TOP 5 mẫu Thuyết minh về quy tắc, luật lệ trò chơi đập niêu (2024) SIÊU HAY

Thuyết minh về quy tắc, luật lệ trò chơi đập niêu lớp 7 Cánh diều gồm dàn ý và 5 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 7 hay hơn.

1 2,896 20/12/2024
Tải về


Thuyết minh về quy tắc, luật lệ trò chơi đập niêu

Đề bài: Viết bài văn thuyết minh về quy tắc, luật lệ trong trò chơi đập niêu.

Thuyết minh về quy tắc, luật lệ trò chơi đập niêu (mẫu 1)

Bịt mắt đập niêu là trò chơi đã có từ lâu đời, đây là một trò chơi dân gian nên các thành viên thi đấu hết mình mà không nặng tính ăn thua. Cũng bởi vậy mà khán giả cổ vũ ai ai cũng hào hứng, phấn khởi. Nhiều khán giả đến với lễ hội đã cùng tranh tài trong phần thi này. Với sự thể hiện nhiệt tình của mình, họ đã góp phần mang đến một bầu không khí lễ hội nhộn nhịp, vui tươi. Đây không chỉ là trò vui trong mỗi lễ hội mà đã trờ thành di sản văn hóa chứa đựng các giá trị dân gian sâu sắc.

Không biết trò bịt mắt đập niêu này có từ bao giờ, nguồn gốc từ đâu. Nhưng đã từ rất rất lâu Bịt mắt đập niêu đã xuất hiện trong các lễ hội như hội làng, hội đình... đến ngày nay bịt bắt đập niêu đã xuất hiện nhiều hơn và phổ biến hơn. Chúng ta có thể bắt gặp ở các hoạt động ngoại khóa ở trường học, các buổi big game, hay ở các hội thao, hội thi, những địa điểm du lịch... Nó như một nét văn hóa của người Việt Nam.

Chơi bịt mắt đập niêu không giới hạn số lượng người chơi. Càng đông người tham gia, trò chơi càng hấp dẫn và trở nên thú vị hơn.

Công cụ để chơi bịt mắt đập niêu ngày xưa thường là các niêu đất, còn bây giờ có thể dùng niêu đất, lợn đất, bóng nước... được treo lên ở các sợ dây hoặc các thanh sào với các độ cao tùy thuộc lứa tuổi. Bên cạnh đó là những chiếc gậy dài khoảng 50cm được người chơi cầm để đập vỡ niêu đất, lợn đất hay bóng nước... Và không thể thiếu trong trò chơi này là các dụng cụ bịt mắt như khăn, vải, đồ bịt mắt....

Không gian chơi là khoảng đất trống, bằng phẳng như sân nhà, sân đình, sân trường, sân vận động....

Về luật chơi, cách chơi có 2 hình thức chơi mỗi đội 1 người và đội có 2 người. Với chơi mỗi đội 1 người. Người chơi bị sẽ bị bịt mắt, đứng cách vị trí treo niêu vài mét cầm một chiếc gậy ngắn trên tay khoảng 50cm, tự đoán định khoảng cách và bước tới để đập vỡ cái niêu đã được treo lên cao. Trong một số luật chơi trước khi bịt mắt người chơi được đi thử từ vị trí của mình đến nơi treo niêu để áng định số bước chân và chiều cao của niêu sau đó sẽ đi theo trí nhớ và “niềm tin”. Cộng vào đó là những lời chỉ dẫn của các khán giả hoặc đồng đội ở xung quanh giúp cho người chơi tìm được chính xác vị trí của niêu. Với đội có 2 người. Cách chơi như sau: Mỗi đội 1 người cõng, 1 người được cõng. Người được cõng bị mắt và dùng gậy đập vào niêu. Người cõng không hỗ được hỗ trợ bằng tay hoặc nói (có thể hoặc không thể) cho người được cõng.

Quy định của trò chơi có thể theo 1 số cách như sau: Người chơi hoặc đội chơi nào đập vỡ được niêu trước sẽ là đội thắng. Đối với luật chơi này sẽ tính theo thời gian và thứ tự về đích của các đội chơi để trao giải. Hoặc chỉ cần người chơi và đội chơi đập được niêu sẽ nhận được phần thưởng được ghi trong mẫu giấy nhỏ trong niêu hoặc được ban tổ chứuc định sẵn. Những phần quà này sẽ khác nhau để kích thích người chơi. Hoặc cũng có thể là giới hạn số lần đập niêu, nếu quá số lần quy định xem như người chơi hoặc đội chơi đó sẽ thua.

Hiện nay bịt mắt đập niêu được sử dụng những vật liệu khác để thay thế niêu như bóng nước hay các loại quả, trống hay lon... nhưng hình thức chơi thì tương tự với đập niêu. Khi người chơi đập được vỡ hoặc đập rơi các vật treo trên giá sẽ được những phần quà khác nhau được ban tổ chức định sẵn từ trước.

Trong những dịp Tết hay lễ hội, đập niêu luôn là trò chơi thu hút được số lượng người dân tham gia đông đảo nhất. Điều này cho thấy việc tổ chức trò chơi có ý nghĩa rất tích cực, nhất là trong việc gìn giữ một nét truyền thống văn hoá của dân tộc ta.

Thuyết minh về quy tắc, luật lệ trò chơi đập niêu (mẫu 2)

Đập niêu đất là trò chơi không biết có từ bao giờ nhưng đến nay, nó đã trở thành hoạt động không thể thiếu trên quê hương em trong những ngày đầu xuân năm mới.

Đập niêu đất là một trò chơi thú vị. Vì vậy, nó đã thu hút sự tham gia cổ vũ của rất nhiều người. Trò chơi thường được làng em tổ chức vào mồng 4 Tết hàng năm. Trong làng lại có các thôn, xóm nhỏ nên các thôn, xóm sẽ cử ra hai người làm thành một đội chơi tham gia tranh tài.

Để chơi trò chơi, người ta dựng đoạn tre to, chắc khỏe cao khoảng hai mét xuống đất. Sau đó, nối hai cây lại với nhau bằng một đoạn tre nằm ngang. Lúc này ba đoạn tre đã tạo thành hình giống như một cái cổng nhà. Trên thanh tre nằm ngang, ban tổ chức sẽ treo khoảng năm, sáu niêu đất lủng lẳng. Nhiệm vụ của các đội chơi là phải cầm gậy gỗ đập hết các niêu đất đó trong thời gian sớm nhất để giành chiến thắng. Để cho cuộc chơi thêm phần hấp dẫn, ban tổ chức đã yêu cầu một đội chơi phải có một người cõng một người trên lưng, cả hai người sẽ cùng bị bịt mắt và dựa vào trí nhớ của mình để đập niêu đất.

Để công bằng, các đội chơi sẽ lần lượt chơi và có trọng tài bấm giờ. Mỗi khi có hiệu lệnh xuất phát, các đội chơi sẽ phải dựa vào trí nhớ của mình và sự chỉ dẫn của dân làng để xác định và tiến đến vị trí của niêu đất; người được cõng trên lưng sẽ cố gắng đập vỡ niêu đất, còn người cõng sẽ cố gắng đứng vững và di chuyển theo sự chỉ dẫn của dân làng. Vì thế, mỗi khi một đội chơi xuất phát là tiếng hò reo, cổ vũ lại vang lên tạo thành một bầu không khí rất vui nhộn.

Sau khi các đội chơi của các thôn, xóm đã chơi xong, người dân trong làng và du khách có thể trực tiếp tham gia trò chơi để tự mình trải nghiệm cảm giác đập niêu đất.

Trò chơi đã trở thành niềm vui, thành nét văn hóa độc đáo trên quê hương em. Nó giúp cho mọi người cảm thấy vui vẻ hơn khi tết đến, xuân về và nó cũng làm cho con người ở làng quê trở nên gần gũi, thân thuộc với nhau hơn.

Thuyết minh về quy tắc, luật lệ trò chơi đập niêu (mẫu 3)

Đập niêu đất là trò chơi đã có từ rất lâu về trước nó đã trở thành hoạt động không thể thiếu trên quê hương em trong những ngày đầu xuân năm mới.

Đập niêu đất là một trò chơi thú vị. Vì vậy, nó đã thu hút sự tham gia cổ vũ của rất nhiều người. Trò chơi thường được làng em tổ chức vào mồng 4 Tết hàng năm. Trong làng lại có các thôn, xóm nhỏ nên các thôn, xóm sẽ cử ra hai người làm thành một đội chơi tham gia tranh tài.

Để chơi trò chơi, người ta dựng hai đoạn tre to, chắc khỏe cao khoảng hai mét xuống đất. Sau đó, nối hai cây lại với nhau bằng một đoạn tre nằm ngang. Lúc này ba đoạn tre đã tạo thành hình giống như một cái cổng nhà. Trên thanh tre nằm ngang, ban tổ chức sẽ treo khoảng năm, sáu niêu đất lủng lẳng. Nhiệm vụ của các đội chơi là bịt mặt rồi cầm gậy gỗ đập hết các niêu đất đó sớm nhất để giành chiến thắng. Để cho cuộc chơi thêm phần hấp dẫn, mỗi đội chơi gồm 2 người và 1 người trong đó phải cõng người còn lại, cả hai người sẽ cùng bị bịt mắt và dựa vào trí nhớ của mình để đập niêu đất.

Để công bằng, các đội chơi sẽ lần lượt chơi và có trọng tài bấm giờ. Mỗi khi có hiệu lệnh xuất phát, các đội chơi sẽ phải dựa vào trí nhớ của mình và sự chỉ dẫn của dân làng để xác định và tiến đến vị trí của niêu đất; người được cõng trên lưng sẽ cố gắng đập vỡ niêu đất, còn người cõng sẽ cố gắng đứng vững và di chuyển theo sự chỉ dẫn của dân làng. Vì thế, mỗi khi một đội chơi xuất phát là tiếng hò reo, cổ vũ lại vang lên tạo thành một bầu không khí rất vui nhộn.

Sau khi các đội chơi của các thôn, xóm đã chơi xong, người dân trong làng và du khách có thể trực tiếp tham gia trò chơi để tự mình trải nghiệm.

Em rất yêu thích và mong chờ trò chơi đập niêu đất. Trò chơi đã trở thành niềm vui, thành nét văn hóa độc đáo trên quê hương em. Nó giúp cho mọi người cảm thấy vui vẻ hơn khi tết đến, xuân về và nó cũng làm cho con người ở làng quê trở nên gần gũi, thân thuộc với nhau hơn.

Thuyết minh về quy tắc, luật lệ trò chơi đập niêu (mẫu 4)

Đập niêu đất là một trò chơi truyền thống đã được tổ chức trong quê hương tôi từ rất lâu đời và hiện nay, nó đã trở thành một hoạt động không thể thiếu trong những ngày đầu xuân năm mới. Trò chơi này vô cùng thú vị và thu hút sự tham gia của nhiều người. Thường được tổ chức vào ngày mồng 4 Tết hàng năm, các thôn, xóm sẽ cử ra hai người để tham gia tranh tài.

Để bắt đầu trò chơi, người ta sẽ dựng một đoạn tre to, cao khoảng hai mét xuống đất và nối hai cây lại với nhau bằng một đoạn tre nằm ngang tạo thành hình giống như một cái cổng nhà. Trên thanh tre nằm ngang, ban tổ chức sẽ treo khoảng năm, sáu niêu đất lủng lẳng. Nhiệm vụ của các đội chơi là phải cầm gậy gỗ đập hết các niêu đất đó trong thời gian sớm nhất để giành chiến thắng. Để làm cuộc chơi thêm phần hấp dẫn, ban tổ chức đã yêu cầu một đội chơi phải có một người cõng một người trên lưng, cả hai người sẽ cùng bị bịt mắt và dựa vào trí nhớ của mình để đập niêu đất. Để công bằng, các đội chơi sẽ lần lượt chơi và có trọng tài bấm giờ. Mỗi khi có hiệu lệnh xuất phát, các đội chơi sẽ phải dựa vào trí nhớ của mình và sự chỉ dẫn của dân làng để xác định và tiến đến vị trí của niêu đất; người được cõng trên lưng sẽ cố gắng đập vỡ niêu đất, còn người cõng sẽ cố gắng đứng vững và di chuyển theo sự chỉ dẫn của dân làng. Vì thế, mỗi khi một đội chơi xuất phát là tiếng hò reo, cổ vũ lại vang lên tạo thành một bầu không khí rất vui nhộn.

Đập niêu đất là một trò chơi mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc, nó đã truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác và được đông đảo người dân yêu thích.

Thuyết minh về quy tắc, luật lệ trò chơi đập niêu (mẫu 5)

“Ới a ới a… Cùng nhau đập niêu, đón Tết vui nào!” Câu hát quen thuộc ấy có làm bạn nhớ về tuổi thơ với những trò chơi dân gian ngày Tết? Trong số đó, đập niêu luôn là một trò chơi mang đến tiếng cười sảng khoái và cả những bài học ý nghĩa.

Để chơi trò "Đập niêu", bạn cần chuẩn bị một số vật dụng như sau: Một cây gậy dài khoảng 1 mét, thường làm bằng tre hoặc gỗ; một quả niêu và một sợi dây thừng dài khoảng 5-7 mét.

Trò chơi diễn ra như sau: Quả niêu được buộc vào đầu dây thừng, dây thừng được buộc vào một cây cột hoặc cành cây cao. Mọi người sẽ xếp hàng và lần lượt cầm gậy đập vào quả niêu. Mục đích của trò chơi là đập cho quả niêu bị vỡ bằng cây gậy. Để tăng sự khó khăn, người ta thường thả quả niêu cao và kéo dây thừng để làm cho quả niêu lượn đi lượn lại, khó đập trúng.

Chơi bịt mắt đập niêu không giới hạn số lượng người chơi. Càng đông người tham gia, trò chơi càng hấp dẫn và trở nên thú vị hơn. Hiện nay bịt mắt đập niêu được sử dụng những vật liệu khác để thay thế niêu như bóng nước hay các loại quả, trống hay lon... nhưng hình thức chơi thì tương tự với đập niêu. Khi người chơi đập được vỡ hoặc đập rơi các vật treo trên giá sẽ được những phần quà khác nhau được ban tổ chức định sẵn từ trước.

Theo các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, trò chơi đập niêu không chỉ đơn thuần là trò chơi giải trí mà còn mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc. Niêu đất tượng trưng cho sự sung túc, no đủ. Việc đập vỡ niêu trong ngày Tết mang ý nghĩa xua đuổi tà ma, những điều không may mắn của năm cũ, cầu mong một năm mới an lành, thịnh vượng.

Xét về khía cạnh giáo dục, trò chơi đập niêu còn giúp rèn luyện sự khéo léo, nhanh nhẹn, khả năng định hướng và giữ thăng bằng. Người chơi phải tập trung cao độ, lắng nghe hướng dẫn để có thể đập trúng niêu.

Trò chơi dân gian "Đập niêu" là một trò chơi vô cùng thú vị và ý nghĩa. Trong thời đại công nghệ hiện nay, chúng ta cần phải nỗ lực để bảo tồn và phát huy những trò chơi dân gian truyền thống này, để giữ gìn bản sắc văn hóa đặc sắc của dân tộc Việt Nam.

1 2,896 20/12/2024
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: