TOP 40 câu Trắc nghiệm Mây và sóng (có đáp án) - Kết nối tri thức
Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Văn lớp 6 Mây và sóng có đáp án đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Văn 6 Bài 2.
Mây và sóng - Kết nối tri thức
B.6. Vài nét về tác giả Ta-Go
Câu 1: Nhận định nào là chính xác về nhà thơ Ta-go?
A. Ta-go là nhà thơ cổ điển của nước Anh
B. Ta-go là nhà thơ hiện đại của Anh
C. Ta-go là nhà thơ cổ điển của Ấn Độ
D. Ta-go là nhà thơ hiện đại của Ấn Độ
Đáp án: D
Giải thích:
Ta-go sinh tại Kolkata, Tây Bengal, Ấn Độ, trong một gia đình quý tộc.
Câu 2: Tác giả Ra-bin-đra-nát Ta-go sinh năm bao nhiêu?
A. 1860
B. 1861
C. 1862
D. 1863
Đáp án: B
Giải thích:
R. Ta-go (1861-1941)
Câu 3: Ta-go sinh ra trong gia đình thế nào?
A. Gia đình nông dân
B. Gia đình quan lại
C. Gia đình quý tộc
D. Gia đình nô lệ
Đáp án: C
Giải thích:
Ta-go sinh tại Kolkata, Tây Bengal, Ấn Độ, trong một gia đình quý tộc.
Câu 4: Ta-go bắt đầu sáng tác thơ từ khi nào?
A. Từ hồi niên thiếu
B. Khi đã trưởng thành
C. Khi lập gia đình
D. Lúc về hưu
Đáp án: A
Giải thích:
Ta- go làm thơ từ hồi niên thiếu
Câu 5: Ông bắt đầu sáng tác thơ từ khi nào?t
A. Từ hồi niên thiếu
B. Khi đã trưởng thành
C. Khi lập gia đình
D. Lúc về hưu
Đáp án: A
Giải thích:
Ta- go làm thơ từ hồi niên thiếu
Câu 6: Ngoài làm thơ, Ta-go còn hoạt động trên lĩnh vực nào?
A. Kinh doanh
B. Chính trị
C.Xã hội
D. Chính trị và xã hội
Đáp án: D
Giải thích:
Ta- go làm thơ từ hồi niên thiếu và cũng tham gia các hoạt động chính trị và xã hội.
Câu 7: Năm 14 tuổi ông được đăng bài thơ gì?ết
A. Tặng hội đền tín đồ Ấn Độ giáo
B. Hoa sen
C. Người làm vườn
D. Hái quả
Đáp án: A
Giải thích:
Năm 14 tuổi ông được đăng bài thơ “Tặng hội đền tín đồ Ấn Độ giáo”.
Câu 8: Đâu không phải là tập thơ của Ta-go?ết
A. Người làm vườn
B. Trăng non
C. Hoa ngày thường
D. Thơ dâng
Đáp án: C
Giải thích:
Tập thơ Người làm vườn, tập Trăng non, tập Thơ dâng…
Câu 9: Đâu không phải là đặc điểm thơ ca của Ta-go?ểu
A. Tinh thần dân tộc và dân chủ sâu sắc
B. Tinh thần nhân văn cao cả và chất trữ tình triết lí nồng đượm
C. Hình ảnh thiên nhiên mang ý nghĩa tượng trưng
D. Tư duy giàu hình ảnh của người dân tộc miền núi
Đáp án: D
Giải thích:
Về thơ ca, những tác phẩm của ông thể hiện tinh thần dân tộc và dân chủ sâu sắc, tinh thần nhân văn cao cả và chất trữ tình triết lí nồng đượm; sử dụng thành công những hình ảnh thiên nhiên mang ý nghĩa tượng trưng, hình thức so sánh, liên tưởng vè thủ pháp trùng điệp.
Câu 10: Về văn xuôi, Ta-go không đề cập đến lĩnh vực nào?iểu
A. Xã hội
B. Kinh tế
C. Chính trị
D. Giáo dục
Đáp án: B
Giải thích:
Đối với văn xuôi, Ta-go đề cập đến các vấn đề xã hội, chính trị, giáo dục.
Câu 11: Ta-go là người Châu Á đầu tiên được trao Giải Nobel Văn học với tập “Thơ dâng” đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Đáp án: A
Giải thích:
Vào năm 1913, ông trở thành người Châu Á đầu tiên được trao Giải Nobel Văn học với tập “Thơ dâng”.
B.7. Tìm hiểu chung mây và sóng
Câu 1: Bài thơ Mây và sóng được viết bằng ngôn ngữ nào?ết
A. Ben-gan
B. Tiếng Anh
C. Hin-đi
D. Tiếng Đức
Đáp án: A
Giải thích:
“Mây và sóng” được viết bằng tiếng Ben-gan
Câu 2: Bài thơ Mây và sóng được viết theo thể thơ nào?t
A. Lục bát
B. Ngũ ngôn
C. Tự do
D. Thất ngôn tứ tuyệt
Đáp án: C
Giải thích:
Bài thơ thuộc thể thơ tự do
Câu 3: Bài thơ Mây và sóng được in trong tập thơ nào?
A. Thơ dâng
B. Người làm vườn
C. Si-su
D. Không có đáp án nào đúng
Đáp án: C
Giải thích:
“Mây và sóng” được viết bằng tiếng Ben-gan, in trong tập thơ Si-su (Trẻ thơ),
Câu 4: Bài thơ xuất bản lần đầu năm bao nhiêu?
A. 1909
B. 1911
C.1913
D. 1915
Đáp án: A
Giải thích:
“Mây và sóng” được viết bằng tiếng Ben-gan, in trong tập thơ Si-su (Trẻ thơ), xuất bản năm 1909 và được Ta-go dịch ra tiếng Anh, in trong tập Trăng non xuất bản năm 1915.
Câu 5: Trong bài thơ, em bé trò chuyện với những ai?
A. Mây và sóng
B. Mây và mẹ
C. Sóng và mẹ
D. Mây, sóng và mẹ
Đáp án: D
Giải thích:
- Phần 1: (Từ đầu đến “xanh thẳm”): Cuộc trò chuyện của em bé với mây và mẹ
- Phần 2: (Còn lại): Cuộc trò chuyện của em bé với sóng và mẹ.
Câu 6: Khi dịch ra tiếng anh, bài thơ Mây và sóng in trong tập thơ nào?
A. Thơ dâng
B. Trẻ thơ
C. Trăng non
D. Người làm vườn
Đáp án: C
Giải thích:
“Mây và sóng” được viết bằng tiếng Ben-gan, in trong tập thơ Si-su (Trẻ thơ), xuất bản năm 1909 và được Ta-go dịch ra tiếng Anh, in trong tập Trăng non xuất bản năm 1915.
Câu 7: Hình ảnh thơ trong tác phẩm Mây và sóng có đặc điểm gì?
A. Mộc mạc, bình dị
B. Trong sáng, hồn nhiên
C. Giàu chất trữ tình, mang ý nghĩa biểu tượng
D. Đậm đà bản sắc dân tộc
Đáp án: C
Giải thích:
Sử dụng hình ảnh giàu chất trữ tình mang ý nghĩa biểu tượng.
Câu 8: Bài thơ gợi cho ta suy ngẫm về điều gì trong cuộc sống?
A. Thế giới thật bao la với vô vàn những điều hấp dẫn mà ta chẳng thể cảm nhận hết
B. Niềm vui, hạnh phúc chẳng phải điều gì bí ẩn, xa xôi mà ngay ở chính cõi đời này và do chính con người tạo nên
C. Để từ chối những cám dỗ trong cuộc đời cần có những điểm tựa vững chắc mà tình mẫu tử là một trong những điểm tựa ấy
D. Gồm 2 ý B và C
Đáp án: D
Giải thích:
- Thông qua cuộc trò chuyện của em bé với mẹ, bài thơ Mây và sóng của Ta-go ngợi ca tình mẫu tử thiêng liêng sâu sắc.
- Bài thơ chứa đựng những triết lí giản dị nhưng đúng đắn về hạnh phúc trong cuộc đời.
Câu 9: Bài thơ Mây và sóng thể hiện bằng giọng điệu nào?u
A. Giọng điệu hồn nhiên, trong sáng của trẻ thơ
B. Giọng điệu thơ ca lãng mạn bay bổng
C. Giọng điệu truyện trầm ngâm, sâu lắng
D. Giọng điệu tưởng tượng, liên tưởng
Đáp án: A
Giải thích:
“Mây và sóng” thể hiện với giọng điệu hồn nhiên, trong sáng của trẻ thơ.
Câu 10: Hình ảnh “mây và sóng” trong bài thơ biểu tượng cho điều gì?u
A. Những thú vui lôi cuốn, hấp dẫn của cuộc sống.
B. Vẻ đẹp kì diệu của thiên nhiên
C. Tặng vật trời đất
D. Những gì không có thực trong đời
Đáp án: A
Giải thích:
“Mây và sóng” biểu tượng cho những thú vui lôi cuốn, hấp dẫn của cuộc sống.
B.8. Phân tích chi tiết mây và sóng
Câu 1: Bài thơ Mây và sóng là lời của ai, nói với ai?
A. Lời của người mẹ nói với đứa con
B. Lời của đứa con nói với mẹ
C. Lời của con nói với bạn bè
D. Lời của con nói với mẹ về những người sống trên sóng, trên mây.
Đáp án: D
Giải thích:
Bài thơ Mây và sóng là lời của con nói với mẹ về những người sống trên sóng, trên mây.
Câu 2: Điểm giống và khác nhau giữa hai phần của bài thơ Mây và sóng là gì?
A. Đều có số dòng thơ bằng nhau nhưng cách xây dựng hình ảnh khác nhau
B. Đều có cách tổ chức lời thơ giống nhau nhưng trình tự tường thuật khác nhau
C. Có trình tự tường thuật khác nhau nhưng có cùng nội dung biểu đạt
D. Có trình tự tường thuật giống nhau nhưng ý và lời không trùng lặp
Đáp án: B
Giải thích:
Điểm giống và khác nhau giữa hai phần của bài thơ Mây và sóng là đều có cách tổ chức lời thơ giống nhau nhưng trình tự tường thuật khác nhau.
Câu 3: Chủ đề bài thơ Mây và sóng là gì?
A. Tình mẫu tử thiêng liêng
B. Tình bạn bè thắm thiết
C. Tình anh em sâu nặng
D. Tình yêu thiên nhiên sâu sắc
Đáp án: A
Giải thích:
Chủ đề bài thơ Mây và sóng lnói về tình mẫu tử thiêng liêng
Câu 4: Nhân vật trữ tình trong bài thơ Mây và sóng là?
A. Mây
B. Sóng
C. Người mẹ
D. Em bé
Đáp án: D
Giải thích:
Nhân vật trữ tình là con người “đồng dạng” của tác giả – nhà thơ hiện ra từ văn bản.
=> Nhân vật trữ tình trong văn bản trên là em bé.
Câu 5: Nội dung chính của bài thơ Mây và sóng là gì?
A. Miêu tả những trò chơi của trẻ thơ
B. Thể hiện mối quan hệ giữa thiên nhiên và tâm hồn trẻ thơ
C. Ca ngợi hình ảnh người mẹ và tấm lòng bao la của mẹ
D. Ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt
Đáp án: D
Giải thích:
Bài thơ có nội dung chính là ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.
Câu 6: Câu thơ “Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào” được hiểu như thế nào?g hiểu
A. Có một không gian riêng của tình mẫu tử mà không ai ngoài mẹ con ta biết được
B. Tình mẫu tử có ở khắp nơi, chứ không riêng một nơi nào
C. Thế giới của tình mẫu tử là thế giới huyền bí mà không ai nhận biết hết biết
D. Tình mẫu tử là một thế giới thiêng liêng, vĩnh hằng, bất diệt, ai cũng biết nhưng chẳng thể biết hết được
Đáp án: D
Giải thích:
Câu thơ “Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào” được hiểu tình mẫu tử là một thế giới thiêng liêng, vĩnh hằng, bất diệt, ai cũng biết nhưng chẳng thể biết hết được.
Câu 7: Dòng nào sau đây nhận định không đúng về nhân vật em bé trong bài Mây và sóng?
A. Yếu đuối, không thích các trò chơi
B. Ham chơi, tinh nghịch
C. Hóm hỉnh, sáng tạo
D. Hồn nhiên, yêu thương mẹ tha thiết
Đáp án: A
Giải thích:
Nhân vật em bé là nhân vật ham chơi, tinh nghịch, hóm hỉnh, sáng tạo, hồn nhiên và yêu thương mẹ tha thiết.
Câu 8: Bài thơ Mây và sóng được thể hiện bằng hình thức ngôn ngữ nào?
A. Đối thoại
B. Độc thoại
C. Độc thoại nội tâm
D. Đối thoại lồng trong độc thoại
Đáp án: A
Giải thích:
Bài thơ được thể hiện bằng hình thức ngôn ngữ đối thoại
Câu 9: Bài thơ Mây và sóng được thể hiện bằng hình thức ngôn ngữ nào?
A. Đối thoại
B. Độc thoại
C. Độc thoại nội tâm
D. Đối thoại lồng trong độc thoại
Đáp án: A
Giải thích:
Bài thơ được thể hiện bằng hình thức ngôn ngữ đối thoại
Câu 10: Nhận xét về hình ảnh thiên nhiên trong bài thơ Mây và sóng?
A. Vừa lung linh, kì ảo, vừa chân thực, sinh động
B. Được thể hiện qua các phép so sánh, ẩn dụ độc đáo
C. Mang ý nghĩa tượng trưng sâu sắc
D. Gồm 3 ý trên
Đáp án: D
Giải thích:
Hình ảnh thiên nhiên trong bài thơ mang nhiều giá trị đặc sắc.
Các câu hỏi trắc nghiệm Văn lớp 6 sách Kết nối tri thức có đáp án, chọn lọc khác:
Trắc nghiệm Lý thuyết về ẩn dụ
Trắc nghiệm Lý thuyết về dấu hai chấm
Trắc nghiệm Lý thuyết về dấu ngoặc kép
Xem thêm các chương trình khác:
- Trắc nghiệm Địa Lí lớp 6 có đáp án – Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Công nghệ lớp 6 có đáp án – Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm GDCD lớp 6 có đáp án – Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 6 có đáp án – Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Toán lớp 6 có đáp án – Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Văn lớp 6 có đáp án – Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 6 có đáp án – Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Lịch sử lớp 6 có đáp án – Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Địa Lí lớp 6 có đáp án – Cánh Diều
- Trắc nghiệm Toán lớp 6 có đáp án – Cánh Diều
- Trắc nghiệm Công nghệ lớp 6 có đáp án – Cánh Diều
- Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 6 có đáp án – Cánh Diều
- Trắc nghiệm Văn lớp 6 có đáp án – Cánh Diều
- Trắc nghiệm Lịch sử lớp 6 có đáp án – Cánh Diều