TOP 11 mẫu Cảm nhận truyện Sọ Dừa (2024) SIÊU HAY

Cảm nhận truyện Sọ Dừa lớp 6 gồm dàn ý và 11 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 6 hay hơn.

1 924 29/02/2024
Tải về


Cảm nhận truyện Sọ Dừa - Ngữ văn 6

Cảm nhận truyện Sọ Dừa (Mẫu 1)

Trong văn học dân gian, truyện cổ tích là thể loại rất tiêu biểu, được mọi người rất yêu thích. Không một truyện cổ tích nào có tuổi đời trẻ hơn ông bà chúng ta, nhưng cũng rất kì lạ, không có một truyện cổ tích nào già nua trong đôi mắt, tâm hồn thế hệ trẻ hôm nay. Truyện cố tích Sọ Dừa là một minh chứng cho sức sống của nó trong lòng độc giả Việt Nam và thế hệ học sinh chúng em.

Sọ Dừa thuộc kiểu truyện người đội lốt vật hay người mang lốt xấu xí khá phổ biến trong cổ tích Việt Nam cũng như trên thế giới. Cũng kiểu truyện này, ở nước ta còn có câu truyện như lấy chồng Rế, người lấy cóc, nàng út ống tre... kể về các nhân vật có vỏ ngoài xấu xí, dị dạng nhưng lại có vẻ đẹp bên trong tuyệt vời cả về tài năng lẫn phẩm chất.

Sọ Dừa ra đời thật khác thường từ lúc bà mẹ mang thai đến lúc sinh ra. Bà mẹ khát nước, thấy cái sọ dừa bên gốc cây to đựng đầy nước mưa, bưng lên uống và thụ thai đến lúc sinh ra thì đứa bé không chân, không tay tròn như một sọ dừa cứ lăn lông lốc trong nhà, chẳng làm dược việc gì. Điều này khiến cho bà mẹ Sọ Dừa than phiền bởi hoàn cảnh éo le của gia đình bà. Sự ra đời của Sọ Dừa cũng chẳng khác nào sự ra đời lạ kì của Thánh Gióng hay Thạch Sanh bên gốc cây đa. Chỉ có điều, sự ra đời của Sọ Dừa lại có gì li kì hơn, khủng khiếp hơn. Chính điều này tạo ra sự bất ngờ cho chính chúng ta về chàng Sọ Dừa đáng yêu trong truyện.

Tưởng rằng cục thịt đỏ hỏn cứ lăn lông lốc kia “vô tích sự” nhưng lại “không vô tích sự” một chút nào, ngược lại Sọ Dừa lại rất tài giỏi và thông minh. Sự tài giỏi và thông minh đến bất ngờ. Điều này được thể hiện qua hàng loạt chi tiết trong truyện. Tác giả dân gian đã đặt nhân vật trước những tình huống thử thách để nhân vật tự bộc lộ tài năng. Khởi đầu trong công việc giúp mẹ cha là chăn bò, cậu chăn bò rất giỏi, con nào con nấy bụng no căng, lại chăn bò một cách rất ung cung thanh thản: ngồi trên võng thổi sáo cho đàn bò gặm cỏ. Và lại đòi cưới con gái út của phú ông, có đủ ngay đồ sính lễ trước lời thách cưới cực kì khó khăn của phú ông. Và thế là lễ cưới được tổ chức linh đình trước sự ngạc nhiên của mọi người. Lễ tân hôn được tổ chức rất chu đáo cùng với sự “biến hình” thành một tràng trai khôi ngô tuấn tú. Không những thế, Sọ Dừa thông minh, học giỏi thi đỗ trạng nguyên và được vua cử đi sứ. Đến đây tài năng của Sọ Dừa càng được bộc lộ tuyệt vời, đó là sự dự đoán chính xác tình hình đế’ đảm bảo an toàn cho vợ khi đưa cho cô út một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà.

Cuối cùng là việc giấu - vợ trong buồng giữa tiệc đoàn viên để trừng trị hai người chị ác độc, đã nói lên sự thông minh và cách cư xử khôn khéo của quan trạng. Như vậy, tác giả dân gian đã tạo nên sự “đối lập”, trái ngược đến mức cực đoan giữa hình dạng bên ngoài và phẩm chất bên trong của nhân vật Sọ Dừa. Bề ngoài Sọ Dừa xấu xí, dị dạng, kì quái, vô dụng...còn bên trong lại là tài năng, phẩm chất tuyệt vời của một nhân cách cao cả, chân chính. Sự biến đổi kì diệu từ một cậu bé có bề ngoài dị hình dị dạng, thân phận thấp kém, trở thành chàng trai tuấn tú, thông minh, đỗ đạt chính là sự thống nhất về lí tưởng giữa hình thù bên ngoài và phẩm chất bên trong của nhân vật.

Điều đáng nói ở đây là sính lễ của Sọ Dừa chỉ có nghĩa đối với phú ông, không có nghĩa đối với ba con gái của lão. Nhưng giá trị chân chính của Sọ Dừa được phát lộ thăng hoa là nhờ cô út, mà sau này là vợ của chàng. Cô út hiền lành, hay thương người, cô đã từng đối đãi với Sọ Dừa rất tử tế. Đặc biệt cô đã biết “Sọ Dừa không phải là kẻ phàm trần”, chàng là người tài năng, đức độ. Cô đã đem lòng yêu và nhờ tình yêu chân chính ấy, cô nhìn rõ phẩm chất của Sọ Dừa. Con mắt tinh đời của cô chính là con mắt tinh đời của nhân dân ta nhìn thấy ở Sọ Dừa - “con người vốn bị coi là hèn kém”, những giá trị trong sáng nhất. Nhân dân ta đă gửi gắm vào Sọ Dừa bao mơ ước, khát vọng. Sọ Dừa từ thần phận thấp hèn, từ một con người dị hình, xấu xí đã trở thành đẹp đẽ, thông minh, tài giỏi và xứng đáng được hưởng hạnh phúc. Đồng thời khơi dậy trong chúng ta niềm tin. Niềm tin ấy đã trở thành đạo lý mà nhân dân ta vẫn dạy: người tài giỏi, đức độ phải được hưởng hạnh phúc hay rộng hơn ở hiền gặp lành, còn những kẻ độc ác, gian tham sẽ bị trừng trị.

Truyện đề cao giá trị đích thực, vẻ đẹp bên trong của con người. Đây cũng là lời chuyên mọi người muốn đánh giá đúng bản chất con người đừng nên chỉ quan sát bên ngoài. Đây chính là giá trị nhân bản, truyền thống dân tộc tốt gỗ hơn tốt nước sơn. Hơn thế nữa, truyện còn đề cao lòng nhân ái đối với người bất hạnh. Lòng nhân ái đem lại hạnh phúc cho cả Sọ Dừa và cô út. Ý nghĩa ấy đă được đúc kết qua bao câu ca dao, tục ngữ như Thương người như thể thương thân, Lá lành đùm lá rách...

Câu chuyện toát lên sức sống mãnh liệt và niềm lạc quan của nhân dân lao động. Còn sống là còn hi vọng, còn mơ ước, còn tin vào chiến thắng cuối cùng của sự công bằng, của lẽ phải, của lòng tốt đối với sự bất công, độc ác. Thực tế cho thấy rằng trong cuộc đời cũng như trong truyện cổ tích, hạnh phúc của những con người chân chính luôn bị kẻ độc ác đe doạ, tìm cách cướp đoạt. Nhân dân ta đã ý thức rõ điều này nên đã để cho nhân vật cảnh giác, đấu tranh bảo vệ hạnh phúc của mình. Sọ Dừa đưa cho vợ những vật dụng khi chia tay cũng là vì thế. Truyện đã đề cập đến một loại người đau khổ nhất, một số phận thấp hèn nhất. Đau khổ thấp hèn đến nỗi từ vẻ bên ngoài đã không ra con người. Điều đó nói lên khi sáng tác truyện này, nhân dân đã nhận thức sâu sắc về số phận địa vị của mình. Thế nhưng ban đầu cái vỏ xấu xí làm cho thân phận nhân vật thấp kém bao nhiêu thì về sau tài năng phẩm chất và sự biến hoá lại làm cho nhân vật trở nên khác thường, đẹp đẽ bấy nhiêu. Đó là quan niệm dân chủ, thái độ trân trọng, khẳng định của nhân dân đối với những con người bị coi là “hèn kém” trong xã hội giai cấp. Đó cũng chính là ước mơ của nhân dân về sự đổi đời.

Bằng những chi tiết bất ngờ thú vị, mô típ nhân vật quen thuộc làm cho câu truyện thú vị hấp dẫn. Truyện mang một giá trị nhân đạo cao cả, niềm mơ ước chân chính về sự công bằng trong cuộc sống, vì vậy chuyện Sọ Dừa tồn tại mãi mãi với thời gian cùng bạn đọc.

Cảm nhận truyện Sọ Dừa (Mẫu 2)

Trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, có nhiều câu chuyện gửi gắm ước nguyện và mong muốn bình dị về cuộc sống hằng ngày. Sọ Dừa là chuyện cổ tích nhẹ nhàng, sâu lắng, để lại trong lòng người đọc nhiều xúc cảm sâu sắc nhất. Truyện “Sọ Dừa” thể hiện ước mơ được đổi đời, được sống hòa thuận với nhau. Đồng thời thể hiện cách đánh gia con người không chỉ nên nhìn vẻ bề ngoài. Nhân vật Sọ Dừa được dân gian gửi gắm nhiều điều tốt đẹp.

Dân gian thật khéo dựng nên nhân vật Sọ Dừa xấu xí, có nhiều nét khác thường; nhưng đằng sau vẻ ngoài xấu xí đó là những điều tốt đẹp mà con người luôn muốn vươn đến, muốn hướng tới và giành lấy được. Sọ Dừa sinh ra không trọn vẹn về thân thể, chỉ là một bọc thịt tròn nằm lăn lóc có phần dị và gây sự sợ hãi cho những người xung quanh.

Những tình tiết li kì được xây dựng nên ở trong truyện đã tạo nên sức hút đối với người đọc. Trước hết là hình dáng xấu xí, thứ hai là hoàn cảnh gia đình nghèo khó. Sọ Dừa chăn bò cho phú ông rất chăm chỉ nên được phú ông khen thưởng. Khi không có ai, Sọ Dừa đã biến thành chàng trai khôi ngô tuấn tú, vừa chăn bò vừa thổi sáo. Một con người tài đức vẹn toàn, đáng ngưỡng mộ và khâm phục.

Tình tiết khiếtn người đọc bất ngờ chính là Sọ Dừa đòi mẹ đi hỏi vợ cho chàng. Sọ Dừa rất liều lĩnh khi dám đi đòi cưới con gái của phú ông. Đây chính là bản lĩnh không phải người con trai bình thường nào cũng làm được. Phú ông đã bật cười trước hành động này của Sọ Dừa và thách cưới chàng rất nặng nề để đè bẹp ý định ngớ ngẩn và ngốc nghếch ấy của Sọ Dừa. Tuy nhiên Sọ Dừa đến đúng hẹn, mang đúng đồ mà phú ông yêu cầu.

Trong khi hai cô chị “bĩu môi” chê bai Sọ Dừa thì cô út lại đồng ý lấy Sọ Dừa. Phú ông tuy không hài lòng nhưng cuối cùng cũng phải chấp nhận. Chỉ với chi tiết này đã cho thấy được sự cân bằng giữa tầng lớp giàu và nghèo trong xã hội. Đây cũng là điều mà rất nhiều người mong muốn có được. Khi xã hội quá phân biệt giai cấp thì người nghèo luôn bị chèn ép, bóc lột. Có thể nói đây chính là khát vọng muôn đời của con người.

Hai nhân vật gây được sự chú ý chính là Sọ Dừa và cô con gái út của phú ông. Đó là những người hiền hậu, tốt bụng và xứng đáng được hưởng hạnh phúc. Chi tiết Sọ Dừa biến thành chàng trai khôi ngô tuấn tú, đỗ đạt cao đã khiến cho mọi người ngạc nhiên. Đây chính là “gieo nhân nào gặp quả ấy”, ở đời những người lương thiện, hiền lành sẽ được đền đáp xứng đáng. Đây cũng chính là khát vọng muôn thuở của con người.

Tình huống hai cô chị gái đem lòng đố kị và ghen ghét với cô em út, nên đã dàn sẵn âm mưu hãm hại em gái. Tuy nhiên mọi việc đã được Sọ Dừa biết và sắp đặt mọi chuyện. Quả thực khi hạnh phúc đang nở rộ thì luôn có những kẻ xung quanh ghen gét và muốn hãm hại. Những người thân trong gia đình đôi khi không phải là những người đáng tin tưởng nhất. Và hai cô chị trong câu chuyện này là người như thế.

Khi Sọ Dừa phát hiện ra mọi chuyện, cũng không trừng trị hai cô chị đã chứng tỏ chàng không những đức độ, tài giỏi mà còn rất rộng lượng, giàu lòng khoan dung. Sọ Dừa là một mẫu người lí tưởng mà nhiều người vẫn muốn hướng tới để hoàn thiện bản thân mình. Chàng là một người xứng đáng được hưởng trọn vẹn hạnh phúc và tình yêu.

“Sọ Dừa” là câu chuyện thú vị, gửi gắm nhiều thông điệp cuộc sống. Đó là niềm mơ ước một cuộc sống bình dị, hạnh phúc, xóa bỏ đi khoảng cách giàu nghèo trong xã hội. Hãy luôn tin vào điều thiện, cuộc sống của chúng ta sẽ trở nên tốt đẹp hơn.

Cảm nhận truyện Sọ Dừa (Mẫu 3)

Sọ Dừa là truyện cổ về người mang lốt vật, được truyền tụng lâu đời trong dân gian. Truyện thể hiện ước mơ đổi đời, mong muốn những điều tốt đẹp, hạnh phúc sẽ đến với người hiền lành, lương thiện và khát vọng công lí của người xưa. Truyện còn đặt ra bài học về cách đánh giá con người : Đừng nhìn hình thức bên ngoài mà vội nhận xét bản chất bên trong. Bài học ấy được gửi gắm qua hình ảnh chàng Sọ Dừa dị dạng mà tài đức vẹn toàn.

Sự ra đời của Sọ Dừa có nhiều nét khác thường. Bà mẹ đi rừng khát nước, uống nước trong một cái sọ dừa rồi có thai sinh ra đứa con chỉ có cái đầu tròn lông lốc, thân mình, chân tay chẳng có. Bà mẹ chỉ vì thương con nên giữ lại nuôi và đặt tên là Sọ Dừa. Các tình tiết li kì về sự ra đời và hình dạng khác thường của Sọ Dừa thể hiện sự quan tâm của nhân dân đến một loại người đau khổ nhất, số phận thấp hèn nhất trong xã hội. Đau khổ, thấp hèn từ dáng vẻ bề ngoài, lại bị coi là "vô tích sự". Hình ảnh cái đầu tròn lông lốc gợi sự thương cảm sâu xa của mọi người đối với nhân vật này.

Tưởng chừng Sọ Dừa là kẻ vô tích sự, nào ngờ chàng lại làm việc giỏi. Chàng thưa với mẹ hãy xin phú ông cho chàng chăn đàn bò đông đúc của ông ta. Thật khó mà tin rằng chàng làm được công việc vất vả ấy. Thế mà chỉ sau một thời gian, bò con nào con nấy bụng no căng, béo mượt khiến phú ông rất hài lòng.

Chăn bò cực nhọc vô cùng nhưng Sọ Dừa đã biết tạo cho mình một niềm vui… Những lúc đàn bò mải mê gặm cỏ, Sọ Dừa trút bỏ lốt quái dị, biến thành một chàng trai tuấn túm đu đưa trên chiếc võng đào mắc giữa hai thân cây, ung dung thổi sáo. Thật là thong dong, thư thái. Lao động nặng nhọc đã trở thành tươi vui, nhẹ nhàng. Sọ Dừa không những lao động giỏi mà còn tài hoa biết mấy!

Bất ngờ và kì lạ hơn cả là Sọ Dừa nhờ mẹ đi hỏi con gái phú ông về làm vợ. Nghèo hèn, dị dạng, lại làm đầy tớ cho nhà người ta, thế mà chàng lại dám làm điều thiên hạ cho là đũa mốc mà chòi mâm son. Bà mẹ ngạc nhiên, thậm chí sợ hãi nhưng rồi cũng phải chiều con. Phú ông bật cười mai mỉa và thách cưới một cách nghiệt ngã, tưởng chừng giàu có cỡ nào cũng không lo nổi. Hắn định bụng trừng trị mẹ con gã đầy tớ kia một cách đích đáng. Vậy mà chỉ hôm sau, Sọ Dừa có đủ sính lễ theo yêu cầu của phú ông : mười mâm lụa đào, mười con lợn béo, mười vò rượu tăm, một chĩnh vàng cốm. Sọ Dừa không phải người phàm trần, chàng đã hóa phép ra tất cả.

Những đòi hỏi về sính lễ của phú ông có ý nghĩa như là một thử thách ban đầu mà Sọ Dừa phải vượt qua. Phú ông hoa mắt vì tham, nhưng rõ ràng vẫn ngần ngại, do đó mới có chi tiết: Lão lúng túng nói với bà cụ:

- Để ta hỏi con gái ta, xem có đứa nào ưng lấy thằng Sọ Dừa không đã.

Điều lão không ngờ đã xảy ra là trong khi hai cô chị bĩu môi chê bai, thì cô Út đồng ý lấy Sọ Dừa. Thế là phú ông đành phải nhận lễ và gả cô Út cho Sọ Dừa. Khác với hai cô chị, cô Út nhận biết được thực chất vẻ đẹp bên trong của Sọ Dừa nên đã thuận lấy lòng chàng. Trong truyện này, bên cạnh nhân vật chính là Sọ Dừa, cô Út cũng là nhân vật đáng chú ý. Hai cô chị vốn tính ác nghiệt, đỏng đảnh nên thường hắt hủi Sọ Dừa. Cái định kiến sâu sắc về sự thấp kém, về sự dị hình và vô dụng đã khiến hai cô chị không thể nhìn thấy được bản chất tốt đẹp của Sọ Dừa.

Cô Út hiền lành, tính hay thương người. Ngay cả khi chưa biết gì về những điều kì lạ của Sọ Dừa, cô vẫn đối xử với Sọ Dừa rất tử tế. Phép lạ của Sọ Dừa có được là nhờ sự kết hợp của hai yếu tố: thứ nhất là dưới bề ngoài xấu xí, thực chất Sọ Dừa là chàng trai khôi ngôi, tài giỏi và thứ hai là lòng thương người của cô Út. Chính lòng thương người ấy giúp cô có dịp thấy được bên trong cái hình hài sọ dừa lăn lóc là một chàng trai khôi ngô, tài giỏi. Cô Út trở thành bà Trạng là phần thưởng xứng đáng mà truyện cổ thường dành cho những người nhân hậu.

Như vậy, ở truyện này, giá trị cao quý của con người không chỉ thể hiện ở nhân vật Sọ Dừa mà còn thể hiện ở nhân vật cô Út. Nhờ cô Út, giá trị của Sọ Dừa mới có thể bộc lộ và phát triển. Cưới được con gái Út phú ông, Sọ Dừa đã xóa được cái hố sâu ngăn cách giữa giàu và nghèo, giữa tầng lớp trên và tầng lớp dưới trong hôn nhân thời phong kiến. Bằng tài năng, đạo đức của mình, chàng buộc phú ông phải chịu thua. Đến lúc này, chẳng cần phải tiếp tục giấu mình trong cái lốt xấu xí nữa, Sọ Dừa hiện nguyên hình là một chàng trai khôi ngôi, đẹp đẽ và càng tỏ ra có tài, có đức. Chàng học giỏi, thông minh khác thường và thi đỗ Trạng nguyên rồi được nhà vua cử đi sứ ở nước ngoài. Chàng đã đạt tới tột đỉnh danh vọng cao sang. Sọ Dừa đã đem đến cho người đọc những bất ngờ hết sức thú vị.

Nhưng hạnh phúc của chàng bị đe dọa bởi lòng đố kị và sự ghen ghét của những kẻ lòng dạ xấu xa. Hai cô chị vốn khinh rẻ Sọ Dừa, nay thấy chàng thành đạt lại rắp tâm hãm hại em gái để được làm vợ quan trạng. Mưu mô của chúng thật hiểm độc nhưng nhờ trí tuệ sáng suốt, Sọ Dừa đã dự đoán và lo xa được tất cả. Trước khi lên đường, chàng chuẩn bị chu đáo cho vợ: con dao, hai quả trứng, hòn đá lửa… để phòng thân.

Quả nhiên, khi nàng Út bị hãm hại, các thứ đó đều có ích cho nàng. Dao đâm chết cá kình, đá đánh ra lửa nướng cá làm thức ăn. Đặc biệt là hai quả trứng nở ra hai con gà sớm hôm bầu bạn với nàng và tiếng gáy của chú gà trống đã báo cho quan trạng biết mà ghé vào đảo hoang cứu vợ. Không chỉ có tài và trí, Sọ Dừa còn là người nhân đức và độ lượng. Trở về quê hương, chàng mở tiệc mừng sum họp. Mặc dù biết rõ lòng dạ độc ác của hai người chị nhưng chàng không một lời trách cứ, chỉ lặng lẽ đưa vợ ra chào. Hai người chị xấu hổ, nhục nhã, âm thầm trốn đi. Vậy là quan trạng Sọ Dừa có đủ cả tài, đức, trí. Chàng xứng đáng được hưởng hạnh phúc.

Người xưa đã thành công khi miêu tả hình dạng bên ngoài và phẩm chất bên trong của nhân vật Sọ Dừa có sự đối lập đến mức kỳ lạ. Dưới cái lốt kì quái, Sọ Dừa có đủ vẻ đẹp cả về hình dáng lẫn tài năng, phẩm chất tuyệt vời. Sự đối lập ấy khẳng định cái đáng quý là phẩm chất bên trong và đề cao giá trị của con người chân chính.

Trong xã hội phong kiến trọng người giàu sang, khinh kẻ nghèo hèn, người lao động khó lòng vượt qua số phận tăm tối của mình. Cho nên sự biến đổi kì diệu của Sọ Dừa chính là sản phẩm của trí tưởng tượng phong phú, thể hiện sức sống và tinh thần lạc quan mãnh liệt của nhân dân lao động. Còn sống là còn hi vọng, mơ ước, còn tin tưởng vào chiến thắng tất yếu của lòng tốt và sự công bằng trước sự độc ác, bất công của cuộc đời.

Cảm nhận truyện Sọ Dừa (Mẫu 4)

Truyện cổ tích là loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc như nhân vật bất hạnh, nhân vật dũng sĩ và nhân vật có tài năng kì lạ, nhân vật thông minh và nhân vật ngốc nghếch, nhân vật là động vật. Tuy các nhân vật trong chuyện cổ tích có sự đa dạng về hình hài, số phận nhưng đều có đặc điểm chung là chúng được xây dựng nhằm thể hiện những ước mơ niềm tin của nhân dân về sự chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công. Truyện cổ tích “Sọ Dừa” là một câu chuyện về đề tài “người đội lốt vật”, qua đó các tác giả dân gian đã khẳng định vẻ đẹp chân chính của con người, cũng như sự đồng cảm đối với những con người có số phận bất hạnh trong xã hội.

Trước hết, Sọ Dừa có một sự ra đời vô cùng kì lạ, một lần vào rừng hái củi, mẹ của Sọ Dừa đã uống nước ở trong một cái sọ dừa bên gốc cây, từ hôm đó về nhà bà hoài thai và sinh ra Sọ Dừa. Và khi sinh ra Sọ Dừa cũng có một hình dáng vô cùng kì lạ “…một đứa bé không chân, không tay, tròn như một quả dừa”, và khi người mẹ có ý định vứt bỏ thì đứa bé kì lạ này còn biết cất tiếng gọi đầy tha thiết, tội nghiệp “Mẹ ơi, con là người đây. Mẹ đừng vứt con đi mà tội nghiệp”. Đây là một tình tiết đầy kì lạ, bởi Sọ Dừa không chỉ có hình dáng khác người mà dường như cũng trưởng thành hơn, không giống như những đứa trẻ mới sinh. Có lẽ đây cũng chính là đặc điểm của những câu chuyện cổ tích, các tác giả dân gian xây dựng những yếu tố kì lạ để thể hiện những quan niệm thực, cách nhìn nhận, đánh giá rất thực về con người, về nhân sinh.

Sọ Dừa dù lớn cũng không khác gì lúc nhỏ, lúc nào cũng lăn lông lốc trong nhà, không làm được việc gì, khiến cho bà mẹ phải lên tiếng than phiền “ Con nhà người ta bảy, tám tuổi đã đi ở chăn bò. Còn mày chẳng được tích sự gì”. Tuy nhiên, Sọ Dừa không phải là người “không được tích sự” gì như bà mẹ cũng như mọi người suy nghĩ. Ở Sọ Dừa luôn có sự trưởng thành hơn những đứa trẻ cùng trang lứa, thể hiện ngay trong lời nói và hành động của chàng “Gì chứ chăn bò thì con cũng chăn được. Mẹ cứ nói với phú ông cho con đến ở chăn bò”. Ý kiến này của chàng không chỉ khiến cho người mẹ bất ngờ mà còn khiến cho phú ông hoài nghi, thậm chí coi thường “..cả đàn bò giao cho thằng bé người không ra người, ngợm không ra ngợm ấy, chăn dắt làm sao?”.

Nhưng trái lại với sự coi thường, dè bỉu của phú ông, Sọ Dừa chăn bò rất giỏi, hàng ngày Sọ Dừa thả bò ra đồng, tối lại dắt về, không thiếu một con “…bò con nào con nấy bụng no căng”. Theo thời gian, Sọ Dừa cũng trưởng thành, chàng cũng có những mong muốn như bao chàng trai bình thường nào khác, đó chính là khát khao về tình yêu, về hạnh phúc. Cô con gái út của phú ông là người hiền lành, tốt bụng nhất trong ba chị em con phú ông, cô không dè bỉu, coi thường, cũng là người duy nhất tình nguyện mang cơm cho Sọ Dừa, trong một lần mang cơm, cô đã nghe thấy tiếng sáo véo von, khi đến gần thì thấy một chàng trai khôi ngô đang ngồi thổi sáo cho đàn bò gặm cỏ.

Đây cũng là lần đầu tiên, con người thật của Sọ Dừa được khám phá, không phải với lốt vật như mọi người vân thấy. Từ đó mà cô út đem lòng yêu mến Sọ Dừa. Biết được tấm chân tình của cô gái mà Sọ Dừa về giục mẹ đến hỏi con gái phú ông về làm vợ. Ý muốn này thật khó thực hiện, làm cho bà mẹ không khỏi sửng sốt. Vì nếu Sọ Dừa có hình hài như một người bình thường, nhưng với một gia cảnh nghèo khó đã không thể lấy vợ, bởi quan niệm “môn đăng hậu đối” trong xã hội xưa rất khắt khe, hơn nữa đây còn là con gái của phú ông, mà Sọ Dừa cũng đâu phải người bình thường, hình hài của chàng luôn nhận sự coi thường, dè bỉu, đặc biệt là từ phú ông.

Sọ Dừa vốn không phải người bình thường, vốn ẩn giấu những điều kì lạ, sức mạnh kì lạ, vì vậy mà những sính lễ mà phú ông đưa ra, gồm “…một chĩnh vàng cốm, mười tấm lụa đào, mười con lợn béo, mười vò rượu tăm” thì cũng không làm khó được Sọ Dừa. Khi chàng mang sính lễ sang bên nhà phú ông, lão đã rất bất ngờ, bị cho những sính lễ ấy làm cho hoa mắt. Lão hỏi con gái xem ai chịu lấy Sọ Dừa, như tính cách kiêu kì vốn có, ác nghiệt vốn có thì cô cả và cô hai không ai chịu lấy Sọ Dừa, chỉ có cô út đồng ý. Đám cưới của Sọ Dừa và cô út cũng vô cùng linh đình, gia nhân chạy ra vào tấp nập, vì vậy mà những người chị độc ác vô cùng ghen tức, có phần tiếc nuối vì khi ấy không chịu lấy Sọ Dừa.

Cuộc sống của vợ chồng Sọ Dừa vô cùng hạnh phúc, hơn nữa chàng còn ngày đêm đèn sách, chờ khoa thi. Và đúng như dự đoán, Sọ Dừa đã đỗ trạng nguyên, vua sai chàng đi sứ. Vốn là người thông minh, lại có cảm giác bất an nên Sọ Dừa đã đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà, dặn phải luôn mang trong người, phòng khi phải dùng đến. Quả nhiên như vậy, khi Sọ Dừa đi thì hai bà chị đã nhẫn tâm hại cô em gái, ý định muốn thay em làm bà trạng. Nhưng vì đã có những vật dụng mà Sọ Dừa đã đưa mà cô vợ có thể thoát khỏi kiếp nạn này. Không những thế, đó còn là những vật dụng giúp Sọ Dừa tìm được vợ.

Như vậy, nhân vật Sọ Dừa là kiểu nhân vật người mang lốt vật trong truyện cổ tích, đây là kiểu nhân vật khá quen thuộc trong truyện cổ tích của Việt Nam. Thông qua nhân vật này, các tác giả dân gian muốn đề cao giá trị của con người, đồng thời thể hiện sự đồng cảm với những con người bất hạnh trong cuộc sống. Các tác giả cũng thể hiện niềm tin cũng như khát vọng về lẽ công bằng ở đời, theo đó những con người thiện lương, tốt bụng sẽ được hưởng hạnh phúc, người có dã tâm độc ác sẽ phải nhận lấy những quả báo.

Cảm nhận truyện Sọ Dừa (Mẫu 5)

Trong văn học dân gian, truyện cổ tích là thể loại rất tiêu biểu, được mọi người rất ưa thích. Không một truyện cổ tích nào có tuổi đời trẻ hơn ông bà chúng ta, nhưng cũng rất kì lạ, không có một truyện cổ tích nào già nua trong đôi mắt, tâm hồn thế hệ trẻ hôm nay. Truyện cố tích Sọ Dừa là một minh chứng cho sức sống của nó trong lòng độc giả Việt Nam và thế hệ học sinh chúng em.

Sọ Dừa thuộc kiểu truyện người đội lốt vật hay người mang lốt xấu xí khá phổ biến trong cổ tích Việt Nam cũng như trên thế giới. Cũng kiểu truyện này, ở nước ta còn có câu truyện như lấy chồng Rế, người lấy cóc, nàng út ống tre... kể về các nhân vật có vỏ ngoài xấu xí, dị dạng nhưng lại có vẻ đẹp bên trong tuyệt vời cả về tài năng lẫn phẩm chất.

Sọ Dừa ra đời thật khác thường từ lúc bà mẹ mang thai đến lúc sinh ra. Bà mẹ khát nước, thấy cái sọ dừa bên gốc cây to đựng đầy nước mưa, bưng lên uống và thụ thai đến lúc sinh ra thì đứa bé không chân, không tay tròn như một sọ dừa cứ lăn lông lốc trong nhà, chẳng làm dược việc gì. Điều này khiến cho bà mẹ Sọ Dừa than phiền bởi hoàn cảnh éo le của gia đình bà. Sự ra đời của Sọ Dừa cũng chẳng khác nào sự ra đời lạ kì của Thánh Gióng hay Thạch Sanh bên gốc cây đa. Chỉ có điều, sự ra đời của Sọ Dừa lại có gì li kì hơn, khủng khiếp hơn.

Chính điều này tạo ra sự bất ngờ cho chính chúng ta về chàng Sọ Dừa đáng yêu trong truyện. Tưởng rằng cục thịt đỏ hỏn cứ lăn lông lốc kia “vô tích sự” nhưng lại “không vô tích sự” một chút nào, ngược lại Sọ Dừa lại rất tài giỏi và thông minh. Sự tài giỏi và thông minh đến bất ngờ. Điều này được thể hiện qua hàng loạt chi tiết trong truyện. Tác giả dân gian đã đặt nhân vật trước những tình huống thử thách để nhân vật tự bộc lộ tài năng. Khởi đầu trong công việc giúp mẹ cha là chăn bò, cậu chăn bò rất giỏi, con nào con nấy bụng no căng, lại chăn bò một cách rất ung cung thanh thản: ngồi trên võng thổi sáo cho đàn bò gặm cỏ. Và lại đòi cưới con gái út của phú ông, có đủ ngay đồ sính lễ trước lời thách cưới cực kì khó khăn của phú ông.

Và thế là lễ cưới được tổ chức linh đình trước sự ngạc nhiên của mọi người. Lễ tân hôn được tổ chức rất chu đáo cùng với sự “biến hình” thành một tràng trai khôi ngô tuấn tú. Không những thế, Sọ Dừa thông minh, học giỏi thi đỗ trạng nguyên và được vua cử đi sứ. Đến đây tài năng của Sọ Dừa càng được bộc lộ tuyệt vời, đó là sự dự đoán chính xác tình hình đế’ đảm bảo an toàn cho vợ khi đưa cho cô út một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà. Cuối cùng là việc giấu - vợ trong buồng giữa tiệc đoàn viên để trừng trị hai người chị ác độc, đã nói lên sự thông minh và cách cư xử khôn khéo của quan trạng.

Như vậy, tác giả dân gian đã tạo nên sự “đối lập”, trái ngược đến mức cực đoan giữa hình dạng bên ngoài và phẩm chất bên trong của nhân vật Sọ Dừa. Bề ngoài Sọ Dừa xấu xí, dị dạng, kì quái, vô dụng...còn bên trong lại là tài năng, phẩm chất tuyệt vời của một nhân cách cao cả, chân chính. Sự biến đổi kì diệu từ một cậu bé có bề ngoài dị hình dị dạng, thân phận thấp kém, trở thành chàng trai tuấn tú, thông minh, đỗ đạt chính là sự thống nhất về lí tưởng giữa hình thù bên ngoài và phẩm chất bên trong của nhân vật.

Điều đáng nói ở đây là sính lễ của Sọ Dừa chỉ có nghĩa đối với phú ông, không có nghĩa đối với ba con gái của lão. Nhưng giá trị chân chính của Sọ Dừa được phát lộ thăng hoa là nhờ cô út, mà sau này là vợ của chàng. Cô út hiền lành, hay thương người, cô đã từng đối đãi với Sọ Dừa rất tử tế. Đặc biệt cô đã biết “Sọ Dừa không phải là kẻ phàm trần”, chàng là người tài năng, đức độ. Cô đã đem lòng yêu và nhờ tình yêu chân chính ấy, cô nhìn rõ phẩm chất của Sọ Dừa. Con mắt tinh đời của cô chính là con mắt tinh đời của nhân dân ta nhìn thấy ở Sọ Dừa - “con người vốn bị coi là hèn kém”, những giá trị trong sáng nhất. Nhân dân ta đă gửi gắm vào Sọ Dừa bao mơ ước, khát vọng. Sọ Dừa từ thần phận thấp hèn, từ một con người dị hình, xấu xí đã trở thành đẹp đẽ, thông minh, tài giỏi và xứng đáng được hưởng hạnh phúc. Đồng thời khơi dậy trong chúng ta niềm tin. Niềm tin ấy đã trở thành đạo lý mà nhân dân ta vẫn dạy: người tài giỏi, đức độ phải được hưởng hạnh phúc hay rộng hơn ở hiền gặp lành, còn những kẻ độc ác, gian tham sẽ bị trừng trị.

Truyện đề cao giá trị đích thực, vẻ đẹp bên trong của con người. Đây cũng là lời chuyên mọi người muốn đánh giá đúng bản chất con người đừng nên chỉ quan sát bên ngoài. Đây chính là giá trị nhân bản, truyền thống dân tộc tốt gỗ hơn tốt nước sơn. Hơn thế nữa, truyện còn đề cao lòng nhân ái đối với người bất hạnh. Lòng nhân ái đem lại hạnh phúc cho cả Sọ Dừa và cô út. Ý nghĩa ấy đă được đúc kết qua bao câu ca dao, tục ngữ như Thương người như thể thương thân, Lá lành đùm lá rách...

Câu chuyện toát lên sức sống mãnh liệt và niềm lạc quan của nhân dân lao động. Còn sống là còn hi vọng, còn mơ ước, còn tin vào chiến thắng cuối cùng của sự công bằng, của lẽ phải, của lòng tốt đối với sự bất công, độc ác. Thực tế cho thấy rằng trong cuộc đời cũng như trong truyện cổ tích, hạnh phúc của những con người chân chính luôn bị kẻ độc ác đe doạ, tìm cách cướp đoạt. Nhân dân ta đã ý thức rõ điều này nên đã để cho nhân vật cảnh giác, đấu tranh bảo vệ hạnh phúc của mình. Sọ Dừa đưa cho vợ những vật dụng khi chia tay cũng là vì thế.

Truyện đã đề cập đến một loại người đau khổ nhất, một số phận thấp hèn nhất. Đau khổ thấp hèn đến nỗi từ vẻ bên ngoài đã không ra con người. Điều đó nói lên khi sáng tác truyện này, nhân dân đã nhận thức sâu sắc về số phận địa vị của mình. Thế nhưng ban đầu cái vỏ xấu xí làm cho thân phận nhân vật thấp kém bao nhiêu thì về sau tài năng phẩm chất và sự biến hoá lại làm cho nhân vật trở nên khác thường, đẹp đẽ bấy nhiêu. Đó là quan niệm dân chủ, thái độ trân trọng, khẳng định của nhân dân đối với những con người bị coi là “hèn kém” trong xã hội giai cấp. Đó cũng chính là ước mơ của nhân dân về sự đổi đời.

Bằng những chi tiết bất ngờ thú vị, mô típ nhân vật quen thuộc làm cho câu truyện thú vị hấp dẫn. Truyện mang một giá trị nhân đạo cao cả, niềm mơ ước chân chính về sự công bằng trong cuộc sống, vì vậy chuyện Sọ Dừa tồn tại mãi mãi với thời gian cùng bạn đọc.

Cảm nhận truyện Sọ Dừa (Mẫu 6)

"Sọ Dừa" là một truyện cổ tích đặc sắc và độc đáo trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam. Đặc sắc và độc đáo về cốt truyện, hấp dẫn về các tình tiết, yếu tố li kì mà lại rất đời, đan xen vào nhau tạo nên nhiều tình huống đã tô đậm cảm hứng nhân văn. ước mơ và niềm tin về một sự đổi đời, về hạnh phúc tỏa sáng tâm hồn mỗi chúng ta khi nghĩ về số phận, thân phận, về những nhân vật "bé nhỏ" như chàng Sọ Dừa trong cổ tích.

Yếu tố thần kì, tính chất thần kì trong truyện "Sọ Dừa " không phải do một lực lượng siêu nhiên như Phật trong "Tấm Cám", như Tiên ông trong "Cây tre trăm đốt", như Ngọc Hoàng… trong truyện "Thạch Sanh", v.v… mà là ở tự thân nhân vật Sọ Dừa, là ở những khả năng tiềm tàng, tiềm ẩn trong tâm hồn và tính cách nhân vật. Hai con gà biết gáy và biết truyền tin từ hai quả trứng do quan Trạng trao lại cho vợ trước khi đi sứ, cũng không giông con chim phượng hoàng biết nói trong truyện "Cây khế". Yếu tố thần kì là sức mạnh vươn lên, là khát vọng được làm người, được sống trong hạnh phúc và sự toàn thiện toàn mĩ của nhân vật Sọ Dừa.

Hai mẹ con Sọ Dừa để lại trong lòng ta nhiều ấn tượng tuyệt đẹp. Sọ Dừa, một tuổi thơ đầy bất hạnh. Mồ côi bố, gia đình nghèo khổ, mang dị hình dị dạng rất đáng thương: "không chân không tay, tròn như một quả dừa…Lớn lên, Sọ Dừa vẫn không khác lúc nhỏ, "cứ lãn lông lốc trong nhà, chăng làm được việc gì!". Đứa con là hột máu cắt đôi của mẹ, là sự kết tụ bao tình thương của mẹ hiền. Thế nhưng có lúc bà mẹ Sọ Dừa lại "toan vứt" Sọ Dừa đi, vì bà "buồn lắm". Nỗi khổ tâm ấy, bi kịch ấy kể làm sao cho xiết được? Câu nói đầu tiên của một em bé dị dạng là một câu nói kêu thương, muốn được làm người, muốn được sống mãi bên cạnh mẹ hiền: "Mẹ ơi, con là người đấy. Mẹ đừng vứt con đi mà tội nghiệp". Câu nói thứ hai của Sọ Dừa là câu nói khẳng định chất người của mình, khả năng lao động của mình, mặc dù không có chân, không có tay: "Gì chứ chăn bò thì con chăn cũng được…". Và thật sự Sọ Dừa đã chăn bò giỏi. Chú chẳng quản nắng mưa. Đàn bò của phú ông ngày một trở nên béo tốt. Phú ông "mừng lắm". Mẹ già chắc là vui mừng nhiều hơn.

Còn chúng ta, ai mà chẳng ngạc nhiên thú vị? Kì diệu thay, từ một mục đồng, Sọ Dừa có lúc biến thành "một chàng trai khôi ngô đang ngồi trên chiếc võng đào mắc vào hai cành cây, thổi sáo cho đàn bò gặm cỏ". Sọ Dừa đã biến thành một Tiên đồng vừa chăn bò vừa thổi sáo, thổi khúc nhạc Thiên thai. Hình dáng thì "khôi ngô ", tâm hồn thì yêu đời, tính cách thì phi phàm. Thiên hạ không thể biết. Mẹ hiền cũng chẳng hay. Chỉ có người đẹp – cô gái út của phú ông là nghe được tiếng sáo véo von và biết được hình ảnh chàng trai khôi ngô đang ngồi trên võng đào thổi sáo "không phải là người phàm trần". Tình tiết này là mộng hay thực? Tính độc đáo của truyện "Sọ Dừa" trước hết là ở tình tiết ấy.

Câu nói thứ ba của Sọ Dừa là "giục mẹ đến hỏi con gái phú ông làm vợ" vào cuối mùa ở. Sính lễ mà phú ông nói ra là một thách thức vô cùng to lớn đối với mẹ con Sọ Dừa. Thế mà đúng ngày hẹn, túp lều của hai mẹ con đã biến thành một tòa nhà ngói năm gian to đẹp, có hàng chục gia nhân ăn mặc lộng lẫy đủ màu sắc cùng hai mẹ con Sọ Dừa đem sính lễ sang nhà phú ông. Một lễ ăn hỏi hiếm có xưa nay: "một chĩnh vàng cốm, mười tấm lụa đào, mười con lợn béo, mười vồ rượu tăm". Chẳng do Tiên, Phật ban cho. Lễ vật ấy là do phép lạ của Sọ Dừa mà có. Sọ Dừa đã cưới được con gái phú ông, cô út xinh đẹp. Trong lễ cưới, Sọ Dừa đã cởi lốt "sọ dừa" mà trở thành một chàng trai khôi ngô tuân tú. Cả hai họ đều "sửng sốt, mừng rỡ".

Từ một kẻ dị dạng, không có chân tay, chỉ biết lăn…, Sọ Dừa dần dần biến đổi thành mục đồng, biết thổi sáo, biết yêu rồi lấy được vợ đẹp, thay hình đổi dạng, trở thành một chàng trai khôi ngô tuân tú. Đó là một sự đổi đời, đổi kiếp rất kì lạ, kì diệu của Sọ Dừa. Hầu như tình tiết nào cũng bao phủ yếu tố hoang đường, mộng ảo. Cảnh lấy vợ của Sọ Dừa đã thể hiện ước mơ của nhân dân ta từ bao đời nay: muôn được làm người, muôn được sống trong hạnh phức. Sọ Dừa không chỉ có phép lạ, có chất người mà còn có nhiều tài năng. Sau ngày cưới vợ, tài năng của chàng ngày một phát lộ và phát triển. Ca dao cổ có câu nói lên mơ ước của các cô gái ngày xưa về đường tình duyên: "Chẳng tham ruộng cả ao liền,Tham vì cái bút, cái nghiên anh đồ".

Đó cũng là ước mơ của cô út. Sọ Dừa là một người chồng lí tưởng của cô út. Rất thông minh, ngày đêm miệt mài đèn sách. Sọ Dừa thi đỗ Trạng nguyên. Sọ Dừa còn có tài làm quan nên được nhà vua cử đi sứ. Sọ Dừa là nhà tiên tri. Con dao, hòn đá lửa, hai quả trứng gà mà quan trạng đưa cho vợ, kèm theo lời dặn "phải giắt luôn trong người… " đã thể hiện tài năng đó. Nhờ những thứ bình thường ấy mà khi cô út bị hai người chị độc ác, tàn nhẫn đẩy xuống biển, cô đã có đủ phương tiện để tự cứu, được sống sót, được gặp lại chồng. Quan trạng Sọ Dừa sau khi đi sứ về, tuy biết rõ "tim đen" và hành vi tội lỗi của hai người chị vợ, vẫn ứng xử một cách tế nhị và độ lượng. Một mặt, quan trạng giấu kín vợ trong buồng, mặt khác vẫn gặp gỡ hai người chị vợ, nhưng "không nói gì". Sau đó quan trạng mới cho vợ xuất hiện, chào hai chị và mọi người đang dự tiệc… Không mắng chửi. Không trả thù. Thế mà hai người chị vợ cảm thấy xấu hổ, bỏ nhà trôn đi biệt xứ. Cái kết có hậu của truyện "Sọ Dừa" vừa ca ngợi sự bao dung độ lượng của quan trạng, đồng thời thể hiện tấm lòng đức độ, hồn hậu của nhân dân.

Truyện cổ tích "Sọ Dừa" có bao yếu tố hoang đường, có bao tình huống hấp dẫn. Mạch truyện và cốt truyện phát triển hợp lí, tự nhiên. Sọ Dừa – đứa ở chăn bò – tiên đồng thổi sáo – có chĩnh vàng cốm… để hỏi vợ, rồi cưới vợ, trở thành chàng trai tuấn tú – đỗ trạng nguyên, vua cử đi sứ… Người mẹ, người vợ được nói đến rất giàu tình thương, nhân hậu và vị tha, nhẫn nhục và dũng cảm tháo vát. Uống nước đựng trong cái sọ dừa mà người đàn bà ngoài 50 tuổi thụ thai rồi đẻ ra một đứa bé không chân không tay… mà biết chăn bò. Sọ Dừa hóa thành một tiên đồng ngồi trên võng đào thổi sáo, đã hóa phép để có một sính lễ sang trọng gồm một chĩnh vàng cốm, mười tấm lụa đào, mười con lợn béo, mười vò rượu tăm… Sọ Dừa trở thành một chàng trai tuấn tú khi cưới vợ… và con gà gáy tiếng người trên hoang đảo… Đó là những yếu tố hoang đường tạo nên sự hấp dẫn, cảm hứng nhân văn, và ước mơ đổi kiếp, đổi đời được sông trong hạnh phúc – là mơ ước của nhân dân ta bao đời nay.

"Sọ Dừa" là một truyện cổ tích thần kì, một giấc mơ đẹp.

Cảm nhận truyện Sọ Dừa (Mẫu 7)

Trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, có rất nhiều câu chuyện hay và ý nghĩa, có tính giáo dục rất cao, dạy ta nhiều bài học làm người rất tuyệt vời. Nhưng em vẫn thích nhất là truyện Sọ Dừa. Bởi đây là câu chuyện cổ tích đầu tiên em được học khi vừa đặt chân đến một ngôi trường mới, với nhiều bạn bè mới, thầy cô mới.

Đầu tiên ta phải nói đến tình mẹ con, tình mẫu tử thiêng liêng cao cả của mẹ Sọ Dừa dành cho chàng. Cha mẹ Sọ Dừa là những người làm công làm mướn cho phú ông giàu có. Họ rất hiền lành, chất phác nhưng mãi vẫn không có một mụn con nào. Ngày cầu đêm mong, rồi mẹ chàng cũng mang thai, nhưng cái sự ra đời của chàng cũng thật kỳ lạ. Mẹ chàng uống nước trong cái Sọ Dừa rồi sinh chàng ra chỉ có mỗi cái đầu tròn lông lốc, không có mình mẩy tay chân gì cả. Bà quá kinh hãi, toan vứt đi, nhưng khi nghe Sọ Dừa nói, tình mẫu tử thiêng liêng lại cao hơn sự sợ hãi. Đó chính là tình mẹ con. Dù con mình có như thế nào đi nữa thì người mẹ vẫn luôn bao bọc, che chở, vẫn luôn đồng hành cùng con. Bà ôm ấp lấy Sọ Dừa, cho chàng bú sữa và chăm sóc cho chàng rất cẩn thận.

Thời gian trôi qua, Sọ Dừa đã lên bảy lên tám, mẹ chàng thì ngày một già thêm, bố chàng mất khi chàng còn chưa chào dời. Một mình mẹ làm lụng nuôi đứa con thơ dị hình dị dạng, làm bà ngày càng yếu hơn, bà mong con trai mình cũng như những người con khác có thể đi làm để đỡ đần với mẹ. Sọ Dừa là người hiểu chuyện, chàng xin mẹ cho mình đi chăn dê cho nhà phú ông. Nghe thật ngạc nhiên và có vẻ điên rồ nhỉ. Với một người bình thường chăn cả đàn dê đông đúc như vậy cũng rất vất vả và khó khăn rồi huống gì là Sọ Dừa, chỉ có mỗi cái đầu tròn lông lốc. Vậy mà, mẹ chàng vẫn tin tưởng, mặc dù vừa mừng vừa lo, song bà mẹ đã chọn tin tưởng Sọ Dừa sẽ làm được nên cũng đánh bạo đến xin phú ông. Phú ông lúc đầu cũng rất kinh ngạc, ngần ngại, nhưng sau đó ông ta cũng đồng ý.

Và thật ngạc nhiên, chàng chăn dê rất giỏi, con nào con nấy béo mượt, lúc nào cũng bụng cũng căng tròn, và thật là lợi cho nhà phú ông, khi Sọ Dừa chỉ ăn có hai nắm cơm nhỏ mỗi bữa. Thêm một tình tiết mới chứng minh tình mẹ con cao cả đến dường nào, đó là Sọ Dừa xin mẹ đến hỏi cưới con gái phú ông cho mình. Bà mẹ đang buồn rầu cũng phải ngạc nhiên, không thốt nên lời, thật không thể tưởng tượng được, chàng vừa là con nhà nghèo, con của người làm thuê làm mướn hơn nữa điều quan trọng nhất là chàng không phải người bình thường như bao người khác, mà lại dị hình dị dạng, người không ra người, vậy mà lại dám xin cưới con nhà giàu, lại là những cô gái hết sức xinh đẹp. Vậy mà với tình yêu thương hết mực dành cho con, bà cũng liều mình kiếm buồng cau đi hỏi vợ cho con, mặc kệ sự khập khiễng, chênh lệch của hai gia đình. Đây là những minh chứng hùng hồn, rõ ràng nhất cho tình mẫu tử, tình mẹ con thiêng liêng, cao cả, sâu đậm không gì thay đổi được.

Tiếp theo là sự đối lập về hình dạng và tính cách, nhân phẩm của con người. Chúng ta không thể nhìn bề ngoài của người ta xấu xí, quái dị, mà cho rằng họ là người xấu, ngược lại, những người bình thường, thậm chí xinh đẹp hay giàu có thì là người tốt. Điều đó hoàn toàn sai lầm. Sọ Dừa sinh ra là một người dị hình dị dạng, chỉ có đầu mà không có chân tay, mình mẩy. Tuy vậy, chàng lại rất tốt bụng, biết giúp đỡ mẹ, xin mẹ xin với phú ông cho mình đi chăn dê để đỡ đần cho mẹ. Nhờ thông minh,nhanh nhẹn, chàng đã cưới được cô út con gái của phú ông. Và cũng chính nhờ trí thông minh, có tài phán đoán chàng đã cứu vợ mình thoát khỏi tay của tử thần, khỏi âm mưu thâm độc của hai cô chị.

Khi biết hai cô chị là người xấu, chàng không vội nổi giận, mà vẫn rất bình tĩnh tìm cách để hai cô chị tự biết, và để cho tòa án lương tâm của họ tự phán quyết. Đây chính là con người mà nhân dân ta mơ ước, sáng tạo nên trong những giờ lao động vất vả, cực nhọc. Ngược lại với Sọ Dừa, hai cô chị con gái của phú ông lại khác. Hai cô là người bình thường, có đầy đủ tay chân, mặt mũi, hơn nữa lại rất xinh đẹp. Nhưng hai cô chỉ có vẻ bề ngoài làm vỏ bọc cho bản chất xấu xa, ác độc của mình mà thôi. Họ coi thường những người làm công cho nhà mình, coi thường những người nghèo khổ, xấu xí. Đó là những khi mang cơm cho Sọ Dừa, hai cô chị để rất xa rồi kêu Sọ Dừa để mặc chàng tự đến mà ăn, rồi khi cô út đồng ý lấy chàng, hai cô chị không những không chúc phúc cho em mà còn chế giễu, dè bỉu cô út nữa. Đỉnh điểm của sự đối lập là khi hai cô nhẫn tâm lên kế hoạch giết hại em ruột của mình để cướp đi vị trí trạng bà. Sự đối lập về hình dạng đến tính cách của những nhân vật trong truyện cổ là minh chứng rõ ràng nhất cho việc chúng ta không nên nhìn vào hình dáng con người để phán xét, suy xét họ được.

Với quan niệm những người ở hiền thì sẽ gặp lành, những người ở ác phải chịu quả báo. Đó là hy vọng, là niềm mong ước, khát khao bao đời nay của dân ta khi bị hết ách đô hộ này đến ách đô hộ khác đàn áp, chèn ép. Sọ Dừa là tiên, không phải người phàm, chàng đội lốt vật để thử lòng những người xung quanh mình. Cô út vì có trái tim nhân hậu, có tấm lòng thương người, lại hiền lành nên cô mới biết được rằng Sọ Dừa là một chàng trai khôi ngô, tuấn tú. Đây chính là những hình mẫu, những mong ước khát vọng của nhân dân ta. Chàng trai tài giỏi, thông minh lại vô cùng khôi ngô sánh vai cùng cô gái xinh đẹp, hiền lành lại rất lương thiện, là cái kết mà dân gian ta mong muốn từ lâu.

Cuộc sống bình yên, đơn giản, hạnh phúc là khát vọng, là mong ước của những người dân lao động nghèo khổ của xã hội ta thời bấy giờ. Mong ước của họ được thể hiện qua hai nhân vật Sọ Dừa và cô út con gái của phú ông. Họ nên duyên vợ chồng, chàng thì ngày đêm dùi mài kinh sử, còn nàng thì lo lắng, chăm sóc nhà cửa, mẹ già, nâng khăn sửa túi cho chồng mình. Và cái kết tưởng như rất đẹp đó là chàng thi đậu Trạng nguyên, vinh quy bái tổ. Nhưng, cuộc đời thật nhiều chữ nhưng, mẹ chàng mất, chàng lại bị cử đi sứ. Vợ chàng ở nhà bị chính chị em của mình hãm hại, tìm cách giết đi để hòng cướp đi vị trí làm quan bà. Dẫu vậy, nhân dân ta đã có câu “ở hiền gặp lành”, trước khi ra đi chàng đưa cho vợ một con dao, một hòn đá lửa và hai quả trứng gà để phòng thân. Chúng đã giúp nàng thoát khỏi bụng cá dữ để sống sót chờ ngày chồng trở về. Những câu truyện cổ tích thường có cái kết rất đẹp, và truyện Sọ Dừa cũng vậy. Chàng cứu được vợ mình, về nhà tổ chức tiệc, và để cho hai cô chị xấu xa tự biết, tự vấn lòng mình. Đây mới là cái kết trọn vẹn nhất mà nhân dân ta mong muốn.

Qua truyện cổ tích này, em học được rất nhiều bài học hay và ý nghĩa. Đó là tình mẫu tử thiêng liêng cao cả không gì có thể chia cắt, chia rẽ được, là sự đối lập về hình dáng và tính cách, nhân phẩm của con người, về ước mơ, khát vọng của nhân dân ta. Người tốt sẽ được đáp đền xứng đáng, kẻ xấu sẽ phải trả giá vì những hành động xấu xa mà họ đã làm trước đó. Đúng như câu tục ngữ mà ông bà tổ tiên ta đã đúc kết từ thế hệ này đến thế hệ khác để lại. “Ở hiền gặp lành” “ác giả ác báo” hay “gieo nhân nào gặt quả nấy”.

Cảm nhận truyện Sọ Dừa (Mẫu 8)

Trong kho tàng những câu chuyện cổ tích mà em từng được nghe qua những lời kể của bà, của mẹ, câu chuyện mà em yêu thích nhất chính là câu chuyện Sọ dừa bởi những tình tiết của câu chuyện và những ý nghĩa, giá trị của các nhân vật qua từng lời kể của các nhân vật trong truyện. Câu chuyện đã nói lên được những truyền thống tốt đẹp của nhân dân cùng những đạo lí mà những thế hệ cha ông đã để lại.

Câu chuyện bắt đầu từ hình ảnh của một người phụ nữ luôn khao khát có một đứa con. Một hôm, người phụ nữ ấy đang đi làm đồng, vì quá khát nước cho nên bà đã uống nước trong một cái sọ dừa. Chẳng bao lâu người phụ nữ ấy thấy kì lạ trong người, ngay sau đó bà đã mang thai. Như bao người phụ nữ khác, bà cũng luôn mong muốn có một người con thông minh và khỏe mạnh. Thế nhưng khi người con của bà được sinh ra thì những gì mà bà nhìn thấy đã khiến cho bao người phải kinh ngạc bởi đứa trẻ được sinh ra nhưng không hề có tay chân mà chỉ là một cục thịt lăn tròn lông lốc đỏ hỏn. Người mẹ cảm thấy vô cùng đau lòng và buồn cho đứa trẻ được sinh ra. Khi bà ôm đứa trẻ vào lòng, bà đã bảo với người con ở trong lòng của bà rằng: con người ta đủ chân tay, con mình thì bà không biết phải làm như thế nào cả.

Thế nhưng kì lạ thay, đứa bé đã bảo với bà rằng: mẹ không phải lo điều gì cả. Và sự tích chàng trai Sọ dừa đã có từ đó. Chàng là hình ảnh đại diện của những con người “ thấp kém” trong xã hội và có bề ngoài thật xấu xí. Sự ra đời của chàng cũng giống như sự ra đời kì lạ của những người như Thạch sanh hay Thánh gióng. Những sọ dừa còn có nguồn gốc kì lạ và kinh khủng hơn. Những hình ảnh của Sọ dừa làm cho những người đọc phải cảm nhận rằng có thể chàng trai này có những điều bí mật nào đó chăng. Chúng ta cũng như những người đọc đều có chung những ý nghĩ rằng những có lẽ đây là một con người “vô tích sự” bởi những khó khăn của mình, thế nhưng sự thực đã chứng minh không phải như vậy. Chàng trai Sọ dừa là một người vô cùng thông minh và tài giỏi, không những thế lại là một người có bề ngoài tuấn tú qua lớp vỏ sọ dừa xấu xí.

Nhắc tới đây, chúng ta có thể thấy được chàng trai này là một người có sự thông minh và nhanh nhẹn từ thuở còn nhỏ. Khi thấy người mẹ than thở và không đủ khả năng để nuôi con thì càng trai đã xin với mẹ cho mình được đi chăn bò ở nhà phú ông, chỉ cần phú ông nuôi cơm bà bữa. Lúc đầu, phú ông cũng không đồng ý và tin tưởng giao dàn bò cho chàng trai Sọ dừa vốn nhìn đi như không thể làm được bất cứ việc gì. Thế nhưng điều kì lạ đã xảy ra khi đàn bò của nhà phú ông không những luôn được ăn no trở về mà chúng lại rất ngoan ngoãn nghe lời của chàng. Phú ông cảm thấy cực kì vui mừng vì đã có thể tiết kiệm được những khoản tiền thuê người và vẫn được việc của mình.

Và rồi cứ như thế, công việc chính của Sọ dừa chính là công việc chăn bò. Và ba người con gái của phú ông được giao nhiệm vụ là đi đưa cơm cho chàng trai. Tính cách của ba người con gái phú ông cũng rất khác nhau. Hai cô chị đỏng đảnh, luôn coi thường bề ngoài xấu xí của Sọ dừa nên thường xuyên nhờ vả người em út đưa cơm cho chàng. Cô út thì lại khác hoàn toàn so với hai người chị gái của mình. Cô là một người dịu dàng và luôn chăm chỉ. Không sợ hãi vẻ ngoài xấu xí và có phần đáng sợ của Sọ dừa, cô vẫn ngày ngày nấu cơm và đem cơm tới một cách đúng giờ cho chàng trai. Ngày ngay, co luôn nghe thấy tiếng sáo véo von ở chỗ mà đàn bò đang ăn cỏ thì cảm thấy rất kì lạ.

Cô quyết định có một ngày cô tới sớm hơn thường lệ và nấp ở một chỗ nhìn về phía đó. Và thật kì là, cô đã nhìn thấy một chàng trai khôi ngô, tuấn tú đang nằm thổi sáo ở gần đó và trông coi đàn bò một cách cẩn thận. bỗng một cành cây bị gãy, chàng trai ngay lập tức chui vào trong lớp vỏ sọ dừa của mình. Từ đó, cô út đã biết được bí mật của chàng trai và cùng thầm đem lòng yêu chàng trai. Để rồi, khi chàng trai ngỏ lời cầu hôn tới gai đình của phú ông thì chỉ có cô con gái út là đồng ý nhận lời cầu hôn của chàng. Phú ông cảm thấy rất tức giận và đã đưa ra rất nhiều những lễ vật thách cưới nhưng cũng thật bất ngờ là tất cả những lễ vật mà phú ông cần sọ dừa đều có thể tìm được cho phú ông vào đúng thời gian quy định.

Vào ngày cưới, chàng trai đã trở về với hình dạng thật của chính mình và có được sự ủng hộ của tất cả mọi người. không những bởi bỏ được hình dạng xấu xí của mình mà sọ dừa còn chuyên tâm học hành và tham gia vào kì thi mà nhà vua cho tổ chức. cuối cùng chàng đã có được những kết quả đáng mong đợi và được ghi danh vào trong bảng vàng, được nhà vua cử đi sứ. Trước khi đi, chàng trai như dư báo trước được những khó khăn của vợ mình ở nhà và đưa cho vợ những vật dụng để phòng thân gồm: hai quả trứng, một con dao và một hòn đá lửa. chính những vật dụng tưởng chừng như đơn giản ấy đã giúp cho cô út vượt qua những khó khăn do hai người chị mình hãm hại. để rồi, kết cục cuối cùng, chàng sọ dừa đã tìm được cô út, họ đã sống một cuộc sống hạnh phúc và êm đẹp suốt cuộc đời, hưởng hết những hạnh phúc mà những người tốt đẹp như cô được hưởng. Đó chính là đạo lý “ ở hiền gặp lành” mà chúng ta thường được thấy. Còn hai cô chị là những người có tấm lòng nhẫn tâm và độc ác thì đã phải chịu sự trừng phạt thích đáng.

Qua đây chúng ta càng thấy được những giá trị nhân văn cao cả trong câu chuyện dân gian trên. Từ đó chúng ta học được những đạo lý to lớn như “ ở hiền gặp lành, ác giả ác báo” và có thể có những hành đông đúng trong lối sống của mình.

Cảm nhận truyện Sọ Dừa (Mẫu 9)

Nếu được kể tên những câu chuyện cổ tích hay nhất của nước ta thì tôi không thể không kể đến câu chuyện Sọ Dừa. đó là một câu chuyện hấp dẫn người đọc với những tình tiết hay và lạ.

Hình ảnh những nhân vật hiện lên trong tác phẩm thật là khác thường, nhân vật chính ở đây là Sọ Dừa. đó là một chàng trai sinh ra dưới sự ao ước của một người mẹ già. Cái lạ ở đây là khi ước ao như thế buổi sáng hôm sau người phụ nữ ấy đi làm thấy một bàn chân to rất là thì ướm thử và thế là mang thai. Đó chính là yếu tố kì quái lạ thường của cốt truyện cổ tích, nó mang màu sắc của sự hấp dẫn tò mò và những cái kết có hậu của câu chuyện. Chẳng mấy lâu sau thì Sọ Dừa ra đời nhưng lại rất khác người. Đó là cả thân hình chỉ tròn như một sọ dừa mà thôi, trông rất là lạ. Thế rồi Sọ Dừa lớn lên anh quyết định bảo mẹ xin cho đi chăn bò cho nhà phú ông. Được phú ông chấp nhận và anh đi làm từ đó. Khổ một nôi là trong ba đứa con nhà phú ông thì duy nhất chỉ có cô út là chịu mang cơm trưa cho chàng xấu xí này. Còn hai cô chị thì lại rất khinh anh, những cô ả kiêu kì ấy thể hiện ra mặt với những cái bĩu môi dè bĩu dài thườn thượt.

Thế rồi đến một ngày kia Sọ Dừa hiện lên là một chàng trai khôi ngô tuấn tú, chẳng qua là anh dấu bình bền trong cái vỏ xấu xí ấy chứ không phải anh xấu xí. Chuyện cổ tích là vậy đấy luôn mang đến một yếu tố kì ảo đến tuyệt duyệt. Những điều không thể lại thành có thể, cái đẹp luôn được ẩn dấu trong cái vỏ bọc xâu xí. Có lẽ những tác giả dân gian muốn thể hiện quan niệm về cái đẹp của người xưa đó là cái nết đánh chết cái đẹp và người lương thiện thì luôn được hưởng một cuộc sống tốt, ở hiền gặp lành.

Thế rồi cô út đã nhận ra vẻ đẹp thật sự của chàng, cô đem lòng thầm thương trộm nhớ chàng. Khi biết được điều đó Sọ Dừa bảo mẹ sang hỏi con gái phú ông làm vợ cho mình. Thế nhưng phú ông cũng không dễ dàng gì, ông ta đặt ra những thứ lễ vượt qua khả năng của nhà chàng. Những phép tiên đã diễn ra ở đây khi Sọ Dừa mang đến lễ vật như phú ông yêu cầu. ông ta đành hỏi những người con gái của mình thì hai cô chị nguẩy nguẩy không chịu cô út hiền lành biết được sự thật thì gật đầu nhẹ nhàng. Đám cưới được diễn ra thật hạnh phúc và chu toàn. Khi Sọ Dừa xấu xí đâu chẳng thấy mà tha vào đó là một chú rể khôi ngô tuấn tú. Hai cô chị tức lắm đến khi Sọ Dừa đỗ trạng nguyên lên kinh nhậm chức thì ở nhà những người chị kia nhẫn tâm giết hại em gái mình.

Tuy nhiên người hiền thì không bao giờ có số phận bi đát cả. Cô được chông dặn dò và cuối cùng cô cũng thoát chết bởi những vật mà trước khi đi chàng đã đưa cho nàng. Có thể thấy Sọ Dừa giống như một bậc thần thánh biết được vợ mình sẽ gặp nạn nên mới chu đáo dặn dò như vậy. thế rồi đúng như vậy, cô út may mắn thoát chết và được phu quân cứu vê sống một cuộc sống an lanh hạnh phúc.

Qua đây ta thấy được sự có hậu trong cái kết của sọ dừa nói riêng và trong chuyện cổ tích nói chung. Cái kết có hậu của Sọ Dừa cùng những tinh tiết li kì hấp dẫn đã làm truyện Sọ Dừa sống mãi trong lòng bạn đọc. Câu chuyện như một lời khuyên về thái độ đối xử với những người có thân phận thấp kém, chịu những bất hạnh trong cuộc đời. Chúng ta không thể nhìn vẻ bề ngoài mà coi thường người khác. Câu truyện như một tiếng chuông kêu gọi sự công bằng bình đẳng trong xã hội.

Cảm nhận truyện Sọ Dừa (Mẫu 10)

Từ ngày bé chúng ta từng được nghe rất nhiều câu chuyện cổ tích mẹ kể, mỗi câu chuyện đều mang một ý nghĩa nhân văn sâu sắc dạy ta cách sống, cách làm người sao cho có ích và không hổ thẹn với lương tâm. Sọ Dừa là một câu chuyện cổ tích nhẹ nhàng, lắng đọng những triết lý nhân văn cao cả không nên đánh giá con người qua vẻ bề ngoài và răn dạy chúng ta về luật nhân – quả trong cuộc sống đó là: “Ở hiền gặp lành”, “Ác giả ác báo”.

Một đôi vợ chồng nông dân đã ngoài năm mươi mà vẫn không có lấy một mụn con, ấy thế mà một hôm trời nắng to bà vợ thấy cái sọ dừa bên gốc cây to đựng đầy nước mưa, bà bèn bưng lên uống. Thế rồi, về nhà, bà có mang. Một chi tiết truyện hư cấu đầy tính nhân văn, có lẽ vì thấy đôi vợ chồng hiền lành phúc đức nên trời rủ lòng thương ban cho họ một đứa con. Sọ Dừa sinh ra vốn mang thân hình kỳ dị khác thường, không có chân tay, mình mẩy mà cứ tròn lông lốc như một quả dừa, cậu bị mọi người xa lánh kỳ thị.

Đằng sau vẻ ngoài xấu xí ấy lại là những điều tốt đẹp mà con người muốn hướng tới, tuy không có ngoại hình gia cảnh lại nghèo khó phải đi chăn trâu cho nhà phú ông nhưng Sọ Dừa lại rất được việc, đàn trâu luôn được ăn no mỗi ngày. Bất ngờ thay! Sọ Dừa thật ra lại chính là một chàng trai khôi ngô tuấn tú biết thổi sáo rất hay. Một con người tài đức vẹn toàn nhưng từng ấy nằm che đậy mình dưới lớp vỏ bọc xấu xí, dị hợm. Đây là một tình tiết rất ly kỳ, thu hút người đọc, tạo nên nét đặc sắc cho câu chuyện. Người xưa muốn răn dạy chúng ta đừng bao giờ chỉ nhìn vẻ bề ngoài để đánh giá một con người, muốn hiểu rõ về họ phải đánh giá họ thật toàn diện về nội tâm tính cách bên trong.

Trong xã hội phong kiến xưa sự phân chia thứ bậc giai cấp, giàu nghèo đã khiến cho con người sống trong xa cách, luôn tự ti về bản thân và chấp nhận sự an bài của số phận. Ấy vậy mà chàng trai nghèo khó, xấu xí Sọ Dừa lại dám có ước mơ lấy được con gái phú ông. Đây là một hành động liều lĩnh nhưng lại rất bản lĩnh mà ngay cả chàng trai bình thường cũng khó mà làm được. Trước sự khinh thường, chê bai của phú ông và hai cô con gái đầu, thì người con gái út đã đồng ý lấy Sọ Dừa. Đây là một cô gái hiền lành, nhân hậu, có lòng thương người, cô đã sớm nhận ra Sọ Dừa không phải là chàng trai tầm thường, cô nhìn thấu được vẻ đẹp tâm hồn ẩn sâu bên trong chàng trai ấy.

Trời không phụ lòng người, ngày cưới Sọ Dừa biến thành một chàng trai khôi ngô, tuấn tú trong sự ngỡ ngàng của mọi người. Rồi với sự thông minh, chăm chỉ của mình chàng thi đỗ trạng nguyên. Đây chính là đạo lý trong cuộc sống “Ở hiền gặp lành” dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng luôn sống hướng thiện, hiền lành thì nhất định sẽ được đền đáp xứng đáng, những kẻ bất nghĩa, ích kỷ sẽ phải nhận lại những trái đắng.

Hai cô chị thấy em mình hạnh phúc thì đem lòng ghen ghét, đố kỵ bày mưu hãm hại em mình. Sọ Dừa đã sớm biết trước nên đã có sự chuẩn bị giúp vợ vượt qua được cơn hoạn nạn. Thế nhưng ngày trở về, vợ chồng Sọ Dừa không hề trừng phạt hai cô chị mà tha thứ lỗi lầm, thể hiện lòng khoan dung, độ lượng của họ. Đây là một đức tính tốt đáng ngưỡng mộ của mỗi người, để vượt qua được sự tức giận và khoan dung với những kẻ hãm hại mình quả thật là một điều không hề dễ dàng. Bên cạnh đó truyện cũng cho ta một bài học quý báu: Không nên quá tin tưởng vào một ai ngay cả người thân cận nhất. Vợ chồng Sọ Dừa xứng đáng được hưởng cuộc sông ấm no, hạnh phúc.

Sọ Dừa là một câu chuyện để lại cho chúng ta thật nhiều bài học quý báu về đạo lý làm người. Sống trong đời phải lấy nhân nghĩa làm trọng, luôn tin vào những điều thiện và xoá bỏ cái ác trong xã hội. Câu chuyện cũng là niềm ước mơ, khát khao của người xưa về một cuộc sống bình đẳng, hạnh phúc, không còn khoảng cách giàu nghèo trong xã hội.

Cảm nhận truyện Sọ Dừa (Mẫu 11)

Trong kho tàng truyện cổ tích của nước ta em thích nhất là truyện cổ tích "Sọ Dừa". Bởi nó là câu chuyện có ý nghĩa, giá trị nhân văn sâu sắc. Trong đó, gửi gắm ước nguyện của người nông dân Việt Nam, khi họ mong ước những người ở hiền thì sẽ gặp lành còn những người ăn ở thất đức thì chịu cảnh ác giả ác báo.

Câu chuyện được bắt đầu từ một người phụ nữ hiếm muộn, luôn khao khát có một mụn con làm bầu bạn lúc tuổi già. Một ngày nọ, người phụ nữ đó đi làm đồng vì quá khát nước nên bà uống nước trong một cái sọ dừa. Rồi về nhà bà mang thai. Người phụ nữ vui mừng lắm, bà mong ước có một đứa con khỏe mạnh thông minh. Nhưng sau những ngày tháng mang thai đến kỳ sinh nở bà chỉ sinh ra một cục thịt, có đầy đủ mặt mũi, nhưng không có chân tay. Nó tròn vo như cái sọ dừa. Bà buồn lắm nhưng thương con nên vẫn giữ lại nuôi. Bà đặt tên con là Sọ Dừa.

Người mẹ cảm thấy vô cùng đau buồn khi đứa trẻ con mình sinh ra không được khỏe mạnh đủ chân tay hình dạng như người bình thường, mà lại mang hình hài quái dị. Bà khóc thương cho số phận của con, không biết sau này khi con lớn lên, khi bà già yếu qua đời thì con trai bà sẽ sống như thế nào nữa. Bà khóc thương cho phận của mình hiếm muộn, rồi thương con không lành lặn, nhưng khi đứa bé nghe được nó liền bảo bà "Mẹ không cần phải lo gì cả".

Khi Sọ Dừa được chừng năm sáu tuổi gì đó, Sọ Dừa bảo với mẹ mình rằng hãy sang nhà phú ông xin cho con làm chăn bò, để con có thể tự kiếm cơm ăn giảm bớt gánh nặng cho mẹ.Mẹ Sọ Dừa lúc ban đầu không đồng ý, bởi người khỏe mạnh còn không được mướn huống hồ Sọ Dừa chân tay chẳng có chỉ là cục thịt tròn lăn lông lốc ai người ta thuê chăn bò. Nhưng thương con nên bà cũng đánh liều sang nhà phú ông để hỏi.

Lúc ban đầu phú ông không đồng ý nhưng rồi nhìn đi nhìn lại cũng không thấy việc gì phù hợp với Sọ Dừa nên ông đồng ý giao đàn bò cho Sọ Dưa chăm non, dẫn đi ăn cỏ mỗi ngày. Đàn bò nhà phú ông từ ngày có Sọ Dừa chăm sóc ngày nào cũng ăn no cỏ rồi trở về nhà. Sọ Dừa người nhỏ bé lại rất ngoan ngoãn, ăn uống chẳng tốn kém là mấy nên phú ông vui lắm vì đã tiết kiệm được một khoản tiền khá khá khi thuê người khác chăm sóc đàn bò của mình.

Mỗi ngày trôi đi công việc chính của Sọ Dừa là ngày ngày trông nom chăm sóc đàn bò cho nhà phú ông. Sọ Dừa chăn bò từ sáng sớm cho tới tối muộn mới được về nhà. Buổi trưa phú ông thường sai ba cô con gái của mình thay phiên mang cơm ra ngoài bãi cỏ cho Sọ Dừa. Tuy nhiên, hai cô chị cả của nhà phú ông nhìn thấy Sọ Dừa là đã thấy gớm ghiếc rồi nên họ không muốn đi đưa cơm cho Sọ Dừa, chỉ có cô em út hiền lành nhân hậu, thương người nên thường nhận lãnh trách nhiệm này.

Vì thường xuyên đưa cơm cho Sọ Dừa nên cô út ngạc nhiên lắm, vì hôm nào đi đưa cơm từ đằng xa cô đã nghe thấy tiếng sáo réo rắt vô cùng thánh thót, hay vô cùng. Nhưng khi cô lại gần thì tiếng sáo biến mất, khiến cô vô cùng thắc mắc, tò mò bởi không biết người thổi sáo ra sao, mặt mũi như thế nào mà tiếng sáo lại hay và tha thiết đến vậy.

Một hôm cô quyết định đi đưa cơm sớm hơn bình thường một chút, nấp ở một chỗ kín nhìn về phía bà bò. Lạ thật không nhìn thấy Sọ Dừa đâu chỉ thấy một chàng trai khôi ngô tuấn tú đã nằm thổi sáo gần đó và trong coi đàn bò một cách cẩn thận. Bỗng chỗ cô đứng có một cành cây bị gãy phát ra tiếng động, chàng trai biến mất chỉ còn Sọ Dừa đang lăn cạnh đó. Từ hôm cô con gái út của phú ông phát hiện ra bí mật thầm kín của Sọ Dừa cô đã đem lòng yêu thương chàng trai có tiếng sao điêu luyện đó. Ngày ngày cô đều nhận trách nhiệm đưa cơm cho Sọ Dừa, rồi nhìn trộm chàng trai từ xa, lắng nghe tiếng sáo da diết, thiết tha, mà thầm thương trộm nhớ.

Sọ Dừa ở đợ cho nhà phú ông cũng một thời gian, phú ông quý Sọ Dừa lắm. Một hôm Sọ Dừa xin ông chủ cho nghỉ về nhà, anh về gặp mẹ và xin mẹ cho sang nhà phú ông xin cưới con gái phú ông cho mình. Mẹ Sọ Dừa thương con nên đành làm theo, chứ trong lòng bà cũng biết chẳng đời nào một phú ông giàu có lại gả con gái của ông ta cho con trai Sọ Dừa của bà.

Phú ông nghe thấy mẹ Sọ Dừa xin cưới con gái mình, tức giận lắm, nhưng ông ta biết nhà Sọ Dừa nghèo nên đã thách cứu rất cao, nhiều vàng bạc châu báu…có đủ thì mới được cưới. Mẹ Sọ Dừa về nhà nói lại với con trai như vậy, nhưng chỉ sau vài ngày Sọ Dừa đã mang đủ sính lễ tới hỏi cưới con gái phú ông. Phú ông nhìn thấy nhiều vàng bạc châu báu thích lắm, nên gọi ba con con gái ra xem cô nào chịu lấy Sọ Dừa không. Nhưng hai cô chị nhất định không chịu vì Sọ Dừa quái dị, người chẳng ra người, lấy sao được mà lấy. Nhưng cô em gái út thì lại ngoan ngoãn ưng thuận, khiến phú ông vô cùng tức giận.

Trong ngày kết hôn của mình với con gái út của phú ông, Sọ Dừa vứt bỏ hình hài Sọ Dừa trở về làm một chàng trai khôi ngô tuấn tú đi rước dâu khiến hai cô chị bực tức lắm. Sau khi lấy vợ, Sọ Dừa còn chuyên tâm đèn sách học hành giỏi giang lên kinh ứng thí, ngày đi Sọ Dưa đưa cho vợ một quả trứng gà, một con dao và hòn đá lửa.

Sọ Dừa lên kinh ứng thí đỗ đạt làm quan lớn, hai cô chị nghe tin tức điên lên, liền nghĩ âm mưu giết em để cướp chồng. Nhưng cuối cùng thì cái thiện vẫn luôn thắng cái ác. Cô em út hiền lành nhân hậu cuối cùng đã được Sọ Dừa tìm thấy và cứu thoát chết trở về hai người sống vô cùng hạnh phúc. Còn hai cô chị hối hận vì hành động hãm hại em của mình nên đã bỏ đi biệt xứ không dám vác mặt về làng nữa.

Đạo lý ở hiền gặp lành, còn ác giả ác báo chính là truyền thống ngàn đời nay mà ông cha ta thường khuyên răn, giáo dục con cháu mình cần phải sống đúng đạo đức, lương tâm, lễ giáo, không nên vì những vinh hoa phú quý làm mờ mắt, hay tham phú phụ bần, nhìn bên ngoài mà đánh giá một con người.

Thông qua truyện cổ tích "Sọ Dừa" người đọc cảm nhận được giá trị nhân văn sâu sắc trong những câu chuyện cổ dân gian Việt Nam. Mỗi câu chuyện là một bài học làm người mà chúng ta cần phải noi theo, tự rút ra bài học kinh nghiệm cho mình.

1 924 29/02/2024
Tải về