TOP 40 câu Trắc nghiệm Bài tập làm văn (có đáp án) - Kết nối tri thức

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Văn lớp 6 Bài tập làm văn có đáp án đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Văn 6 Bài 8.

1 1,392 01/08/2022
Tải về


Bài tập làm văn - Kết nối tri thức

H8. Vài nét về tác giả Gô – xi – nhi và Xăng - pê

Câu 1: Đâu là năm sinh của Gô-xi-nhi?

A. 1925

B. 1926

C. 1927

D. 1928

Đáp án: B

Giải thích:

Gô-xi-nhi sinh năm 1926

Câu 2: Gô-xi-nhi là người nước nào?

A. Mỹ

B. Nhật Bản

C. Pháp

D. Thái Lan

Đáp án: C

Giải thích:

Gô-xi-nhi là người Pháp

Câu 3: Đáp án nào nói chính xác nhất nghề nghiệp của Gô-xi-nhi?

A. Nhà văn và biên kịch

B. Nhà thơ và biên kịch

C. Nhà văn và đạo diễn

D. Nhà thơ và diễn viên

Đáp án: A

Giải thích:

Ông là nhà văn và biên kịch nổi tiếng người Pháp.

Câu 4: Gô-xi-nhi nổi tiếng với vai trò nhà văn và biên kịch trong thể loại gì?

A. Tiểu thuyết

B. Truyện tranh

C. Truyện trinh thám

D. Hài kịch

Đáp án: B

Giải thích:

Ông là một nhà văn và biên kịch truyện tranh người Pháp. 

Câu 5: Gô-xi-nhi được mệnh danh là tiên phong trong nghề biên kịch nội dung cho hài kịch ở Pháp, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: B

Giải thích:

Ông được coi là người đi tiên phong trong nghề biên kịch nội dung cho truyện tranh ở Pháp vốn trước đó chưa từng tồn tại.

Câu 6: Đâu không phải là tác phẩm tiêu biểu của Gô-xi-nhi?

A. Astérix 

B. Lucky Luke 

C. Iznogoud

D. War and Peace

Đáp án: D

Giải thích:

War and Peace không phải là tác phẩm tiêu biểu của Gô-xi-nhi.

Câu 7: Xăng-pê sinh năm bao nhiêu?

A. 1930

B. 1931

C. 1932

D. 1933

Đáp án: C

Giải thích:

Xăng-pê sinh năm 1932

Câu 8: Đâu là nghề nghiệp của Xăng-pê?

A. Nhà văn

B. Đạo diễn

C. Nhà thơ

D. Họa sĩ

Đáp án: D

Giải thích:

Xăng-pê là một họa sĩ.

Câu 9: Xăng-pê sinh ra tại Pháp, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Giải thích:

Xăng-pê sinh năm 1932 là họa sĩ người Pháp

Câu 10:  Họa sĩ Xăng-pê chuyên vẽ đề tài gì?

A. Truyện tranh và tranh biếm họa

B. Tranh phong cảnh

C. Tranh chân dung

Đáp án: A

Giải thích:

Xăng-pê sinh năm 1932 là họa sĩ người Pháp, chuyên vẽ truyện tranh và tranh biếm họa.

H9. Tìm hiểu chung về Bài tập làm văn

Câu 1: Bài tập làm văn là văn bản thuộc thể loại?

A. Tiểu thuyết

B. Hồi ký

C. Truyện ngắn

D. Kịch

Đáp án: C

Giải thích:

Bài tập làm văn là văn bản thuộc thể loại truyện ngắn.

Câu 2: Bài tập làm văn được trích từ đâu?

A. Khác biệt - thoát khỏi bầy đàn cạnh tranh

B. Nhóc Ni-cô-la: những chuyện chưa kể

C. Văn học và cuộc sống

D. Văn học trong nhà trường

Đáp án: B

Giải thích:

Bài tập làm văn được trích từ Nhóc Ni-cô-la: những chuyện chưa kể

Câu 3: Bài tập làm văn là văn bản của tác giả nào?

A. Giong-mi Mun

B. Gô-ni-nhi và Xăng-pê

C. Can-phiu và Han-sen

D. Han Kang

Đáp án: B

Giải thích:

Gô-ni-nhi và Xăng-pê là tác giả của văn bản này.

Câu 4: Văn bản Bài tập làm văn sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?

A. Miêu tả 

B. Biểu cảm

C. Thuyết minh

D. Tự sự

Đáp án: D

Giải thích:

Phương thức biểu đạt: Văn bản sử dụng phương thức chính là tự sự.

Câu 5: Văn bản Bài tập làm văn có bố cục mấy phần?

A. Hai phần

B. Bốn phần

C. Năm phần

D. Ba phần

Đáp án: B

Giải thích:

Văn bản có bố cục bốn phần.

Câu 6: Ngôi kể nào được sử dụng trong văn bản Bài tập làm văn:

A. Ngôi thứ nhất

B. Ngôi thứ hai

C. Ngôi thứ ba

D. Ngôi thứ tư

Đáp án: A

Giải thích:

Văn bản sử dụng ngôi thứ nhất, người viết xưng “tôi”.

Câu 7: Nội dung chính của văn bản Bài tập làm văn Là gì?

A. Bàn luận về tầm quan trọng của làm văn

B. Cho rằng học văn rất quan trọng

C. Khẳng định mỗi người đều có tố chất văn chương

D. Tái hiện câu chuyện vui để đưa ra bài học tự giác trong học tập

Đáp án: D

Giải thích:

Văn bản tái hiện câu chuyện vui để đưa ra bài học tự giác trong học tập

Câu 8: Đâu là giá trị nghệ thuật của văn bản Bài tập làm văn?

A. Lập luận chặt chẽ, lí lẽ xác đáng, dẫn chứng thuyết phục

B. Lời kể đặc sắc, hài hước

C. Sử dụng giọng điệu tha thiết, giàu cảm xúc

D. Xây dựng tâm lý nhân vật đặc sắc

Đáp án: B

Giải thích:

Lời kể đặc sắc, hài hước là giá trị nghệ thuật của văn bản Bài tập làm văn.

Câu 9: Văn bản Bài tập làm văn khẳng định bài văn mình phải tự viết thì mới có cá tính và độc đáo được, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Giải thích:

Văn bản Bài tập làm văn khẳng định bài văn mình phải tự viết thì mới có cá tính và độc đáo

Câu 10:  Đoạn trích dưới đây nằm ở phần nào văn bản?

      Tôi được điểm rất cao với bài tập làm văn ở trường, và cô giáo còn viết vào vở của tôi: “Bài viết rất cá tính, đề tài độc đáo”. Chỉ có một vấn đề duy nhất là, từ cái bài tập làm văn về tình bạn, ông Blê-đúc và bố không nói chuyện với nhau nữa.

(Bài tập làm văn – Gô-ni-nhi và Xăng-pê)

A. Giới thiệu về gia đình mình và bài tập cần nhờ bố

B. Cậu bé nhờ bố giúp bài tập làm văn

C. Cuộc tranh luận giữa hai người lớn

D. Kết quả và bài học rút ra cho cậu bé

Đáp án: D

Giải thích:

Đoạn trích trên trích trong phần cuối văn bản: Kết quả và bài học rút ra cho cậu bé

H10. Phân tích chi tiết Bài tập làm văn

Câu 1: Nhân vật nào không xuất hiện trong văn bản Bài tập làm văn?

A. Ni-cô-la

B. Ông Blê-đúc

C. Bố Ni-cô-la

D. Bà Ni-cô-la

Câu 2:  Trong văn bản Bài tập làm văn, Ni-cô-la đã nhờ bố giúp gì?

A. Lập dàn ý bài văn cho mình

B. Tìm hiểu tác giả cho mình soạn văn

C. Làm bài tập làm văn cho mình

Đáp án: C

Giải thích:

Trong văn bản Bài tập làm văn, Ni-cô-la đã nhờ bố làm bài tập làm văn cho mình

Câu 3: Trong văn bản Bài tập làm văn, Bố của Ni-cô-la đã có thái độ thế nào khi Ni-cô-la nhờ làm bài tập làm văn?

A. Khuyên Ni-cô-la nên tự làm bài

B. Phê phán Ni-cô-la không chủ động học tập

C. Vui vẻ nhận lời

D. Không quan tâm

Đáp án: C

Giải thích:

Bố của Ni-cô-la đã vui vẻ nhận lời con trai ngay.

Câu 4: Trong văn bản Bài tập làm văn, theo lời bố Ni-cô-la kể, ông được các thầy cô khen là có tác giả nào sau đây "trong người"?

A. Guy-li-am.

B. Ha-pơ Li.

C. Vích-to Huy-gô.

D. Ban-dắc.

Đáp án: D

Giải thích:

Bố Ni-cô-la thật sự rất khá và còn giỏi về tập làm văn. Các thầy giáo còn nói bố là cả một Ban-dắc.

Câu 5: Trong văn bản Bài tập làm văn, đề bài tập làm văn của Ni-cô-la là gì?

A. Miêu tả người bạn thân nhất của em

B. Miêu tả bố em

C. Miêu tả người em yêu quý

D. Kể về gia đình em

Đáp án: A

Giải thích:

Trong văn bản Bài tập làm văn, đề bài tập làm văn của Ni-cô-la là: miêu tả người bạn thân nhất của em

Câu 6: Trong văn bản Bài tập làm văn, rắc rối gì đã xảy ra khi bố yêu cầu Ni-cô-la tìm ra cậu bạn thân để viết bài văn?

A. Ni-cô-la không có bạn

B. Ni-cô-la không biết bạn thân là ai

C. Ni-cô-la có quá nhiều bạn thân

D. Ni-cô-la không chịu hợp tác với bố

Đáp án: C

Giải thích:

Rắc rối xảy ra đó là Ni-cô-la có quá nhiều bạn thân và rối trong việc chọn lấy một người bạn để viết.

Câu 7: Trong văn bản Bài tập làm văn, yếu tố nào không được nhắc đến trong bài khi viết bài văn?

A. Nhân vật.

B. Nghệ thuật.

C. Dàn ý.

D. Bố cục

Đáp án: B

Giải thích:

Yếu tố “nghệ thuật” không được nhắc đến khi viết bài văn của Ni-cô-la.

Câu 8: Trong văn bản Bài tập làm văn, tại sao ông Blê-đúc và bố lại xảy ra mâu thuẫn?

A. Vì bố không chơi cờ với ông Blê-đúc

B. Vì bố đuổi ông Blê-đúc ra khỏi nhà

C. Vì bố và ông Blê-đúc cùng làm bài văn cho Ni-cô-la

Đáp án: C

Giải thích:

Mâu thuẫn xảy đến khi bố và ông Blê-đúc cùng làm bài văn cho Ni-cô-la

Câu 9: Văn bản Bài tập làm văn rút ra bài học gì trong học tập?

A. Cần giúp đỡ bạn bè trong học tập

B. Cần trung thực và chủ động trong việc học

C. Không nên nhờ thầy cô và cha mẹ giúp đỡ trong học tập

D. Nên đoàn kết với bạn bè, lớp học

Đáp án: B

Giải thích:

Văn bản khuyên chúng ta nên chủ động trong việc học, có thể nhờ sự giúp đỡ của bạn bè, thầy cô, cha mẹ nhưng trong một giới hạn cho phép.

Các câu hỏi trắc nghiệm Văn lớp 6 sách Kết nối tri thức có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Lý thuyết viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống

Trắc nghiệm Lý thuyết trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống

Trắc nghiệm Trái Đất - cái nôi của sự sống

Trắc nghiệm Các loài chung sống với nhau như thế nào?

Trắc nghiệm Trái Đất

1 1,392 01/08/2022
Tải về