TOP 10 mẫu Cảm nhận về bài ca dao số 4: Ai ơi về miệt Tháp Mười (2024) SIÊU HAY

Cảm nhận về bài ca dao số 4: Ai ơi về miệt Tháp Mười lớp 6 gồm dàn ý và 3 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 6 hay hơn.

1 20,937 29/02/2024
Tải về


Cảm nhận về bài ca dao số 4: Ai ơi về miệt Tháp Mười

Đề bài: Viết đọan văn ngắn nêu cảm nhận về bài ca dao số 4

Ai ơi về miệt Tháp Mười

Cá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăn.

Cảm nhận về bài ca dao số 4: Ai ơi về miệt Tháp Mười - mẫu 1

Đi khắp dọc dài Tổ Quốc, có biết bao mảnh đất hội tụ để cất lên câu hát yêu thương, để suy tưởng nguồn cội, để gợi nhớ tuổi thơ êm đềm. Nhắc tới Đồng bằng sông Cửu Long giàu có và trù phú, người ta không thể quên một Tháp Mười dồi dào, được thiên nhiên ưu ái ban tặng các sản vật quý giá:

“Ai ơi, về miệt Tháp Mười,

Cá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăn”...

Câu ca dao mộc mạc của người Nam bộ ngắn gọn, chân chất ấy đã phản ánh được phần nào bức tranh trù phú của vùng Đồng Tháp Mười ngày xưa. Thiên nhiên rất đỗi hào phóng ban phát cho vùng Đồng Tháp Mười nhiều sản vật và nguồn lợi tôm, cá khá dồi dào. Đồng Tháp Mười là vùng trũng rất rộng, địa phận nằm giữa các tỉnh: Đồng Tháp, Tiền Giang và Long An. Được thiên nhiên ưu đãi với khí hậu thoáng mát, không khí trong lành, chim trời cá nước nhiều vô kể. Câu ca vừa cho người đọc hiểu biết thêm về vùng đất ở phía Nam Tổ quốc, vừa thể hiện niềm tự hào, yêu mến và biết ơn của tác giả dân gian đối với quê hương xứ sở.

Cảm nhận về bài ca dao số 4: Ai ơi về miệt Tháp Mười - mẫu 2

Câu ca dao mộc mạc của người Nam bộ ngắn gọn, chân chất ấy đã phản ánh được phần nào bức tranh trù phú của vùng Đồng Tháp Mười ngày xưa. Thiên nhiên rất đỗi hào phóng ban phát cho vùng Đồng Tháp Mười nhiều sản vật và nguồn lợi tôm, cá khá dồi dào. Đồng Tháp Mười là vùng trũng rất rộng, địa phận nằm giữa các tỉnh: Đồng Tháp, Tiền Giang và Long An. Được thiên nhiên ưu đãi với khí hậu thoáng mát, không khí trong lành, chim trời cá nước nhiều vô kể. Câu ca vừa cho người đọc hiểu biết thêm về vùng đất ở phía Nam Tổ quốc, vừa thể hiện niềm tự hào, yêu mến và biết ơn của tác giả dân gian đối với quê hương xứ sở.

Cảm nhận về bài ca dao số 4: Ai ơi về miệt Tháp Mười - mẫu 3

"Ai ơi, về miệt Tháp Mười,

Cá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăn”...

Câu ca dao trên cho thấy thiên nhiên rất đỗi hào phóng ban phát cho vùng Đồng Tháp Mười nhiều sản vật và nguồn lợi tôm, cá khá dồi dào. Nơi đây, nguồn lợi thủy sản thì ai cũng biết, nhưng sản vật lúa trời thì chỉ có những người cao niên mới biết, còn thế hệ trẻ ngày nay thì rất ít người biết tới.

Lúa trời đã được xếp vào loại nông sản quý hiếm cao cấp, tương truyền được vua Gia Long đưa vào cung đình dùng trong những ngày đại lễ, cúng tế và làm đặc sản tiếp đãi thượng khách. Quần thể lúa trời hiện còn được lưu giữ và bảo tồn được 500 hecta tại Vườn quốc gia Tràm Chim tọa lạc trên địa bàn huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp. Theo Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức thì lúa trời còn gọi là “quỷ cốc”. Còn những cụ sống lâu năm ở vùng Đồng Tháp Mười cho biết lúa trời còn gọi là lúa ma, bởi lẽ loại lúa này không ai gieo sạ mà nó tự nhiên mọc trên cánh đồng mênh mông nước của vùng Đồng Tháp Mười xưa. Hàng năm, vào khoảng tháng tư dương lịch, lúc trời bắt đầu sa mưa, hột lúa bắt đầu nảy mầm và mọc cao lên chừng 5 tấc, thân lúa cứng, lá to bản. Từ tháng 8 đến tháng 12, cây lúa vươn dài, ngoi lên khỏi mặt nước, trổ đòng, đơm bông, vô hạt chắc rồi chín từ hạt vào lúc nửa đêm khuya khoắt và rơi rụng vào lúc mặt trời vừa ló dạng.

Bông lúa trời to, dài và thẳng hơn lúa thường, hạt lúa trên bông rất thưa. Với đặc tính trên, ngày xưa cư dân Đồng Tháp Mười thường đi gặt lúa trời vào lúc nửa đêm tới hừng sáng là đầy xuồng chở về nhà... Khi thu hoạch lúa trời, ít nhất phải có 3 người và thường được trang bị đầy đủ phương tiện và dụng cụ như: một chiếc xuồng ba lá có căng một tấm đệm ở giữa theo chiều dọc dài gần 2 m của chiếc xuồng, cao khoảng 1,5 m với hai cây đứng. Cây trước cao 2,5m và cây sau chỉ cao bằng tấm đệm, được gọi là cây cần câu. Hai cần đập bằng tre dài khoảng 2,5 m nằm hai bên và dọc theo chiều dài tấm đệm. Một đầu buộc chặt vô cây cần câu, khoảng giữa cần đập được cột dây treo trên đầu cần câu. Khi đập lúa, người đứng trước mũi chống xuồng đi vào đám lúa trời, người ngồi sau cầm hai cần đập, đập lúa vào tấm đệm cho rụng hột vào trong xuồng. Trên xuồng có ba người, một người bơi, hai người kia cắt lúa.

Mỗi bông lúa chỉ rụng một hoặc hai hạt trên xuồng, phải bỏ công vất vả, khổ nhọc lắm vì từ nửa đêm đến sáng mới thu gặt lúa trời được đầy xuồng. Các đầu bếp ở khu ẩm thực của địa danh du lịch sinh thái rừng tràm Gáo Giồng cho biết: “Sau khi đập lúa trời xong, đem về ngâm trong nước ba ngày rồi đem phơi cho rụng đuôi trước khi cho vào cối giã thành gạo giống như lúa thường, nhưng không giã gạo quá trắng. Gạo lúa trời dài hơn gạo thường và có hàm lượng dinh dưỡng cao. Khi nấu, đổ gạo và nước vào nồi đất, úp một lá sen vào nồi trước khi đậy vung, chỉ đun bằng củi hoặc rơm để không làm giảm hương vị lúa trời. Cơm nấu bằng gạo lúa trời có màu hồng nhạt và ngọt, thơm, dẻo ngon..., hương vị đặc trưng của miền quê sông nước Tây Nam bộ. Một cách nấu khác là cơm gói lá sen hiện nay được nhiều nhà hàng, quán ăn đặc sản như ở khu du lịch sinh thái Gáo Giồng, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp giới thiệu với du khách đến tham quan nơi này.

1 20,937 29/02/2024
Tải về