TOP 12 mẫu Cảm nhận Mây và sóng (2024) SIÊU HAY

Cảm nhận Mây và sóng lớp 6 gồm dàn ý và 12 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 6 hay hơn.

1 3,936 29/02/2024
Tải về


Cảm nhận Mây và sóng

Đề bài: Nêu cảm nhận bài thơ “Mây và sóng”.

Bài giảng Ngữ văn 6 Mây và sóng

Cảm nhận Mây và sóng - mẫu 1

"Mẹ ơi, kìa ai đang gọi con trên mây cao

… Mẹ ơi, kìa những ai đang gọi con dưới sóng rì rào…"

Hãy lắng nghe tiếng thơ ngọt ngào như tiếng hát của Ta-go, đại thi hào của Ấn Độ. Năm 1913, với tập "Thơ Dâng", ông được giải thưởng Nô-ben về văn chương. Thơ của Ta-go là "bài ca về tỉnh nhân ái ", là '"ước mơ và khát vọng về tự do, hạnh phúc". Thế giới thơ của Ta-go đã dành cho "miền thơ ấu" một vị trí ấm áp và sang trọng, hồn nhiên và đậm đà.

Bài thơ "Mây và sóng" nói về tình yêu mẹ và mơ ước kì diệu của tuổi thơ. Nó là bài thơ kiệt tác rút trong tập "Trăng non" (1915) của thi hào. Bài thơ mang sắc điệu trữ tình như một khúc đồng dao thể hiện niềm giao cảm thần tiên của tâm hồn tuổi thơ với mây và sóng, với thiên nhiên kì diệu.

Em bé ngước mắt nhìn trời xanh, lắng nghe mây trên chín tầng cao vẫy gọi. Mây ân cần rủ em bé cùng du ngoạn "giỡn với sớm vàng", và đùa "cùng trăng bạc" từ bình minh đến lúc trăng lên. Mây được nhân hóa, có gương mặt, nụ cười và giọng nói thủ thỉ tâm tình:

"Họ bảo: chúng ta vui chơi từ tinh mơ đến hết ngày,

Chúng ta giỡn với sớm vàng rồi lại đùa cùng trăng bạc".

Cuộc đối thoại giữa mây với em bé không chỉ nói lên tâm hồn bay bổng hồn nhiên của tuổi thơ mà còn khẳng định ngợi ca tình yêu mẹ của tuổi thơ rất đẹp và mãnh liệt:

"Mẹ đợi tôi ở nhà, tôi có lòng nào bỏ được mẹ tôi".

Yêu mẹ hiền, yêu mái nhà êm ấm… là những tình cảm trong sáng, đằm thắm của em bé. Có gì hạnh phúc hơn khi được sống bên mẹ hiền:

"Con làm mây nhé, mẹ làm mặt trăng

Hai tay con ôm mặt mẹ, còn mái nhà ta là trời xanh".

Trí tưởng tượng diệu kì và tình yêu thiếu nhi nồng nàn của Ta-go đã sáng tạo nên vần thơ đẹp nói về hạnh phúc tuổi thơ. Ở đây, tình mẫu tử được nâng lên ngang tầm với vũ trụ!

Ngắm mây bay… rồi em bé nghe sóng reo, sóng hát. Sóng như sứ giả của đại dương xa vời đến với em bé. Sóng reo rì rầm. Sóng vẫy gọi chào mời em bé. Tuổi thơ nào mà chẳng khao khát, ước mơ?. Sóng thủ thỉ cùng em về một cuộc viễn du: "Chúng ta ca hát sớm chiều, chúng ta đi mãi mãi".

Và rồi cứ đi đến bờ biển… sóng sẽ cuốn con đi đến mọi bến bờ, mọi chân trời xa lạ… Mơ ước muốn đi xa, nhưng em bé lại đắn đo băn khoăn: “Nhưng đến tối, mẹ tôi nhớ thì sao?” Sóng liếm vào bãi cát rồi lại rút ra xa, lại vỗ vào… Em bé bâng khuâng nhìn theo con sóng xa vời trên trùng dương:

"Tôi làm thế nào mà rời mẹ tôi được?

Họ (sóng) bên mỉm cười, và nhảy nhót, họ dần đi xa…".

Mơ ước được đi xa, nhưng rồi em bé lại băn khoăn, lưỡng lự. Em đã không thể đi du ngoạn cùng Mây (bay cao) nên em cũng không thể đi chơi với Sóng (đi xa). Với em chỉ có mẹ hiền yêu thương, nguồn vui ấm áp cao cả, thiêng liêng mà tạo hóa đã dành cho phần hơn: tình mẫu tử.

Em mơ ước đến với mọi chân trời góc biển, nhưng em không nỡ để mẹ nhớ, mẹ buồn. Trong hiện tại, em không thể nào "rời mẹ" trong khoảnh khắc. Niềm vui về mẹ hiền cứ chói ngời mãi hồn em thơ:

"Con làm sóng nhé, mẹ làm mặt biển

Con lăn, lăn như làn sóng vỗ

Tiếng con cười giòn tan vào gối mẹ.

Và không ai trên đời này biết được là mẹ con ta đang ở đâu…”.

Câu thơ "Con làm sóng nhé, mẹ làm mặt biển" là một câu thơ hàm nghĩa, giàu tính triết lí. Không có biển thì không có sóng. Có biển mới có sóng, cũng như có mẹ mới có em thơ. Lúc sóng vỗ cũng là lúc biển reo, biển hát. Lúc "con cười giòn tan vào gối mẹ" là lúc mẹ hạnh phúc. Vì thế, con ngoan, vui chơi là mẹ hạnh phúc. Nhà thơ mượn sóng và biển để nói cùng tuổi thơ gần xa với bao điều.

Tính độc đáo của bài thơ là hai mẩu đối thoại giữa em bé với Mây, giữa em bé với Sóng, đan xen vào lời con thủ thỉ với mẹ hiền. Một bài thơ trong sáng, hồn hậu của Ta-go nói về miền ấu thơ. Yêu thiên nhiên, sóng hồn nhiên thích phiêu lưu mạo hiểm, trí tưởng tượng phong phú, hiếu thảo… là đời sống tinh thần và tâm hồn tuổi thơ. Em bé được nói trong "Mây và Sóng" rất yêu thương mẹ hiền."Mây và Sóng" là một bài thơ hay nói về hạnh phúc tuổi thơ. Hình tượng Sóng, Mây, Mẹ thấm đượm vẻ đẹp nhân văn về chủ đề ấy.

Cảm nhận Mây và sóng - mẫu 2

Mây và sóng của Ta-go là một bài thơ thật cảm động về tình cảm mẹ con. Có hai cảnh thơ: cảnh đầu em bé nói chuyện với mẹ về mây, cảnh sau em bé nói chuyện với mẹ về sóng. Qua câu chuyện tưởng tượng về mây, về sóng toát lên tình thương yêu mẹ của em bé là hơn tất cả.

Trẻ em thật giàu sức tưởng tượng. Em tưởng tượng ra mây cũng như những đứa trẻ mải vui chơi suốt ngày:

“Họ bảo: Chúng ta vui chơi từ tinh mơ đến hết ngày.

Chúng ta giỡn với sớm vàng rồi lại đùa cùng trăng bạc”.

Tất nhiên là em bé thích đi chơi cùng với mây. Vì thế em mới nói: “Nhưng làm thế nào tôi lên trên ấy được”. Nhưng em nghĩ đến mẹ. Không thể bỏ mẹ mà đi chơi với mây được. Mẹ đang đợi ở nhà:

“Mẹ đợi tôi ở nhà, tôi có lòng nào bỏ được mẹ tôi”

Em muốn trò vui nào cũng có mẹ em. Và trò chơi nào có mẹ sẽ hay hơn cả trò chơi của mây:

“Con làm mây nhé, mẹ làm mặt trăng.

Hai tay con ôm mặt mẹ, còn mái nhà là trời xanh”.

Cảnh thơ thứ hai: em bé nói chuyện với mẹ về sóng. Sóng nói:

“Chúng ta ca hát sớm chiều, chúng ta đi mãi mãi, không biết là đi qua những đâu”.

Tất nhiên là em bé cũng muốn đi chơi với sóng để ca hát sớm chiều. Nhưng em nghĩ đến mẹ:

“Nhưng đến tối, mẹ tôi nhớ thì sao?

Tôi làm thế nào mà rời mẹ tôi được!”.

Mẹ em thì nhớ em, còn em thì không thể xa mẹ. Không niềm vui nào có thể sánh bằng mẹ được. Có mẹ là có tất cả. Thế là em nghĩ ra trò chơi còn hay hơn trò chơi của sóng:

“Con làm sóng nhé, mẹ làm mặt biển.

Con lăn, lăn như làn sóng vỗ, tiếng con cười giòn tan vào gối mẹ”.

Sóng muôn đời không ra khỏi biển. Không có biển thì không có sóng. Ngược lại, không có sóng, biển sẽ rất buồn. Cũng như vậy, đứa con luôn ở trong cuộc đời của người mẹ. Không có người mẹ thì không có người con. Đứa con sẽ là cả cuộc đời của người mẹ.

Bài thơ được táng tạo bằng trí tưởng tượng: em bé nói chuyện với mẹ về mây, về sóng. Lời thơ thật hồn nhiên, mà ý thơ lại thật sâu sắc: tình thương của người con với mẹ là hơn tất cả.

Cảm nhận Mây và sóng - mẫu 3

Tình cảm gia đình luôn là nguồn cảm hứng bất tận cho những nhà thơ, nhà văn thỏa sức sáng tạo, thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc và những bài học làm người quý giá. Nếu tình cha con thường được khắc họa một cách mạnh mẽ, hùng tráng, có phần đanh thép, cứng rắn, tình chị em máu mủ ruột rà sẻ chia, bao bọc giúp đỡ nhau thì tình mẫu tử luôn mang màu sắc thiêng liêng, cao quý mà gần gũi, thân thương. Với đại thi hào Ta - go, tình mẫu tử của ông xuất phát từ tâm hồn nhạy cảm trước cái đẹp, trước quê hương, con người trong cuộc sống. “Mây và sóng”, một kiệt tác trong sự nghiệp văn chương của ông chính là bản hòa ca ngọt ngào, là lời tâm sự thủ thỉ của một em bé với mẹ, qua đó thể hiện cái hồn nhiên, trong sáng của tuổi thơ, đồng thời là tình cảm thắm thiết, mặn nồng của người con dành cho mẹ.

Bài thơ mang giai điệu trữ tình, ngọt ngào như một bài hát về vùng đất thần tiên mơ mộng, sản phẩm của trí tưởng tượng phong phú dưới suy nghĩ non nớt của trẻ thơ. Những sự vật xuất hiện trong tác phẩm đều mang hình hài, sắc thái của con người, mang đến cảm giác trong trẻo, đáng yêu.

Tác giả xây dựng bài thơ dưới hình thức một cuộc nói chuyện giữa hai mẹ con, là lời em bé kể cho mẹ về sóng nước, mây trời mà em đã gặp khi đi chơi. Dưới góc nhìn non nớt và trí tưởng tượng phong phú của em, mây trời biết nói, biết cười, biết rủ em tham gia những cuộc vui bất tận.

Mẹ ơi, kìa ai đang gọi con trên mây cao.

Họ bảo: “Chúng ta vui chơi từ tinh mơ đến hết ngày

Chúng ta giỡn với sớm vàng rồi lại đùa cùng trăng bạc”

Con hỏi: “Nhưng mà làm thế nào tôi lên trên ấy được?”

Họ trả lời: “Con hãy đi đến hết cõi đất, rồi giơ tay lên trời con sẽ bay bổng lên mây”

Nhưng con nói: “Mẹ tôi đợi tôi ở nhà, tôi có lòng nào bỏ được mẹ tôi”

Họ bèn mỉm cười, và lơ lửng họ bay đi mất

Em bé gọi “Mẹ ơi” để bắt đầu kể chuyện nghe thật gần gũi, đáng yêu. Tiếng “Mẹ ơi” đầu đời chẳng cần uốn nắn, dạy bảo mà tự bộc phát như một sự hiển nhiên. Bên em luôn có mẹ, mẹ nghe em kể chuyện, mẹ bên em từ những bước chập chững đầu tiên, từ những lời ê a thuở ban đầu, từ những câu chuyện nhỏ nhặt trong những ngày đầu tiên của cuộc đời. Ánh mắt em ngước nhìn lên trời, bắt gặp những đám mây trắng bồng bềnh, mềm mại. Đám mây được nhân hóa mang những đặc điểm, tính cách, hành động giống như con người. Chúng gọi em đi chơi “từ tinh mơ đến hết ngày”, “giỡn với sớm vàng rồi lại đùa cùng trăng bạc”. Với một em bé thông minh, thích khám phá vạn vật mới lạ xung quanh thì lời mời gọi của mây quả thật hấp dẫn khó thể chối từ. Em bé muốn được đi chơi, đi đến những miền đất mới lạ để khám phá, đó cũng là một điều dễ hiểu cho câu hỏi “Nhưng làm thế nào mà tôi lên trên ấy được?”. Nhưng thật bất ngờ, em bé ngay lập tức từ chối lời mời ấy của mây khi biết rằng, để được đi chơi, em phải rời xa mẹ, phải để mẹ của em ở nhà. Em bé không đánh lòng “đi đến hết cõi đất” nếu mẹ em phải đợi em. “Tôi có lòng nào bỏ được mẹ”, câu nói xuất phát từ tình cảm thẳm sâu trong trái tim con người, tình mẫu tử cao quý không gì có thể chia cắt. Dường như, câu nói ấy không phải của một đứa trẻ ngây ngô đơn thuần mà là của một tâm hồn tràn đầy yêu thương, trân quý tình cảm gia đình bất diệt. Em bé sao nỡ đi đến nơi “tận cùng Trái Đất, đưa tay lên trời”, được “nhấc bổng lên tận tầng mây” khi mẹ tôi đợi tôi ở nhà”. Tình cảm đối với mẹ đã níu giữ em lại, em không thể rời xa mẹ dù hầu như đã hoàn toàn bị chinh phục bởi lời mời gọi hấp dẫn. Nhưng với em, chẳng cuộc vui nào, chẳng mây trời nào có thể so sánh với mẹ của em

“Nhưng con biết trò chơi còn hay hơn của họ

Con làm mây nhé, mẹ làm mặt trăng,

Hai tay con ôm mặt mẹ, còn mái nhà ta là trời xanh”

Ta - go đã nâng tầm tình mẫu tử lên ngang hàng với vũ trụ, với mây gió. Hình ảnh mẹ trong mắt em giống như mặt trăng dịu hiền với luồng ánh sáng thanh mát, còn em là những đám mây nhỏ mềm mại quẩn quanh bên mẹ. Mẹ và em luôn luôn gắn liền với nhau. Mây và trăng không thể tách rời hay chính tình mẫu tử trong tim luôn tồn tại, chẳng khó khăn cách trở nào có thể chia rẽ tình cảm ấy. “Hai tay con ôm mặt mẹ, còn mái nhà là trời xanh” gợi ra những kỉ niệm tuổi thơ yên bình, quấn quýt bên mẹ hiền. Chỉ cần có mẹ bên cạnh thì mọi cuộc vui với em bé chẳng còn quan trọng nữa, em bé cảm thấy vui nhất, hạnh phúc nhất là khi được chơi cùng mẹ của mình. Tình mẫu tử dẫu có đơn sơ, giản dị thì vẫn luôn bỏng cháy và trường tồn.

Không chỉ có mây trời mà ngay cả những con sóng biển rì rào, dưới lăng kính của em bé cũng trở thành những người bạn đến từ đại dương mênh mông

Mẹ ơi, kìa những ai đang gọi con dưới sóng rì rào

“Chúng ta ca hát sớm chiều, chúng ta đi mãi mãi, không biết là đi qua những đâu”

Con hỏi: “Nhưng làm thế nào tôi đuổi được theo bây giờ?”

Họ bảo: “Cứ đi, con cứ đi đến bờ biển, đứng im, con nhắm mắt lại, sóng sẽ cuốn con đi”

Con trả lời: “Nhưng đến tối mẹ tôi nhớ thì sao?

Tôi làm thế nào mà rời mẹ tôi được?”

Họ bèn mỉm cười, và nhảy nhót, họ dần đi xa

Ngắm mây trời, rồi em bé lại được nghe tiếng sóng hò reo bài ca của biển cả, sóng vẫy gọi em bé đi chơi thật xa. Lời thủ thỉ của sóng thật hấp dẫn với một đứa trẻ thông minh, tâm hồn phong phú như em, “ca hát sớm chiều”, “đi mãi mãi”, “không biết là đi qua những đâu”. Em bé cũng muốn chạy đi theo những cuộc chơi của sóng, những cuộc viễn du bất tận, nhưng em bỗng khựng lại vì nghĩ đến mẹ. “Nhưng đến tối mẹ tôi nhớ thì sao? Tôi làm thế nào mà rời mẹ tôi được?”. Nỗi lo của em là lo mẹ sẽ nhớ em khi em không về. Em sợ mẹ buồn, sợ mẹ nhớ em, sợ mẹ ở một mình, sợ phải rời bỏ mẹ. Tuy mộng mơ là thế, khao khát được đi khám phá thế giới mãnh liệt đến vậy, nhưng với em, chúng chẳng có nghĩa lý gì nếu em chỉ thực hiện những điều ấy một mình, phải để mẹ ở nhà. Chân trời góc bể hay những chuyến du ngoạn ngoài kia cũng chẳng thể lấp đầy khoảng trống thiếu mẹ trong tâm hồn em. Hạnh phúc của em là được ở bên mẹ, là nụ cười của mẹ. Những điều ấy tuy giản dị, đơn sơ, nhưng với em, có mẹ chính là có tất cả.

Nhưng con biết trò chơi còn hay hơn của họ

Con làm sóng nhé, mẹ làm mặt biển,

Con lăn, lăn như làn sóng vỗ, tiếng con cười giòn tan vào gối mẹ

Và không ai trên đời này biết được là mẹ con ta đang ở đâu!

"Con làm sóng nhé, mẹ làm mặt biển” không chỉ đơn thuần là câu nói của trẻ thơ mà còn mang tầng nghĩa sâu sắc. Thuận theo tạo hóa tự nhiên, không có biển sẽ chẳng có sóng, không có mẹ thì cũng chẳng thể nào có con. Vì thế mà mỗi bước chân con đi không thể thiếu ánh mắt dõi theo trìu mến của mẹ, niềm vui của con cũng không thể thiếu đi nụ cười hạnh phúc từ mẹ. Tiếng “con cười giòn tan vào gối mẹ” hay tiếng sóng biển rì rào vỗ rì rào bờ cát, đồng thời là lời gợi nhắc những kỉ niệm tuyệt đẹp thời ấu thơ của con bên mẹ. Tác giả rất khéo léo khi cả bài thơ không hề thốt ra một câu “con yêu mẹ” hay những lời thể hiện tình cảm trực tiếp, nhưng qua lời nói của em bé, người đọc dễ dàng cảm nhận được tình mẫu tử đến từ cả mẹ và em bé. Người mẹ cũng không xuất hiện trong bài thơ, nhưng trải dài cả tác phẩm là lời em bé tâm tình, kể chuyện cho mẹ nghe. Hai mẹ con chỉ cần có nhau để sống hạnh phúc, “không ai trên đời này biết được mẹ con ta đang ở đâu”, không có nỗi đau, không có buồn tủi gì chia cắt được hai mẹ con. CÓ lẽ, thứ tình cảm thiêng liêng ấy chẳng thể hiện ra bằng lời, nhưng đó là động lực, là lẽ sống, là nơi để mỗi người con trở về khi mệt mỏi thương trường.

Sử dụng cấu trúc lồng ghép lời thoại giữa em bé và mẹ, đồng thời là cuộc nói chuyện của em với mây, với sóng, dưới lăng kính ngây thơ trong sáng mà rực rỡ sắc màu, một thế giới cổ tích hiện ra một cách hài hòa, tinh tế. Nơi đó có em, có mẹ, có mây, có sóng, có mái nhà em yêu thương. Với trí tưởng tượng phong phú, tư duy thông minh cùng trái tim đong đầy tình yêu thương, qua lời nhà thơ, em bé đã thể hiện sự cao cả, bất diệt của tình mẫu tử, đồng thời bày tỏ ước mơ được khám phá thiên nhiên, chinh phục thế giới bao la rộng lớn.

Bằng ngòi bút nhạy cảm và tâm hồn dào dạt tình yêu thương, Ta - go đã viết nên một bài thơ thắm đượm tình người. Chẳng cần tìm kiếm hạnh phúc và niềm vui ở đâu xa xôi hào nhoáng, chỉ cần những điều chân phương, ở cạnh người mẹ thân yêu, sống một cuộc sống không lo âu giữa mây gió, biển cả, đó chính là định nghĩa của hạnh phúc. Lời của em bé cũng như lời của tác giả, rằng bản thân con người chỉ thật sự an nhàn khi được sống trong tình yêu thương của mẹ, tình mẫu tử nồng cháy, bất diệt.

Cảm nhận Mây và sóng - mẫu 4

Tình mẫu tử luôn là tình cảm thiêng liêng và cao cả nhất trong trái tim mỗi người. Ta-go, một nhà thơ nổi tiếng của Ấn Độ, ông đã thể hiện tình cao quý ấy qua tác phẩm “Mây và sóng”. Trong câu chuyện mây rủ đi chơi xa, cậu bé khao khát được bay lên ngắm bình minh và vầng trăng trên trời cao. Nhưng khi nhận câu trả lời: “hãy đến tận cùng của trái đất, đưa tay lên trời, cậu sẽ được nhấc bổng lên tận tầng mây”. Cậu đã nghĩ đến mẹ và nhận ra rằng không thể rời xa mẹ để theo đuổi thú vui của mình. Thay vào đó, là một trò chơi với mẹ “Con là mây và mẹ sẽ là trăng”. Như vậy, thay vì đi xa đến chân trời góc bể, người con đã lựa chọn ở lại bên mẹ và cùng mẹ khám phá về thiên nhiên trong mái nhà ấm áp hư trời cao xanh thẳm. Chỉ cần có mẹ, nơi ấy con có niềm vui và hạnh phúc. Và rồi đứng trước biển cả rộng lớn, cậu muốn là con sóng, đi xa bờ và khám phá đại dương bao la. Nhưng cậu chợt nhận ra “buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà”. Đó không chỉ là tình yêu tha thiết dành cho đáng sinh thành, đó còn là trách nhiệm của cậu bé khi nhớ tới lời dặn của mẹ. Dù trong hoàn cảnh nào, em cũng luôn mong mẹ sẽ là vầng trăng dịu mát hay bến bờ để con có thể trở về trong vòng tay ấm áp, yêu thương. Và để con có thể thủ thỉ mọi điều hay chỉ là những câu chuyện nhỏ, để được mẹ lắng nghe và sẻ chia tất cả. Hạnh phúc đôi khi bắt đầu từ những gì giản dị, gần gũi và thân thương đến thế. Nhà văn cũng muốn nhắn nhủ tới người đọc một chân lí không thể thay đổi đó là không có thứ gì có thể thay đổi được tình mẫu tử, đó là tình cảm thiêng liêng và vĩnh hằng.

Cảm nhận Mây và sóng - mẫu 5

Bài thơ được viết vào năm 1915, bằng hình ảnh mây và sóng tác giả đã gợi ra cho em bé một cách tưởng tượng riêng nói lên cái tình yêu thiên nhiên vô tư hồn nhiên của em. Bên cạnh đó là những đối đáp rủ rê từ chối khiến em bé tự chủ được bản thân qua đời sống tinh thần và tâm hồn trẻ thơ của em.

Mở đầu là lời rủ rê hết sức hấp dẫn của mây và sóng đối với em bé. Là những trò chơi rất thú vị. Với trẻ em, các em rất muốn ham chơi, muốn khám phá nhiều nét riêng biệt muốn tìm những cái thú vị mà người lớn khó mà tưởng tượng được. Với em bé được tác giả này khắc họa cũng thế, em rất muốn đi chơi, rất ham chơi nhưng vì nhớ đến mẹ mà em từ chối các lời rủ rê đó một cách rất khôn khéo và nhanh. Mẹ ơi, những người sống trên mây đang gọi con:

"Chúng ta chơi đùa từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà,

Chúng ta chơi với buổi sớm mai vàng,

Chúng ta chơi với vầng trăng bạc."

Ở hai đoạn tiếp theo là sự chỉ dẫn của mây và sóng để em bé lên chơi cùng họ, nhưng em bé đã từ chối. Tất cả chỉ vì nhớ mẹ đang ở nhà đợi. Điều này chứng tỏ em bé rất yêu thương mẹ mình. Và cũng không thể bỏ lại cuộc chơi ở đây mà em bé đã mở ra một hướng khác với mình.

Con hỏi: "Nhưng tôi làm sao mà lên được với các người?”

Họ trả lời: “Hãy đến bên bờ trái đất,

và đưa tay lên trời,

em sẽ được nhấc bổng lên mây."

Con nói: "Mẹ tôi đang đợi ở nhà

Làm sao tôi có thể bỏ mẹ tôi mà đi được ?"

Thế là họ cười rồi bay đi mất.

Nhưng con biết một trò chơi thích hơn trò ấy, mẹ ơi.

Con sẽ là mây và mẹ sẽ là trăng.

Con sẽ lấy hai tay trùm lên người mẹ,

Và mái nhà sẽ là bầu trời xanh thẳm.

Em bé đã nghĩ ra một cách khả quan hơn, sáng tạo hơn đó là đưa hình ảnh của mẹ vào trong giấc mơ của mình. Và đã đưa tình cảm của mẹ vào với em. Điều này còn chứng tỏ được tình yêu mà em bé dành cho mình và những tình cảm trong sáng đó mãi hiện hữu và lưu đọng trong em, dù đi đâu là gì cũng đều nhớ về người mẹ của mình. Không bao giờ vì cuộc chơi mà em bỏ mẹ mình.

Ở các đoạn thơ còn lại là những lời đối đáp rát trẻ thơ và hồn nhiên của em với sóng. Các hình ảnh này hiện về làm cho em lại có cảm giác muốn đi chơi những cũng vì nghĩ tới mẹ, thương mẹ mà em bé bỏ cuộc chơi và về với mẹ mình. Thế nhưng em lại nghĩ theo hướng khác đưa mẹ làm sóng và em bé lăn tăn gợn bên lòng mẹ. Qua sự đối đáp của em bé với mây và sóng cho thấy em bé là một người rất yêu thương mẹ mình. Dù có cuộc chơi có vui tới đâu em cũng không bỏ mẹ mà đi chơi.

Qua bài thơ này, tác giả đã gợi được trong lòng người đọc với sự hiện hữu của em bé đó là một tình cảm thiêng liêng của em dành cho mẹ, là coi ngợi tình yêu của mẹ dành cho người con của mình và tác giả cũng rất cảm động tới tấm lòng thiết tha, nồng hậu của em bé đối với mẹ mình.

Cảm nhận Mây và sóng - mẫu 6

Nhà văn, nhà viết kịch người Pháp R.Rolland đã từng nhận định: “Nếu có một nơi nào đó trên bề mặt trái đất mà ở đó tất cả giấc mơ của con người đã tìm được quê hương ngay từ thời nguyên sơ khi con người bắt đẩu mơ ước về sự tồn tại của mình thì đó là Ấn Độ.” Mảnh đất ấy với bề dày văn hiến trầm tĩnh, vững chãi là chiếc nôi nuôi dưỡng, hình thành và phát triển của rất nhiều tài năng nghệ thuật, rất nhiều nhà văn, nhà thơ mà cuối cùng, hợp tụ lại, lưu hợp lại ở đỉnh cao là Ra-bin-dra-nat Ta-go, một trong “Tam vị nhất thể’ của văn học hiện đại Ấn. “Người canh gác trái tim Ấn Độ” ấy với tập Trăng non và bài thơ Mây và sóng đã mở ra một thế giới cổ tích tuổi thơ qua trí tưởng tượng bay bổng và hồn nhiên của em bé đáng yêu.

Trăng non là một trong những tập thơ hay nhất của Ta-go viết về chủ đê' trẻ em. Trăng non không chỉ thể hiện sự am hiểu sâu sắc của nhà thơ đối với trẻ nhỏ mà còn thể hiện tình yêu thương vô bờ mà Ta-go muốn dành cho những trái tim bé bỏng. Tập thơ ra đời với những hình tượng, cảm xúc độc đáo kéo theo bao sự liên tưởng sâu xa vê' tình mẫu tử. “Mây và sóng” vốn được viết bằng tiếng Ben-gan, quê hương nhà thơ, được in trong tập Si-su (trẻ thơ), vê’ sau được chính Tago dịch ra tiếng Anh in trong tập Trăng non chứa đựng đầy đủ những hình tượng, cảm xúc vể một thế giới diệu kì mà “Ta-go là họa sĩ vẽ bụi đất và ánh sáng mặt trời”. Người họa sĩ ấy mở ra một thế giới cổ tích tuổi thơ không chỉ là những điều kì diệu với người bạn thiên nhiên, với những trò chơi và khả năng kì diệu, mà trong thế giới ấy còn có tình mẫu tử thiêng liêng, sâu sắc, những trò chơi yên bình, ấm áp em có thể chơi cùng mẹ.

Qua trí tưởng tượng bay bổng, hồn nhiên và đáng yêu của em bé, thế ; giới cổ tích ấy hiện lên cùng những người sống trên mây và trong sóng. Với ; trẻ em, tất cả đều là bè bạn, từ tâm hồn non nớt, ngây thơ và trong sáng của các em đã nhân cách hóa mọi thứ xung quanh mình. Am hiểu về trẻ em và nét tâm lí ấy, nhà thơ Ra-bin-dra-nat Ta-go không nhân hóa mây và sóng mà để chính tâm hồn và trí tưởng tượng của các em thực hiện điều ấy. Em bé thấy “trên có người gọi con” và kể cho em nghe về cuộc sống thú vị trên đó: “Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà. Bọn tớ chơi với bình minh vàng, bọn tớ chơi với vầng trăng bạc”. Thế giới cổ tích ấy thật đẹp với những màu sắc lấp lánh, thân quen mà mỗi em nhỏ đều thích thú, ao ước. Đó là những người bạn ; hiền hòa, dịu dàng: “bình minh vàng” và “vầng trăng bạc”, là những người bạn mà mỗi ngày các em đều ngắm nhìn, đều ước ao. Trong trí tưởng tượng của trẻ thơ không có điều gì là không thể, và thế giới ấy chẳng hể xa vời mà rất gần gũi, có một con đường dẫn đến, có một người bạn đón mình đi. Em bé với nét tâm lí chung của tất cả trẻ nhỏ, còn ham chơi và đều thích chơi đã hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?” và nhận được câu trả lời tận tình chỉ dẫn của những người sống trên mây: “Hãy đến nơi tận cùng trái đất, đưa tay lên trời, cậu sẽ được nhấc bổng lên tận tầng mây”. Đây là những điều chỉ có các em, bằng trí tưởng tượng bay bổng mới có thể’ nghĩ ra và nhờ có sự hồn nhiên mới có niềm tin sâu sắc.

Thế giới kì diệu với những người bạn từ thiên nhiên và con đường “nhập bọn vui chơi” của em bé còn là thế giới biển cả bao la với lời mời gọi của những người sống trong sóng: “Trong sóng có người gọi con” và họ kể cho em bé về những chuyến ngao du kì thú, hấp dẫn: “Bọn tớ ca hát từ sáng sớm cho đến hoàng hôn. Bọn tớ ngao du nơi này nơi nọ mà không biết từng đến nơi nao”. Có thể nói bầu trời và biển cả luôn là niềm yêu thích của trẻ thơ, và thú vị biết ; ! bao khi được ngao du, thám hiếm tất cả mọi nơi trong thế giới rộng lớn, bao la và vô cùng hấp dẫn ấy. Được vui vẻ ca hát, nhảy múa từ sớm tinh mơ cho đến lúc chiều tà, được ngao du đến những vùng đất mới lạ mà “không biết từng đến nơi nao”. Chính điều ấy đã hấp dẫn trẻ thơ, em bé hỏi ngay những người bạn mới của mình: “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”k một lần nữa được chỉ dẫn tận tình: “Hãy đến rìa biển cả, nhắm nghiền mắt lại, cậu sẽ được làn sóng nâng đi”. Cũng như con đường đến chơi cùng đám mây, con đường đến chơi với sóng là phép màu diệu kì của thế giới tuổi thơ mà chỉ ở đó, với niềm tin mãnh liệt vào những câu chuyện cổ tích, những điều mới lạ về thế giới bay bổng trong tiềm thức, trong trí tưởng tượng con đường mới có thể hiện ra chân thật, gần gũi với vẻ đẹp vô tận.

Bằng trái tim non nớt của mình, thế giới cổ tích của em bé còn là thế giới có mẹ cùng vui chơi, cùng hóa thần. Cả hai lời mời gọi để khiến em bé băn khoăn bởi bản tính ham chơi đặc trưng của trẻ nhỏ, nhưng cả hai lần, ! em bé đểu từ chối và em nghĩ đến những trò chơi thú vị hơn. Đó là khi: “Con là mày và mẹ sẽ là trăng./ Hai bàn tay con ôm lấy mẹ, và mái nhà ta sẽ là bầu trời xanh thẳm”.Thế giới rộng lớn trên mây qua trí tưởng tượng của em bé có thể ở ngay trong nhà, nơi vòm mái trên kia che mưa chắn gió, nơi có mẹ yêu thương, chăm sóc. Em bé sẽ là những đám mây xanh trắng trên bầu trời bao la, còn mẹ là vầng trăng dịu mát, hiền hòa. Trong trò chơi thú vị này, em bé sẽ mãi quấn quýt, gần gũi bên mẹ. “Hai bàn tay ôm lấy mẹ” không chỉ là hình ảnh mây và trăng trên bầu trời mà còn thể hiện sự yêu thương, gắn bó của hai mẹ con.

Cuộc đời con người có thể đi đến bất cứ đâu, trong bất kì hoàn cảnh nào, thì tình mẫu tử thiêng liêng ấy sẽ mãi là điểm tựa tinh thần vững chắc nhất. Điều lớn lao ấy trong trí tưởng tượng của em nhỏ được biểu hiện rất giản dị, đơn sơ nhưng lại cô cùng cảm động. Em sẽ là những ngọn sóng ngao du khắp bốn phương trời và mẹ sẽ là “bến bờ kì lạ” luôn chờ đón con ở bất cứ đâu. “Con lăn, lăn, lăn mãi rồi cười vang vỡ tan vào lòng mẹ.” Khi được vòng tay ấm áp của mẹ ôm ấp, vỗ về, mỗi đứa trẻ đều bình yên, hạnh phúc trong tiếng cười giòn giã. Với hình thức đối thoại lồng trong lời kể của em bé, qua những hình ảnh thiên nhiên giàu ý nghĩa tượng trưng, mây và sóng là hình ảnh thiên nhiên hiền hòa mà mỗi người trân trọng, hòa mình và cùng nhau chung sống. Những lời mời gọi không chỉ rủ em bé đi chơi mà còn tượng trưng cho những cám dỗ trong đời mà mỗi người sẽ gặp phải.

Vượt qua tất cả những cảm dỗ ấy là sự trở về' với những chuẩn giá trị bền vững, tình mẫu tử thiêng liêng, tình gia đình ấm áp. Bởi thế, bài thơ Mây và sóng của Ra-bin-dra-nat Ta-go không chỉ là bài thơ viết về' thiếu nhi, cho thiếu nhi, mà còn là bài học ý nghĩa về' tình cảm bất diệt của con người. Thế giới cổ tích diệu kì, em bé tưởng tượng bằng sự bay bổng, hồn nhiên, cũng giống như vầng trăng trước sân từ bao đời của trẻ em Việt:

“Trăng ơi... từ đâu đến?

Hay biển xanh diệu kì

Trăng tròn như mắt cá

Chẳng bao giờ chớp mi

Trăng ơi... từ đâu đến?

Hay từ một sân chơi

Trăng bay như quả bóng

Đứa nào đá lên trời

Trăng ơi... từ đâu đến?

Hay từ lời mẹ ru

Thương Cuội không được học

Hú gọi trâu đến giờ!”

Trẻ em, dù ở bất cứ đâu, với trí tưởng tượng bay bổng và lối tư duy hồn nhiên, ngây thơ đểu dành tình yêu đặc biệt cho những người bạn của thế giới diệu kì. Một tiếng vọng từ rừng già, một lời mời gọi của thiên nhiên, một cậu sên chậm chạp hay bờ cát dài trắng phau đều là bạn bè của các em. Thế giới cổ tích luôn vun đắp cho các em những tình cảm, phẩm chất đáng quý. Hình ảnh bao trùm, choáng ngợp, sâu thẳm trong tâm hồn mỗi đứa trẻ không gì thay thế được chính là Mẹ. Biết bao sự cám dỗ ở trên đời nhưng Mẹ của con vẫn là vĩ đại nhất. Từ ngàn xưa, người Việt đã có câu:

“Mẹ là mặt trời của ta

Ai không yêu mẹ thì ra đứng đường”

hay

“Mẹ như một nhánh mạ gãy

Hóa thân thành bát cơm đây nuôi con”.

Và quả thực, Ta-go đã sống cuộc đời đúng như tên của mình, là một nhà thơ, một triết gia Bà-la-môn và nhà dân tộc chủ nghĩa, ông đã tạo ra trong thơ mình “nhiều hình ảnh lung linh diệu huyền, nhiều màu sắc tươi mát” mà ẩn sau nó là những tình cảm thiêng liêng, bất diệt.

Mây và sóng khép lại trong tiếng cười giòn tan và hình ảnh ấp ôm quấn quýt của hai mẹ con. Thế giới cổ tích tuổi thơ, qua trí tưởng tượng bay bổng và hồn nhiên của em bé chứa đựng những người bạn diệu kì, có những con đường màu nhiệm nhưng hơn tất cả, chính là có luôn mẹ kề bên.

Cảm nhận Mây và sóng - mẫu 7

Ta-go là nhà thơ hiện đại lớn nhất Ấn Độ. Những tác phẩm của ông mang đến cho người đọc những cảm xúc sâu sắc mãnh liệt bởi một phần đã được trải nghiệm qua những trải nghiệm của chính cuộc đời nhà thơ. Ông có một sức sáng tạo phi thường minh chứng là ông đã để lại một khối lượng tác phẩm đồ sộ và có tầm ảnh hưởng khá lớn đối với thời đại. Ông là nhà văn Châu Á đầu tiên được nhận giải thưởng Nô ben về văn học. Đặc biệt khi mà viết về thơ thì ông lại luôn hướng đến khai thác tình mẫu tử thiêng liêng và chính điều này đã mang đến cho ông những thành tựu sâu sắc. Trong số đó thì bài thơ mây và sóng cũng là một tác phẩm điển hình trong những tác phẩm viết về tình mẫu tử của nhà thơ. Bài thơ in trong tập thơ non là một kiệt tác.

Bài thơ là một câu chuyện về một cậu bé trước lời mời gọi của mây và sóng mẹ bé muốn đi chơi muốn được hòa mình vào biển vào sóng vào mây cùng các bạn cùng trang lứa để được đi chơi nhưng trước tình cảm yêu thương của mẹ dành cho mình nên em bé đã nghĩ ra những trò chơi để có thể mãi mãi được ở bên cạnh mẹ và để quên đi sự cám dỗ bên ngoài kia. Qua những trò chơi mà em bé nghĩ ra ta thấm được tình cảm mẫu tử thiêng liêng và cao cả. Bài thơ dậy cho người đọc một triết lý sống cao đẹp và hướng con người đến một tình cảm thiêng liêng và hãy quý trọng nó đừng để đánh mất để rồi hối tiếc. Mở đầu bài thơ là lời mách của em bé về những thứ thú vị trên trời đang mời gọi em bé và có lẽ em đang rất muốn đi theo lời mời gọi ấy. Những con sóng kia cũng đang rủ rê em

Những người sống trong sóng nước gọi con:

"bọn tớ hát từ sớm mai đến tối,

"bọn tớ hát từ sớm mai đến tối,

Bọn tớ ngao du khắp nơi này đến nơi nọ

" mà không biết mình đã từng qua những nơi nào".

Qua lời miêu tả dễ thương của em bé ta có thể cảm nhận được những lời mời gọi rất cuốn hút và lôi cuốn đối với cả một người lớn cũng dễ bị thu hút còn đối với một đứa trẻ thì nó lại càng thu hút hơn khi mà các bé đang ở tuổi tò mò luôn thích khám phá mọi thứ xung quanh. Nào là đến với thế giới ấy sẽ được thỏa sức chơi cả ngày từ khi thức dậy đến lúc chiều tà nào là chơi với «buổi sớm mai vàng» nào là chơi với «vầng trăng bạc» nào là được hát từ sáng sớm đến tối được ngao du khắp thiên hạ thật là thích khi mà được đến với thế giới đó. Những câu thơ nhí nhảnh cho thấy trí tưởng tượng phong phú và thật là dễ thương của em bé. Chắc có lẽ lúc này em đang ngước lên bầu trời trong xanh và nhìn những đám mây trắng đang nhởn nhơ và suy nghĩ một cách hết sức trẻ con. Cuộc sống thật tự do và tự tại khi được chơi đùa với các bạn cả ngày mà không chán. Trên đó chắc hẳn sẽ có tất cả mọi thứ nhưng mà chắc chắn sẽ không có mẹ. Điều đó sẽ thật đáng sợ và chán biết bao nếu cuộc vui chơi lại không có mẹ. Dường như nhớ ra điều đó nên từ những lời mời gọi đầu tiên em bé đã nghĩ ngay đến mẹ và kể cho mẹ nghe những thứ xung quanh thật hấp dẫn đang mời gọi con và con cũng muốn đi với họ. Nhưng là sao mà lên đó được nên cậu bé do dự.

Con hỏi :nhưng làm thế nào mình lên đó được

Họ đáp: hãy đến nơi tận cùng của trái đất và đưa tay lên trời cậu sẽ được nhấc bổng lên tận tầng mây

Con nói: "Mẹ tôi đang đợi ở nhà

Làm sao tôi có thể bỏ mẹ tôi mà đi được ?"

Thế là họ cười rồi bay đi

Còn với sóng thì em bé cũng trả lời tương tự như thế. Những lời mời gọi thật là hút một cậu bé nhưng mà để đến được với nó kì thực cũng rất gian lao làm sao khi mà phải tìm đến tận cùng của trái đất mà đời với một cậu bé thì biết đâu là tận cùng của trái đất hay biết bờ biển là ở đâu. Suy nghĩ một lúc cậu bé băn khoăn và đưa ra câu trả lời là mẹ em đang đợi ở nhà và mẹ luôn muốn em ở nhà với mẹ. Khi đó họ cũng cười rồi bay đi. Dường như những đám mây trong tưởng tượng của cậu bé cũng biết được câu trả lời của cậu mà cười rồi bay đi luôn chứ không nài nỉ hay níu kéo gì. Dường như những thử thách càng lớn thì lòng yêu mẹ của chú bé lại càng được chứng minh, được củng cố. Như vậy, việc nêu ra sự việc thứ hai (cũng là thử thách thứ hai) càng chứng tỏ tình yêu tha thiết của chú bé đối với mẹ. Trong trường hợp này, khổ thơ thứ hai có tác động trùng điệp, hô ứng, khẳng định những tình cảm đã được thể hiện trong thử thách thứ nhất.

Trong cả hai lần, khi những người bạn đến rủ rê, chú bé đều hỏi lại:

“Con hỏi: Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”.

“Con hỏi: Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”.

Hỏi và được nghe trả lời, hướng dẫn chu đáo. Chi tiết này chứng tỏ tính xác thực, hấp dẫn của bài thơ. Trẻ con nào mà chẳng ham chơi. Khi nghe những lời mời gọi, lần nào chú bé cũng tỏ ra băn khoăn. Mặc dù vậy, tình yêu mẹ vẫn luôn chiến thắng. Chỉ cần nghĩ đến việc mẹ đang đợi ở nhà, mẹ không muốn chú đi chơi, chú bé đã nhất định từ chối những lời rủ rê dù những trò chơi ấy hấp dẫn đến đâu chăng nữa. Trước những lời mời gọi ấy cậu bé đã nghĩ đến mẹ và dứt khoát từ chối. Để quên đi những lời mời gọi ấy cậu bé đã nghĩ ra những trò chơi chỉ có mình và mẹ.

“ Nhưng con biết một trò chơi thích hơn trò ấy, mẹ ơi.

Con sẽ là mây và mẹ sẽ là trăng.

Con sẽ lấy hai tay trùm lên người mẹ,

Và mái nhà sẽ là bầu trời xanh thẳm.

Con đối với lời mời của biển thì em bé cũng có một trò chơi thú vị khác

“ Nhưng con biết một trò chơi hay hơn trò ấy

Con sẽ là sóng, mẹ sẽ là một bờ biển lạ lùng.

Con sẽ lăn, lăn, và vỗ vào gối mẹ, cười vang.

Và không một ai trên cõi đời này biết nơi đâu mẹ con ta đang ở”

Vậy là con có thể tận hưởng niềm mê say vũ trụ khoáng đạt, bao la, kì thú ở trong chính tình mẫu tử quấn quýt, thân thương. Và nếu như những người sống trên mây mê mải chẳng biết đâu là lúc dừng, những người sống trong sóng phiêu diêu không biết nơi nao là bến bờ thì con, trong niềm hân hoan của trò chơi tưởng tượng vẫn có mái nhà xanh thẳm để chở che, vẫn có bến bờ kì lạ để neo đậu, có lòng mẹ là chốn vĩnh hằng. Trò chơi tưởng tượng kia cũng mang đậm màu sắc tượng trưng, hay chính là tượng trưng của tượng trưng! Có lẽ những kì thú của tình người mới là vô cùng, vô tận. Trong hưng phấn tột cùng của trò chơi tưởng tượng ấy "mẹ con ta" tới được chốn siêu nhiên, đạt được cái hàng tồn không hình hài: Và không ai trên thế gian này biết chốn nào là nơi của mẹ con ta. Cũng như không ai biết được lòng mẹ rộng nhường nào, và con đã tan vào lòng mẹ. Lòng mẹ, tình mẹ vô độ mênh mông. Đó là nơi trở về sau cuối, an nhiên. Cái hay của bài thơ Mây và sóng là cái hay của "trò chơi tưởng tượng", cái hay của sức gợi những suy ngẫm chiều sâu, cái hay của những khả năng ý nghĩa từ những câu chuyện trẻ thơ hồn nhiên, trong suốt. Lối kết cấu song trùng, hệ thống hình ảnh tượng trưng trong mạch chảy liên tục của những dòng "thơ văn xuôi" cứ ánh lên theo khúc nhạc miên viễn của Mây và Sóng – sản phẩm tưởng tượng đặc sắc của Ta-go.

Không có biển thì làm sao có sóng cũng như không có mẹ thì làm sao có con. Không có bến bờ thì sóng vỗ vào đâu cũng như không có mẹ thì cuộc đời con có ý nghĩa gì. Lòng mẹ bao dung như bến bờ luôn luôn rộng mở. Hình ảnh bến bờ rộng mở lăn mãi rồi sẽ cười vỡ tan được ví như hình ảnh người mẹ luôn vỗ về con thơ. Mẹ mang đến hạnh phúc cho con và chỗ dựa cho cuộc đời con. Tình mẹ con trong bài thơ thật sâu đậm và đó cũng chính là vẻ đẹp vĩnh hằng của tình mẫu tử. Dù thế gian có như thế nào thì tình mẹ con vẫn mãi muôn đời vẫn tồn tại theo thời gian vẫn hiển hiện trong không gian rộng lớn và mãi mãi bất diệt. Đó chính là ý nghĩa chủ đạo của bài thơ

Với hình thức đối thoại và độc thoại độc lập của cậu bé đã cho ta thấy tình cảm thiêng liêng và sâu sắc của tình cảm mẹ con. Bài thơ còn cho ta nhiều suy ngẫm bởi trong cuộc sống con người thường gặp những cám dỗ nhất là đối với một đứa trẻ và muốn khước từ chúng thì cần có một điểm tựa vững chắc và ở đây điểm tựa của em bé chính là mẹ đó chính là điểm tựa vững chắc nhất. Hạnh phúc không ở đâu xa không phải là điều gì bí ẩn mà đó ở ngay bên chúng ta và do chúng ta tạo nên.

Cảm nhận Mây và sóng - mẫu 8

Hãy lắng nghe tiếng thơ ngọt ngào như tiếng hát của Ta-go, đại thi hào của Ấn Độ. Năm 1913, với tập "Thơ Dâng", ông được giải thưởng Nô-ben về văn chương. Thơ của Ta-go là "bài ca về tình nhân ái", là "ước mơ và khát vọng về tự do, hạnh phúc". Thế giới thơ của Ta-go đã dành cho "miền thơ ấu" một vị trí ấm áp và sang trọng, hồn nhiên và đậm đà.

Bài thơ “Mây và Sóng" nói về tình yêu mẹ và mơ ước kì diệu của tuổi thơ. Nó là bài thơ kiệt tác rút trong tập "Trăng non" (1915) của thi hào. Bài thơ mang sắc điệu trữ tình như một khúc đồng dao thể hiện niềm giao cảm thần tiên của tâm hồn tuổi thơ với mây và sóng, với thiên nhiên kì diệu. Em bé ngước mắt nhìn trời xanh, lắng nghe mây trên chín tầng cao vẫy gọi. Mây ân cần rủ em bé cùng du ngoạn "giỡn với sớm vàng", và đùa "cùng trăng bạc" từ bình minh đến lúc trăng lên. Mây được nhân hóa, có gương mặt, nụ cười và giọng nói thủ thỉ tâm tình:

"Họ bảo: Chúng ta vui chơi từ tinh mơ đến tối ngày,

Chúng ta giỡn với sớm vàng rồi lại đùa cùng trăng bạc".

Cuộc đối thoại giữa mây với em bé không chỉ nói lên tâm hồn bay bổng hồn nhiên của tuổi thơ mà còn khẳng định, ngợi ca tình yêu mẹ của tuổi thơ rất đẹp và mãnh liệt:

"Mẹ đợi tôi ở nhà, tôi có lòng nào bỏ được mẹ tôi".

Yêu mẹ hiền, yêu mái nhà êm ấm… là những tình cảm trong sáng, đằm thắm của em bé. Có gì hạnh phúc hơn khi được sống bên mẹ hiền:

"Con làm mây nhé, mẹ làm mặt trăng

Hai tay con ôm mặt mẹ, còn mái nhà ta là trời xanh".

Trí tưởng tượng diệu kì và tình yêu thiếu nhi nồng nàn của Ta-gor đã sáng tạo nên vần thơ đẹp nói về hạnh phúc tuổi thơ, ở đây, tình mẫu tử được nâng lên ngang tầm với vũ trụ! Ngắm mây bay… rồi em bé nghe sóng reo, sóng hát. Sóng như sứ giả của đại dương xa vời đến với em bé. Sóng reo rì rầm. Sóng vẫy gọi chào mời em bé. Tuổi thơ nào mà chẳng khao khát, ước mơ? Sóng thủ thỉ cùng em về một cuộc viễn du: "Chúng ta ca hát sớm chiều, chúng ta đi mãi mãi". Và rồi cứ đi đến bờ biển… sóng sẽ cuốn con đi đến mọi bến bờ, mọi chân trời xa lạ… Mơ ước muốn đi xa, nhưng em bé lại đắn đo băn khoăn: Nhưng đến tối, mẹ tôi nhớ thì sao?". Sóng liếm vào bãi cát rồi lại rút ra xa, lại vỗ vào… Em bé bâng khuâng nhìn theo con sóng xa vời trên trùng dương:

tôi làm thế nào mà rời mẹ tôi được?

Họ bèn mỉm cười, và nhảy nhót, họ dần đi xa…,”

Mơ ước được đi xa, nhưng rồi em bé lại băn khoăn, lưỡng lự. Em đã không thể đi du ngoạn cùng mây (bay cao) nên em cũng không thể đi chơi với sóng (đi xa). Với em chỉ có mẹ hiền yêu thương, nguồn vui ấm áp cao cả, thiêng liêng mà tạo hóa đã dành cho phần hơn: tình mẫu tử. Em mơ ước đến với mọi chân trời góc biển, nhưng em không nỡ để mẹ nhớ, mẹ buồn. Trong hiện tại, em không thể nào "rời mẹ" trong khoảnh khắc. Niềm vui về mẹ hiền cứ chói ngời mãi hồn em thơ:

"Con làm sóng nhé, mẹ làm mặt biển

Con lăn, lăn như làn sóng vỗ, tiếng con cười giòn tan vào gối mẹ.

Và không ai trên đời này biết được là mẹ con ta đang ở đâu".

Câu thơ "Con làm sóng nhé, mẹ làm mặt biển" là một câu thơ hàm nghĩa, giàu tính triết lí. Không có biển thì không có sóng. Có biển mới có sóng, cũng như có mẹ mới có em thơ. Lúc sóng vỗ cũng là lúc biển reo, biển hát. Lúc "con cười giòn tan vào gối mẹ" là lúc mẹ hạnh phúc. Vì thế, con ngoan, vui chơi là mẹ hạnh phúc. Nhà thơ mượn sóng và biển để nói cùng tuổi thơ gần xa với bao điều.

Tính độc đáo của bài thơ là hai mẩu đối thoại giữa em bé với mây, giữa em bé với sóng, đan xen vào lời con thủ thỉ với mẹ hiền. Một bài thơ trong sáng, hồn hậu của Ta-go nói về miền ấu thơ. Yêu thiên nhiên, sống hồn nhiên, thích phiêu lưu mạo hiểm, trí tưởng tượng phong phú, hiếu thảo… là đời sống tinh thần và tâm hồn tuổi thơ. Em bé được nói trong "Mây và Sóng" rất yêu thương mẹ hiền.

"Mây và Sóng" là một bài thơ hay nói về hạnh phúc tuổi thơ. Hình tượng sóng, mây và mẹ thấm đượm vẻ đẹp nhân văn về chủ đề ấy.

Cảm nhận Mây và sóng - mẫu 9

Bài thơ được viết vào năm 1915, bằng hình ảnh mây và sóng tác giả đã gợi ra cho em bé một cách tưởng tượng riêng nói lên cái tình yêu thiên nhiên vô tư hồn nhiên của em. Bên cạnh đó là những đối đáp rủ rê từ chối khiến em bé tự chủ được bản thân qua đời sống tinh thần và tâm hồn trẻ thơ của em.

Mở đầu là lời rủ rê hết sức hấp dẫn của mây và sóng đối với em bé. Là những trò chơi rất thú vị. Với trẻ em, các em rất muốn ham chơi, muốn khám phá nhiều nét riêng biệt muốn tìm những cái thú vị mà người lớn khó mà tưởng tượng được. Với em bé được tác giả này khắc họa cũng thế, em rất muốn đi chơi, rất ham chơi nhưng vì nhớ đến mẹ mà em từ chối các lời rủ rê đó một cách rất khôn khéo và nhanh.

Mẹ ơi, những người sống trên mây đang gọi con:

"Chúng ta chơi đùa từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà,

Chúng ta chơi với buổi sớm mai vàng,

Chúng ta chơi với vầng trăng bạc."

Ở hai đoạn tiếp theo là sự chỉ dẫn của mây và sóng để em bé lên chơi cùng họ, nhưng em bé đã từ chối. Tất cả chỉ vì nhớ mẹ đang ở nhà đợi. Điều này chứng tỏ em bé rất yêu thương mẹ mình. Và cũng không thể bỏ lại cuộc chơi ở đây mà em bé đã mở ra một hướng khác với mình.

Con hỏi: "Nhưng tôi làm sao mà lên được với các người?”

Họ trả lời: “Hãy đến bên bờ trái đất,

và đưa tay lên trời,

em sẽ được nhấc bổng lên mây."

Con nói: "Mẹ tôi đang đợi ở nhà

Làm sao tôi có thể bỏ mẹ tôi mà đi được ?"

Thế là họ cười rồi bay đi mất.

Nhưng con biết một trò chơi thích hơn trò ấy, mẹ ơi.

Con sẽ là mây và mẹ sẽ là trăng.

Con sẽ lấy hai tay trùm lên người mẹ,

Và mái nhà sẽ là bầu trời xanh thẳm.

Em bé đã nghĩ ra một cách khả quan hơn, sáng tạo hơn đó là đưa hình ảnh của mẹ vào trong giấc mơ của mình. Và đã đưa tình cảm của mẹ vào với em. Điều này còn chứng tỏ được tình yêu mà em bé dành cho mình và những tình cảm trong sáng đó mãi hiện hữu và lưu đọng trong em, dù đi đâu là gì cũng đều nhớ về người mẹ của mình. Không bao giờ vì cuộc chơi mà em bỏ mẹ mình.

Ở các đoạn thơ còn lại là những lời đối đáp rát trẻ thơ và hồn nhiên của em với sóng. Các hình ảnh này hiện về làm cho em lại có cảm giác muốn đi chơi những cũng vì nghĩ tới mẹ, thương mẹ mà em bé bỏ cuộc chơi và về với mẹ mình. Thế nhưng em lại nghĩ theo hướng khác đưa mẹ làm sóng và em bé lăn tăn gợn bên lòng mẹ. Qua sự đối đáp của em bé với mây và sóng cho thấy em bé là một người rất yêu thương mẹ mình. Dù có cuộc chơi có vui tới đâu em cũng không bỏ mẹ mà đi chơi.

Qua bài thơ này, tác giả đã gợi được trong lòng người đọc với sự hiện hữu của em bé đó là một tình cảm thiêng liêng của em dành cho mẹ, là coi ngợi tình yêu của mẹ dành cho người con của mình và tác giả cũng rất cảm động tới tấm lòng thiết tha, nồng hậu của em bé đối với mẹ mình.

Cảm nhận Mây và sóng - mẫu 10

Ra-bin-đra-nat Ta-go (1861 - 1941) là nhà thơ hiện đại lớn nhất của văn học Ấn Độ giai đoạn đầu thế kỉ XX. Ông sinh trưởng ở Can-cút-ta, bang Ben-gan. trong một gia đình quý tộc. Ta-go có năng khiếu bẩm sinh nên ông làm thơ rất sớm. Suốt cuộc đời, ông hăng hái tham gia các hoạt động chính trị và có đóng góp to lớn cho xã hội trong nhiều lĩnh vực.

Ta-go đã để lại một sự nghiệp sáng tác đồ sộ gồm 52 tập thơ, 42 vở kịch, 12 bộ tiểu thuyết, hàng trăm truyện ngắn, bút kí, luận văn, diễn văn, thư tín cùng rất nhiều ca khúc và hơn 1500 bức hoạ.

Với tập “Thơ Dâng”, ông là nhà thơ đầu tiên của châu Á được vinh dự nhận giải thưởng Nô-ben văn học năm 1913. Thơ Ta-go đề cao tinh thần dân tộc, dân chủ, đậm đà tính nhân văn và tính trữ tình, lãng mạn, chứa đựng những triết lí tinh tế, sâu sắc của phương Đông.

“Mây và Sóng” (bản dịch của Nguyễn Khắc Phi) lúc đầu được viết bằng tiếng Ben-gan, in trong tập thơ Si-su (Trẻ thơ), xuất bản năm 1909, sau đó Ta-go tự dịch ra tiếng Anh và in trong tập “Trăng non”, xuất bản năm 1915.

Với hình thức đối thoại lồng trong lời kể của em bé, qua những hình ảnh thiên nhiên giàu ý nghĩa tượng trưng, bài thơ “Mây và Sóng” của Tago đã ngợi ca tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.

Bài thơ là lời kể hồn nhiên, chân thành của em bé với mẹ và những cuộc đối thoại tưởng tượng giữa em và các nhân vật sống trên mây và trong sóng. Mặc dù người mẹ không xuất hiện, không phát ngôn nhưng đối tượng để bày tỏ tình cảm em bé chính là Mẹ.

Bài thơ gồm hai cảnh. Cảnh một: mây rủ bé đi chơi xa. Cảnh hai: sóng rủ bé đi chơi xa. Bé tưởng tượng ra hai cảnh. Tưởng tượng mà rất thực.

Em bé từ chối lời rủ rê của mây. Em ở nhà và bày ra trò chơi làm mây với mẹ (mẹ làm mặt trăng). Em bé từ chối lời rủ rê của sóng. Em ở nhà và bày ra trò chơi làm sóng với mẹ (mẹ làm mặt biển). Nhân hóa mây và sóng thành con người, tác giả có dụng ý nói lên sự hoà hợp, gắn bó giữa thiên nhiên với con người.

Hai cảnh là hai lời thoại. Mỗi lời thoại là một đợt sóng cảm xúc trào dâng trong lòng em bé, lần sau cao hơn lần trước. Đây không phải là sự thổ lộ tình cảm bình thường mà là sự thổ lộ tình cảm trong tình huống có thử thách. Phải trải qua những thử thách khác nhau thì tình thương yêu mẹ của em bé mới được thể hiện trọn vẹn.

Tứ thơ đơn giản, cấu trúc trùng lặp nhưng lời thơ và hình ảnh thơ rất khác nhau. Mây và sóng đều là những cảnh vật tự nhiên vô cùng hấp dẫn, mây và trò chơi trong sóng cũng khác nhau.

Mây, trăng, bầu trời, sóng nước và biển cả... vốn là những hình ảnh thiên nhiên đẹp đẽ và thơ mộng. Những hình ảnh đó trong bài thơ đều do trí tưởng tượng phong phú của em bé tạo ra cho nên chúng lại càng lung linh, kì ảo. Ai sống trên mây, ai sống trong sóng vậy? Những Tiên đồng, Tiên nữ hay những nàng Tiên cá? Em bé tha hồ mà tưởng tượng... Lung linh kì ảo song vẫn rất sinh động, chân thực. Những hình ảnh âm thanh, màu sắc được dùng để miêu tả thiên nhiên trong bài thơ đều rất đúng với thiên nhiên muôn màu sắc.

Chúng ta hãy theo dõi cuộc trò chuyện của em bé với người mẹ thân yêu:

Mẹ ơi, trên mây có người gọi con:

“Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà. Bọn tớ chơi với bình minh vàng, bọn tớ chơi với vầng trăng bạc”.

Con hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”

Họ đáp: “Hãy đến nơi tận cùng trái đất, đưa tay lên trời, cậu sẽ được nhấc bổng lên tận tầng mây”.

“Mẹ mình đang đợi ở nhà” - con bảo - “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”.

Thế là họ mỉm cười bay đi.

Chú bé ngồi trong lòng mẹ mà thủ thỉ tâm tình. Chú đang để cho trí tưởng tượng của mình bay bổng. Chú hình dung ra trên mây kia có người gọi chú, rủ chú tham gia những trò chơi thú vị với bình minh vàng, với vầng trăng bạc và khuyên chú hãy đến nơi tận cùng trái đất. Cuộc đi chơi như thế thật hấp dẫn đối với tuổi thơ. Chú bé thích lắm! Thử hỏi có chú bé nào trên trái đất này mà không thích đi chơi? Em bé cũng thích được theo Mây đi chơi nên mới hỏi: Nhưng làm thế nào mình lên đó được? Tuy vậy, bé vẫn băn khoăn vì mẹ đang đợi ở nhà. Mặc dù Mây đã tận tình chỉ dẫn: Hãy đến tận cùng trái đất, đưa tay lên trời, cậu sẽ được nhấc bổng lên tận tầng mây. Nhưng chú bé đã khước từ sự rủ rê ngọt ngào đó vì chú biết rằng nếu vắng mình, mẹ sẽ buồn biết bao nhiêu!

Thay thế cho cuộc đi chơi không thành ấy, chú bé nghĩ ra trò chơi cũng hấp dẫn như được đi chơi với mây mà lại không phải xa rời mẹ:

Con là mây và mẹ sẽ là mặt trăng

Hai tay con ôm lấy mẹ, và mái nhà ta sẽ là bầu trời xanh thẳm.

Hai tay em ôm lấy mặt mẹ, và tưởng tượng em làm mây, mẹ làm mặt trăng, mái nhà là bầu trời xanh thẳm. Em được mẹ ôm ấp, được tiếp nhận, ánh sáng diệu kì từ mẹ. Thú vị biết bao khi em hóa thành mây mà vẫn được gần mẹ, được chơi với mẹ.

Ở cảnh hai, chú bé hồn nhiên kể tiếp:

Trong sóng có người gọi con:

“Bọn tớ ca hát từ sáng sớm cho đến hoàng hôn. Bọn tớ ngao du nơi này nơi nọ mà không biết từng đến nơi nao”.

Con hỏi: “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”

Họ nói: “Hãy đến rìa biển cả, nhắm nghiền mắt lại, cậu sẽ được làn sóng nâng đi”.

Con bảo: “Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà, làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”

Thế là họ mỉm cười, nhảy múa lướt qua.

Cuộc chơi này có lẽ thú vị hơn vì những người sống trong sóng rủ chú bé ra biển chơi, mà có cậu bé nào lại không thích biển? Sóng biển rì rào, nâng người bồng bềnh trên mặt nước, cũng giống như bàn tay mẹ âu yếm, vỗ về.

Cuộc đi chơi cũng sẽ thú vị biết bao! Em bé sẽ cùng sóng ca hát sớm chiều và đi mãi, đi mãi. Thực ra, bé cũng thích được theo sóng đi chơi nên mới hỏi: Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?

Nhưng em không đi mặc dù sóng cũng đã hướng dẫn chu đáo: Hãy đến rìa biển cả, nhắm nghiền mắt lại, cậu sẽ được làn sóng nâng đi.

Nhưng chú bé không đi vì phân vân, do dự: Buổi chiều, mẹ luôn muốn mình ở nhà, làm sao có thể rời mẹ mà đi được?

Và chú bé lại nghĩ ra một trò chơi khác để thay thế. Trò chơi mà bé nghĩ ra lần này quả là thú vị hơn nhiều! Em là sóng còn mẹ là bến bờ kì lạ rộng mở, bao dung.

Trò chơi này thể hiện tình thương yêu mẹ thắm thiết, nồng nàn của chú bé. Em không những không phải xa rời mẹ mà còn được choàng lên người mẹ, được lăn, lăn, lăn mãi, rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ.

Câu cuối bài: Không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào khẳng định mẹ con ta ở khắp mọi nơi, không ai có thể tách rời, chia cắt được tình mẹ đối với con và tình con đối với mẹ. Không ai có thể biết được mẹ con ta đang ở đâu trong đại dương dạt dào hạnh phúc của tình mẹ con. Điều đó cũng có nghĩa là tình mẫu tử thiêng liêng hiện diện ở khắp mọi nơi và muôn đời bất diệt.

Trong bài thơ, “Mây và Sóng” hòa hợp với người, thông cảm và hiểu biết tấm lòng của em bé đối với mẹ. Còn em bé là một đứa trẻ yêu thiên nhiên, yêu mẹ và giàu trí tưởng tượng.

Trước những lời rủ rê hấp dẫn, chú bé đã kiềm chế được ham muốn nhất thời. Không tìm cách lên mây hay nương theo làn sóng, không có nghĩa là chú ghét mây và sóng. Ngược lại, chú bé đã nghĩ ra những trò chơi tuyệt diệu để hòa hợp tình yêu thiên nhiên với tình mẫu tử bằng cách biến mình thành mây rồi thành sóng, còn mẹ thành mặt trăng và bến bờ kì lạ.

Dẫu được miêu tả sinh động và chân thực, nhưng hình ảnh mây và sóng trong bài thơ chỉ là tượng trưng. Những thú chơi trên mây, trong sóng tượng trưng cho bao quyến rũ của cuộc đời. Bãi biển tượng trưng cho tâm lòng bao dung của mẹ. Bài thơ đã tạo ra những hình ảnh đậm đà màu sắc triết lí. Chỉ có hai mẹ con âu yếm bên nhau trong một túp nhà mà đủ cả trời xanh, trăng sáng, đủ cả mây bay, sóng vỗ.Cám ơn thi hào Ta-go đã nâng tình mẫu tử của nhân loại lên tầm vũ trụ!

Thi hào Ta-go từng nói: Bao giờ tôi cũng trẻ hay cũng già như người trẻ nhất và người già nhất trong làng.

Cái thần tình của bài thơ nằm ở chỗ là Ta-go đã biến mình thành con trẻ. Con trẻ trong sự ngạc nhiên trước tạo vật chung quanh, con trẻ trong sự tưởng tượng kì thú, con trẻ trong sự gần gũi với trái tim người mẹ. Khi đọc bài thơ, người đọc dường như biết mình bị lạc vào thế giới tưởng tượng nhưng vẫn nghe và tin những lời trò chuyện huyễn hoặc của mây, những lời rủ rê của sóng. Đọc xong bài thơ, chiêm nghiệm từ từ, rồi đọc đi đọc lại, sống mũi bỗng thấy cay cay, không khóc mà mắt đỏ hoe, tâm hồn rung động lạ thường khi nghe lời khước từ hồn nhiên của chú bé trước những lời mời mọc, rủ rê của mây và sóng, vì là lời của con trẻ, nhưng lại thốt ra từ một trái tim nồng nàn, tha thiết yêu thương.

Bài thơ có giá trị nghệ thuật điêu luyện bởi tác giả đã sử dụng những hình ảnh thiên nhiên tuyệt đẹp và gửi gắm vào đó những ý nghĩa tượng trưng sâu sắc. Bên cạnh đó là thủ pháp trùng điệp và những liên tưởng, so sánh thú vị. Mây và sóng đã chắp cánh cho trí tưởng tượng của tuổi thơ, song cũng nhắc nhở mọi người rằng, hạnh phúc không phải là điều gì xa xôi, bí ẩn, do ai đó ban cho mà hạnh phúc ở ngay trong cuộc sống bình thường và do chính con người tạo dựng nên.

Bài thơ “Mây và sóng” thể hiện tình cảm yêu mến thiên nhiên, những ước mơ bay bổng của tuổi thơ và đặc biệt là tình mẹ con đằm thắm, ấm áp và chứa chan hạnh phúc. Bài thơ còn gợi cho chúng ta suy ngẫm về nhiều điều khác nữa. Trong cuộc sống, con người thường gặp những cám dỗ ghê gớm. Muốn khước từ, chúng ta cần có điểm tựa vững chắc như tình mẫu tử trong bài thơ này.

Cảm nhận Mây và sóng - mẫu 11

Mây và sóng của Ta-gor là một bài thơ thật cảm động về tình cảm mẹ con. Có hai cảnh thơ: cảnh đầu em bé nói chuyện với mẹ về mây, cảnh sau em bé nói chuyện với mẹ về sóng. Qua câu chuyện tưởng tượng về mây, về sóng toát lên tình thương yêu mẹ của em bé là hơn tất cả.

Trẻ em thật giàu sức tưởng tượng. Em tưởng tượng ra mây cũng như những đứa trẻ mải vui chơi suốt ngày:

“Họ bảo: Chúng ta vui chơi từ tinh mơ đến hết ngày.
Chúng ta giỡn với sớm vàng rồi lại đùa cùng trăng bạc”.

Tất nhiên là em bé thích đi chơi cùng với mây. Vì thế em mới nói: “Nhưng làm thế nào tôi lên trên ấy được”. Nhưng em nghĩ đến mẹ. Không thể bỏ mẹ mà đi chơi với mây được. Mẹ đang đợi ở nhà:

“Mẹ đợi tôi ở nhà, tôi có lòng nào bỏ được mẹ tôi”

Em muốn trò vui nào cũng có mẹ em. Và trò chơi nào có mẹ sẽ hay hơn cả trò chơi của mây:

“Con làm mây nhé, mẹ làm mặt trăng.
Hai tay con ôm mặt mẹ, còn mái nhà là trời xanh”.

Cảnh thơ thứ hai: em bé nói chuyện với mẹ về sóng. Sóng nói:

“Chúng ta ca hát sớm chiều, chúng ta đi mãi mãi, không biết là đi qua những đâu”.

Tất nhiên là em bé cũng muốn đi chơi với sóng để ca hát sớm chiều. Nhưng em nghĩ đến mẹ:

“Nhưng đến tối, mẹ tôi nhớ thì sao?
Tôi làm thế nào mà rời mẹ tôi được!”.

Mẹ em thì nhớ em, còn em thì không thể xa mẹ. Không niềm vui nào có thể sánh bằng mẹ được. Có mẹ là có tất cả. Thế là em nghĩ ra trò chơi còn hay hơn trò chơi của sóng:

“Con làm sóng nhé, mẹ làm mặt biển.
Con lăn, lăn như làn sóng vỗ, tiếng con cười giòn tan vào gối mẹ”.

Sóng muôn đời không ra khỏi biển. Không có biển thì không có sóng. Ngược lại, không có sóng, biển sẽ rất buồn. Cũng như vậy, đứa con luôn ở trong cuộc đời của người mẹ. Không có người mẹ thì không có người con. Đứa con sẽ là cả cuộc đời của người mẹ.

Bài thơ được Sáng tạo bằng trí tưởng tượng: em bé nói chuyện với mẹ về mây, về sóng. Lời thơ thật hồn nhiên, mà ý thơ lại thật sâu sắc: tình thương của người con với mẹ là hơn tất cả.

Cảm nhận Mây và sóng - mẫu 12

Ta-go không chỉ là một nhà thơ vĩ đại của riêng Ấn Độ mà còn với thế giới. “Mây và sóng” là một bài thơ đặc sắc của ông. Tác phẩm đã để lại cho người đọc nhiều cảm xúc về tình mẫu tử.

Được viết dưới hình thức của một bài thơ, nhưng “Mây và sóng” lại giống như một câu chuyện kể. Nhân vật trữ tình trong bài là em bé đang kể lại cho mẹ nghe về cuộc trò chuyện của mình với người “trên mây” và “trong sóng”. Lời kể của em bé thật hồn nhiên, ngây thơ: “Mẹ ơi, trên mây có người gọi con”, “Trong sóng có người gọi con”. Đối với một đứa trẻ, thế giới của người “trên mây” và “trong sóng” vô cùng mới lạ, hấp dẫn. Đó là những “bình minh vàng”, “ánh trăng bạc” của người “trên mây”:

“Chúng ta chơi đùa từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà,

Chúng ta chơi với buổi sớm mai vàng,

Chúng ta chơi với vầng trăng bạc.”

Và cả chuyến hành trình ngao du khắp mọi nơi của những người ở “trong sóng”:

“Chúng ta hát từ sớm mai đến tối

Chúng ta ngao du khắp nơi này nơi nọ

Mà không biết mình đã từng qua những nơi nào”.

Thế giới của những người “trên mây” và “trong sóng” hiện lên rất tuyệt vời, giống như niềm mơ ước của trẻ em. Ở đó trẻ em sẽ được dạo chơi từ lúc thức dậy cho đến lúc hoàng hôn, được khám phá những điều kỳ thú trên bầu trời, hay dưới mặt biển. Chính điều đó đã khơi gợi sự tò mò đối với em bé, khiến em đặt ra câu hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”. Những câu hỏi đã cho thấy khao khát được chinh phục, khám phá thế giới của nhân vật này.

Đáp lại là câu trả lời của người “trên mây” và “trong sóng”: “Hãy đến nơi tận cùng trái đất, đưa tay lên trời, cậu sẽ được nhấc bổng lên tận tầng mây”; “Hãy đến rìa biển cả, nhắm nghiền mắt lại, cậu sẽ được làn sóng nâng đi”. Dù còn hồn nhiên, ham chơi nhưng khi nghe vậy, em bé đã kiên quyết từ chối: “ Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”. Đó là sự lo lắng khi mẹ vẫn còn đợi em ở nhà, dù cho những điều ngoài kia có hấp dẫn đến đâu cũng không thể bằng với tình yêu dành cho mẹ, niềm hạnh phúc khi có mẹ ở bên cạnh.

Và rồi, chính em bé đã nghĩ ra một trò chơi thật kì diệu có thể thực hiện cùng với mẹ:

“Nhưng con biết một trò chơi thích hơn trò ấy, mẹ ơi.

Con sẽ là mây và mẹ sẽ là trăng.

Con sẽ lấy hai tay trùm lên người mẹ,

Và mái nhà sẽ là bầu trời xanh thẳm.”

“Con sẽ là sóng, mẹ sẽ là một bờ biển lạ lùng.

Con sẽ lăn, lăn, lăn mãi

Và vỗ vào gối mẹ, cười vang

Và không một ai trên cõi đời này biết nơi đâu mẹ con ta đang ở chốn nào”

Những trò chơi đó thể hiện sự gắn bó, yêu thương sâu sắc. Dù ở bất cứ nơi đâu, em bé vẫn muốn ở cùng với mẹ. Bài thơ được viết theo kiểu thơ tự sự, không bị ràng buộc bởi luật thơ, cách gieo vần. Âm điệu nhịp nhàng, hình ảnh giàu tính biểu tượng, ngôn ngữ cô động đã góp phần khiến cho bài thơ giàu cảm xúc hơn.

“Mây và sóng” giúp người đọc cảm nhận được tình cảm mẫu tử chân thành, giản dị mà đẹp đẽ đến chừng nào. Từ đó, chúng ta càng thêm trân trọng và giữ gìn tình cảm tốt đẹp này.

1 3,936 29/02/2024
Tải về