TOP 15 câu Trắc nghiệm Lý thuyết về đại từ (có đáp án) - Kết nối tri thức

Bộ 15 câu hỏi trắc nghiệm Văn lớp 6 Lý thuyết về đại từ có đáp án đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Văn 6 Bài 2.

1 2,351 01/08/2022
Tải về


Lý thuyết về đại từ - Kết nối tri thức

Câu 1: Đại từ là gì?

A. Dùng để trỏ người, sự vật, hoạt động, tính chất… được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi

B. Đại từ là những từ sử dụng để gọi tên người, sự vật, hoạt động

C. Đại từ là từ dùng để chỉ tính chất, hoạt động của sự vật hiện tượng

D. Cả 3 đáp án trên đều đúng

Đáp án: A

Giải thích:

Đại từ dùng để trỏ người, sự vật, hoạt động, tính chất… được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi

Câu 2: Có mấy loại đại từ dùng để trỏ?

A. 2 loại

B. 3 loại

C. 4 loại

D. 5 loại

Đáp án: B

Giải thích:

Có 3 loại đại từ chính: trỏ người, sự vật (gọi là đại từ xưng hô); đại từ trỏ số lượng và đại từ trỏ hoạt động, tính chất, sự việc

Câu 3: Đại từ “bao nhiêu, mấy” là đại từ để trỏ người, sự vật đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: B

Giải thích:

bao nhiêu, mấy là đại từ để hỏi

Câu 4: Đại từ “sao, thế nào” là đại từ dùng làm gì?

A. Để hỏi

B. Để trỏ số lượng

C. Để hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc

D. Để hỏi về người, sự vật

Đáp án: C

Giải thích:

Đại từ “sao, thế nào” là đại từ dùng để hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc

Câu 5: Xác định đại từ có trong câu “Mình về mình có nhớ ta/ Ta về ta nhớ những hoa cùng người” là?

A. Mình, ta

B. Hoa, người

C. Nhớ

D. Về

Đáp án: A

Giải thích:

“Mình, ta” là hai đại từ dùng để xưng hô

Câu 6: Xác định đại từ trong câu sau: “Chúng tôi thấy mùa hè nắng nóng, ai cũng sợ”?

A. Ai

B. Chúng tôi, ai

C. Chúng tôi

D. Cũng

Đáp án: B

Giải thích:

Chúng tôi” và "ai" là đại từ trong câu trên

Câu 7: Xác định đại từ trỏ người trong ví dụ sau: “Đã bấy lâu nay bác tới nhà/ Trẻ thời đi vắng chợ thời xa”?

A. Đã

B. Bấy lâu

C. Bác

D. Trẻ

Đáp án: C

Giải thích:

“Bác” là địa từ xưng hô

Câu 8: Từ loại dùng làm từ ngữ xưng hô trong đoạn trích sau là gì?

Phú nông gần đất xa trời

Họp riêng con lại, nói lời thiết tha

Rằng: “Ruộng đất ông cha để lại

Các con đừng dại mà bán đi”

A. Động từ

B. Phó từ

C. Danh từ

D. Tính từ

Đáp án: C

Giải thích:

Từ ngữ xưng hô: con – danh từ

Câu 9: Tìm đại từ trong câu “Em gái tôi tên là Kiều Phương, nhưng tôi quen gọi nó là Mèo bởi vì mặt nó luôn bị chính nó bôi bẩn”?

A. Tôi

B. Tôi, nó

C. Tôi, Kiều Phương

D. Nó, Mèo

Đáp án: B

Giải thích:

Câu trên sử dụng đại từ “tôi”, “nó”

Câu 10: Trong câu “Tôi đứng oai vệ”, đại từ “tôi” thuộc ngôi thứ mấy?

A. Ngôi thứ hai

B. Ngôi thứ ba số ít

C. Ngôi thứ nhất số nhiều

D. Ngôi thứ nhất số ít

Đáp án: D

Giải thích:

“Tôi” thuộc ngôi thứ nhất số ít

Các câu hỏi trắc nghiệm Văn lớp 6 sách Kết nối tri thức có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bức tranh của em gái tôi

Trắc nghiệm Lý thuyết về viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả

Trắc nghiệm Lý thuyết về trình bày ý kiến về một vấn đề trong gia đình

Trắc nghiệm Cô bé bán diêm

Trắc nghiệm Lý thuyết cụm danh từ

1 2,351 01/08/2022
Tải về