TOP 10 mẫu Suy nghĩ về bài ca dao số 1: Phồn hoa thứ nhất Long Thành (2024) SIÊU HAY

Suy nghĩ về bài ca dao số 1: Phồn hoa thứ nhất Long Thành lớp 6 gồm dàn ý và 3 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 6 hay hơn.

1 2141 lượt xem
Tải về


Suy nghĩ về bài ca dao số 1: Phồn hoa thứ nhất Long Thành

Đề bài: Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về bài ca dao số 1.

Phồn hoa thứ nhất Long Thành

Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ.

Người về nhớ cảnh ngẩn ngơ,

Bút hoa xin chép bài thơ lưu truyền.

Suy nghĩ về bài ca dao số 1: Phồn hoa thứ nhất Long Thành - mẫu 1

Lịch sử của Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội đã ngót ngàn năm. Hàng trăm thế hệ nối tiếp nhau đổ mồ hôi, xương máu để xây dựng mảnh đất này thành gương mặt tiêu biểu cho Việt Nam giàu đẹp. Hà Nội được coi là một vùng đất thiêng, là nơi kết tụ tinh hóa của quốc gia, dân tộc. Bởi vậy cho nên người Hà Nội rất tự hào khi nhắc tới mảnh đất nghìn năm văn hiến này:

Phồn hoa thứ nhất Long Thành

Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ.

Người về nhớ cảnh ngẩn ngơ,

Bút hoa xin chép bài thơ lưu truyền.

Kinh thành Thăng Long trong bài ca dao được gợi lên với đầy đủ tên gọi của 36 phố phường. Các tên phố phường đều gắn với sản vật riêng của nơi đó: Hàng Bạc, Hàng Gai, Hàng Buồm,… những cái tên vừa dễ nhớ vừa gợi lên các sản vật khiến du khách khó có thể quên khi một lần đặt chân đến thăm. Cảnh vật và con người hiện lên đông đúc, náo nhiệt được tác giả so sánh “phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ”. Đó là cách so sánh đầy ý vị, khiến cảnh vật hiện lên như một bức tranh sinh động và có hồn. Những từ ngữ như “phồn hoa thứ nhất Long Thành”, “người về nhớ cảnh ngẩn ngơ” đã góp phần thể hiện niềm tự hào về sự đông đúc, nhộn nhịp của phố phường Hà Nội và thể hiện tình cảm lưu luyến của tác giả khi phải xa Long Thành. Có thể thấy, qua việc tái hiện lại không khí sôi nổi và giàu có của Long Thành, tác giả đã ngầm thể hiện tình yêu mến đối với mảnh đất rồng thiêng của chúng ta.

Suy nghĩ về bài ca dao số 1: Phồn hoa thứ nhất Long Thành - mẫu 2

Hình ảnh kinh thành Thăng Long hiện lên với đầy đủ tên gọi của 36 phố phường. Những từ ngữ như “phồn hoa thứ nhất Long Thành”, “người về nhớ cảnh ngẩn ngơ” đã góp phần thể hiện niềm tự hào về sự đông đúc, nhộn nhịp của phố phường Hà Nội và thể hiện tình cảm lưu luyến của tác giả khi phải xa Long Thành.

Suy nghĩ về bài ca dao số 1: Phồn hoa thứ nhất Long Thành - mẫu 3

Thăng Long - Hà Nội là một mảnh đất nghìn năm văn hiến. Bởi vậy, mỗi người dân nơi đây đều tự hào khi nhắc đến mảnh đất này:

Phồn hoa thứ nhất Long Thành

Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ.

Người về nhớ cảnh ngẩn ngơ,

Bút hoa xin chép bài thơ lưu truyền.

Có lẽ sẽ chẳng một người dân nào sống ở đây là không biết đến ba mươi sáu phố phường của Hà Nội. Các tên phố phường cũng thật độc đáo, gắn với những mặt hàng buôn bán hay sản xuất ở đó như Hàng Bồ, Hàng Bạc, Hàng Gai… Cách gọi thật dễ nhớ, lại chẳng thể nhẫm lần được. Cảnh vật và con người hiện lên thật tấp nập, nhộn nhịp với “phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ”. Đó là cách so sánh đầy ý vị, khiến cảnh vật hiện lên như một bức tranh sinh động và có hồn. Những từ ngữ như “phồn hoa thứ nhất Long Thành”, “người về nhớ cảnh ngẩn ngơ” góp phần thể hiện lòng tự hào về sự nhộn nhịp của phố phường Hà Nội. Có thể thấy, qua việc tái hiện lại không khí sôi nổi và giàu có của Long Thành, bài ca dao còn ngầm thể hiện tình yêu mến đối với mảnh đất thủ đô.

1 2141 lượt xem
Tải về