TOP 40 câu Trắc nghiệm Gió lạnh đầu mùa (có đáp án) - Kết nối tri thức
Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Văn lớp 6 Gió lạnh đầu mùa có đáp án đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Văn 6 Bài 3.
Gió lạnh đầu mùa - Kết nối tri thức
C.5. Vài nét về tác giả Thạch Lam
Câu 1. Thạch Lam sinh ra tại:
A. Hà Nam
B. Hà Nội
C. Hải Dương
D. Hà Tĩnh
Đáp án: B
Giải thích:
Thạch Lam sinh ra và học tập tại Hà Nội
Câu 2. Thuở nhỏ, Thạch Lam sống ở đâu?
A. Hà Nội
B. Phố huyện Cẩm Giàng – Hải Dương
C. Phố huyện Văn Giang – Hưng Yên
D. Phố huyện Bình Dương – Gia Định
Đáp án: B
Giải thích:
Thạch Lam thuở nhỏ sống ở phố huyện Cẩm Giàng – Hải Dương. Hình ảnh phố huyện là hình ảnh quen thuộc, xuất hiện rất nhiều trong các sáng tác của Thạch Lam.
Câu 3. Đáp án nào dưới đây nhận định đúng về con người Thạch Lam?
A. Ông là người thông minh, trầm tĩnh, điềm đạm, đôn hậu và tinh tế
B. Ông là một danh y, không chỉ chữa bệnh mà còn soạn sách và mở trường dạy nghề thuốc để truyền bá y học
C. Ông là người tài năng, có cốt cách thanh cao, tấm lòng yêu nước thương dân
D. Ông là người tài năng và nhiệt huyết trên nhiều lĩnh vực hoạt động
Đáp án: A
Giải thích:
Thạch Lam là người thông minh, trầm tĩnh, điềm đạm, đôn hậu và tinh tế.
Câu 4. Thạch Lam là thành viên của nhóm văn học nào sau đây?
A. Nhân văn giai phẩm
B. Tự lực văn đoàn
C. Phong trào thơ mới
D. Hội Tao Đàn
Đáp án: B
Giải thích:
Sau khi đỗ Tú tài, ông thôi học về làm báo với anh và gia nhập Tự lực văn đoàn
Câu 5. Truyện ngắn của Thạch Lam thường có đặc điểm gì?
A. Cốt truyện đơn giản hoặc không có cốt truyện
B. Thạch Lam đi sâu vào thế giới nội tâm nhân vật
C. Có sự hòa quyện giữa hai yếu tố hiện thực và lãng mạn, tự sự và trữ tình.
D. Tất cả đều đúng
Đáp án: D
Giải thích:
Đặc điểm truyện ngắn Thạch Lam:
- Cốt truyện đơn giản hoặc không có cốt truyện
- Thạch Lam đi sâu vào thế giới nội tâm nhân vật
- Có sự hòa quyện giữa hai yếu tố hiện thực và lãng mạn, tự sự và trữ tình.
Câu 6. Đáp án không phải sáng tác của Thạch Lam?
A. Gió đầu mùa
B. Nắng trong vườn
C. Ngày mới
D. Chuyện cổ tích về loài người
Đáp án: D
Giải thích:
Tác phẩm Chuyện cổ tích về loài người – Xuân Quỳnh.
Câu 7. Thạch Lam thành công nhất với thể loại nào?
A. Tiểu thuyết
B. Truyện ngắn
C. Thơ
D. Tùy bút
Đáp án: B
Giải thích:
Thạch Lam thành công nhất ở thể loại truyện ngắn.
Câu 8. Các sáng tác của Thạch Lam thường hướng vào cuộc sống của ai?
A. Những người nông dân
B. Những người trí thức
C. Những người dân thành thị nghèo
D. Những trẻ em bất hạnh
Đáp án: C
Giải thích:
Thạch Lam sáng tác thường hướng vào cuộc sống cơ cực của những người dân thành thị nghèo và vẻ đẹp nên thơ của cuộc sống thường nhật.
Câu 9. Tác phẩm Nắng trong vườn của Thạch Lam được sáng tác năm bao nhiêu?
A. 1936
B. 1937
C. 1938
D. 1939
Đáp án: C
Giải thích:
Tác phẩm Nắng trong vườn của Thạch Lam được sáng tác năm 1938
Câu 10. Theo Thạch lam, văn chương là:
A. Văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực, nó tác động sâu sắc đến tư tưởng, tình cảm con người.
B. Văn chương là thứ vũ khí chiến đấu lợi hại phụng sự cho sự nghiệp cách mạng. Nhà văn cũng phải có tinh thần xung phong như người chiến sĩ ngoài mặt trận
C. Văn chương phải gắn bó với đời sống, nhìn thẳng vào sự thật “tàn nhẫn”, phải nói lên nỗi thống khổ, cùng quẫn của nhân dân, vì họ mà lên tiếng
Đáp án: A
Giải thích:
Theo Thạch Lam, văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực, nó tác động sâu sắc đến tư tưởng, tình cảm của con người. Ông quan niệm: “Đối với tôi văn chương không phải là cách đem đến cho người đọc sự thoát ly hay sự quên, trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, làm cho lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn”
C.6. Tìm hiểu chung Gió lạnh đầu mùa
Câu 1. Tác phẩm Gió lạnh đầu mùa của tác giả nào?
A. Thạch Lam
B. Lâm Thị Mỹ Dạ
C. Bùi Mạnh Nhi
D. Xuân Quỳnh
Đáp án: A
Giải thích:
Gió lạnh đầu mùa – Thạch Lam
Câu 2. Tác phẩm Gió lạnh đầu mùa trích từ tác phẩm nào?
A. Gió lạnh đầu mùa
B. Lời ru trên mặt đất
C. Mầm sống
D. Uống một ngụm nước biển
Đáp án: A
Giải thích:
Gió lạnh đầu mùa trích từ tác phẩm Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam)
Câu 3. Tác phẩm Gió lạnh đầu mùa của Thạch Lam thuộc thể loại nào?
A. Tiểu thuyết
B. Thơ
C. Truyện ngắn
D. Truyện đồng thoại
Đáp án: C
Giải thích:
Truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa
Câu 4. Phương thức biểu đạt nào không được sử dụng trong truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa?
A. Tự sự
B. Miêu tả
C. Biểu cảm
D. Nghị luận
Đáp án: C
Giải thích:
Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm.
Câu 5. Nội dung chính của đoạn trích dưới đây:
Buổi sáng hôm nay, mùa đông đột nhiên đến, không báo cho biết trước.Vừa mới ngày hôm qua trời hãy còn nắng ấm và hanh, cái nắng về cuối tháng mười để đồng ruộng và làm giòn khô những chiếc lá rơi. Sơn và chị chơi cỏ gà ở ngoài đồng còn thấy nóng bức, chảy mồ hôi.
…
Mẹ Sơn yên lặng không nói gì. Nhưng đến lúc vời Sơn lại gần để mặc áo, Sơn thấy mẹ hơi rơm rớm nước mắt.
(Gió lạnh đầu mùa – Thạch Lam)
A. Cảnh sinh hoạt trong gia đình Sơn ngày gió đầu mùa
B. Giới thiệu hoàn cảnh gia đình Sơn
C. Cảnh hai chị em Sơn chia sẻ áo cho Hiên
D. Cảnh mẹ Hiên trả lại chiếc áo
Đáp án: A
Giải thích:
Nội dung chính: Cảnh sinh hoạt trong gia đình Sơn ngày gió đầu mùa
Câu 6. Nội dung chính của đoạn trích dưới đây:
Sơn đã mặc xong áo ấm: cả cái áo dạ chỉ đỏ lẫn áo vệ sinh, ngoài lại mặc phủ cái áo vải thẫm dài. Sơn đứng trên giường trước mặt mẹ, đã quay đi quay lại ba, bốn lần để mẹ Sơn ngắm áo. Sau cùng, mẹ Sơn vuốt các tà áo cho phẳng phiu, rồi đẩy Sơn ra, bảo:
- Thôi, con đi chơi.
…
Sơn bây giờ mới chợt nhớ ra là mẹ cái Hiên rất nghèo, chỉ có nghề đi mò cua bắt ốc thì còn lấy đâu ra tiền mà sắm áo cho con nữa. Sơn thấy động lòng thương, cũng như ban sáng Sơn đã nhớ thương đến em Duyên ngày trước vẫn cùng nói với Hiên đùa nghịch ở vườn nhà. Một ý nghĩ tốt bỗng thoáng qua trong trí, Sơn lại gần chị thì thầm:
- Hay là chúng ta đem cho nó cái áo bông cũ, chị ạ.
- Ừ, phải đấy. Để chị về lấy.
Với lòng ngây thơ của tuổi trẻ, chị Lan hăm hở chạy về nhà lấy áo. Sơn đứng lặng yên đợi, trong lòng tự nhiên thấy ấm áp vui vui.
(Gió lạnh đầu mùa – Thạch Lam)
A. Cảnh sinh hoạt trong gia đình Sơn ngày gió đầu mùa
B. Giới thiệu hoàn cảnh gia đình Sơn
C. Cảnh hai chị em Sơn chia sẻ áo cho Hiên
D. Cảnh gia đình Hiên có bữa cơm ấm cúng
Đáp án: C
Giải thích:
Nội dung chính: Cảnh hai chị em Sơn chia sẻ áo cho Hiên
Câu 7. Nội dung chính của đoạn trích dưới đây:
Nhưng cái vui của Sơn không được bao lâu. Bữa cơm về tới nhà, Sơn không thấy mẹ đâu cả, hỏi vú già:
- Mợ tôi đi đâu hở vú?
- Chị Lan và cậu cứ ăn cơm trước đi. Mợ còn đi ăn giỗ đến trưa mới về.
…..
Mẹ Sơn với cái âu đồng, lấy tiền đưa cho bác Hiên:
- Đây, tôi cho mượn năm hào cầm về mà may áo cho con.
Khi bác Hiên bước ra khỏi cửa, mẹ Sơn vẫy hai con lại gần, rồi âu yếm ôm vào lòng mà bảo :
- Hai con tôi quý quá, dám tự do lấy áo đem cho người ta không sợ mẹ mắng ư?
(Gió lạnh đầu mùa – Thạch Lam)
A. Cảnh sinh hoạt trong gia đình Sơn ngày gió đầu mùa
B. Giới thiệu hoàn cảnh gia đình Sơn
C. Cảnh hai chị em Sơn chia sẻ áo cho Hiên
D. Sự lo lắng của chị em Sơn và cảnh mẹ Hiên trả lại áo
Đáp án: D
Giải thích:
Nội dung chính: Sự lo lắng của chị em Sơn và cảnh mẹ Hiên trả lại áo
Câu 8. Truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa của Thạch Lam ca ngợi điều gì?
A. Ca ngợi những tấm lòng thơm thảo thương yêu, giúp đỡ nhau trong cảnh bần hàn.
B. Ca ngợi sự hiếu thảo của người con
C. Ca ngợi tình cảm anh em trong gia đình
D. Tình yêu thương vô điều kiện của mẹ đối với con
Đáp án: A
Giải thích:
Qua câu chuyện cho áo và cho vay tiền mua áo, Thạch Lam ca ngợi những tấm lòng thơm thảo thương yêu, giúp đỡ nhau trong cảnh bần hàn.
Câu 9. Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa?
A. Sự kết hợp miêu tả và biểu cảm tinh tế.
B. Thủ pháp đối lập
C. Nghệ thuật miêu tả tâm lý đặc sắc
D. Tất cả các đáp án trên
Đáp án: D
Giải thích:
Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa:
- Sự kết hợp miêu tả và biểu cảm tinh tế.
- Thủ pháp đối lập
- Nghệ thuật miêu tả tâm lý đặc sắc
Câu 10. Đề tài của truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa:
A. Đề tài thiên nhiên
B. Đề tài gia đình
C. Đề tài trẻ em
D. Tất cả các đáp án trên
Đáp án: C
Giải thích:
Gió lạnh đầu mùa là truyện ngắn xuất sắc về đề tài trẻ em của Thạch Lam.
C.7. Phân tích chi tiết Gió lạnh đầu mùa?
Câu 1: Nhân vật chính trong truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa là đối tượng nào?
A. Cụ già
B. Người lớn
C. Trẻ em
D. Trẻ sơ sinh
Đáp án: C
Giải thích:
Nhân vật chính trong truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa là trẻ em.
Câu 2: Chị em Sơn sinh ra trong một gia đình?
A. Quý tộc
B. Khá giả
C. Nghèo khổ
D. Không hạnh phúc
Đáp án: B
Giải thích:
Chị em Sơn sinh ra trong một gia đình khá giả
Câu 3. Đâu là sự việc trung tâm của truyện Gió lạnh đầu mùa?
A. Chị em Sơn chơi đùa cùng bạn
B. Cuộc nói chuyện giữa hai mẹ con Sơn
C. Mẹ Sơn và mẹ Hiên nói chuyện với nhau
D. Sơn tặng Hiên chiếc áo ấm
Đáp án: D
Giải thích:
Sơn tặng áo ấm cho Hiên là sự việc trung tâm của truyện Gió lạnh đầu mùa
Câu 4. Đâu là nhận xét đúng về Sơn trong Gió lạnh đầu mùa?
A. Nhõng nhẽo, hay giận hờn
B. Hòa đồng, biết thương người
C. Thông minh, nhanh nhẹn
D. Siêng năng, chịu khó
Đáp án: B
Giải thích:
Sơn là cậu bé hòa đồng, biết thương người.
Câu 5. Trong văn bản Gió lạnh đầu mùa, tại sao Sơn lại tặng áo cho Hiên?
A. Vì hôm đó là sinh nhật Hiên
B. Vì Hiên xin chiếc áo
C. Vì mẹ sai Sơn mang áo cho Hiên
D. Vì Sơn thương Hiên nghèo khổ, không có áo mặc
Đáp án: D
Giải thích:
Sơn lại tặng áo cho Hiên vì cậu bé thương Hiên nghèo khổ, không có áo mặc
Câu 6. Biểu hiện nào sau đây không cho thấy mẹ Sơn là một người có tấm lòng yêu thương?
A. Yêu thương, chăm sóc Sơn và chị Lan.
B. Cho mẹ Hiên vay tiền mua áo mới.
C. Rơm rớm nước mắt khi nhớ về Duyên.
D. Đi ăn tiệc chưa phát hiện ra việc Sơn cho Hiên áo ấm.
Đáp án: D
Giải thích:
Đi ăn tiệc chưa phát hiện ra việc Sơn cho Hiên áo ấm không cho thấy tấm lòng của mẹ Sơn.
Câu 7. Ý nghĩa của biểu tượng “gió lạnh đầu mùa” là gì?
A. Sự lạnh lẽo của cơn gió đầu mùa
B. Thiên nhiên ngày càng khắc nghiệt
C. Sự ấm áp của tình người
D. Đáp án A và C
Đáp án: D
Giải thích:
Ý nghĩa của biểu tượng “gió lạnh đầu mùa” là sự lạnh lẽo của cơn gió và sự ấm áp của tình người.
Câu 8. Thông điệp được gửi gắm trong văn bản Gió lạnh đầu mùa?
A. Yêu thương con người là món quà quý giá của cuộc sống
B. Bảo vệ thiên nhiên giúp cuộc sống chất lượng hơn
C. Chất lượng cuộc sống nằm trong ý thức của mỗi người
D. Tất cả các phương án trên
Đáp án: A
Giải thích:
Văn bản Gió lạnh đầu mùa gửi gắm bài học về tình yêu thương con người.
Câu 9. Đâu là nhận xét đúng nhất về mẹ của Hiên trong văn bản Gió lạnh đầu mùa?
A. Hiểu chuyện, có lòng tự trọng
B. Khôn ngoan, khéo léo
C. Hiền lành, đôn hậu
Đáp án: A
Giải thích:
Mẹ của Hiên được khắc họa là người hiểu chuyện và tự trọng.
Câu 10. Việc Sơn đi đòi lại áo từ Hiên trong Gió lạnh đầu mùa có phải biểu hiện của sự vô tâm không?
A. Có
B. Không
Đáp án: B
Giải thích:
Việc Sơn đi đòi lại áo từ Hiên trong Gió lạnh đầu mùa không phải biểu hiện của sự vô tâm vì đây là tâm lí thường tình của trẻ con, Sơn sợ mẹ mắng nên mới toan đòi lại áo.
Các câu hỏi trắc nghiệm Văn lớp 6 sách Kết nối tri thức có đáp án, chọn lọc khác:
Trắc nghiệm Lý thuyết về cụm động từ
Trắc nghiệm Lý thuyết về cụm tính từ
Xem thêm các chương trình khác:
- Trắc nghiệm Địa Lí lớp 6 có đáp án – Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Công nghệ lớp 6 có đáp án – Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm GDCD lớp 6 có đáp án – Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 6 có đáp án – Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Toán lớp 6 có đáp án – Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Văn lớp 6 có đáp án – Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 6 có đáp án – Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Lịch sử lớp 6 có đáp án – Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Địa Lí lớp 6 có đáp án – Cánh Diều
- Trắc nghiệm Toán lớp 6 có đáp án – Cánh Diều
- Trắc nghiệm Công nghệ lớp 6 có đáp án – Cánh Diều
- Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 6 có đáp án – Cánh Diều
- Trắc nghiệm Văn lớp 6 có đáp án – Cánh Diều
- Trắc nghiệm Lịch sử lớp 6 có đáp án – Cánh Diều