TOP 40 câu Trắc nghiệm Cô Tô (có đáp án) - Kết nối tri thức

Bộ 15 câu hỏi trắc nghiệm Văn lớp 6 Cô Tô có đáp án đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Văn 6 Bài 5.

1 2117 lượt xem
Tải về


Cô Tô - Kết nối tri thức

E.1. Vài nét về tác giả Nguyễn Tuân

Câu 1. Địa danh nào sau đây là quê hương của Nguyễn Tuân? 

A. Nam Định

B. Ninh Bình

C. Hà Nội

D. Quảng Nam

Đáp án: C

Giải thích:

Nguyễn Tuân quê gốc ở Hà Nội

Câu 2. Đâu là năm sinh, năm mất của Nguyễn Tuân?

A. 1910 - 1987

B. 1920 - 2007

C. 1930 - 2015

D. 1940 - 2020

Đáp án: A

Giải thích:

Nguyễn Tuân (1910-1987)

Câu 3. Nguyễn Tuân xuất thân trong gia đình thế nào?

A. Gia đình đại quý tộc

B. Gia đình nhà nho nghèo

C. Gia đình quan lại sa sút

D. Gia đình nông dân

Đáp án: B

Giải thích:

Nguyễn Tuân (1910-1987) sinh ra trong một nhà nho nghèo khi Hán học đã tàn.

Câu 4. Đâu là phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân?

A. Nhẹ nhàng đằm thắm

B. Suy tư, trầm lắng

C. Độc đáo, tài hoa

D. Sôi nổi, giục giã

Đáp án: C

Giải thích:

Độc đáo, tài hoa, hiểu biết phong phú về nhiều mặt và vốn ngôn ngữ giàu có, điêu luyện là phong cách của Nguyễn Tuân.

Câu 5. Nguyễn Tuân được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật năm bao nhiêu?

A. 1995

B. 1996

C. 1997

D. 2007

Đáp án: B

Giải thích:

Năm 1996, ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật.

Câu 6. Đâu không phải là sáng tác của Nguyễn Tuân?

A. Vang bóng một thời

B. Tùy bút sông Đà

C. Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi 

D. Dế mèn phiêu lưu kí

Đáp án: D

Giải thích:

Dế mèn phiêu lưu kí là sáng tác của Tô Hoài

Câu 7. Nguyễn Tuân từng nhiều lần bị bắt giam, vì sao?

A. Hoạt động chính trị

B. Vượt biên trái phép

C. Quấy rối nơi công cộng

D. Ám sát quân địch

Đáp án: A

Giải thích:

Nguyễn Tuân học hết bậc Thành chung thì bị đuổi do tham gia một cuộc bãi khóa phản đối một số giáo viên Pháp nói xấu người Việt Nam. Ra tù, ông bắt đầu viết văn, làm báo. Năm 1941, Nguyễn Tuân lại bị bắt giam một lần nữa vì giao du với những người hoạt động chính trị.

E.2. Tìm hiểu chung về Cô Tô

Câu 1. Tác giả văn bản Cô Tô là ai?

A. Phạm Văn Đồng

B. Nguyễn Tuân

C. Tố Hữu

D. Tô Hoài

Đáp án: B

Giải thích:

Văn bản Cô Tô của Nguyễn Tuân

Câu 2. Văn bản Cô Tô được viết trong hoàn cảnh nào?

A. Khi tác giả đang tham gia chiến đấu ở miền Nam

B. Khi tác giả có chuyến công tác lên Tây Bắc

C. Khi tác giả ra thăm đảo

D. Khi tác giả đang công tác ở nước ngoài

Đáp án: C

Giải thích:

Văn bản được viết trong một một chuyến ra thăm đảo của tác giả.

Câu 3. Đoạn trích Cô Tô trong sách thuộc phần đầu của bài kí Cô Tô, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: B

Giải thích:

Bài văn Cô Tô là phần cuối của bài kí Cô Tô, in trong cuốn "Nguyễn Tuân toàn tập".

Câu 4. Đoạn trích Cô Tô được viết theo phương thức biểu đạt nào?

A. Biểu cảm

B. Tự sự

C. Miêu tả

D. Nghị luận

Đáp án: C

Giải thích:

Đoạn trích Cô Tô được viết theo phương thức miêu tả là chính

Câu 5. Cô Tô là quần đảo thuộc địa phương nào?

A. Vũng Tàu

B. Nghệ An

C. Hải Phòng

D. Quảng Ninh

Đáp án: D

Giải thích:

Cô Tô là quần đảo thuộc tỉnh Quảng Ninh

Câu 6. Văn bản Cô Tô được viết theo thể nào?

A. Thể kí

B. Thể tùy bút

C. Thể hịch

D. Thể truyện ngắn

Đáp án: A

Giải thích:

Văn bản Cô Tô được viết theo thể kí

Câu 7. Đâu không phải là nội dung mà văn bản Cô Tô đề cập?

A. Cảnh thiên nhiên tươi đẹp sau cơn bão

B. Cảnh sinh hoạt nhộn nhịp của con người

C. Cảnh đánh cá hăng say trên biển của ngư dân

D. Đáp án A và B

Đáp án: C

Giải thích:

Văn bản không đề cập đến cảnh đánh cá của ngư dân

Câu 8. Nét đặc sắc trong nghệ thuật của văn bản Cô Tô là gì?

A. Sử dụng nhuần nhuyễn các biện pháp tu từ

B. Các hình ảnh giàu trí tưởng tượng

C. Ngôn ngữ điêu luyện

D. Tất cả các phương án trên

Đáp án: D

Giải thích:

Các phương án trên đều nói về đặc sắc trong nghệ thuật của văn bản 

E.3. Phân tích chi tiết Cô Tô

Câu 1. Tác giả miêu tả cảnh biển Cô Tô vào thời điểm nào?

A. Sau chiến tranh

B. Khi ngư dân vừa đi đánh cá về

C. Sau cơn bão

D. Khi khách đến du lịch

Đáp án: C

Giải thích:

Tác giả miêu tả cảnh biển Cô Tô sau cơn bão

Câu 2. Trong đoạn đầu của văn bản Cô Tô, điểm quan sát của tác giả ở đâu?

A. Nóc đồn Cô Tô

B. Trên dốc cao

C. Bên giếng nước ngọt ở ria một hòn đảo

D. Đầu mũi đảo

Đáp án: A

Giải thích:

Trong đoạn đầu của văn bản Cô Tô, điểm quan sát của tác giả ở nóc đồn Cô Tô

Câu 3. Tính từ chỉ màu sắc nào không được sử dụng trong đoạn đầu bài kí Cô Tô?

A. Hồng tươi

B. Xanh mượt

C. Lam biếc

D. Vàng giòn

Đáp án: A

Giải thích:

Tính từ hồng tươi không được sử dụng trong đoạn đầu bài kí

Câu 4. Theo miêu tả của tác giả, cảnh mặt trời mọc được ví với?

A. Tròn trĩnh, phúc hậu như lòng đỏ quả trứng thiên nhiên đầy đặn

B. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự vạn thọ

C. Mặt trời tròn như cái đĩa bạc từ từ tiến ra

D. Mặt trời lên một vài con sào

Đáp án: A

Giải thích:

Mặt trời nhú lên dần dần, tròn trĩnh, phúc hậu như một quả trứng thiên nhiên đầy đặn

Câu 5. Cảnh sinh hoạt của con người Cô Tô được miêu tả thế nào?

A. Êm ả, bình lặng

B. Hối hả, vội vã

C. Êm ả, thanh bình

D. Khẩn trương, tấp nập

Đáp án: D

Giải thích:

Cảnh sinh hoạt của người dân trên đảo khẩn trương, tấp nập.

Câu 6. Bức tranh Cô Tô qua ngòi bút của Nguyễn Tuân là bức tranh như thế nào?

A. Duyên dáng và mềm mại

B. Rực rỡ và tráng lệ

C. Dịu dàng và bình lặng

D. Hùng vĩ và lẫm liệt

Đáp án: B

Giải thích:

Bức tranh Cô Tô qua ngòi bút của Nguyễn Tuân là bức tranh rực rỡ và tráng lệ

Câu 7. Cảnh thiên nhiên và sinh hoạt của con người trên vùng đảo Cô Tô hiện lên thật trong sáng, tươi đẹp qua ngôn ngữ điêu luyện, sự miêu tả tinh tế, chính xác, giàu hình ảnh cảm xúc. Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Giải thích:

Cảnh thiên nhiên và sinh hoạt của con người trên vùng đảo Cô Tô hiện lên thật trong sáng, tươi đẹp qua ngôn ngữ điêu luyện, sự miêu tả tinh tế, chính xác, giàu hình ảnh cảm xúc.

Câu 8. Vẻ đẹp của Cô Tô được miêu tả sau khi trận bão đi qua mang vẻ đẹp trong trẻo, sáng sủa, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Giải thích:

Vẻ đẹp của Cô Tô được miêu tả sau khi trận bão đi qua mang vẻ đẹp trong trẻo, sáng sủa

Các câu hỏi trắc nghiệm Văn lớp 6 sách Kết nối tri thức có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Hang Én

Trắc nghiệm Lý thuyết về dấu phẩy

Trắc nghiệm Cửu Long Giang ta ơi

Trắc nghiệm Lý thuyết về viết bài văn tả cảnh sinh hoạt

Trắc nghiệm Lý thuyết về chia sẻ một trải nghiệm về nơi em sống hoặc từng đến

1 2117 lượt xem
Tải về