TOP 20 câu Trắc nghiệm Tổng các góc trong một tam giác (Kết nối tri thức 2024) có đáp án

Bộ 20 bài tập trắc nghiệm Toán lớp 7 Bài Tổng các góc trong một tam giác có đáp án đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Toán 7 Bài 12.

1 1,666 05/01/2024
Tải về


Trắc nghiệm Toán 7 Bài 12: Tổng các góc trong một tam giác - Kết nối tri thức

I. Nhận biết

Câu 1. Tổng ba góc trong một tam giác bất kì luôn bằng:

A. 90°;

B. 180°;

C. 270°;

D. 360°.

Hướng dẫn giải

Đáp án: B

Giải thích:

Vì tổng ba góc trong một tam giác luôn bằng 180°.

Nên ta chọn phương án B.

Câu 2. Tam giác nhọn là tam giác:

A. Có cả ba góc đều nhỏ hơn 90°;

B. Có một góc bất kì bằng 90°;

C. Có một góc bất kì lớn hơn 90°;

D. Cả ba góc đều nhỏ hơn 180°.

Hướng dẫn giải

Đáp án: A

Giải thích:

Tam giác có ba góc đều nhọn (tức là ba góc đều nhỏ hơn 90°) được gọi là tam giác nhọn.

Vậy ta chọn phương án A.

Câu 3. Cho ∆ABC vuông tại B. Kết luận nào sau đây sai?

TOP 20 câu Trắc nghiệm Tổng các góc trong một tam giác -  Toán 7 Kết nối tri thức (ảnh 1)

Hướng dẫn giải

Đáp án: C

Giải thích:

Vì ∆ABC vuông tại B nên ta có ABC^=90°.

Do đó phương án A đúng.

Ta có ∆ABC vuông tại B.

Suy ra A^+C^=90°.

Do đó C^=90°A^.

Vì vậy phương án B, D đúng.

Suy ra phương án C sai.

Vậy ta chọn phương án C.

Câu 4. Hai góc phụ nhau là:

A. Hai góc có số đo không nhỏ hơn 90°;

B. Hai có tổng số đo bằng 180°;

C. Hai góc có giá trị tuyệt đối của hiệu số đo bằng 90°;

D. Hai góc có tổng số đo bằng 90°.

Hướng dẫn giải

Đáp án: D

Giải thích:

Hai góc có tổng số đo bằng 90° được gọi là hai góc phụ nhau.

Hai góc có tổng số đo bằng 180° được gọi là hai góc bù nhau.

Vậy ta chọn phương án D.

Câu 5. Tam giác có một góc lớn hơn 90° là:

A. Tam giác nhọn;

B. Tam giác tù;

C. Tam giác vuông;

D. Đáp án khác.

Hướng dẫn giải

Đáp án: B

Giải thích:

Tam giác có một góc tù (tức là góc đó lớn hơn 90°) thì được gọi là tam giác tù.

Vậy ta chọn phương án B.

II. Thông hiểu

Câu 1. ∆ABC có A^=75°, B^=45°. Khi đó C^ có số đo bằng:

A. 90°;

B. 60°;

C. 45°;

D. 75°.

Hướng dẫn giải

Đáp án: B

Giải thích:

∆ABC có: A^+B^+C^=180° (định lí tổng ba góc trong một tam giác)

Suy ra C^=180°A^B^=180°75°45°=60°.

Vậy ta chọn phương án B.

Câu 2. Cho ∆MNP có M^=80°, biết N^P^=40°. Khi đó số đo của N^ bằng:

A. 75°;

B. 45°;

C. 70°;

D. 60°.

Hướng dẫn giải

Đáp án: C

Giải thích:

TOP 20 câu Trắc nghiệm Tổng các góc trong một tam giác -  Toán 7 Kết nối tri thức (ảnh 1)

Câu 3. Cho ∆ABC có A^=75° B^=2C^ . Số đo của C^ bằng:

A. 70°;

B. 35°;

C. 40°;

D. 50°.

Hướng dẫn giải

Đáp án: B

Giải thích:

∆ABC có: A^+B^+C^=180° (định lí tổng ba góc trong một tam giác)

Suy ra 75°+2C^+C^=180°.

Do đó 3C^=180°75°=105°.

Vì vậy C^=105°:3=35°.

Vậy ta chọn phương án B.

Câu 4. Cho hình vẽ bên.

TOP 20 câu Trắc nghiệm Tổng các góc trong một tam giác -  Toán 7 Kết nối tri thức (ảnh 1)

Số đo của x bằng:

A. 60°;

B. 30°;

C. 45°;

D. 55°.

Hướng dẫn giải

Đáp án: D

Giải thích:

∆ABC có: A^+B^+C^=180° (định lí tổng ba góc trong một tam giác)

Suy ra 65° + 60° + x = 180°

Do đó x = 180° – 65° – 60° = 55°.

Vậy ta chọn phương án D.

Câu 5. Cho hình vẽ bên.

TOP 20 câu Trắc nghiệm Tổng các góc trong một tam giác -  Toán 7 Kết nối tri thức (ảnh 1)

Số đo của x và y là:

A. x = 140° và y = 125°;

B. x = 55° và y = 40°;

C. x = 125° và y = 140°;

D. x = 40° và y = 55°.

Hướng dẫn giải

Đáp án: C

Giải thích:

Ta có y được gọi là góc ngoài tại đỉnh C của ∆ABC.

Suy ra y=BAC^+ABC^=85°+55°=140°.

Lại có: x+B^=180° (hai góc kề bù)

Suy ra x=180°B^=180°55°=125°.

Vậy x = 125° và y = 140°.

Do đó ta chọn phương án C.

Câu 6. Cho ∆ABC có B^=30°, C^=40°. Khi đó ∆ABC là:

A. Tam giác tù;

B. Tam giác nhọn;

C. Tam giác vuông;

D. Đáp án khác.

Hướng dẫn giải

Đáp án: A

Giải thích:

∆ABC có: A^+B^+C^=180° (định lí tổng ba góc trong một tam giác)

Suy ra A^=180°B^C^=180°30°40°=110°>90°.

Vì vậy A^ là góc tù.

Do đó ∆ABC là tam giác tù.

Vậy ta chọn phương án A.

Câu 7. Kết luận nào sau đây đúng?

A. Một tam giác chỉ có tối đa hai góc nhọn;

B. Một tam giác chỉ có nhiều nhất một góc tù;

C. Trong một tam giác, có ít nhất hai góc có số đo nhỏ hơn 60°;

D. Trong một tam giác, số đo của mỗi góc luôn nhỏ hơn tổng số đo các góc còn lại.

Hướng dẫn giải

Đáp án: B

Giải thích:

Ta có định nghĩa: Tam giác có ba góc đều nhọn được gọi là tam giác nhọn.

Do đó một tam giác có thể có ba góc nhọn.

Vì vậy phương án A sai.

Giả sử ∆ABC có A^, B^ là góc tù. Tức là, A^>90°,  B^>90°.

Khi đó A^+B^>180° (mâu thuẫn với định lí tổng ba góc của một tam giác).

Suy ra một tam giác chỉ có thể có một góc tù.

Vì vậy phương án B đúng.

Giả sử ∆ABC có A^<60°,  B^<60°,  C^<60°.

Khi đó A^+B^+C^<60°+60°+60°=180° (mâu thuẫn với định lí tổng ba góc của một tam giác).

Suy ra, trong một tam giác, có nhiều nhất hai góc có số đo nhỏ hơn 60°.

Vì vậy phương án C sai.

Giả sử ∆ABC có A^ tù.

Khi đó góc ngoài tại đỉnh A của ∆ABC là góc nhọn.

Tức là, tổng B^+C^ luôn luôn nhỏ hơn 90°.

A^>90°.

Vì vậy A^>90°>B^+C^ (mâu thuẫn với kết luận ở phương án D).

Do đó phương án D sai.

Vậy ta chọn phương án B.

III. Vận dụng

Câu 1. Cho ∆MNP. Các đường phân giác trong các M^, P^ cắt nhau tại I. Kết luận nào sau đây đúng?

TOP 20 câu Trắc nghiệm Tổng các góc trong một tam giác -  Toán 7 Kết nối tri thức (ảnh 1)

Hướng dẫn giải

Đáp án: A

Giải thích:

TOP 20 câu Trắc nghiệm Tổng các góc trong một tam giác -  Toán 7 Kết nối tri thức (ảnh 1)

Ta có:

IMP^=12NMP^ (do MI là phân giác của NMP^);

IPM^=12NPM^ (do PI là phân giác của NPM^).

∆MIP có: MIP^+IMP^+IPM^=180° (định lí tổng ba góc trong một tam giác)

Suy ra MIP^=180°IMP^IPM^

=180°12NMP^12NPM^=180°12NMP^+NPM^ (1)

∆MNP có: MNP^+NMP^+NPM^=180° (định lí tổng ba góc trong một tam giác)

Suy ra NMP^+NPM^=180°MNP^ (2)

Thế (2) vào (1) ta được: MIP^=180°12180°MNP^=90°+MNP^2.

Vậy ta chọn phương án A.

Câu 2. Cho ∆ABC có B^=20°, C^=40°. Gọi AD là tia nằm giữa hai tia AB và AC sao cho CAD^=2BAD^. Số đo của ADC^ bằng:

A. 10°;

B. 30°;

C. 45°;

D. 60°.

Hướng dẫn giải

Đáp án: D

Giải thích:

TOP 20 câu Trắc nghiệm Tổng các góc trong một tam giác -  Toán 7 Kết nối tri thức (ảnh 1)

TOP 20 câu Trắc nghiệm Tổng các góc trong một tam giác -  Toán 7 Kết nối tri thức (ảnh 1)

Vậy đáp án đúng là D

Câu 3. Cho ∆ABC vuông tại A. Kẻ AH vuông góc với BC (H BC). Các tia phân giác của ABC^ HAC^ cắt nhau tại I. Khi đó ∆AIB là:

A. Tam giác vuông tại I;

B. Tam giác vuông tại B;

C. Tam giác nhọn;

D. Tam giác tù.

Hướng dẫn giải

Đáp án: A

Giải thích:

TOP 20 câu Trắc nghiệm Tổng các góc trong một tam giác -  Toán 7 Kết nối tri thức (ảnh 1)

TOP 20 câu Trắc nghiệm Tổng các góc trong một tam giác -  Toán 7 Kết nối tri thức (ảnh 1)

TOP 20 câu Trắc nghiệm Tổng các góc trong một tam giác -  Toán 7 Kết nối tri thức (ảnh 1)

Các câu hỏi trắc nghiệm Toán lớp 7 sách Kết nối tri thức có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Hai tam giác bằng nhau. Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác Bộ 20 bài tập trắc nghiệm Toán lớp 7 bài Hai tam giác bằng nhau. Trường hợp bằng nhau...

Trắc nghiệm Trường hợp bằng nhau thứ hai và thứ ba của tam giác Câu 1. Cho ∆ABC và ∆MNP có AB = NM, AC = NP...

Trắc nghiệm Các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông Câu 1. Cho ∆ABC vuông tại B và ∆DEF vuông tại E có AB = DE và BC = EF...

Trắc nghiệm Tam giác cân. Đường trung trực của đoạn thẳng Bộ 20 bài tập trắc nghiệm Toán lớp 7 bài 16: Tam giác cân. Đường trung trực của đoạn thẳng có đáp án...

Trắc nghiệm Bài ôn tập cuối chương 4 Câu 1. Cặp tam giác nào sau đây bằng nhau?...

1 1,666 05/01/2024
Tải về