lòng, vì thèm ăn măng. Chú bèn xách dao đến bụi tre đình làng xắn một mụi măng. Khi về, đi qua bờ tre nhà tên địa chủ, chú bị tên địa chủ vu vạ cho là ăn trộm. Chú cãi lại, tên địa chủ đánh vào đầu chú, chú đánh lại và tự lên nhà việc nộp mình. Sau khi ra tù, vợ chú đã làm lẽ tên địa chủ. Đứa con trai độc nhất chú chưa biết mặt đã chết từ khi chú ngồi trong tù. Chú không đi tìm tên địa chủ để quyết đấu mà bỏ làng ra đi vào rừng ở quanh năm săn bắt thú.

Chú Võ Tòng là người mạnh mẽ, gan dạ lại có tinh thần yêu nước sâu sắc. Được thể hiện trong cuộc chiến đấu với con hổ chúa. Khi đánh lại tên địa chủ và dũng cảm ra nhà việc nhận tội. Khi sẵn sàng làm nỏ tẩm thuốc cho ông Hai để bắn quân giặc.

Như vậy, chú Võ Tòng là nhân vật tiêu biểu đại diện cho những người dân Nam Bộ, phóng khoáng, mạnh mẽ, gan dạ, có tinh thần yêu nước nồng nàn, da diết

Phân tích đặc điểm một nhân vật trong tác phẩm truyện đã học ở sách Ngữ văn 7 Cánh diều Tập 1 (mẫu 2)

An-phông-xơ Đô-đê là một cây bút truyện ngắn nổi tiếng của văn học Pháp. Truyện của ông thường giản dị nhưng rất đằm thắm, thể hiện một tấm lòng gắn bó tha thiết sâu nặng với quê hương đất nước. “Buổi học cuối cùng” là một tác phẩm như thế.

Truyện đưa chúng ta đến một ngôi trường làng vùng An-dát để chứng kiến một câu chuyện đầy xúc động đó là buổi học Pháp văn cuối cùng. Nó được diễn ra trong con mắt quan sát và cảm xúc, suy ngẫm của cậu học trò nhỏ Phrăng và được kề lại bằng chính lời kể của cậu bé.

Phrăng là một cậu học trò nghịch ngợm lại lười học. Cậu thường trốn học đi chơi ngoài đồng nội. Đối với cậu, bầu trời trong trẻo, chim sáo hót ven rừng trên đồng cỏ thường có sức cám dỗ hơn là những phân từ tiếng Pháp. Ngày hôm ấy, Phrăng đã đi học muộn. Khi đến lớp, cậu bé càng thấy ngạc nhiên hơn vì thấy thầy giáo không những chẳng giận dữ mà còn dịu dàng bảo cậu: “Phrăng, vào chỗ nhanh lên con; lớp sắp bắt đầu học mà lại vắng mặt con”. Còn ở phía cuối lớp, trên những dãy ghế bỏ trống, dân làng ngồi lặng lẽ; thầy Ha-men thì mặc một bộ lễ phục thật trang trọng.

Lời bộc bạch của thầy Ha-men vang lên: “Các con ơi, đây là lần cuối cùng thầy dạy các con. Lệnh từ Béc -lin là từ nay chỉ dạy tiếng Đức ở các trường vùng An-dát và Lo-ren… Thầy giáo mới ngày mai sẽ đến. Hôm nay là bài học Pháp văn cuối cùng của các con”. Từ lời nói của thầy khiến cho Phrăng cảm thấy choáng váng. Cậu cảm thấy hối hận, đau đớn và tự giận mình về thời gian đã bỏ phí, về những buổi trốn học đi bắt tổ chim hoặc trượt băng trên hồ. Cậu đau lòng khi nghĩ tới chuyện phải giã từ những quyển ngữ pháp, những quyển thánh sử. Cậu quên cả nỗi giận thầy Ha-men vì những lần bị phạt.

Trong buổi học cuối cùng, Phrăng không đọc thuộc những quy tắc về phân từ, nhưng thầy giáo không trách mắng. Thầy giảng giải cho Phrăng và các cậu học trò hiểu hoãn việc học là một tai hoạ lớn. Song điều làm Phrăng cảm thấy xúc động là khi thầy Ha men giang giải về tiếng Pháp. Thầy nói rằng đó là thứ ngôn ngữ hay nhất thế giới, trong sáng nhất thế giới và vững vàng nhất: “Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững ti ống nói nia mình thì chẳng khác gì nắm được chia khoả chốn lao tù…”

Buổi học cuối cùng diễn ra trong không khí trang nghiêm và xúc động: thầy say sưa giảng bài, trò chăm chú lắng nghe và cặm cụi học tập. Đến khi tiếng chuông đồng hồ điểm mười hai giờ vang lên, thầy Ha-men trở nên xúc động không nói nên lời: “Các bạn, hỡi các bạn, tôi... tôi…”. Và thầy đã quay về phía bảng, cầm lấy viên phấn và viết một dòng chữ: “Nước Pháp muôn năm”. Có thể nói, đây là câu chuyện xúc động về tình yêu Tô quốc. Tình yêu ấy được biểu hiện cụ thể bằng tình yêu tiếng nói của dân tộc của thầy Ha-men, của những cậu học trò, của dân làng vùng An-dát. Đế diễn tả tình yêu ấy, An-Phông -xơ Đô-đê đã chú ý tập trung vào miêu tả cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng và hành động của các nhân vật, đặc biệt là thầy Ha-men và cậu học trò Phrăng.

Ngòi bút An-Phông-xơ Đô-đê đặc biệt tinh tế khi thế hiện tâm trạng và tình cảm của nhân vật. Cũng qua truyện ngắn này, mượn lời thầy Ha-men, nhà văn muôn nêu lên một chân lý: “Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khoá chốn lao tù”.

Với tất cả ý nghĩa như trên, “Buổi học cuối cùng” của An-phông-xơ Đô-đê đã trở thành một truyện ngắn hay, được nhiều người yêu mến.

Nguyễn Quang Dũng tìm An và Cò mới cho “Đất rừng Phương Nam” - Báo Người  lao động

Phân tích đặc điểm một nhân vật trong tác phẩm truyện đã học ở sách Ngữ văn 7 Cánh diều Tập 1 (mẫu 3)

Võ Tòng là một trong những nhân vật chính trong tác phẩm Đất rừng phương Nam của tác giả Đoàn Giỏi. Đây là một con người đặc biệt với tâm hồn đẹp đẽ rắn rỏi ẩn giấu sau ngoại hình kỳ dị khác người. Cuộc đời của chú trải qua nhiều bất hạnh và oái oăm, những con người này vẫn luôn giữ được nét phóng khoáng và cái tâm thiện lương đậm chất Nam Bộ.

Theo lời kể của tác giả, chú Võ Tòng không có lai lịch rõ ràng. Chẳng ai biết tên thật của chú là gì, quê quán gốc gác ở đâu. Võ Tòng chỉ là cái tên mà mọi người gọi chú theo một sự tích trong truyện Tàu thường nghe. Ngoại hình của chú khá kỳ dị, khác người. Hai hố mắt sâu hoắm với tròng mắt trắng dã long qua long lại, sắc lẹm như dao. Mái tóc hung hung giống bờm ngựa dài tới gáy. Gò má bên phải của chú có tới năm cái sẹo dài như đầu móng cọp cào. Bắt gặp một dáng dấp như thế, một con người như thế, dù là ai cũng sẽ thấy sợ hãi nếu chưa quen biết chú thật thân thiết.

Chú Võ Tòng từng trải qua nhiều chuyện oái oăm. Bị bọn địa chủ bóc lột và cướp công, cướp cả vợ. Quá uất ức, chú gây án và tự đến nhà việc để nộp mình. Đến khi ra tù, con chết, mất luôn cả vợ vào tay địa chủ. Người ta những tưởng chú sẽ lại thực hiện một cuộc trả thù đẫm máu, nhưng người đàn ông chỉ cười lớn rồi lầm lũi vào rừng làm nghề săn bẫy thú, sống ẩn dật ít lui tới với mọi người.

Ở trong rừng nhiều năm, Võ Tòng trơ trọi một mình nhưng cũng không nghĩ ngợi hay để mắt tới người đàn bà nào nữa. Ngày qua ngày, chú càng trở nên kỳ hình dị tướng. Người dân xung quanh dần dần quen với sự hiền lành chất phác của chú. Ai cũng quý mến và thương cho người đàn ông cô độc ấy.

Dù đã trải qua rất nhiều những bất hạnh, áp bức trong đời nhưng chú Võ Tòng vẫn luôn giữ được tinh thần hào sảng và nét chất phác hiền lành của một người nông dân. Đối lập với vẻ bề ngoài xù xì gân guốc là một người đàn ông giản dị, sẵn sàng giúp đỡ mọi người mà không mong cầu đền ơn trả nghĩa.

Trong em, Võ Tòng luôn hiện lên là một hình ảnh đẹp, đại diện cho người nông dân Nam Bộ bình thường mà bất khuất anh dũng. Những con người cần cù chất phác trong đời thường, khi có giặc thì không ngại cầm súng cầm giáo, chấp nhận hi sinh cả mạng sống để bảo vệ mảnh đất quê hương yêu dấu bao đời. Đó chính là những tấm gương lớn, nhắc nhở em về thái độ trân trọng, biết ơn cuộc sống hòa bình ấm no mà mình đang được hưởng, đồng thời phải ra sức cố gắng để cống hiến, đáp đền những hi sinh oanh liệt ấy.

Phân tích đặc điểm một nhân vật trong tác phẩm truyện đã học ở sách Ngữ văn 7 Cánh diều Tập 1 (mẫu 4)

Thạch Lam thường viết “những truyện không có chuyện”, chủ yếu là khai thác thế giới nội tâm của nhân vật với những cảm xúc mong manh, mơ hồ trong cuộc sống thường ngày. Một trong những tác phẩm của ông là truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa. Nổi bật trong tác phẩm là nhân vật Sơn.

Truyện được in trong tập truyện ngắn “Gió lạnh đầu mùa” (NXB Đời nay, 1937). Sơn là nhân vật trung tâm trong tác phẩm, được nhà văn xây dựng để gửi gắm những tư tưởng nhân văn sâu sắc.

Mở đầu truyện, Thạch Lam đã có những câu văn miêu tả tinh tế về sự thay đổi của thời tiết. Từ đó, nhân vật Sơn xuất hiện với những suy nghĩ, hành động hồn nhiên của một đứa trẻ. Cậu tung chăn tỉnh dậy, cậu thấy mọi người trong nhà, mẹ và chị đã trở dậy, ngồi quạt hỏa lò để pha nước chè uống. Mọi người đều “đã mặc áo rét cả rồi”. Ở ngoài sân “Gió vi vu làm bốc lên những màn bụi nhỏ, thổi lăn những cái lá khô lạo xạo. Bầu trời không u ám, toàn một màu trắng đục”. Những cây lan trong chậu “lá rung động và hình như sắt lại vì rét”. Nhân vật Sơn thức giấc và cảm nhận được cái lạnh, cậu vơ vội cái chăn trùm lên đầu rồi gọi chị Lan. Sau đó, Sơn được mẹ mặc cho một chiếc áo dạ chỉ đỏ lẫn áo vệ sinh, ngoài lại mặc phủ cái áo vải thâm. Qua cách giới thiệu này, có thể thấy Sơn được sinh ra trong một gia đình khá giá, nhận được tình yêu thương của mọi người xung quanh.

Sống trong sự chăm sóc của mẹ và chị, nhưng Sơn không kiêu ngạo và xa cách. Cậu sống rất giàu tình cảm, biết yêu thương mọi người xung quanh. Điều đó được thể hiện qua tình cảm với người em gái đã mất. Khi mọi người nhắc đến Duyên - đứa em gái đáng thương của Sơn đã mất năm lên bốn tuổi. Người vú già đã “với lấy cái áo lật đi lật lại ngắm nghía, tay mân mê các đường chỉ”. Sơn cũng cảm thấy “nhớ em, cảm động và thương em quá”. Cậu xúc động khi thấy mẹ “hơi rơm rớm nước mắt”. Những suy nghĩ, cảm xúc ấy cho thấy Sơn là một cậu bé nhạy cảm, giàu lòng thương người. Hay như cách cư xử của Sơn với bọn trẻ con trong xóm - Thằng Cúc, thằng Xuân, con Tí, con Túc - những đứa trẻ em nghèo khổ vẫn phải mặc những bộ quần áo nâu bạc đã rách vá nhiều chỗ. Hai chị em Sơn tỏ ra thân thiết với chúng chứ không khinh khỉnh như các em họ của Sơn.

Đặc biệt nhất là hành động của Sơn đối với bé Hiên. Khi thấy Hiên đang đứng “co ro” bên cột quán, trong gió lạnh chỉ mặc có manh áo “rách tả tơi”, “hở cả lưng và tay”. Sơn cảm thấy thương xót cho con bé. Sơn chợt nhớ ra mẹ cái Hiên rất nghèo, nhớ đến em Duyên ngày trước vẫn cùng chơi với Hiên ở vườn nhà. Một ý nghĩ tốt thoáng qua trong tâm trí Sơn - đó là đem chiếc áo bông cũ của em Duyên cho Hiên. Nghĩ vậy, cậu đã nói với chị gái của mình, nhận được sự đồng tình của chị. Chị Lan đã “hăm hở” chạy về nhà lấy áo. Còn Sơn thì đứng yên lặng đợi chờ, trong lòng tự nhiên thấy “ấm áp vui vui”. Cảm xúc ấy cho thấy ý nghĩa của sự chia sẻ đem đến sự hạnh phúc cho cả người nhận và người cho. Có thể thấy rằng, nhân vật Sơn tuy còn nhỏ tuổi, nhưng đã giàu lòng yêu thương.

Qua nhân vật này, nhà văn đã gửi gắm bài học về tình yêu thương, cũng như tấm lòng nhân ái, biết chia sẻ và đồng cảm của con người trong cuộc sống.

Như vậy, nhà văn Thạch Lam đã xây dựng truyện ngắn “Gió lạnh đầu mùa” nhẹ nhàng mà thật sâu sắc. Cả tác phẩm thấm thía tình yêu thương giữa con người.

Tả nhân vật chú bé Phrăng trong buổi học cuối cùng - Văn 6 (3 mẫu)

Phân tích đặc điểm một nhân vật trong tác phẩm truyện đã học ở sách Ngữ văn 7 Cánh diều Tập 1 (mẫu 5)

Chú bé Phrăng trong buổi học cuối cùng của nhà văn An-phông-xơ Đô-đê là một nhân vật đặc biệt để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc nhất. Mowr đàu đoạn trích ta thấy Phrăng hiện lên là một cậu bé vô tư, hồn nhiên và có phần hơi lười học, thỉnh thoảng cậu còn trốn học để đi chơi. Thế nhưng cậu cũng là một đứa trẻ vô cùng nhạy cảm. Cậu bé vô lo vô nghĩ ấy đã dễ dàng nhận ra sự khác lạ đang diễn ra xung quanh mình. Và hơn hết chú cũng là một công dân vô cùng yêu nước. Tình yêu nước tha thiết được thể hiện rất rõ trong buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp. Khi nghe thầy giảng bài, cậu bỗng thấy yêu tiếng Pháp đến lạ, thấy những bài giảng của thầy hôm nay thật dễ hiểu. Và khi nghe thầy nói rằng từ nay trở đi cậu không còn được học tiếng Pháp nữa thì bỗng dung cậu thấy choáng váng, ân hận vì trước đây đã mải chơi. Diễn biến tâm trạng của Phrăng cho thấy ở cậu có một tình yêu nước mãnh liệt.

Phân tích đặc điểm một nhân vật trong tác phẩm truyện đã học ở sách Ngữ văn 7 Cánh diều Tập 1 (mẫu 6)

Không ai biết chú Võ Tòng tên thật là gì? Quê quán ở đâu? Người ta chỉ biết chú có tên là Võ Tòng từ khi chú giết chết một con hổ chúa hung bạo. Hai hố mắt sâu hoắm và từ trong đáy hố sâu thẳm đó, một cặp tròng mắt trắng dã, long qua, long lại, sắc như dao;…Chú thường cởi trần, mặc chiếc quần kaki còn mới nhưng coi bộ đã lâu không giặt chiếc quần lính Pháp có những sáu túi. Bên hông chú đeo lủng lẳng một lưỡi lê, nằm gọn trong vỏ sắt. Ngoại hình của chú thật phóng khoáng thể hiện sự mãnh mẽ gan dạ.

Cuộc đời của chú Võ Tòng thật bất hạnh, khi chú phải chịu nỗi oan ức thê thảm đã đẩy chú vào ngục tù. Trước khi đi tù, chú có gia đình đàng hoàng, vợ là người đàn bà xinh xắn. Lúc vợ chửa đứa con đầu lòng, vì thèm ăn măng. Chú bèn xách dao đến bụi tre đình làng xắn một mụi măng. Khi về, đi qua bờ tre nhà tên địa chủ, chú bị tên địa chủ vu vạ cho là ăn trộm. Chú cãi lại, tên địa chủ đánh vào đầu chú, chú đánh lại và tự lên nhà việc nộp mình. Sau khi ra tù, vợ chú đã làm lẽ tên địa chủ. Đứa con trai độc nhất chú chưa biết mặt đã chết từ khi chú ngồi trong tù. Chú không đi tìm tên địa chủ để quyết đấu mà bỏ làng ra đi vào rừng ở quanh năm săn bắt thú.

Chú Võ Tòng là người mạnh mẽ, gan dạ lại có tinh thần yêu nước sâu sắc. Được thể hiện trong cuộc chiến đấu với con hổ chúa. Khi đánh lại tên địa chủ và dũng cảm ra nhà việc nhận tội. Khi sẵn sàng làm nỏ tẩm thuốc cho ông Hai để bắn quân giặc.

Như vậy, chú Võ Tòng là nhân vật tiêu biểu đại diện cho những người dân Nam Bộ, phóng khoáng, mạnh mẽ, gan dạ, có tinh thần yêu nước nồng nàn, da diết

Phân tích đặc điểm một nhân vật trong tác phẩm truyện đã học ở sách Ngữ văn 7 Cánh diều Tập 1 (mẫu 7)

Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ là một trong số ít những tác phẩm viết về tình cha con. Trong truyện này, tác giả xây dựng một vài nhân vật: người con, người cha, thằng Tí, bà Sáu… Nhưng với tôi, người để lại nhiều ấn tượng hơn cả là nhân vật người cha.

Nhân vật người cha xuất hiện song hành cùng người con và xuyên suốt câu chuyện. Trong mắt người con, cha hiện lên là một người đảm đang, gần gũi với con “bố trồng nhiều hoa, bố làm cho “tôi” cái bình tưới nhỏ bằng thùng sơn, hai bố con cùng nhau tưới hoa”. Không chỉ có vậy, bố còn là người có cách giáo dục đặc biệt. Bố không dạy lí thuyết sách vở chung chung mà dạy con mọi thứ bằng thực hành, hướng dẫn con để con tự cảm nhận. Hàng ngày bố yêu cầu con nhắm mắt, sờ và đoán các loài hoa trong vườn. Ban đầu chưa quen, con chỉ đoán được một hai loại, dần dà con đã đoán được hết các loài hoa trong vườn của bố, hơn thế nữa con còn thuộc hết khu vườn, vừa nhắm mắt vừa đi mà không chạm phải một vật gì. Bài sờ hoa đoán đã thuộc, người cha tăng độ khó lên, lần này cha cho con ngửi mùi các loài hoa và đoán tên. Trò chơi của bố được lặp lại cho đến khi người con thuộc hết các loài hoa trong vườn thì thôi. Như vậy người đọc không chỉ thấy được phương pháp giáo dục hiện đại của người cha mà còn thấy được sự tỉ mỉ, ân cần trong cách dạy con, thấy được tình yêu thiên nhiên, trân trọng những điều giản dị nhất của người cha.

Bên cạnh đó, thông qua việc giảng giải cho người con về món quà, về sự huyền diệu của tên gọi người đọc còn thấy đây là một người cha sống tình cảm và có hiểu biết rộng. Khi biết con thích gọi tên thằng Tí, người cha đã lí giải cho con “mỗi cái tên là một âm thanh tuyệt diệu. Người càng thân với mình bao nhiêu thì âm thanh đó càng tuyệt diệu bấy nhiêu”. Rồi khi thằng Tí đem cho ổi, mặc dù cha không thích ăn những vẫn ăn ổi nó tặng, người con thắc mắc “sao bố kính trọng nó quá vậy”. Người bố trả lời người con chân thành “bố không cưỡng lại được trước món quà. Một món quà bao giờ cũng đẹp. Khi ta nhận hay cho một món quà, ta cũng đẹp lây vì món quà đó”. Câu nói của nhân vật bố có thể hiểu: món quà chính là tình cảm, tấm lòng của người tặng đã gửi gắm vào đó nên món quà dù lớn hay nhỏ đều đẹp. Cách chúng ta nhận, trân trọng món quà của người tặng cũng thể hiện nét đẹp của chính mình.. Qua đây chúng ta cảm nhận được tình cảm cha con gắn bó tha thiết, người cha đã thể hiện tình yêu thương với đứa con thông qua những bài học sâu sắc từ cuộc sống, biết yêu thương, lắng nghe và thấu hiểu từ thiên nhiên, biết trân trọng mọi thứ xung quanh mình.

Nhân vật người cha được khắc họa qua hành động, cử chỉ, lời nói, cảm xúc, suy nghĩ và qua mối quan hệ với những nhân vật khác (thằng Tí, bà Sáu, hàng xóm…). Khi khắc họa nhân vật người cha, tác giả sáng tạo nhiều chi tiết có giá trị biểu hiện đặc sắc như: người cha nhảy xuống cứu thằng Tí, cầm hai chân dốc ngược; …. Tác giả lựa chọn ngôi kể thứ nhất với điểm nhìn là người con kể về người cha khiến cho câu chuyện được kể hấp dẫn, hồn nhiên và người con dễ dàng bộc lộ được tình cảm, cảm xúc của mình với cha, ví như “bố cười khà khà khen tiến bộ lắm, bố tôi bơi giỏi lắm”…

Xây dựng nhân vật người cha song hành cùng người con không chỉ giúp người đọc thấy được mối quan hệ cha con, tình cảm cha con trong gia đình mà tác giả còn cho người đọc thấy bài học bổ ích về phương pháp giáo dục hiện đại: học bằng thực hành. Đồng thời cũng nhắn nhủ tới các bậc làm cha làm mẹ hãy yêu thương con cái, tạo cho con môi trường lành mạnh, gần gũi chan hòa với thiên nhiên. Thời buổi công nghệ số, con trẻ xem, chơi điện thoại, ipad quá nhiều, vì thế gần gũi giao hòa, cảm nhận thiên nhiên là điều hết sức cần thiết.

Nhân vật người cha để lại trong lòng tôi rất nhiều ấn tượng đẹp, đó không chỉ là tình cảm chân thành với người con mà còn là cách chơi, cách dạy con, cách giảng giải cho con về tất cả những điều mà con khúc mắc. Thầm nghĩ, sau này tôi cũng sẽ hướng dẫn và gần gũi con cái của mình giống như người cha trong câu chuyện Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ.

Phân tích đặc điểm một nhân vật trong tác phẩm truyện đã học ở sách Ngữ văn 7 Cánh diều Tập 1 (mẫu 8)

"Đất rừng phương Nam" là một sáng tác tiêu biểu của nhà văn Đoàn Giỏi. Tác phẩm không chỉ mở ra bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, trù phú của mảnh đất phương Nam mà còn tái hiện chân thực vẻ đẹp con người nơi đây. Họ đều là những người dân thuần hậu, chất phác, giàu tình cảm và rất dũng cảm. Các đức tính tốt đẹp này còn được khắc họa một cách rõ nét qua nhân vật Võ Tòng trong đoạn trích "Người đàn ông cô độc giữa rừng".

Thông qua lời miêu tả của "tôi", chú Võ Tòng thường không mặc áo, chỉ mặc một chiếc quần "cởi trần, mặc chiếc quần kaki còn mới, nhưng coi bộ đã lâu không giặt". Chú còn trang bị một lưỡi lê, đeo nó ở bên hông. Đặc biệt, trên người chú Võ Tòng xăm rất nhiều chữ bùa màu xanh lè. Khuôn mặt hiền hậu còn có một hàng sẹo dài chạy từ thái dương xuống cổ. Như vậy, chỉ với vài nét phác họa, tác giả đã mang đến cho người đọc những hình dung cụ thể về người đàn ông phóng khoáng, mạnh mẽ.

Thế nhưng, đằng sau vẻ bề ngoài "kì hình dị tướng" lại là một Võ Tòng hiền hậu, lương thiện và chất phác. Khi trò chuyện với chú bé An, chú luôn nhẹ nhàng, thân mật hỏi thăm "Ngồi xuống đây, chú em". Chú còn tinh tế chọn ra một thỏi thịt khô nướng lớn nhất cho "tôi". Đối với tía nuôi của An, chú tỏ ra tôn trọng, giữ đúng lễ độ nhưng không làm mất đi sự thân mật "Phải không anh Hai?". Không chỉ vậy, với những người xung quanh, chú luôn ân cần giúp đỡ mà không nghĩ tới chuyện báo đáp. Vì thế, ai ai "cũng mến gã ở cái tính tình chất phác, thật thà". Bên cạnh đó, chú Võ Tòng còn là một người vô vùng can trường, dũng cảm. Giây phút thấy con hổ chúa từ sân phóng vào nhà, chồm lên người mình, chú Võ Tòng không hề run sợ hay nao núng. Chú nhanh nhẹn cầm lấy cái mác bên người, trực tiếp đâm thẳng vào hàm dưới con hổ. Bằng sự nhanh trí, dứt khoát, chú đã thành công hạ gục nó. Quay ngược về quá khứ, khi thấy tên địa chủ có những lời nói, hành động ngang ngược, không phân rõ đúng sai phải trái, chú Võ Tòng đã quyết liệt dùng nhát dao chém trả. Đứng trước quyền thế, chú chẳng lấy làm lo lắng mà can đảm đối mặt. Cuối cùng, bản lĩnh nam nhi không cho phép chú Võ Tòng hèn nhát. Thay vì nghĩ tới việc trốn chạy, chú đã "đường hoàng xách dao đến ném trước nhà việc, bó tay chịu tội".

Có thể thấy, nhân vật Võ Tòng hiện lên thật chân thực với bao phẩm chất cao đẹp. Con người chú luôn sáng ngời sự chất phác, thật thà, hiền lành. Thấy chuyện bất bình hay hiểm nguy, chú không lo sợ mà dũng cảm đối diện.

Bằng việc sử dụng kết hợp ngôi kể thứ nhất và ngôi kể thứ ba, nhà văn đã khắc họa nhân vật Võ Tòng một cách toàn diện, cụ thể. Ngoài ra, ngôn ngữ đậm chất Nam Bộ cũng góp phần miêu tả sắc nét hình ảnh người đàn ông phóng khoáng, khí phách, sống lẻ loi nơi rừng sâu.

Nhân vật Võ Tòng trong đoạn trích "Người đàn ông cô độc giữa rừng" chắc chắn sẽ mãi in sâu trong lòng độc giả bởi những vẻ đẹp đức tính, phẩm chất. Nhân vật cũng chính là đại diện cho người dân Nam Bộ thuần hậu, tốt bụng.

Phân tích đặc điểm một nhân vật trong tác phẩm truyện đã học ở sách Ngữ văn 7 Cánh diều Tập 1 (mẫu 9)

Người thầy đầu tiên là một truyện ngắn xuất sắc của Ai-tơ-ma-tốp kể về thầy giáo Đuy-sen qua hồi ức bà viện sĩ An-tư-nai Xu-lai-ma-nô-va, vốn là học trò trước đây của thầy Đuy-sen.

Hình ảnh một người thầy tuyệt đẹp và đáng kính là cảm nhận sâu sắc nhất của mỗi chúng ta khi đọc truyện ngắn này. Khi đến vùng núi quê hương của cô bé An-tư-nai. Thầy Đuy-sen còn trẻ lắm. Học vấn của thầy lúc đó chưa cao, nhưng trái tim thầy dạt dào tình nhân ái và sôi sục nhiệt tình cách mạng. Một mình thầy lao động hằng tháng trời, phạt cỏ, trát lại vách, sửa cánh cửa, quét dọn cái sân..., biến cái chuồng ngựa của phú nông hoang phế đã lâu ngày thành một cái trường khiêm tốn nằm bên hẻm núi, cạnh con đường vào cái làng nhỏ của người Kir-ghi-di, vùng Trung Á nghèo nàn lạc hậu

Khi An-tư-nai và các bạn nhỏ đến thăm trường với bao tò mò “xem thử thầy giáo đang làm gì, ở đấy cũng hay” thì thấy thầy “từ trong cửa bước ra, người bê bết đất”. Thầy Đuy-sen “mỉm cười, niềm nở” quệt mồ hôi trên mặt, rồi ôn tồn hỏi: “Đi đâu về thế, các em gái”. Trước các “vị khách” nhỏ tuổi, thầy hiền hậu nói: “Các em ghé vào đây xem là hay lắm, các em chả sẽ học tập ở đây là gì? Còn trường của các em thì có thể nói là đã xong đến nơi rồi...?”

Đuy-sen đúng là một người thầy vĩ đại, cử chỉ của thầy rất hồn nhiên. Thầy hiền hậu nói lên những lời ấm áp lay động tâm hồn tuổi thơ. Mới gặp các em nhỏ xa lạ lần đầu mà thầy đã nhìn thấy, đã thấu rõ cái khao khát muốn được học hành của các em: “các em chả sẽ học tập ở đây là gì?” Thầy “khoe” với các em về chuyện đắp lò sưởi trong mùa đông..., thầy báo tin vui trường học đã làm xong “có thể bắt đầu học được rồi”. Thầy mời chào hay khích lệ? Thầy nói với các em nhỏ người dân tộc miền núi chưa từng biết mái trường là gì bằng tất cả tình thương mênh mông: “Thế nào, các em có thích học không? Các em sẽ đi học chứ?”

Thầy Đuy-sen quả là có tài, giàu kinh nghiệm sư phạm. Chỉ sau một vài phút gặp gỡ, vài câu nói nhẹ nhàng, thầy đã chiếm lĩnh tâm hồn tuổi thơ. Thầy đã khơi dậy trong lòng các em nhỏ người miền núi niềm khao khát được đi học.

Với An-tư-nai, thầy nhìn thấu tâm can em, cảm thông cảnh ngộ mồ côi của em, thầy an ủi và khen em một cách chân tình: “An-tư-nai, cái tên hay quá, mà em thì chắc là ngoan lắm phải không?”. Câu nói ấy cùng với nụ cười hiền hậu của Đuy-sen đã khiến cho cô gái dân tộc thiểu số bé nhỏ, bất hạnh “thấy lòng ấm hẳn lại”.

Đuy-sen là người thầy đầu tiên, người thầy khai tâm khai sáng cho An-tư- nai. Thầy hiền hậu, thầy yêu thương tuổi thơ. Thầy đã đốt cháy lên trong lòng các em ngọn lửa nhiệt tình khát vọng và khát vọng đi học. Đuy-sen là hình ảnh tuyệt đẹp của một ông thầy tuổi thơ. Con đường tuổi trẻ là con đường học hành. Trên con đường đầy nắng đẹp ấy, anh chị và mỗi chúng ta sẽ được dìu dắt qua nhiều thầy, cô giáo. Cũng như An-tư-nai, trong tâm hồn mỗi chúng ta luôn luôn chói ngời những người thầy, những Đuy-sen cao đẹp.

Ai-ma-tốp đã viết nên một truyện ngắn dưới dạng hồi ức chân thực, cảm động. Hình ảnh Đuy-sen – người thầy đầu tiên và hình ảnh An-tư-nai, cô bé mồ côi khát khao được đi học, được tác giả nói đến với tất cả sự ca ngợi, với niềm thương mến bao la. Người thầy trong truyện ngắn là người thầy của tình thương đến với tuổi thơ, đem ánh sáng cách mạng làm thay đổi mọi cuộc đời. Ngọn lửa tình thương như toả sáng trang văn Ai-ma-tốp, mãi mãi làm ấm áp lòng người. Thầy Đuy-sen càng trở nên gần gũi trong niềm thương mến của tuổi thơ chúng ta.

Phân tích đặc điểm một nhân vật trong tác phẩm truyện đã học ở sách Ngữ văn 7 Cánh diều Tập 1 (mẫu 10)

Truyện “Dế Mèn phiêu lưu ký” là một tác phẩm đặc sắc và nổi tiếng của nhà văn Tô Hoài dành cho lứa tuổi thiếu nhi. Đây là một câu chuyện đầy thú vị và hấp dẫn về hành trình phiêu lưu của Dế Mèn qua nhiều vùng đất của các loài vật khác nhau. Chương đầu tiên của chuyện là “Bài học đường đời đầu tiên” đã miêu tả rõ nét cả ngoại hình và tính cách của Dế Mèn, đồng thời đó cũng là câu chuyện về bài học đầu tiên của Dế Mèn.

Ngay phần mở đầu, nhà văn đã giới thiệu một cách chi tiết về chú dế này. Dế Mèn là một chú dế khỏe mạnh, cường tráng và có lối sống khoa học: “Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm”, “chẳng bao lâu tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng”. Dưới cái nhìn tinh tế, trí tưởng tượng phong phú và kỹ lưỡng, Tô Hoài đã tái hiện chân chung của một chàng dế thanh niên thật đẹp và sinh động: “thân hình cường tráng, đôi càng mẫm bóng, những vuốt ở chân và ở khoeo cứng và nhọn hoắt”, “ chỉ cần lia qua là những ngọn cỏ đã ngã rạp xuống”…

Dế Mèn luôn tự tin về bản thân mình, mỗi bước đi của cậu trở nên “trịnh trọng, khoan thai”, cho ra cái dáng điệu của “con nhà võ”. Không chỉ dừng lại ở việc miêu tả hình dáng bên ngoài của Dế Mèn, nhà văn còn đi sâu vào tính cách của chú dế này, cho người đọc cảm nhận một chú dế nhỏ bé cũng có những nét tính cách khác nhau. Dế Mèn là một chú dế tự tin, yêu đời và luôn tự hào về bản thân mình, luôn hãnh diện với bà con hàng xóm vì vẻ ngoại hình và sức mạnh của mình. Nhưng chính từ sự tự hào và tự tin thái quá của tuổi trẻ mà Dế Mèn lại trở thành kiểu tự cao, tự đắc, kiêu căng và xốc nổi.

Dế Mèn đem cái sức mạnh của mình đi để chòng ghẹo hàng xóm chứ không phải là giúp đỡ, hàng xóm chỉ là nhường nhịn không thèm chấp với Mèn nhưng chú lại nghĩ đó là họ sợ mình, không ai dám đối đầu với mình. Chính vì thế sự ảo tưởng ngông cuồng của Dế Mèn lại càng được đà đẩy lên cao, bản thân tự cho mình là “một tay ghê gớm, có thể sắp đứng đầu thiên hạ rồi”. Rồi chính bản tính kiêu căng, hống hách và ngông cuồng ấy của Dế Mèn đã để lại cho chú dế một bài học nhớ đời, bài học đắt giá ấy đã đánh đổi bằng cả mạng sống của anh bạn hàng xóm là Dế Choắt.

Trái ngược hoàn toàn với Dế Mèn, Dế Choắt là một kẻ gầy gò, ốm yếu, bộ dạng không có sức sống lại không có sức làm. Dế Mèn là hàng xóm nhưng lại chỉ biết chê bai, khinh bỉ, khi Dế Choắt nhờ giúp cũng chẳng bận tâm. Bản tính ngông cuồng của Dế Mèn đã nảy ra ý tưởng trêu chị Cốc, hắn rủ Dế Choắt nhưng Dế Choắt thì sợ không dám, còn căn ngăn nhưng không được. Sau khi trêu chị Cốc, Dế Mèn thì chui tọt vào hang sâu của mình lẩn trốn, mà đâu ngờ người bị chị Cốc tóm được lại là Choắt, Dế Choắt đã gánh chịu mọi hậu quả từ trò đùa dại dột của Dế Mèn. Chỉ đến khi Dế Choắt thoi thóp, Dế Mèn mới ân hận nhận ra lỗi lầm, tuy vậy cũng nhờ có Dế Choắt mà Dế Mèn có được bài học quý giá: “Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn cũng mang vạ vào mình đấy”.

Bằng nghệ thuật miêu tả tài tình và bút pháp nhân hóa so sánh điêu luyện, nhà văn Tô Hoài đã cho người đọc thấy được chân dung sống động về một chú dế. Bên cạnh đó còn rút ra những bài học sâu sắc trong cuộc sống, đó là phải luôn biết khiêm tốn, giúp đỡ người khác và khi mắc lỗi phải biết sửa chữa lỗi lầm.

Phân tích đặc điểm một nhân vật trong tác phẩm truyện đã học ở sách Ngữ văn 7 Cánh diều Tập 1 (mẫu 11)

Trong chương trình Ngữ Văn 7, em đã được tìm hiểu rất nhiều những tác phẩm văn học đặc sắc, những nhân vật văn học ấn tượng. Trong đó, em đặc biệt ấn tượng với nhân vật Võ Tòng, trong đoạn trích Người đàn ông cô độc giữa rừng Không ai biết chú Võ Tòng tên thật là gì? Quê quán ở đâu? Người ta chỉ biết chú có tên là Võ Tòng từ khi chú giết chết một con hổ chúa hung bạo. Hai hố mắt sâu hoắm và từ trong đáy hố sâu thẳm đó, một cặp tròng mắt trắng dã, long qua, long lại, sắc như dao;…Chú thường cởi trần, mặc chiếc quần kaki còn mới nhưng coi bộ đã lâu không giặt chiếc quần lính Pháp có những sáu túi. Bên hông chú đeo lủng lẳng một lưỡi lê, nằm gọn trong vỏ sắt. Ngoại hình của chú thật phóng khoáng thể hiện sự mãnh mẽ gan dạ.

Cuộc đời của chú Võ Tòng thật bất hạnh, khi chú phải chịu nỗi oan ức thê thảm đã đẩy chú vào ngục tù. Trước khi đi tù, chú có gia đình đàng hoàng, vợ là người đàn bà xinh xắn. Lúc vợ chửa đứa con đầu lòng, vì thèm ăn măng. Chú bèn xách dao đến bụi tre đình làng xắn một mụi măng. Khi về, đi qua bờ tre nhà tên địa chủ, chú bị tên địa chủ vu vạ cho là ăn trộm. Chú cãi lại, tên địa chủ đánh vào đầu chú, chú đánh lại và tự lên nhà việc nộp mình. Sau khi ra tù, vợ chú đã làm lẽ tên địa chủ. Đứa con trai độc nhất chú chưa biết mặt đã chết từ khi chú ngồi trong tù. Chú không đi tìm tên địa chủ để quyết đấu mà bỏ làng ra đi vào rừng ở quanh năm săn bắt thú.

Chú Võ Tòng là người mạnh mẽ, gan dạ lại có tinh thần yêu nước sâu sắc. Được thể hiện trong cuộc chiến đấu với con hổ chúa. Khi đánh lại tên địa chủ và dũng cảm ra nhà việc nhận tội. Khi sẵn sàng làm nỏ tẩm thuốc cho ông Hai để bắn quân giặc.

Như vậy, chú Võ Tòng là nhân vật tiêu biểu đại diện cho những người dân Nam Bộ, phóng khoáng, mạnh mẽ, gan dạ, có tinh thần yêu nước nồng nàn, da diết

Phân tích đặc điểm một nhân vật trong tác phẩm truyện đã học ở sách Ngữ văn 7 Cánh diều Tập 1 (mẫu 12)

Nếu thơ Xuân Diệu có giọng điệu say đắm, rạo rực, thơ Hàn Mặc Tử có chút điên loạn, thơ Huy Cận có nỗi buồn ảo não thì thơ Vũ Đình Liên lại mang một giọng điệu hoài cổ. Mỗi người nghệ sĩ có phong cách thơ khác nhau, đây là nét riêng biệt để họ được phân biệt với các tác giả khác và cũng là ấn tượng riêng để bạn đọc nhớ đến họ. Tuy sáng tác không nhiều nhưng Vũ Đình Liên đã để lại cho văn học Việt Nam những tác phẩm giá trị, tiêu biểu là bài thơ “Ông đồ”.

Bài thơ được sáng tác năm 1936 và được đăng trên tạp chí “Tinh hoa”. Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nền Hán học đang mất dần vị thế của mình do sự xâm nhập của nền văn hóa phương Tây. Đây cũng là lúc các ông đồ không còn được trọng vọng do thời thế đã thay đổi. Nhan đề bài thơ gợi nhớ một nét đẹp đã lùi sâu vào dĩ vãng cùng sự tiếc thương vô cùng.

Nhắc đến ông đồ là nhắc đến những thầy dạy chữ Nho ngày xưa, mỗi dịp Tết đến xuân về ông thường xuất hiện bên đường phố để viết những câu đối đỏ:

“Mỗi năm hoa đào nở

Lại thấy ông đồ già

Bày mực tàu giấy đỏ

Bên phố đông người qua”.

Hình ảnh này đã trở nên quen thuộc bởi Tết nào ông đồ già cũng xuất hiện cùng với mực tàu và giấy đỏ. Đó là thời đắc ý, thời vàng son của ông. Như một sự tuần hoàn của chu kì thời gian, mỗi dịp chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, khi những cánh đào hồng tươi khoe sắc thắm thì đó cũng là lúc ông đồ xuất hiện. Không gian làm việc của ông là bên phố. Ta hãy hình dung dưới những bông hoa đào cùng tiết trời se lạnh có một ông đồ già đang vẽ những nét chữ điêu luyện và sự nhộn nhịp của bước chân người qua lại tạo nên một bức tranh thật tươi vui. Từ “mỗi”, “lại” đã phần nào thể hiện nhịp điệu đều đặn ấy. Hoa đào và ông đồ đã song hành, sóng đôi cùng nhau để tôn thêm vẻ đẹp của ngày Tết. Màu hồng của hoa đào, màu đen của thỏi mực, màu đỏ của giấy đã làm bức tranh thật sinh động.

Tài năng viết chữ của ông đồ được mọi người ngợi khen, thán phục:

“Bao nhiêu người thuê viết

Tấm tắc ngợi khen tài

Hoa tay thảo những nét

Như phượng múa rồng bay”.

Rất nhiều người thuê ông viết chữ, họ không chỉ quý trọng những nét chữ của ông mà họ còn dành cho ông một lòng kính trọng. Ông đã phô diễn tài năng của mình qua các câu đối đỏ, qua những nét chữ rồng bay phượng múa. Phải là một người am hiểu về Hán học, chữ Nho thì ông đồ mới có thể viết những nét chữ tài hoa đến như vậy. Phép tu từ so sánh “như phượng múa rồng bay” đã thể hiện được lòng ngưỡng mộ, sự tôn trọng của Vũ Đình Liên cũng như của nhân dân ta dành cho ông đồ. Đây cũng là sự trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Chơi chữ là một thú vui thể hiện cốt cách thanh cao của người thường thức nó. Đồng thời, người viết chữ cũng được xem như một nghệ sĩ tài ba bởi nét chữ thể hiện được cái tâm, cái chí của người sáng tạo. Không những viết đẹp mà ông còn viết nhanh, điều này thật đáng khâm phục. Những nét chữ uốn lượn một cách tài tình dưới đôi tay của một người có học thức khiến ai cũng muốn thuê ông viết cho câu đối đỏ. Có thể nói, thời đắc ý ông đồ vô cùng đông khách, người ta đến với ông vì sự thán phục những nét chữ phóng khoáng. Cả người viết chữ và người chơi chữ như có mối đồng cảm sâu sắc vì họ đều là người biết yêu và thường thức cái đẹp.

Nhưng khi thời thế thay đổi cũng là lúc ông đồ không còn được trọng vọng, ngưỡng mộ:

“Nhưng mỗi năm mỗi vắng

Người thuê viết nay đâu?

Giấy đỏ buồn không thắm

Mực đọng trong nghiên sầu…”

Trước đây, người thuê ông đồ viết chữ nhiều là thế nhưng nay họ đã đi đâu hết? Họ vẫn ở đó, vẫn xuất hiện trong cuộc sống thường nhật nhưng sự xâm nhập của văn hóa phương Tây đã làm những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc bị mai một. Tác giả đã miêu tả một khung cảnh quạnh hiu,vắng vẻ đến thê lương. Thời gian đã cuốn trôi đi những gì tươi đẹp của quá khứ khiến con người không khỏi xót xa, tiếc nuối. Câu hỏi tu từ: “Người thuê viết nay đâu?” vang lên với bao đau đớn. Thực tại thú chơi chữ đã không còn được ưa chuộng, người chơi chữ, mua chữ cũng ít dần đi theo năm tháng. Nỗi buồn đã nhuốm sang cả cảnh vật, sang cả những gì vô tri vô giác. Giấy đỏ cũng biết buồn nên đã chẳng còn thắm, màu giấy đã phôi phai đi rồi nhạt dần, thỏi mực đã mài nhưng không được dùng đến nay cũng đọng lại trong nghiên. Biện pháp nhân hóa đã thể hiện tâm trạng u uất của ông đồ và cũng là sự xót xa, thương cảm của nhà thơ.

Nền Hán học đã suy tàn nhưng với mong muốn lưu giữ lại những giá trị văn hóa mà ông đồ già vẫn kiên trì ngồi bên hè phố như bao năm trước:

“Ông đồ vẫn ngồi đấy

Qua đường không ai hay

Lá vàng rơi trên giấy

Ngoài giời mưa bụi bay”

Nhưng sự xuất hiện của ông không được mọi người chú ý, quan tâm như thời vàng son. Bóng dáng ông cứ lặng lẽ qua đường, lặng lẽ bên phố mà không một ai hay biết. Hình ảnh ông đồ đã rơi vào quên lãng. Hình ảnh ấy chỉ là “cái di tích tiều tụy đáng thương của một thời tàn” (Vũ Đình Liên). Sự tàn phai, úa rụng được thể hiện qua hình ảnh chiếc lá vàng cùng không khí lạnh lẽo của làn mưa bụi lất phất đã bao trùm lên toàn bộ khung cảnh khiến cảnh vật nhuốm màu sắc tâm trạng. Mọi người đã gạt ông đồ ra khỏi trí nhớ và kí ức, họ coi ông như người vô hình trong xã hội đương thời.

Vũ Đình Liên đã bộc lộ nỗi xót xa, niềm hoài cổ của mình qua khổ thơ cuối:

“Năm nay hoa đào nở

Không thấy ông đồ xưa

Những người muôn năm cũ

Hồn ở đâu bây giờ?”

Ông đồ đã thực sự vắng bóng, đào vẫn khoe sắc hương, cảnh vật vẫn tuần hoàn theo quy luật tự nhiên nhưng ta không còn thấy sự xuất hiện của ông đồ nữa. Sự vắng bóng của ông khiến chúng ta không khỏi thương tiếc cho một giá trị tinh thần đã không còn tồn tại. Những con người trước đây từng thuê ông đồ viết câu đối, những người từng tôn trọng ông đồ nay đã hoàn toàn thay đổi. Họ bận thích nghi với nền văn hóa mới từ Tây phương nên tâm hồn họ cũng không còn chỗ cho những tinh túy của văn hóa truyền thống. Câu hỏi tu từ vang lên ở cuối bài đọng lại bao sự cảm thương, hối tiếc cho những gì đã mất.

Bằng việc sử dụng hình ảnh hoa đào, ông đồ ở đầu và cuối bài thơ, tác giả đã khắc họa thành công hình ảnh trái ngược của ông đồ ở thời kì vàng son và ông đồ khi thất thế. Thể thơ năm chữ đã giúp nhà thơ bày tỏ cảm xúc một cách dễ dàng. “Ông đồ” là sự hoài niệm về những giá trị xưa cũ, bộc lộ niềm cảm thương sâu sắc của tác giả Vũ Đình Liên.

Phân tích đặc điểm một nhân vật trong tác phẩm truyện đã học ở sách Ngữ văn 7 Cánh diều Tập 1 (mẫu 13)

Đã từ bao đời nay, hình ảnh người mẹ thường hiện hữu trong thơ ca. Mỗi nhà thơ khi viết về mẹ đều mang đến những nét riêng đầy xúc động. Nhiều người yêu thơ từng nhắc đến Mẹ và quả của Nguyễn Khoa Điềm, Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa của Nguyễn Duy, Trở về với mẹ ta thôi của Đồng Đức Bốn… và trong những bài thơ hay viết về mẹ không thể không nhắc đến bài “Mẹ” của nhà thơ Đỗ Trung Lai. Bài thơ được in trong tập thơ Đêm sông Cầu, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân năm 2003.

Bài thơ “Mẹ” triển khai qua hai hình tượng sóng đôi: cau và mẹ, nhà thơ chọn một thứ cây rất gần gũi trong đời sống ở mỗi làng quê. Đã từ bao đời cây cau, quả cau cùng lá trầu trở thành một nét đẹp trong đời sống tinh thần người Việt. Hình ảnh quả cau, lá trầu xuất hiện trong mọi nghi lễ quan trọng của vòng đời con người từ khi sinh ra đời, cưới hỏi, lễ Tết đến sinh hoạt hằng ngày. Miếng trầu là đầu câu chuyện. Xuyên suốt bài thơ, nhà thơ Đỗ Trung Lai đã khai thác thủ pháp nghệ thuật đối lập qua từng khổ thơ để đem đến cho người đọc những cảm nhận sự gần gũi giữa cau và mẹ:

“Lưng mẹ còng rồi

Cau thì vẫn thẳng

Cau - ngọn xanh rờn

Mẹ - đầu bạc trắng”.

Lời thơ ngỡ như lời nhận xét thông thường những đằng sau mỗi con chữ là bao đắng đót, xót xa khi nhận ra thời gian, nỗi vất vả cuộc đời đã hằn lên lưng còng, trên mái đầu bạc trắng của mẹ. Không cần nhiều lời chỉ qua hai hình ảnh lưng còng và mái đầu bạc trắng của mẹ mà gợi ra bao cảm nhận về công lao của mẹ, sự nhọc nhằn, đắng cay trong cuộc đời mẹ cho con khôn lớn, trưởng thành. Nhà thơ Trương Nam Hương khi viết về mẹ cũng có những câu đầy xúc động về tấm lưng còng của mẹ:

“Thời gian chạy qua tóc mẹ

Một màu trắng đến nôn nao

Lưng mẹ cứ còng dần xuống

Cho con ngày một thêm cao”

(Trong lời mẹ hát).

Cùng với thời gian, cau ngày càng cao, mẹ ngày một thấp, dân gian có câu: "Gần đất xa trời" nhằm nói lên sự già nua, cái chết đang đến gần. Sự gần đất của mẹ theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng nghe bao nuối tiếc khi quỹ thời gian của mẹ không còn nhiều. Mẹ như ngọn đèn trước gió, như chuối chín cây, thời khắc con không còn mẹ đang đến ngày một gần:

“Cau ngày càng cao

Mẹ ngày một thấp

Cau gần với giời

Mẹ thì gần đất!”

Mỗi khổ trong bài thơ đều gắn với cau, hình ảnh người mẹ và miếng trầu bao đời đã trở nên quen thuộc. Ngày xưa, khi mẹ chưa già, quả cau bổ làm tư - vừa miếng với mẹ nhưng bây giờ quả cau bổ tám mẹ còn ngại to, ý niệm thời gian hiển hiện trong mỗi khổ của bài thơ, thời gian làm mẹ ngày một già đi, răng rụng dần nên miếng cau nhỏ nhưng vẫn khó khăn với mẹ.

Hình ảnh người mẹ được ví như miếng cau khô gầy, thời gian đã bào mòn tất cả, chỉ nay mai mẹ không còn trên thế gian nữa, nhà thơ không khỏi ứa nước mắt trước hình hài của mẹ.

Khổ kết với câu hỏi tu từ, người con thảng thốt nhận ra quỹ thời gian của mẹ không còn nhiều, không tránh khỏi quy luật cuộc đời và ngày con xa mẹ đang đến gần. Câu hỏi nhưng không có câu trả lời, chỉ có mây bay về xa như những nỗi niềm rưng rưng, dâng trào cảm xúc:

“Ngẩng hỏi giời vậy

- Sao mẹ ta già?

Không một lời đáp

Mây bay về xa.”

Bài thơ rất kiệm lời mà hàm chứa bao tình ý sâu xa, lời thơ dung dị, tự nhiên, không nhiều dụng công nghệ thuật nhưng vẫn gây xúc động người đọc bởi cảm xúc chân thành, chạm đến những gì thiêng liêng nhất của mỗi người, đó là tình mẫu tử.

Phân tích đặc điểm một nhân vật trong tác phẩm truyện đã học ở sách Ngữ văn 7 Cánh diều Tập 1 (mẫu 14)

Xuân Quỳnh (1942-1988) nhà thơ nổi tiếng với những bài thơ như Thuyền và biển; Sóng; Tiếng gà trưa... biểu lộ một hồn thơ nồng nàn, đằm thắm dào dạt thương yêu. Bà thường viết về những gì bình dị gần gũi trong đời sống thường ngày. Thơ của bà thường có giọng điệu sôi nổi trẻ trung mạnh bạo và giàu chất trữ tình. "Tiếng gà trưa" được viết vào thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ thể hiện tình yêu thương tổ quốc, quê hương trong đó sâu lặng và thắm thiết là tình bà cháu.

"Tiếng gà trưa" đuợc viết theo thể thơ 5 chữ có sự biến đổi linh hoạt. Cách gieo vần liền ở những câu 2, 3 xen kẽ là vần dãn cách. Thể thơ này thích hợp kể lại kí ức và kỉ niệm. Bài thơ được mở đầu bằng tiếng gà Cục.. .cục tác cục ta vang lên xao động tâm hồn người chiến sỹ trên đường hành quân ra chiến trường đánh giặc:

Trên đường hành quân xa

Dừng chân bên xóm nhỏ

Tiếng gà ai nhảy ổ:

"Cục... cục tác cục ta"

Tiếng gà cục tác buổi trưa để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng người chiến sĩ nó gắn với kỉ niệm sâu sắc tuổi ấu thơ, chính vì vậy trong vô vàn âm thanh của làng quê, người chiến sĩ nghe thấy rõ nhất là tiếng gà cục tác. Vào một buổi trưa hè tại một làng quê vắng vẻ, trên đường hành quân người chiến sĩ được tiếp sức từ tiếng gà trưa.

"Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ".

Điệp từ "nghe" được đặt ở 3 câu đầu liên tiếp để nhấn mạnh giàu cảm xúc mà tiếng gà trưa đem lại: Với lối ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, lấy thính giác thay cho thị giác. Tiếng gà trưa đã làm xao động cả không gian làm xao động cả lòng người. Tiếng gà trưa làm thức dậy cả những kỉ niệm tuổi thơ. Cách hiểu nghĩa của cả hai câu thơ "Nghe xao động nắng trưa", "Nghe gọi về tuổi thơ" thiên về nghĩa bóng thì câu thơ "Nghe bàn chân đỡ mỏi" thì thiên về nghĩa đen. Cách đảo trật tự ở các câu không giống nhau làm cho âm điệu các câu thơ thay đổi, tránh được sự nhàm chán và diễn tả sự bồi hồi xao xuyến của tâm hồn. Tiếng gà trưa được cảm nhận từ nhiều giác quan bằng cả tâm hồn.

Những câu thơ mở đầu không có ẩn ý hoàn toàn giản dị như một bài đồng dao nhưng nó làm cho lòng người đọc nhẹ lại vì sự trong trắng sinh động và thân thiết. Những kỉ niệm tuổi thơ sau mỗi câu thơ "Tiếng gà trưa" lại gợi lên kỉ niệm:

"Tiếng gà trưa

Ổ rơm hồng những trứng

Này con gà mái tơ

Khắp mình hoa đốm trắng

Này con gà mái vàng

Lông óng như màu nắng".

Sau một câu kể là một câu tả, câu tả có kết cấu sóng đôi và lặp lại từ "Này" là từ dùng để chỉ và lưu ý người nghe tưởng tượng. Các tính từ "hồng", "trắng", "óng" đều là gam màu tươi sáng gợi lên bức tranh đàn gà lộng lẫy tác giả còn sử dụng biện pháp so sánh "Lông óng như màu nắng" gợi lên vẻ đẹp rực rỡ.

Tác giả tạo ra điều bất ngờ trong bài thơ không miêu tả tiếng gà trưa mà nói đến sự xuất hiện bất ngờ "ổ rơm hồng những trứng" đó là phép lạ mà tiếng gà trưa đem lại.

Phân tích đặc điểm một nhân vật trong tác phẩm truyện đã học ở sách Ngữ văn 7 Cánh diều Tập 1 (mẫu 15)

“Buổi học cuối cùng’ của tác giả An-phông-xơ Đô-đê như một tự truyện của chú bé Phrang vùng An-dát. Những lời tâm sự, suy nghĩ hồn nhiên, ngây thơ nhưng vô cùng xúc động của chú bé từ lúc rời khỏi nhà để đi đến lớp học, và những gì diễn ra trong buổi học Pháp văn cuối cùng để lại dấu ấn, dư âm sâu đậm trong lòng người đọc.

Câu chuyện mở đầu bằng buổi sáng trễ giờ học của chú bé Phrang. Bầu trời trong trẻo, những tiếng sáo hót véo von như có một mãnh lực ghê gớm khiến chú bé muốn bỏ trốn buổi học ngày hôm nay. Nhưng chú bé đã cưỡng lại được và một mạch chạy đến trường. Khi đi qua trụ sở xã, mọi người tụ tập rất đông với bầu không khí đầy căng thẳng, họ đứng ở bảng dán cáo thị – nơi thường đăng những tin chẳng lành: thất trận, trưng thu, các mệnh lệnh của chỉ huy Đức,… Là một cậu bé nhanh nhạy, hiểu biết nên ngay lập tức Phrang đã tự hỏi: “Lại có chuyện gì nữa đây?” . Cùng với đó là câu nhắc nhở của bác phó rèn khiến cho Phrang càng lo lắng hơn.

Không khí trường học thay đổi đến kì lạ, với tâm hồn của một chú bé nhạy cảm Phrang dễ dàng nhận ra những dấu hiệu ấy: nếu thông thường buổi học là những“tiếng ồn ào như chợ vỡ vang ra tận ngoài phố” “tiếng ngăn bàn đóng mở” ,… thì hôm nay tất cả chỉ là sự vắng lặng đến phát sợ, ai nấy đều đã ngồi vào chỗ. Và điều đặc biệt hơn, thầy Ha-men đối xử ân cần với Phrang thay vì giận dữ khi cậu bé đi học muộn: “Phrang, vào chỗ nhanh lên con, lớp học sắp bắt đầu mà không có con” . Thầy Ha-men ăn vận thật đẹp đẽ, sang trọng, thầy mặc bộ quần áo chỉ dành cho những dịp quan trọng: chiếc áo rơ-đanh-gốt, màu xanh lục, diềm lá sen gấp nếp mịn và đội cái mũ tròn bằng lụa đen thêu, cùng với đó là sự xuất hiện của những người lớn tuổi. Không khí của lớp học trở nên trang trọng, khác thường. Khi buổi học bắt đầu, thầy Ha-men bằng giọng dịu dàng đã thông báo đây là buổi học Pháp văn cuối cùng, và niềm mong mỏi lớn nhất của thầy đó là: “Thầy mong các con hết sức chú ý” . Từng lời nói của thầy như nghèn nghẹn lại nơi cổ họng, bởi từ nay về sau công dân nước Pháp sẽ không còn được học tiếng mẹ đẻ của mình nữa. Nghe những điều thầy thông báo Phrang choáng váng và hiểu ngay ra vì sao lại có không khí trang trọng của buổi học ngày hôm nay. Trước nỗi xúc động tột cùng, cậu bé đã không kìm được cảm xúc mà bật lên tiếng nguyền rủa: A! Quân khốn nạn… lời nói ấy không còn là của một chú bé ngây thơ, mà đó là lời của một con người yêu nước. Sau giây phút ấy chú bé đã vô cùng hối hận vì đã trốn học, lãng phí thời gian, chú quên cả những lời thầy mắng mỏ khi không thuộc bài. Những lời thầy Ha-men nói như chạm vào tâm can mỗi người: thói thờ ơ không học tiếng Pháp của học trò, phụ huynh và thầy tự phê bình chính bản thân mình đã lơ là việc dạy trong những năm tháng qua. Những lời bộc bạch của thầy cho thấy thầy Ha-men là người có tình yêu sâu sắc với nghề nghiệp, có ý thức công dân và tinh thần yêu nước nồng nàn. Cảm xúc chân thành của thầy đã tác động đến mọi người xung quanh trong đó có cả Phrang.

Buổi học cuối cùng ai nấy đều chú ý lắng nghe, như nuốt từng lời thầy giảng, không khí tập trung ấy khiến ai cũng nghẹn ngào: “Ôi! Tôi sẽ nhớ mãi buổi học cuối cùng này” , khắc ghi lời thầy dặn: “tiếng Pháp là ngôn ngữ hay nhất thế giới, trong sáng nhất, vững vàng nhất: phải giữ lấy nó trong chúng ta và đừng bao giờ quên lãng nó, bởi vì khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ được tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù…”. Và xúc động hơn nữa trong những giờ phút cuối cùng của buổi học thầy Ha-men đã viết lên bảng dòng chữ: Nước Pháp muôn năm và ra hiệu cho mọi người kết thúc buổi học. Hành động của thầy vừa cho thấy lòng yêu nước nồng nàn vừa đượm buồn, đồng thời như lời thúc giục mọi người hãy lên đường đấu tranh, đem tiếng Pháp trở lại.

Tác phẩm được viết ở ngôi thứ nhất qua những suy nghĩ, cảm nhận của chú bé Phrang làm cho câu chuyện trở nên chân thật, giàu cảm xúc. Ngôn ngữ dung dị nhưng sâu sắc, giàu sức biểu cảm đã thể hiện trọn vẹn tình yêu nước của các nhân vật.

Bằng cách diễn đạt giản dị nhưng lôi cuốn, truyện Buổi học cuối cùng đã đặt ra vấn đề có ý nghĩa muôn đời đó chính là lòng yêu nước gắn liền với tình yêu tiếng mẹ đẻ. Qua đó tác giả muốn nhấn mạnh chân lí: giáo dục lòng yêu nước từ những gì bình dị, nhỏ bé nhất.Tiếng mẹ đẻ gần gũi, dung dị, đó cũng chính là hồn cốt và tiếng nói của tinh thần dân tộc.

Phân tích đặc điểm một nhân vật trong tác phẩm truyện đã học ở sách Ngữ văn 7 Cánh diều Tập 1 (mẫu 16)

Đoàn Giỏi là nhà văn quân đội trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống Pháp. Tên tuổi của ông gắn liền với tiểu thuyết nổi tiếng "Đất rừng phương Nam". Tác phẩm đã để lại cho người đọc nhiều ấn tượng về cảnh sắc thiên nhiên, cuộc sống và con người nơi vùng đất Nam Bộ. Đặc biệt, đến với đoạn trích "Người đàn ông cô độc giữa rừng", chúng ta sẽ thấy được những đức tính tốt đẹp của con người phương Nam thông qua nhân vật Võ Tòng.

Từ đôi mắt trẻ thơ của cậu bé An, Võ Tòng hiện lên với vẻ phong trần, bụi bặm. Chú Võ Tòng có một thân hình cường tráng, luôn cởi trần, chỉ mặc một chiếc quần kaki còn mới nhưng lâu không giặt, bên hông đeo lủng lẳng chiếc lưỡi lê. Nổi bật nhất là vết sẹo dài trên mặt "một hàng sẹo khủng khiếp chạy từ thái dương xuống cổ". Tất cả các chi tiết trên đã gợi cho người đọc ấn tượng về một người đàn ông "kì hình dị tướng". Thế nhưng, vẻ ngoài có chút bặm trợn ấy không làm người khác ghê sợ mà còn tạo thiện cảm với cậu bé An "có đôi chút cảm tình với ngạc nhiên hơi buồn cười thế nào ấy".

Song, trái ngược với diện mạo kì lạ lại là những nét đẹp về tính cách, tâm hồn trong con người Võ Tòng. Khi trò chuyện với An, chú Võ Tòng đã có lời nói hết sức gần gũi, thân thiện và vui vẻ. Chú gọi An là "chú em", xưng hô thân mật "qua" hoặc "chú". Bên cạnh đó, khi trao đổi với tía nuôi của An, chú luôn giữ lễ phép, tôn trọng nhưng không đánh mất sự thân thiết "Phải không anh Hai?".

Chú Võ Tòng còn là một người vô cùng dũng cảm. Giây phút con hổ nhảy chồm lên người, chú không hề hoảng sợ, lo lắng mà bình tĩnh xử lí mọi chuyện. Chú giữ nguyên tư thế nằm ngửa, với lấy cái mác bên người rồi đâm thẳng vào hàm dưới của con hổ. Đó còn là lúc chú "nhẹ nhàng" dùng chiếc nỏ giết chết thằng giặc Pháp mà "cái thằng cách năm, sáu thước không hay biết gì".

Bằng việc sử dụng hòa hợp ngôi kể thứ nhất xưng "tôi" và ngôi kể thứ ba, Đoàn Giỏi đã khắc họa một cách chân thực nhân vật Võ Tòng. Từ đó, chú Võ Tòng hiện lên thật rõ nét với những vẻ đẹp đức tính, phẩm chất đáng quý. Ngoài ra, ngôn ngữ đậm chất Nam Bộ cũng góp phần để lại ấn tượng sâu đậm cho bạn đọc về hình ảnh người đàn ông phóng khoáng, mạnh mẽ, sống cô độc nơi rừng sâu.

Nhân vật Võ Tòng trong đoạn trích "Người đàn ông cô độc giữa rừng" quả là một con người lương thiện, tốt bụng và dũng cảm. Nhân vật cũng chính là hình ảnh đại diện cho người dân hiền hậu, chân chất nơi vùng đất phương Nam trù phú. Có thể nói, nhà văn Đoàn Giỏi thật tài tình khi tái hiện sắc nét cuộc sống, thiên nhiên và con người Nam Bộ.

Phân tích đặc điểm một nhân vật trong tác phẩm truyện đã học ở sách Ngữ văn 7 Cánh diều Tập 1 (mẫu 17)

Đoạn trích "Buổi học cuối cùng" trích từ tác phẩm "Chuyện kể của một em bé người An-dát" đã mang đến cho độc giả một câu chuyện cảm động về buổi học cuối cùng của các em vùng An-dát. Thông qua đoạn trích, nhà văn người Pháp An-phông-xơ Đô-đê còn khắc họa rõ nét hình ảnh người thầy Ha-men - một người có lòng yêu nước, yêu ngôn ngữ dân tộc tha thiết.

Bốn mươi năm làm nghề giáo viên, thầy Ha-men luôn hết lòng phụng sự, dốc trọn nhiệt huyết. Vì thế, vào buổi học cuối cùng, thầy vẫn đến lớp như bao ngày. Thầy ăn vận trang trọng, lịch sự "mặc chiếc áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục, diềm lá sen gấp nếp mịn và đội cái mũ tròn bằng lụa đen thêu mà thầy chỉ dùng vào những hôm có thanh tra hoặc phát phần thưởng". Có thể thấy, thầy Ha-men luôn quý trọng từng giây, từng phút được đứng trên bục giảng để chỉ bảo kiến thức cho học trò. Dù ngày hôm ấy là buổi học cuối cùng nhưng thầy vẫn tâm huyết, tận tình. Thầy không tỏ thái độ giận dữ khi học trò mắc lỗi như mọi hôm mà chỉ nhẹ nhàng bảo ban "Phrăng, vào chỗ nhanh lên con; lớp sắp bắt đầu học mà vắng mặt con". Trong giờ học, thầy vẫn kiên nhẫn giảng giải tất cả kiến thức "Cứ như thể trước khi ra đi, con người tội nghiệp muốn truyền thụ toàn bộ tri thức của mình". Có thể thấy, tấm lòng yêu nghề, khát khao cống hiến luôn rực cháy tận trong sâu thẳm con người thầy Ha-men.

Bên cạnh đó, thầy Ha-men còn là một người có lòng yêu nước, yêu ngôn ngữ dân tộc da diết. Khi buổi học diễn ra, thầy không quên nói về vẻ đẹp của tiếng Pháp. Thầy nhắc nhở, dặn dò học trò của mình "phải giữ lấy nó trong chúng ta và đừng bao giờ quên". Hay trong giờ viết tập, thầy còn chuẩn bị "những tờ mẫu mới tinh, trên có viết bằng chữ rông thật đẹp: Pháp, An-dát, Pháp, An-dát.". Thầy hi vọng học trò của mình luôn biết yêu mến, nâng niu, trân trọng ngôn ngữ dân tộc. Từ đây, ta có thể cảm nhận được tình yêu da diết mà thầy Ha-men dành cho tiếng mẹ đẻ - "ngôn ngữ hay nhất thế giới, trong sáng nhất". Giây phút tiếng kèn của lính Phổ vang lên ngoài cửa sổ, thầy đã không kìm nổi nỗi xúc động ở bản thân "đứng dậy trên bục, người tái nhợt". Lúc này đây, mọi lời nói đã nghẹn ứ nơi cổ họng. Sau cùng, bằng tất cả ý chí và quyết tâm, thầy đã cầm phấn viết lên bảng dòng chữ "NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM!". Như vậy, tận sâu trong thâm tâm và trái tim thầy là hình bóng Tổ quốc và tiếng nói dân tộc. Hình ảnh thầy đứng dựa vào tường, chẳng nói một lời mà chỉ giơ tay ra hiệu "Kết thúc rồi... đi đi thôi!" làm chúng ta không khỏi cảm động.

Để làm nổi bật hình tượng nhân vật Ha-men, nhà văn Đô-đê đã sử dụng nhiều hình thức nghệ thuật độc đáo. Trước hết, ông đã rất thành công trong việc xây dựng nhân vật. Nhân vật thầy Ha-men hiện lên thật chân thực, rõ nét qua các chi tiết miêu tả trang phục, cử chỉ, lời nói, hành động,... Ngoài ra, việc sử dụng ngôi kể thứ nhất xưng "tôi" cũng giúp Phrăng dễ dàng bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc về thầy Ha-men và buổi học cuối cùng.

Mỗi khi nhắc tới đoạn trích "Buổi học cuối cùng", chúng ta sẽ chẳng thể nào quên hình bóng người thầy Ha-men yêu nghề, yêu tiếng nói dân tộc và yêu Tổ quốc tha thiết. Mong rằng, những giá trị nhân văn, tốt đẹp của tác phẩm sẽ luôn sống mãi theo dòng chảy thời gian.

Phân tích đặc điểm một nhân vật trong tác phẩm truyện đã học ở sách Ngữ văn 7 Cánh diều Tập 1 (mẫu 18)

"Buổi học cuối cùng" được trích từ tác phẩm nổi tiếng "Chuyện kể của một em bé người An-dát" của cố nhà văn An-phông-xơ Đô-đê. Đoạn trích đã để lại trong lòng người đọc nhiều ấn tượng về hình tượng người thầy giáo Ha-men yêu nghề, yêu dân tộc và đất nước sâu sắc.

Đầu tiên, hình ảnh thầy Ha-men hiện lên là một người thầy tận tình, tâm huyết trong công việc. Vào buổi học cuối cùng, dù rất đau buồn nhưng thầy vẫn hoàn thành mọi trách nhiệm của bản thân. Khi thấy cậu học trò Phrăng đi học muộn, thầy không trách móc nặng lời mà chỉ nhẹ nhàng bảo ban "Phrăng, vào chỗ nhanh lên con; lớp sắp bắt đầu học mà vắng mặt con". Thầy còn kiên nhẫn giảng giải mọi kiến thức như thể "muốn truyền thụ toàn bộ tri thức của mình, muốn đưa ngay một lúc tri thức ấy vào đầu óc chúng tôi". Bốn mươi năm tận tình cống hiến, thầy luôn làm tròn trách nhiệm ở bản thân. Có thể thấy, tất cả hành động, cử chỉ, lời nói đều minh chứng cho tấm lòng của người thầy yêu nghề, của "người cha" bao dung, luôn yêu thương những cô cậu học trò.

Không chỉ vậy, thầy Ha-men trong "Buổi học cuối cùng" còn là một người yêu nước vô bờ. Điều này được thể hiện rõ qua suy nghĩ của thầy đối với tiếng Pháp. Thầy ca tụng tiếng Pháp và khẳng định tiếng Pháp chính là vũ khí, là chìa khóa đưa đất nước thoát khỏi ách đô hộ của quân Phổ. Thầy đã truyền cảm hứng cho cả lớp, khơi dậy ở học sinh niềm tin, sự tự hào và tình yêu với tiếng nói dân tộc, để các em ý thức được việc gìn giữ tiếng mẹ đẻ. Cuối buổi học, dù đau xót tột cùng đến mức không nói thành lời, thầy vẫn mạnh mẽ viết lên bảng dòng chữ thật to: "NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM". Qua đây, chúng ta cảm nhận được tình yêu của thầy dành cho tiếng Pháp, cũng là tình yêu đối với môn học mà thầy giảng dạy suốt 40 năm qua. Gần như cả cuộc đời thầy đã dành trọn tâm huyết cho việc gìn giữ tiếng nói dân tộc.

Bằng việc sử dụng ngôi kể thứ nhất xưng "tôi", thầy Ha-men hiện lên thật chân thực từ điểm nhìn của nhân vật cậu học trò Phrăng. Ngoài ra, tác giả còn rất thành công khi khắc họa thầy Ha-men qua lời nói, hành động,...

"Buổi học cuối cùng" sẽ mãi in sâu trong lòng bạn đọc bởi câu chuyện xúc động của các em học sinh vùng An-dát. Qua đoạn trích, ta còn cảm nhận được tình yêu nghề, yêu tiếng nói dân tộc và yêu đất nước da diết ở thầy Ha-men. Cảm ơn nhà văn Đô-đê đã mang tới một tác phẩm giàu giá trị và ý nghĩa như vậy.

Phân tích đặc điểm một nhân vật trong tác phẩm truyện đã học ở sách Ngữ văn 7 Cánh diều Tập 1 (mẫu 19)

Khi đọc truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa của nhà văn Thạch Lam, em đã vô cùng ấn tượng với nhân vật Sơn - một “tiểu thiếu gia” có trái tim ấm áp và gần gũi.

Thật không hề nói quá khi gọi Sơn là “tiểu thiếu gia”, vì cậu là con trai út, và cũng là đứa con trai duy nhất của một gia đình giàu có. Nhà cậu đầy đủ tiện nghi, khi thảnh thơi sưởi ấm bên bếp than và có áo quần ấm mặc trong ngày gió mùa về. Cùng với đó, Sơn còn được mẹ, chị gái và cả bà vú nuôi yêu thương, quan tâm, chăm sóc chu đáo. Nhưng thật bất ngờ là, Sơn vẫn lớn lên ngoan ngoãn và giàu tình yêu thương. Cậu vẫn cùng chị gái đi chơi với mấy đứa trẻ ở xóm chợ nghèo ở bên cạnh, không hề phân biệt tầng lớp, giàu sang. Sơn chơi với các bạn cùng lứa tuổi bằng sự hồn nhiên và trong sáng của một đứa trẻ nhỏ chưa nhuốm màu của thế giới trưởng thành. Không chỉ thế, Sơn còn biết quan tâm đến người khác, khi cậu cảm thấy thương cảm cho cái Hiên phải co ro trong giá rét. Chính vì thế, cậu đã chủ động đề nghị chị lấy áo bông ở nhà đem cho Hiên. Hành động đó hoàn toàn bộc phát từ trái tim giàu tình yêu thương, từ lòng nhân hậu của cậu bé trước một người đang khốn khổ vì giá lạnh, không hề toan tính thiệt hơn gì. Kể cả sau này, khi Sơn vì sợ mẹ mắng mà muốn tìm Hiên lấy lại áo bông thì em cũng chẳng ghét cậu bé này một chút nào. Bởi đó là hành động quá hiển nhiên ở độ tuổi đó. Một độ tuổi mà sự trách mắng của mẹ là điều đáng sợ nhất trên đời này. Nếu ở phân đoạn này, tác giả để cho Sơn bất chấp bị mẹ mắng mà vẫn không tìm lại áo, thì cậu bé này sẽ trở nên hoàn hảo và anh hùng hóa, không còn gần gũi với người đọc nữa. Do đó, cách nhà văn Thạch Lam khắc họa suy nghĩ, hành động trẻ con, ngô nghê ấy của Sơn đã khiến nhân vật này chân thực và gần gũi hơn với người đọc.

Đối với em, Sơn là một đứa trẻ vừa trong sáng, ngây thơ lại giàu lòng nhân hậu. Cậu bé ấy chính là điểm sáng của tác phẩm, là đốm lửa ấm áp trong ngày gió lạnh đầu mùa ấy.

Phân tích đặc điểm một nhân vật trong tác phẩm truyện đã học ở sách Ngữ văn 7 Cánh diều Tập 1 (mẫu 20)

Trong truyện ngắn Bầy chim chìa vôi, Mon là nhân vật để lại trong em rất nhiều tình cảm và cảm xúc đặc biệt.

Mon là một cậu bé còn rất nhỏ. Cậu được xây dựng trong mối quan hệ khăng khít với người anh trai là Mên. Cậu cũng giống anh trai của mình ở trái tim ấm áp, giàu tình yêu thương loài vật. Nhưng nếu anh trai giống như một ông cụ non với nhiều suy nghĩ. Thì Mon lại bộc bạch tình cảm của mình một cách trực tiếp nhất. Mon không suy nghĩ quá nhiều, cậu hành động ngay khi thấy các con vật gặp điều nguy hiểm. Tựa như cậu lén thả con cá bống nhỏ mà bố bắt về vậy. Tình cảm bộc trực, thẳng thắn ấy, thể hiện rõ nét qua sự việc giải cứu bầy chim chìa vôi non. Rõ ràng là một đêm mưa bão tối tăm, nước sông chảy xiết đầy nguy hiểm, thế mà một đứa trẻ như Mon lại chẳng hề sợ hãi một chút nào. Cậu bám theo anh trai của mình ra bờ sông, tìm cách giải cứu mấy chú chim nhỏ. Tuy cậu không thể trực tiếp giúp đỡ chúng, nhưng chắc chắn, khi đứng ở bờ sông, Mon đã thầm cầu nguyện cho chúng rất nhiều. Giọt nước mắt hạnh phúc và cái ôm vỡ òa dành cho anh trai khi bầy chim thoát nạn đã khẳng định rõ hơn bao giờ hết trái tim nóng bỏng tình yêu động vật trong Mon.

Em nhìn thấy được ở nhân vật Mon một tâm hồn trong sáng, lương thiện, giàu tình yêu và dũng cảm. Tất cả những phẩm chất lớn lao ấy hội tụ trong một hình hài nhỏ bé, tạo nên sự hấp dẫn riêng cho nhân vật này.

Xem thêm các bài văn mẫu Ngữ văn lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

1 17,588 24/11/2024
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: