TOP 12 mẫu Cảm nghĩ truyện Bánh chưng, bánh giầy (2024) SIÊU HAY

Cảm nghĩ truyện Bánh chưng, bánh giầy lớp 6 gồm dàn ý và 12 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 6 hay hơn.

1 1,056 29/02/2024
Tải về


Cảm nghĩ truyện Bánh chưng, bánh giầy

Đề bài: Nêu cảm nghĩ của em về truyện "Bánh chưng, bánh giầy"

Cảm nghĩ truyện Bánh chưng, bánh giầy - mẫu 1

Trong truyện cổ dân gian, sự xuất hiện của Thần, Tiên, Bụt, Phật … đã tạo nên yếu tố hoang đường, yếu tố kì diệu. Những nhân vật siêu nhiên ấy nhằm giúp đỡ, độ trì người nghèo, bênh vực kẻ yếu, ban phép lạ cho người tốt, trừng phạt bọn xấu xa, gian ác trong cuộc đời. Truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy cũng có nhân vật Thần. Thần xuất hiện trong giấc mộng, mách bảo cho Lang Liêu mới được nối ngôi Vua “tuy đúng, nhưng chưa thật đầy đủ. Chưa thật đầy đủ ở điểm nào? Vì ý kiến ấy chưa đề cập đến yếu tố con người, van trò con người. Đó là Lang Liêu và nhà vua.

Lang Liêu là một ông hoàng “chỉ chăm lo việc đồng áng, trồng lúa, trồng khoai …”. Đó là một ông hoàng giàu nhân đức, rất cần cù, sống gần dân, biết trọng nghề nông là nghề căn bản của dân tộc. Anh mồ côi mẹ, là một ông hoàng bị “lép vế” trong hoàng tộc nên mới được Thần hiến kế và độ trì. Việc Lang Liêu gặp Thần trong giấc mộng có ý nghĩa là Lang Liêu được lòng dân, bởi lẽ “thần bảo như dân bảo”.

Lang Liêu là một con người rất sáng tạo. Thần chỉ nói về giá trị của gạo, và mách bảo Lang Liêu nên lấy gạo để làm bánh, chứ không chỉ về cách thức cụ thể làm bánh ra sao. Thế nhưng Lang Liêu đã biết lấy gạo nếp đem vo sạch, lấy đỗ xanh và thịt lợn làm nhân, lấy lá dong gói thành bánh hình vuông đem nấu chín; biết đồ gạo nếp, giã nhuyễn, nặn thành hình tròn. Lang Liêu đã sử dụng nguyên liệu sẵn có của nhà nông, của quê hương xú sở, sáng tạo thành hai thứ bánh rất ngon. Anh rất xứng đáng nhận mọi phần thưởng cao quý.

Bánh của Lang Liêu sáng tạo nên không chỉ ngon mà còn mang nhiều ý nghĩa sâu xa, tốt đẹp. Bánh giầy tượng trung cho Trời, bánh chưng tượng trưng cho Đất. Thịt mỡ, đậu xanh, lá dong là tượng cầm thú, cây cỏ muôn loài. Có thể nói đó là sự hòa hợp giữa con người với đất trời, thiên nhiên tạo vật. Lá dong bọc ngoài, mĩ vị để trong là ngụ ý đùm bọc nhau. Vua Hùng qua chiếc bánh chưng xanh gói bằng lá dong mà nêu cao bài học thương yêu đòan kết. Nhà vua ngẫm nhắc các hoàng tử và quân thần bài học giữ nước. Bánh chưng, bánh giầy với biểu tượng cao quý ấy đã thể hiện cái tâm cái tài, nhất là lòng trung hiếu của Lang Liêu. Lang Liêu đã làm vừa ý vua cha, xứng đáng được vua Hùng truyền ngôi báu, có Tiên vương chứng giám.

Truyền thuyết này đã giải thích nguồn gốc và tính nhân văn của bánh chưng, bánh giầy. Truyện bộc lộ niềm tự hào về một nét đẹp truyền thống của đất nước ta với hương vị Tết cổ truyền rất đậm đà. Và đó chính là bản sắc tốt đẹp của nền văn hóa, nền văn hóa Việt Nam.

Sâu xa hơn nữa, truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy còn thể hiện ý thức lấy nước, lấy dân làm gốc, coi trọng nghề nông, quý hạt gạo, biết ơn tổ tiên, kính Trời Đất với tất cả tấm lòng hồn hậu, chân thành của con người Việt Nam chúng ta.

Cảm nghĩ truyện Bánh chưng, bánh giầy - mẫu 2

Tết là ngày lễ cổ truyền của dân tộc, là ngày tất cả những người con đi xa được trở về cùng nhau sum họp bên gia đình bên những nồi bánh chưng đượm khói thơm nồng hay những cánh đào hoa tươi sắc thắm khe khẽ nở trong những ngày tiết trời lành lạnh. Những ngày này, ai ai cũng cũng bận rộn cùng nhau đi mua sắm Tết, cùng nhau dọn dẹp lại ngôi nhà của mình và trang hoàng cho bàn thờ của mình để thờ cúng tổ tiên được hương khói đượm nồng và trên bàn thờ của mỗi gia đình ngày tết không thể không có hình ảnh của những chiếc bánh chưng, bánh giầy mang đậm những nền văn hóa của dân tộc.

Bánh chưng, bánh giầy tại sao lại là những hình ảnh đại diện cho ngày Tết của dân tộc Việt Nam. Tất cả sẽ được giải đáp trong câu chuyện về "Bánh chưng và bánh giày". Câu chuyện bắt đầu từ khi nhà vua đã già và muốn tìm trong số những người con của mình một người để nối dõi. Nhà vua có rất nhiều người con nhưng để chọn lựa ra được người con nào xứng đáng nhất cho ngôi báu thì nhà vua phải băn khoăn và không biết phải làm như thế nào. Nghe theo lời của những quần thần, nhà vua quyết định lựa chọn cách đưa ra lời thách đố cho tất cả những người con của mình: ai tìm ra lễ vật dâng lên trời đất và tổ tiên vừa ý vua nhất, vua sẽ trao ngôi vị cho người đó. Tất cả những hoàng tử đều cảm thấy rất hào hứng và muốn nhanh chóng tìm những thứ quý giá nhất để dâng lên vua.

Trong số những người con của vua chỉ có duy nhất một hoàng tử thứ mười tám tên là Lang Liêu. Chàng không hề giống như những vị hoàng tử khác mà chàng là một người có tấm lòng nhân hậu, cao đẹp, luôn chăm chỉ làm những công việc của nhà nông mà không hề nề hà bất cứ việc gì. Nhận được lệnh của vua ban, chàng cảm thấy vô cùng lo lắng và không biết tìm đâu ra được lễ vật để hợp ý vua mà vẫn nói được lên tấm lòng của mình dành cho vua cha. Những người anh khác của chàng đều đã tìm được những thứ quý giá mà vua cha có lẽ sẽ thích như đôi chim công, tay gấu, chả phượng, . . chàng không thể có được những thứ quý giá như vậy. Sau bao nhiêu ngày tháng lo lắng, có một hôm, chàng vừa chợp mắt thì thấy được một vị tiên bày cách cho chàng làm được thứ bánh dâng lên vua bằng chính những nguyên liệu mà Lang liêu và gia đình của chàng đã chăm chỉ làm được. đó chính là những hạt gạo trắng ngần - thứ tưởng chừng như bình dị nhưng lại là thứ quý giá nhất trong cuộc sống này để làm ra được hai thứ bánh độc đáo dâng lên đất và trời. Một thứ bánh vuông và một thứ bánh tròn. Bánh vuông là bánh có lá dong xanh biếc bọc ở bên ngoài, bên trong là những hạt lúa nếp thơm nồng, sau đó là một lớp đỗ và trong cùng là thịt lợn. Còn bánh tròn là bánh được dùng những hạt gạo nếp giã nhuyễn và nặn thành hình tròn.

Ngày những hoàng tử dâng lên vua những thứ lễ mà mọi người đã tìm được và làm được. Mọi người ai cũng háo hức vì tự tin ở chính những sản phẩm của mình. Đó đều là những sản phẩm đắt giá, thế nhưng chỉ có sản phẩm của Lang Liêu là những thứ bánh giản dị nhất. Đứng giữa những món ăn sang trọng, Lang Liêu cảm thấy hai thứ bánh của mình thật là đơn giản. Những sau đó, vua cha nếm thử từng món một mà vẫn không hề cảm thấy ưng ý. Cuối cùng, vua cha nhìn thấy hai món bánh độc đáo của Lang Liêu. Ông cùng những quần thần cảm thấy rất bất ngờ. khi nếm hai món bánh này, ông lại càng kinh ngạc nhiều hơn. Những món bánh của chàng ăn và cảm thấy như đã nếm được cả những hương vị của trời đất và những tinh tế trong từng hạt gạo mang lại. Lang liêu đã nói rằng, hai thứ bánh của chàng đại diện cho trời và đất. Bánh hình vuông là trời, màu xanh của nó như thể hiện của những thực vật, cây cỏ dưới mặt đất. màu xanh dịu dàng bọc lấy từng hạt ngọc của đất trời tên là bánh chưng. Còn chiếc bánh hình tròn là chiếc bánh giầy. hình tròn chính là biểu tượng của bầu trời bao la, trời đất cùng nhau tồn tại và trở thành những biểu tượng của đất nước. Nhà vua cảm thấy thật vui mừng vì đã tìm được thứ bánh có ý nghĩa đích thực nhất để dâng lên tổ tiên, thể hiện được chính đạo lí của đất trời. Bởi đất nước là một đất nước nông nghiệp, do đó trong những sản phẩm của những người nông dân thì hạt gạo là thứ quan trọng nhất phải trân trọng được chính những sản phẩm và hiểu được những khó khăn, vất vả của người nông dân thì chúng ta mới có thể biết được những khó khăn, vất vả của người nông dân và có được những cách để giúp cho đất nước phát triển. Cuối cùng thì chàng đã được vua trao cho ngôi vị để thay vua cha trị vì đất nước.

Tóm lại, câu chuyện đã nói lên được những nguồn gốc của bánh chưng, bánh giầy - những thứ bánh mang lên ý nghĩa của dân tộc và qua đây, thế hệ ông cha ta cũng nói lên những suy nghĩ cua mình đề cao những con người hiền lành và tốt bụng: ở hiền gặp lành.

Cảm nghĩ truyện Bánh chưng, bánh giầy - mẫu 3

"Xuân theo tóc mẹ về

Những nỗi niềm dài ngắn

Hoa râm chiều thôn quê...

Bánh chưng xanh vẫn thế

Dẻo thơm tận đáy lòng

Bạc thời gian dây lạt

Vuông tròn buộc ngóng trông!”

Bánh chưng bánh giày là hai thứ bánh mang đậm hồn quê Việt. Cứ mỗi độ giao thừa, ta hạnh phúc biết bao khi khoảnh khắc ngồi bên bếp lửa hồng trông nồi bánh chưng chín, chọn những chiếc bánh vuông vức nhất, đẹp nhất đặt lên bàn thờ ông bà. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc về nguồn gốc của chiếc bánh chưng chưa? Ai là người đã sáng tạo ra nó và ý nghĩa của những chiếc bánh mang ý nghĩa gì chưa nhỉ? Chắc hẳn, chúng ta sẽ tìm được câu trả lời cho riêng mình khi nghe truyền thuyết bánh chưng bánh giầy. Đó là một câu chuyện thú vị và sâu sắc.

Chuyện kể rằng Hùng Vương khi về già muốn có người nối ngôi, ông hy vọng rằng người nối ngôi phải là người có đức, có tài và hợp ý mình, nên truyền cho các con làm cỗ lễ Tiên Vương, ai làm vừa ý nhà vua thì được truyền ngôi. Khác với những người anh của mình, ai cũng sắm sửa cao lương mĩ vị, của ngon vật lạ thì Lang Liêu, người em út trong nhà vốn chịu nhiều thiệt thòi vì mồ côi mẹ từ nhỏ nên rất buồn, không biết làm gì để tế lễ Tiên Vương. Là người quen công việc đồng áng lại cần cù chịu khó nên trong nhà lúa gạo là nhiều chứ của ngon vật hiếm thì chẳng có gì, tìm đâu ra của quý trên rừng dưới biển.

Nhờ ăn ở hiền lành lại tốt bụng, Lang Liêu được một vị thần giúp đỡ và báo mộng trong giấc mơ của mình: “Trong trời đất không có thứ gì quý bằng hạt gạo. Chỉ có hạt gạo mới nuôi sống con người và ăn không bao giờ chán. Các thứ khác tuy ngon nhưng hiếm, mà con người không làm ra được. Còn lúa gạo thì tự tay ta trồng lấy, trồng nhiều thì được nhiều. Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên Vương”. Là người hiểu biết, ham học hỏi và sáng tạo, trân quý sức lao động và giá trị hạt gạo nên chàng đã lấy gạo làm bánh, lựa chọn thứ gạo nếp thơm lừng, trắng tinh, tròn mẩy với nhân đậu xanh và thịt lợn, lá dong làm vỏ gói bánh và nấu nhừ. Sau đó đem giã gạo nếp, nặn thành hình tròn.

Những nguyên liệu làm bánh thật đơn giản, gần gũi với nhân dân, là những thứ sẵn có nhưng mang giá trị to lớn. Hạt gạo được làm nên bởi những giọt mồ hôi mặn chát, một nắng hai sương của người lao động, hạt gạo ấy là hạt ngọc của trời, là sự kết tinh những gì tinh túy nhất, trong sạch nhất của thiên nhiên và bàn tay người lao động. Hai thứ bánh ấy thật thiêng liêng và cao quý, cuối cùng Lang Liêu cũng nhận cho mình phần thưởng xứng đáng nhất khi món vật tế lễ của chàng được vua cha và quần thần tấm tắc khen ngợi.

Đó là mâm cỗ đặc biệt nhất, đẹp nhất, mang ý nghĩa tốt đẹp nhất và duy nhất trong nhiều mâm cỗ của các Lang. Bánh hình tròn tượng trưng cho trời, bánh hình vuông tượng trưng cho đất. Thịt mỡ, đậu xanh, lá dong tượng trưng cho cây cỏ, muông thú muôn loài. Thiên nhiên, đất, trời được gói ghém trong những chiếc bánh xinh đẹp ấy, tượng trưng cho một đất nước ấm no, đủ đầy, yên bình, nơi ấy còn người sống chan hòa với thiên nhiên, cùng nhau vui vẻ đoàn kết, đùm bọc, giúp đỡ nhau. Lang Liêu quả thực là người xứng đáng nhất để nối ngôi vua với ý chí, nghị lực, đức tính tốt đẹp và tấm lòng hồn hậu, chân thành.

Bằng việc xây dựng chi tiết kì ảo, truyện Bánh chưng, bánh giầy đã tạo nên một cốt truyện lôi cuốn và hấp dẫn. Chắc bây giờ các bạn cũng đã biết rõ hơn về nguồn gốc của hai loại bánh này rồi nhỉ?. Đây là thứ bánh tiêu biểu cho ngày tết cổ truyền trên đất nước ta. Ngoài ra, nó còn là sự biết ơn của người lao động đối với trời đất, tổ tiên ta ngày trước. Đó cũng chứng minh cho thành quả lớn lao của nền nông nghiệp lúa nước trên đất nước ta. Ngoài ra, truyện còn để lại cho ta bài học về giá trị sống cao đẹp, những cao lương mĩ vị hãy của cải quý hiếm cũng không thể sánh được với tấm lòng con người. Cái đẹp nhất là cái gần gũi nhất, đơn giản nhất. Cái quý giá nhất phải xuất phát từ sức lao động và tấm lòng của người làm ra nó.

Thịt mỡ dưa hành câu đối tết

Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh"

Chiếc bánh chưng, bánh giày mang trong mình cả nền văn minh lúa nước, là những gì đẹp đẽ nhất mà thiên nhiên dành tặng. Chính vì lẽ đó, chúng trở thành linh hồn của tết Việt, mang đậm dấu ấn văn hóa con người Việt Nam.

Cảm nghĩ truyện Bánh chưng, bánh giầy - mẫu 4

Hằng năm, mỗi độ xuân về, nhân dân Việt Nam chúng ta lại nô nức, vui vẻ chuẩn bị lá dong, xay đỗ, mua thịt, giã gạo, gói bánh. Nơi này làm bánh giầy, làng nọ gói bánh chưng. Có chỗ làm cả bánh chưng, bánh giầy để cúng tổ tiên, tế lễ trời đất, vừa đón xuân vừa cầu mong sang năm mới nhà nhà được no ấm, người người được khoẻ mạnh,… Quang cảnh ấy thường nhắc nhở mọi người nhớ lại rồi kể cho nhau nghe truyện Bánh chưng, bánh giầy.

Đây là một truyền thuyết xuất hiện từ thời Hùng Vương xa xưa. Sáng tạo truyền thuyết này, cha ông ta muốn giải thích phong tục làm bánh chưng, bánh giầy trong ngày Tết – một nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa dân tộc, đồng thời nhắc nhở con cháu hãy luôn thờ kính Trời Đất, tôn quý Tổ Tiên, coi trọng tài năng, phẩm chất người nông dân trong quá trình xây dựng và phát triển nền văn minh nông nghiệp của Việt Nam.

Hoàn cảnh diễn ra cuộc lựa chọn ấy là : giặc ngoài đã yên, nhiệm vụ quan trọng bây giờ là “nhân dân no ấm” để đất nước được thanh bình, phát triển. Vua đã già yếu, cần người nối ngôi. Ngai vàng chỉ có một, trong khi vua có những hai mươi người con trai, biết chọn ai bây giờ. Điều đặc biệt là người kế vị vua không nhất thiết phải là con trưởng mà là người tài đức, hơn tất cả mười chín người kia. Thật là một “bài toán” khó giải. Từ bài toán của mình, nhà vua đã đặt ra bài toán, lời đố cho các con.

Người truyền rằng: “… người nối ngôi ta phải nối được chí ta… nhân lễ Tiên vương, ai làm vừa ý ta, ta sẽ truyền ngôi cho, có Tiện vương chứng giám”. Như vậy, nhà vua đã đặt ra hai yêu cầu để thử thách trí tuệ, tâm hồn, tài năng, hành động của các con. “Ai nối được chí ta… làm vừa ý ta”, nghĩa là phải có chí lớn, phải quyết tâm thực hiện mong muốn dân giàu nước mạnh. “Nhân lễ Tiên vương… có Tiên vương chứng giám”, nghĩa là người được lên làm vua phải biết tôn kính tổ tiên, biết tôn trọng cha mẹ, quý trọng nhân dân, có đạo đức… Trong truyện cổ dân gian nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới thường có những tình huống mang tính chất những “câu đố”. Điều vua Hùng đòi hỏi các hoàng tử đúng là một “câu đố”, một “bài toán” không dễ gì giải được.

Về cảnh ngộ, Lang Liêu là “người buồn nhất”. Chàng là con thứ mười tám, thuộc hàng em áp chót. Sớm mồ côi mẹ, so với anh em, “chàng thiệt thòi nhất”. Nhưng Lang Liêu lại là người có phẩm chất tốt. Từ khi lớn lên, ra ở riêng, chàng chăm lo việc đồng áng, trồng lúa trồng khoai. Tuy là con vua, là hoàng tử, nhưng Lang Liêu sống gắn bó với ruộng đồng, gần gũi nhân dân, mang bản chất của người lao động. Sản phẩm, kho báu của chàng chỉ là khoai, lúa đầy nhà. Chinh những hạt lúa, củ khoai ấy đã thấm mồ hôi, công sức và cả trí tuệ của chàng, góp phần tạo nên cuộc sống no ấm, hạnh phúc cho bản thân và gia đình chàng. Song, so với những vật quý trên rừng, dưới biển mà những anh em chàng đi tìm để dâng vua cha, thì “khoai, lúa tầm thường quá”.

Trước “bài toán” của vua cha, Lang Liêu nhiều đêm thao thức và đầy những âu lo. Và giữa một đêm thao thức, Lang Liêu đã gặp thần, được thần giúp đỡ. Vì sao Lang Liêu được thần giúp? Phải chăng vì chàng là một người “thiệt thòi nhất” nhưng chăm chỉ, sống gần nhân dân nhất. Thần không hướng dẫn cụ thể, mà chỉ gợi ý bóng bẩy, sâu xa: “Trong trời đất, không gì quý bằng hạt gạo. Chỉ có gạo mới nuôi sống con người… Các thứ khác tuy ngon, nhưng hiếm, mà người không làm ra được… Hãy lấy gạo làm bánh…”. Phải chăng, đối với Lang Liêu, đây lại là một câu đố, một “bài toán” thứ hai. Bài toán thứ nhất của vua cha – đã khó.

Bài toán này là của thần nêu ra, càng khó hơn. Thần là ai vậy? Đây chính là biểu tượng cho tinh khí của trời đất, là trí tuệ của nhân dân và cũng một phần là những tiềm thức, những nghĩ suy sâu lắng của chính Lang Liêu. Nếu không phải là người từng trải qua biết bao mưa nắng, từng đổ biết bao mồ hôi, công sức trên những ruộng đồng hôm sớm để làm ra hạt lúa, củ khoai thì ai có thể thấm thía được vẻ đẹp, lợi ích, vai trò của lúa gạo đối với con người như lời thần nói với Lang Liêu? Với Lang Liêu, “bài toán” của thần từ bên ngoài dội vào, cũng là tiếng nói từ trong trí tuệ, trái tim, từ máu thịt chàng cất lên. Do đó, chàng đã mau chóng hiểu được ý thần: “Càng ngẫm nghĩ, chàng càng thấy lời thần nói đúng”. Hiểu ý thần, Lang Liêu làm theo, nhưng không máy móc, mà thật thông minh, sáng tạo.

Thần chỉ nói “lấy gạo mà làm bánh” ngắn gọn thế thôi. Vậy mà Lang Liêu đã nhanh chóng giải được “bài toán” của thần. “Chàng bèn chọn thứ gạo nếp thơm lừng, trắng tinh, hạt nào hạt nấy tròn mẩy, đem vo thật sạch, lấy đậu xanh, thịt lợn làm nhân, dùng lá dong trong vườn gói thành hình vuông, nấu một ngày một đêm thật nhừ. Để đổi vị, đổi kiểu, cũng thứ gạo nếp ấy, chàng đồ lên, giã nhuyễn, nặn hình tròn”. Từ một dữ kiện “lấy gạo làm bánh”, Lang Liêu đã thực hiện bằng biết bao động tác, kết hợp biết bao nguyên liệu để tạo ra một đáp số tuyệt vời là hai thứ bánh có hình hài khác nhau, màu sắc khác nhau, hương vị khác nhau… Thông minh quá, tài hoa quá.

Trong ngày lễ Tiên vương, sản phẩm của Lang Liêu đã làm đẹp lòng vua cha, vừa ý quần thần. Khi ăn bánh, “ai cũng tấm tắc khen ngon”, ngon và độc đáo hơn tất cả các sơn hào, hải vị, nem công chả phượng của các lang khác. “Bánh hình tròn là tượng Trời ta đặt tên là bánh giầy. Bánh hình vuông là tượng Đất… ta đặt tên là bánh chưng. Lá bọc ngoài, mĩ vị để trong là ngụ ý đùm bọc nhau. Lang Liêu đã dâng lễ vật hợp với ý ta. Lang Liêu sẽ nối ngôi ta…”. Lời nhận xét, cũng là những suy ngẫm của đức vua khi thưởng thức sản vật do Lang Liêu dâng lên thật chí lí, vừa sâu sắc vừa rộng mở đã khẳng định tấm lòng, trí tuệ và bàn tay khéo léo, sáng tạo của người con chăm chỉ, thông minh. Đó cũng là lời tôn vinh vị ngon dẻo, thơm bùi và ý nghĩa lớn lao của bánh chưng, bánh giầy – sản vật đậm hương vị Việt Nam, mang bản sắc của văn hóa nông nghiệp Việt Nam.

“Bài toán” của vua Hùng đã được giải một cách trọn vẹn, tuyệt vời. Bánh chưng, bánh giầy đã đoạt giải nhất, chàng Lang Liêu – tác giả của hai thứ bánh – xứng đáng được lên ngôi vua trị vì đất nước, dẫn dắt, dạy bảo muôn dân. Lời phán truyền của đức vua – cũng chính là ý nguyện của nhân dân tôn vinh bánh chưng, bánh giầy đẹp như những bài ca, ca ngợi lao động, ca ngợi nghề nông và giá trị của văn minh nông nghiệp Việt Nam. Khen, rồi ban tặng ngôi báu cho Lang Liêu, vua Hùng đã thay mặt nhân dân đề cao một người con con hiếu thảo, biết tôn kính tổ tiên, biết lắng nghe lời thần linh dạy bảo,… Lang Liêu là biểu tượng của người anh hùng văn hoá mở đầu cho những anh hùng Việt Nam trên đồng ruộng, xóm làng Việt Nam!

Tóm lại, truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy vừa giải thích nguồn gốc bánh chưng, bánh giầy, vừa phản ánh thành tựu văn minh nông nghiệp ở buổi đầu dựng nước với thái độ đề cao lao động, đề cao nghề nông, và thể hiện tấm lòng tôn kính Trời – Đất – Tổ tiên của nhân dân ta. Truyện tuy ít yếu tố kì ảo nhưng vẫn hấp dẫn bởi nhiều chi tiết nghệ thuật tiêu biểu cho truyện dân gian: nhân vật chính Lang Liêu trải qua cuộc thi tài, được thần giúp đỡ và được nối ngôi vua.

Nghe kể, hay đọc văn bản của truyện, trong chúng ta như cứ ngân nga đoạn cuối – lời vua Hùng khen hai loại bánh “Bánh hình tròn là tượng Trời… Bánh hình vuông là tượng Đất, các thứ thịt mỡ, đậu xanh, lá dong là tượng cầm thú, cây cỏ muôn loài… Lá bọc ngoài, mĩ vị để trong là ngụ ý đùm bọc nhau…”. Đáng yêu làm sao, đáng thưởng thức, đáng trân trọng và tự hào làm sao bánh chưng, bánh giầy – thứ bánh tượng Trời, tượng Đất, biểu tượng của nền văn minh nông nghiệp lúa nước Việt Nam. Khi đón xuân, hoặc mỗi khi được ăn bánh chưng, bánh giầy, bạn hãy nhớ tới truyền thuyết về hai loại bánh này, sẽ thấy bánh ngon dẻo, thơm, bùi, dịu ngọt lên gấp bội phần.

Cảm nghĩ truyện Bánh chưng, bánh giầy - mẫu 5

Trong truyền thuyết dân gian, các yếu tố kì ảo được tạo nên từ các nhân vật ông Bụt bà Tiên có phép thuật nhằm đến giúp đỡ cho những người có số phận nghèo khổ, bất hạnh, giúp họ có cuộc sống tốt đẹp nữa. “Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba”. Trong mâm cỗ cúng tổ tiên của bất cứ gia đình nào trên dải đất hình chữ S đều không thể thiếu được hai thứ sản vật hết sức bình dị đó là bánh chưng và bánh giầy. Và chúng ta không thể không kể đến truyền thuyết “Bánh chưng, bánh dày”.

Trong bối cảnh đất nước đã được yên bình, giặc ngoại xâm đã được đánh đuổi, đất nước bước sang một giai đoạn mới, nhân dân ta được an cư lạc mới. Lúc này, đặt ra cho đất nước một nhiệm vụ mới đó là giữ cho đất nước được yên bình và nhân dân được no ấm đồng thời là những chính sách mới để giúp cho đất nước ngày càng cường thịnh. Nhà vua lúc này tuy vẫn còn hết sức minh mẫn nhưng tuổi đã cao, không thể trị vì mãi được, hơn nữa các hoàng tử đều đã trưởng thành và hoàn toàn có thể tự mình nối nghiệp cha ông lãnh đạo nhân dân.

Một yêu cầu tất yếu của nhà vua là tìm một người nối ngôi vua để con người ấy - với tài năng, sức vóc của mình để nối ngôi. Nhưng nhà vua có đến hai mươi người con trai. Thông thường, các nhà vua sẽ truyền ngôi cho người con trưởng, tuy nhiên, vua Hùng là một người sáng suốt khi không đồng nhất với ý kiến rằng phải truyền ngôi cho người con trưởng mà phải chọn người có đủ năng lực, sự thông minh lãnh đạo nhân dân có cuộc sống ấm no hạnh phúc. Vua Hùng tổ chức một cuộc thi, các người con sẽ làm cỗ để cúng tổ tiên và “vừa ý ta thì ta mới truyền ngôi cho”.

Qua đây ta thấy vua Hùng là một vị vua anh minh, sáng suốt, không phải là một mâm cỗ ngon mà còn phải “làm vừa ý vua”, một người đầu bếp giỏi chưa hẳn là một vị vua giỏi. Vậy ý của vua Hùng là gì? “Làm vừa ý ta là gì? Điều đó cũng đã thể hiện ở câu nói của người, quan trọng là các người con có hiểu ý, nhanh ý để nhận ra hay không. Người quân vương cần phải có chí lớn, “nối được chí ta”, có tài cao, có hoài bão để làm cho nhân dân ta có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Lang Liêu thân là hoàng tử thứ mười tám con vua nhưng phận, chàng từ lúc nhỏ đã mồ côi mẹ, bị ghẻ lạnh, từ rất sớm chàng đã sống một cuộc sống bình dị như những người nông dân, chàng bị thiệt thòi trong cuộc sống, lại là người con nghèo nhất trong tất cả các anh em của chàng, chính vậy mà chàng rất cần cù, chăm chỉ việc đồng áng, trồng lúa, trồng khoai. Chàng là một người hiền lành, sống giản dị, gần gũi với nhân dân, giàu lòng nhân hậu, sống gắn bó với đồng ruộng.

Chúng ta không thấy một vị hoàng tử cao quý, xa cách mà chính chàng là một người nông dân lao động chân chất, sống cùng nhân dân, ăn cùng nhân dân, biết xem trọng nghề trồng lúa là cái cốt lõi của cuộc sống dân ta. Chàng biết quý trọng những sản phẩm mà mình làm ra. Chàng đi cày cuốc, làm đất như người nông dân. Trong nhà không có châu báu quý hiếm mà có nhiều ngô khoai lúa lạc.

Chàng là một người rất biết tôn kính tổ tiên, kính trọng cha mẹ Mặc dù chàng bị ghẻ lạnh, ruồng bỏ, chàng không hề có thái độ oán trách người cha mà ngược lại vẫn vâng lời với vua cha, đối xử với vua cha một lòng yêu kính, giữ đạo làm con. Chàng còn là một người tôn kính tổ tiên. Sự trằn trọc, trăn trở của chàng đã thể hiện lòng thành với tổ tiên. Thần đến và báo mộng cho chàng cũng thể hiện ý “vừa lòng dân” của Lang Liêu đối với nhân dân.

Là một con người sáng tạo và giàu sáng kiến. Khi thần đến báo mộng, thần chỉ nói dùng gạo để làm bánh, không chỉ đến cách thức làm bánh như thế nào, nhưng với sự thông minh của mình, Lang Liêu đã tạo ra thứ bánh rất ngon, gần gũi và dễ làm. Chàng lấy gạo nếp vo sạch, đãi sạch đỗ xanh, kết hợp với thịt lợn làm nhân, lá rong gói bên ngoài hình vuông sau đó luộc chín. Chàng đặt tên bánh là bánh chưng. Vẫn sử dụng nguyên liệu chính là gạo nếp, chàng đồ gạo nếp lên và giã nhuyễn, nặn thành hình tròn, chàng đặt tên bánh là bánh dày. Cả hai loại bánh này luộc lên và mang đến vua cha, được ngài tấm tắc khen ngon.

Bánh mà Lang Liêu làm ra nó không chỉ ngon về mặt thực phẩm mà còn có nhiều ý nghĩa khác. Nó thể hiện sự sáng tạo, thông minh của chủ nhân làm ra nó đồng thời nó còn có ý nghĩa tượng trưng cho đất, trời, vạn vật. Bánh dày tượng trưng cho trời, bánh chưng tượng trưng cho đất, lá dong, thịt lợn tượng trưng cho chim muông, cây cỏ. Tất cả là sự kết hợp hài hòa giữa thiên nhiên và con người. Hình ảnh chiếc lá dong buộc nạt bên ngoài tượng trưng cho sự đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau, “lá lành đùm lá rách”.

Nhà vua nhắc nhở chúng ta cần phải yêu thương, tương thân tương ái. Chiếc bánh không phải làm từ sơn hào hải vị, từ những thứ quý hiếm tìm không ra mà nó được làm ngay từ những vật liệu có xung quanh ta, từ những hạt gạo quen thuộc hàng ngày mà cho ra những chiếc bánh ngon và ý nghĩa như vậy. Lang Liêu đã làm vừa ý vua cha và xứng đáng là ngôi vị kế thừa mà vua cha muốn truyền ngôi.

Truyền thuyết “Bánh chưng, bánh dày” không chỉ giải thích nguồn gốc của bánh chưng, bánh dày mà sâu sắc hơn nữa đó là đề cao tinh thần đoàn kết, lấy dân làm gốc, coi trọng nghề nông, quý trọng hạt gạo làm ra, biết ơn tổ tiên, nguồn cội của dân tộc.

Cảm nghĩ truyện Bánh chưng, bánh giầy - mẫu 6

Mỗi khi Tết đến, xuân về, trên khắp càng miền quê tổ quốc thân thương của em lại có dịp được làm những loại bánh cổ truyền rất thơm ngon. Các loại bánh này còn có ý nghĩa vô cùng sâu sắc nó tượng trưng có sự tròn vẹn của đất trời, là món quà vô giá để cả gia đình cùng sum họp quây quần bên nhau thưởng thức. Đó chính là loại bánh chưng và bánh giày.

Khi mùa xuân đến báo hiệu một năm cũ sắp qua đi và năm mới đang đến dần trên bàn thờ của tổ tiên của mỗi gia đình đều xuất hiện mâm ngũ quả và cả bánh chưng bánh giày để cúng ông bà tổ tiên. Đây là loại bánh không thể thiếu trên bàn thờ tổ của mỗi người dân Việt Nam. Nó là món bánh đã đi sâu vào tâm trí tiềm thức của con người, là hình ảnh cổ truyền đặc trưng cho ngày Tết của dân tộc Việt Nam.

Xuất xứ của bánh chưng và bánh giày cũng có cả một câu chuyện ở đằng sau. Nó bắt đầu từ thời vua đã lớn tuổi và muốn tìm người nối dõi ngai vàng của mình. Nhưng nhà vua có tới 18 người con trai, ai cũng có những mặt mạnh, mặt yếu khác nhau. Nhà vua muốn tìm một người con trai tài giỏi, có tài có đức, biết hướng về nguồn cội, dân tộc để lãnh đạo đất nước này.

Chính vì vậy, nhà vua gọi các con mình tới và nói rằng. Ta sẽ trao lại ngai vàng cho người nào tìm được loại báu vật quý giá, có ý nghĩa nhất để dâng lên tổ tiên. Nếu ngưi nào làm cho ta hài lòng thì ta sẽ trao ngôi vị cho người đó. Tất cả các vị hoàng tử sau khi nghe vua cha nói như vậy vô cùng thích thú, ai cũng muốn cố hết sức mình để làm ra một loại bánh độc đáo mong vua cha ưng ý rồi trao ngôi vị cho mình. Cuộc thi tài này diễn ra vô cùng cam go, quyết liệt.

Trong những người con trai của vua lúc bấy giờ có một chàng hoàng tử tên Lang Liêu là một người từ nhỏ đã là nông, gần gũi với các loại cỏ cây, thiên nhiên. Chàng cũng là người có tấm lòng lương thiện, nhân hậu, luôn gần gũi với người dân của mình. Chàng cũng luôn chăm chỉ không nề hà bất kỳ công việc nặng nhọc nào, sống ngay thẳng lương thiện, nên được nhiều người dân yêu quý.

Khi Lang Liêu nhận được lời của vua ban, chàng cảm thấy lo lắng lắm không biết tìm đâu ra lễ vật để dâng lên nhà vua, bởi những thứ nàng có đều là những thứ bình thường ai cũng có. Nhiều vị hoàng tử khác đã tìm được nhiều loại báu vật vô cùng quý giá để dâng lên nhà vua, khiến vua rất hài lòng.

Lang Liêu là người quanh năm chỉ gắn bó với đồng ruộng, cỏ cây, nên chàng không thể có những loại báu vật quý giá như tai gấu, ngà voi, ngọc ngà châu báu để dâng vua. Càng gần tới ngày phải dâng lễ vật lên nhà vua chàng càng lo lắng, tới mức quên ăn quên ngủ.

Một hôm do mệt quá Lang Liêu chợt thiếp đi, trong giấc mơ Lang Liêu gặp một vị thần tiên người đó đã dạy cho chàng làm hai loại bánh một hình tròn, một hình vuông từ gạo nếp của quê hương. Hai loại bánh này tượng trưng cho trời và đất tượng trưng cho sự toàn vẹn của trời đất.

Tỉnh dậy, Lang Liêu mới biết mình đang mơ. Nhưng nghĩ lại giấc mơ Lang Liêu cảm thấy những lời tiên ông nói trong giấc mơ vô cùng đúng đắn gạo chính là món quà vô giá mà tạo hóa đã ban cho con người. Nó chính là những gì tinh túy nhất, gạo kết hợp với đỗ xanh và thịt lợn tạo nên mùi vị thơm ngon, béo ngậy, món bánh này là đặc sản chưa từng có của quê hương.

Nghĩ vậy, Lang Liêu đã gọi mọi người trong gia đình cùng giúp mình gói những chiếc bánh như trong giấc mơ của chàng. Chiếc bánh có vỏ ngoài xanh biếc có tên là bánh chưng. Còn một loại bánh nữa có hình tròn Lang Liêu mang gạo nếp nấu thành cơm nếp rồi đem giã nhuyễn rồi làm thành một loại bánh có màu trắng thơm ngon gọi là bánh giày.

Rồi ngày phải dâng lễ vật lên cho nhà vua đã tới. Mọi người ai cũng háo hức mong phần thắng thuộc về mình. Trong buổi chầu hôm đó, những thứ lễ vật mà các hoàng tử mang tới dâng lên nhà vua đều là những món bảo vật có một không hai ở trên đời có giá trị vật chất vô cùng lớn. Chỉ duy nhất hai loại bánh của Lang Liêu là giản dị và ít có giá trị vật chất nhất. Điều này khiến cho Lang Liêu lo lắng lắm, nhưng chàng nghĩ mọi thứ đều do tấm lòng. Chàng làm nông món bảo vật quý giá nhất của chàng chính là hạt gạo được làm ra từ bàn tay, sức lực của mình. Chàng đem bảo vật của mình làm thành một loại bánh thơm ngon dâng lên nhà vua bằng cả tấm lòng, thì không có gì mà phải lo lắng cả.

Đứng trước rất nhiều bảo vật, rồi những món ăn độc đáo nhưng nhà vua không hề cảm thấy hài lòng. Nhưng khi ăn tới món ăn của Lang Liêu nhà vua cảm thấy ngạc nhiên bởi món ăn của Lang Liêu có mùi vị thơm ngon, béo ngậy vô cùng. Chính vì vậy, nhà vua đã gọi Lang Liêu vào để hỏi cách làm và giải thích tại sao lại là hình vuông và hình tròn.

Lang Liêu bước vào triều và giải thích vì sao mình lại chọn làm loại bánh chưng, bánh giày này để dâng lên nhà vua. Nhà vua nghe xong vô cùng hài lòng bởi ý nghĩa của hai loại bánh. Nên quyết định truyền lại ngôi vị cho Lang Liêu lên cai trị đất nước. Chiếc bánh hình vuông tượng trưng cho trái đất, còn chiếc bánh hình tròn tượng trưng cho bầu trời bao la rộng lớn. Trời đất vuông tròn tạo nên một sự tuần hoàn khép kín, tạo nên sự tròn vẹn hài hòa, an khang thịnh vượng. Chính từ lúc đó, nhà vua quyết định lấy loại bánh này để cúng giỗ tổ tiên trong những ngày Tết, những ngày giỗ tổ tiên.

Đất nước ta là một đất nước nông nghiệp do đó những sản phẩm từ hạt gạo là điều vô cùng quý giá, để làm được hạt gạo mỗi người dân chúng ta phải đổ rất nhiều mồ hôi công sức. Chính vì vậy, mỗi sản phẩm của nông nghiệp, của đức mẹ thiên nhiên chúng ta cần phải trân trọng nâng niu, yêu quý không nên lãng phí.

Câu chuyện bánh chưng, bánh giày nói lên được nguồn gốc và ý nghĩa của hai loại bánh chưng và bánh giày. Đây là hai loại bánh tượng trưng cho trời đất, cho sự đoàn kết sum vậy của con người và thiên nhiên đề cao những người hiền lành, thật thà tốt bụng. Những con người ở hiền thì sẽ được trời thương giúp đỡ.

Cảm nghĩ truyện Bánh chưng, bánh giầy - mẫu 7

Trên thế giới, mỗi dân tộc đón Tết cổ truyền theo một phong tục khác nhau. Ở nước ta, từ ngàn xưa đã có tục cúng Tết bằng bánh chưng, bánh giầy. Truyện sự tích bánh chưng, bánh giầy vừa giải thích nguồn gốc của hai loại bánh này vừa phản ánh thành tựu của nền văn minh nông nghiệp buổi đầu dựng nước với thái độ đề cao lao động, đề cao nghề nông và thể hiện sự tôn kính trời, đất, tổ tiên của nhân dân ta. Truyện còn là bài học quý về cách lựa chọn và sử dụng người có tài, có đức để trị vì đất nước.

Bối cảnh của truyện là đời Hùng Vương thứ sáu. Khi đã về già, nhà vua muốn truyền ngôi nhưng vì có tới hai mươi người con trai nên băn khoăn không biết chọn ai cho xứng đáng. Lúc ấy, giặc ngoài đã dẹp yên, nhưng giặc trong vẫn còn phải đề phòng. Nhà vua muốn đưa đất nước đến giai đoạn thịnh vượng. Ông biết rằng dân ấm no thì ngai vàng mới vững. Hiềm một nỗi, nhà vua tuổi cao sức yếu, lực bất tòng tâm.

Một hôm, ông gọi các con lại và nói : Tổ tiên ta từ khi dựng nước đã truyền được sáu đời. Giặc Ân nhiều lần xâm chiếm bờ cõi, nhờ phúc ấm Tiên Vương, ta đều đánh đuổi được, thiên hạ hưởng thái bình. Nhưng ta già rồi, không sống mãi ở đời, người nối ngôi ta phải nối chí ta, không nhất thiết là con trưởng. Năm nay, nhân lễ Tiên Vương, ai làm vừa ý ta, ta sẽ truyền ngôi cho, có Tiên Vương chứng giám.

Các Lang (con trai vua Hùng thời ấy gọi là Lang), ai cũng muốn ngôi báu về mình nhưng họ không thể hiểu nổi ý tứ sâu xa của vua cha. Họ chỉ nghĩ đơn giản là cứ chuẩn bị mâm cao, cỗ đầy, lễ vật ngon lạ ... là đủ, cho nên vội sai người đi tìm của quý khắp trên rừng, dưới biển.

Riêng Lang Liêu - con trai thứ mười tám của vua Hùng đã được một vị Thần giúp đỡ, bởi vì chàng vốn chịu thiệt thòi so với các anh, không được hưởng giàu sang phú quý. Từ nhỏ, chàng đã phải chăm lo công việc đồng áng, trồng lúa, trồng khoai. Lang Liêu tuy thân là con vua nhưng phận thì lại giống người nông dân lao động. Chàng buồn vì trong nhà chỉ có khoai và lúa. Nhưng khoai lúa thường quá ! Chàng tủi thân nghĩ thầm như vậy.

Theo quan niệm của tổ tiên chúng ta ngày xưa thì Thần, Phật, Tiên, Bụt thường hay giúp đỡ người hiền lành, nghèo khó. Lang Liêu không có quyền thế, của cải gì, lại chẳng có kẻ ăn người ở để sai khiến đi tìm của ngon vật lạ. Chàng chỉ có tấm lòng yêu kính cha và đôi tay làm lụng chuyên cần. Chàng đã được Thần Phật giúp đỡ.

Lang Liêu được Thần báo mộng, dạy rằng hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên Vương, bởi trong trời đất không có gì quý bằng hạt gạo. Hạt gạo nuôi sống con người. Hạt gạo quý giá như vậy và nó lại dễ kiếm bởi nó được làm ra do chính bàn tay lao động của con người.

Lang Liêu hiểu và làm theo ý Thần. Lời khuyên của Thần thật sáng suốt, chân tình. Càng nghĩ Lang Liêu càng thấy đúng. Suy nghĩ của Thần chính là suy nghĩ, tâm tư, ước vọng của nhân dân. Thần đây chính là hiện thân của nhân dân. Ai có thể trân trọng coi hạt gạo là hạt ngọc của trời đất và cũng là kết quả mồ hôi, công sức của con người như nhân dân ? Nhân dân rất quý trọng cái nuôi sống mình, cái mình làm ra được. Phải là những người một nắng hai sương làm ra hạt gạo nuôi đời mới có suy nghĩ sâu sắc và đáng quý như vậy. Lang Liêu dâng lên vua cha phẩm vật quý nhất trong trời đất, lại do chính tay mình làm ra thì quả thật chàng là người con hiếu thảo.

Được thần linh mách bảo, kết hợp với tấm lòng thành, óc sáng tạo và đôi tay khéo léo, Lang Liêu đã dùng thứ gạo nếp thơm lừng, trắng tinh, cùng với đậu xanh, thịt lợn, gói bằng lá dong, buộc bằng lạt giang thành một thứ bánh hình vuông rồi đem nấu chín.

Vậy là chàng không phải mất công tìm kiếm đâu xa. Gạo, đậu do chàng trồng, lợn chàng nuôi, lá dong mọc sẵn trong vườn, ngoài bãi. Ngần ấy thứ kết hợp với nhau thành thứ bánh đặc biệt xưa nay chưa từng có. Và cũng gạo nếp ấy, chàng đồ lên, giã nhuyễn rồi nặn thành thứ bánh hình tròn. Đó là bánh giầy.

Thật thú vị là cảnh thi cỗ trong ngày cúng Tiên Vương. Các con trai của vua Hùng mang sơn hào hải vị, nem công chả phượng (cách gọi các sản vật quý hiếm) tới, chẳng thiếu thứ gì. Thế nhưng vua cha chỉ xem qua một lượt rồi dừng lại trước mâm cỗ của Lang Liêu. Điều gì đã cuốn hút nhà vua quan tâm tới hai thứ bánh ấy? Có lẽ trước tiên là hình dáng vuông vức của bánh chưng và hình dáng tròn trịa của bánh giầy cùng vẻ đẹp mộc mạc, ưa nhìn của chúng. Bánh chưng xanh, bánh giầy trắng muốt, mịn màng. Hùng Vương rất vừa ý, bèn gọi Lang Liêu lên hỏi. Chàng thật tình đem chuyện giấc mộng gặp Thần ra kể lại. Vua cha ngẫm nghĩ rất lâu rồi chọn hai thứ bánh ấy đem tế Trời Đất và Tiên Vương.

Vì sao hai thứ bánh của Lang Liêu lại được Hùng Vương lựa chọn và chàng được nối ngôi vua? Bởi vì hai thứ bánh đó thể hiện thái độ quý trọng nghề nông, quý trọng hạt gạo do chính con người làm ra. Hùng Vương chắc đã cảm nhận được tính chất thiêng liêng trong câu chuyện Thần báo mộng kia. Lời Thần dạy quả không sai : Trong trời đất, hạt gạo là quý nhất. Hạt gạo nuôi sống con người, dân có ấm no thì ngai vàng mới vững. Lang Liêu biết quý lao động, quý thành quả làm ra từ mồ hôi nước mắt của mình.

Sau khi thưởng thức hai thứ bánh của Lang Liêu, nhà vua và quần thần ai cũng tấm tắc khen ngon. Lời giải thích của nhà vua về hai thứ bánh này thật có lí có tình : Bánh hình tròn là tượng Trời, ta đặt tên là bánh giầy. Bánh hình vuông là tượng Đất, các thứ thịt mỡ, đậu xanh, lá dong là tượng cầm thú, cây cỏ muôn loài, ta đặt tên là bánh chưng. Lá bọc ngoài, mĩ vị để trong là ngụ ý đùm bọc nhau ...

Hai thứ bánh này chứng tỏ được tài đức của người có thể nối chí nhà vua. Đem cái quý nhất trong trời đất, lại do tay mình làm ra dâng lên vua cha để tiến cúng Trời Đất cùng các bậc Tiên Vương thì Lang Liêu quả là người con tài năng, thông minh, hiếu thảo. Vua Hùng phán rằng : Lang Liê đã dâng lễ vật hợp với ý ta. Lang Liêu sẽ nối ngôi ta, xin Tiên Vương chứng giám.

Lang Liêu là người tốt, có đủ tài trí để chăm lo cho muôn dân và nối chí vua cha. Trao ngôi báu cho Lang Liêu là thuận ý trời, hợp ý Hùng Vương. Sự tích bánh chưng, bánh giầy đã đi vào phong tục ngày Tết Nguyên Đán cổ truyền của dân tộc Việt. Nhân dân ta đã xây dựng nên phong tục từ những cái bình thường giản dị nhưng rất giàu ý nghĩa. Chiều 30, tiếng chày giã bánh giầy vang khắp xóm thôn. Đầm ấm biết bao là cảnh cả nhà náo nức vây quanh ngọn lửa hồng nấu bánh chưng xanh. Trên bàn thờ tổ tiên phải bày vài cặp bánh chưng và mâm bánh giầy thì mới là Tết.

Sự tích bánh chưng, bánh giầy nằm trong mảng cổ tích giải thích nguồn gốc sự vật xuất hiện sau thời kì vua Hùng dựng nước. Sự tích trầu cau giải thích tục ăn trầu. Sự tích dưa hấu giải thích nguồn gốc dưa hấu ... Đằng sau cách giải thích thú vị về nguồn gốc bánh chưng bánh giầy là hiện thực cuộc sống của tổ tiên dân tộc Việt - một dân tộc có nền văn minh lúa nước lâu đời. Thuở ấy, dân ta đã có kĩ thuật trồng trọt, chăn nuôi, chế biến các món ăn đặc biệt vừa ngon lành, vừa giàu ý nghĩa.

Truyện còn là bài học sâu sắc về cách lựa chọn người có đức có tài để trị vì đất nước, chăm sóc muôn dân. Vì thế, tuy ra đời cách đây đã hàng ngàn năm mà cho đến nay, truyện vẫn còn nguyên vẹn ý nghĩa của nó.

Cảm nghĩ truyện Bánh chưng, bánh giầy - mẫu 8

“Xuân theo tóc mẹ về

Những nỗi niềm dài ngắn

Hoa râm chiều thôn quê...

Bánh chưng xanh vẫn thế

Dẻo thơm tận đáy lòng

Bạc thời gian dây lạt

Vuông tròn buộc ngóng trông!”

Bánh chưng bánh giày là hai thứ bánh mang đậm hồn quê Việt. Cứ mỗi độ giao thừa, ta hạnh phúc biết bao khi khoảnh khắc ngồi bên bếp lửa hồng trông nồi bánh chưng chín, chọn những chiếc bánh vuông vức nhất, đẹp nhất đặt lên bàn thờ ông bà. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc về nguồn gốc của chiếc bánh chưng chưa? Ai là người đã sáng tạo ra nó và ý nghĩa của những chiếc bánh mang ý nghĩa gì chưa nhỉ? Chắc hẳn, chúng ta sẽ tìm được câu trả lời cho riêng mình khi nghe truyền thuyết bánh chưng bánh giầy. Đó là một câu chuyện thú vị và sâu sắc.

Chuyện kể rằng Hùng Vương khi về già muốn có người nối ngôi, ông hy vọng rằng người nối ngôi phải là người có đức, có tài và hợp ý mình, nên truyền cho các con làm cỗ lễ Tiên Vương, ai làm vừa ý nhà vua thì được truyền ngôi. Khác với những người anh của mình, ai cũng sắm sửa cao lương mĩ vị, của ngon vật lạ thì Lang Liêu, người em út trong nhà vốn chịu nhiều thiệt thòi vì mồ côi mẹ từ nhỏ nên rất buồn, không biết làm gì để tế lễ Tiên Vương. Là người quen công việc đồng áng lại cần cù chịu khó nên trong nhà lúa gạo là nhiều chứ của ngon vật hiếm thì chẳng có gì, tìm đâu ra của quý trên rừng dưới biển.

Nhờ ăn ở hiền lành lại tốt bụng, Lang Liêu được một vị thần giúp đỡ và báo mộng trong giấc mơ của mình: “Trong trời đất không có thứ gì quý bằng hạt gạo. Chỉ có hạt gạo mới nuôi sống con người và ăn không bao giờ chán. Các thứ khác tuy ngon nhưng hiếm, mà con người không làm ra được. Còn lúa gạo thì tự tay ta trồng lấy, trồng nhiều thì được nhiều. Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên Vương”. Là người hiểu biết, ham học hỏi và sáng tạo, trân quý sức lao động và giá trị hạt gạo nên chàng đã lấy gạo làm bánh, lựa chọn thứ gạo nếp thơm lừng, trắng tinh, tròn mẩy với nhân đậu xanh và thịt lợn, lá dong làm vỏ gói bánh và nấu nhừ. Sau đó đem giã gạo nếp, nặn thành hình tròn.

Những nguyên liệu làm bánh thật đơn giản, gần gũi với nhân dân, là những thứ sẵn có nhưng mang giá trị to lớn. Hạt gạo được làm nên bởi những giọt mồ hôi mặn chát, một nắng hai sương của người lao động, hạt gạo ấy là hạt ngọc của trời, là sự kết tinh những gì tinh túy nhất, trong sạch nhất của thiên nhiên và bàn tay người lao động. Hai thứ bánh ấy thật thiêng liêng và cao quý, cuối cùng Lang Liêu cũng nhận cho mình phần thưởng xứng đáng nhất khi món vật tế lễ của chàng được vua cha và quần thần tấm tắc khen ngợi.

Đó là mâm cỗ đặc biệt nhất, đẹp nhất, mang ý nghĩa tốt đẹp nhất và duy nhất trong nhiều mâm cỗ của các Lang. Bánh hình tròn tượng trưng cho trời, bánh hình vuông tượng trưng cho đất. Thịt mỡ, đậu xanh, lá dong tượng trưng cho cây cỏ, muông thú muôn loài. Thiên nhiên, đất, trời được gói ghém trong những chiếc bánh xinh đẹp ấy, tượng trưng cho một đất nước ấm no, đủ đầy, yên bình, nơi ấy còn người sống chan hoà với thiên nhiên, cùng nhau vui vẻ đoàn kết, đùm bọc, giúp đỡ nhau. Lang Liêu quả thực là người xứng đáng nhất để nối ngôi vua với ý chí, nghị lực, đức tính tốt đẹp và tấm lòng hồn hậu, chân thành.

Bằng việc xây dựng chi tiết kì ảo, truyện Bánh chưng, bánh giầy đã tạo nên một cốt truyện lôi cuốn và hấp dẫn. Chắc bây giờ các bạn cũng đã biết rõ hơn về nguồn gốc của hai loại bánh này rồi nhỉ?. Đây là thứ bánh tiêu biểu cho ngày tết cổ truyền trên đất nước ta. Ngoài ra, nó còn là sự biết ơn của người lao động đối với trời đất, tổ tiên ta ngày trước. Đó cũng chứng minh cho thành quả lớn lao của nền nông nghiệp lúa nước trên đất nước ta. Ngoài ra, truyện còn để lại cho ta bài học về giá trị sống cao đẹp, những cao lương mĩ vị hãy của cải quý hiếm cũng không thể sánh được với tấm lòng con người. Cái đẹp nhất là cái gần gũi nhất, đơn giản nhất. Cái quý giá nhất phải xuất phát từ sức lao động và tấm lòng của người làm ra nó.

Thịt mỡ dưa hành câu đối tết

Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh"

Chiếc bánh chưng, bánh giày mang trong mình cả nền văn minh lúa nước, là những gì đẹp đẽ nhất mà thiên nhiên dành tặng. Chính vì lẽ đó, chúng trở thành linh hồn của tết Việt, mang đậm dấu ấn văn hoá con người Việt Nam.

Cảm nghĩ truyện Bánh chưng, bánh giầy - mẫu 9

Hằng năm, mỗi độ xuân về, nhân dân Việt Nam chúng ta lại nô nức, vui vẻ chuẩn bị lá dong, xay đỗ, mua thịt, giã gạo, gói bánh. Nơi này làm bánh giầy, làng nọ gói bánh chưng. Có chỗ làm cả bánh chưng, bánh giầy để cúng tổ tiên, tế lễ trời đất, vừa đón xuân vừa cầu mong sang năm mới nhà nhà được no ấm, người người được khoẻ mạnh,… Quang cảnh ấy thường nhắc nhở mọi người nhớ lại rồi kể cho nhau nghe truyện Bánh chưng, bánh giầy.

Đây là một truyền thuyết xuất hiện từ thời Hùng Vương xa xưa. Sáng tạo truyền thuyết này, cha ông ta muốn giải thích phong tục làm bánh chưng, bánh giầy trong ngày Tết – một nét đẹp trong sinh hoạt văn hoá dân tộc, đồng thời nhắc nhở con cháu hãy luôn thờ kính Trời Đất, tôn quý Tổ Tiên, coi trọng tài năng, phẩm chất người nông dân trong quá trình xây dựng và phát triển nền văn minh nông nghiệp của Việt Nam.

Hoàn cảnh diễn ra cuộc lựa chọn ấy là : giặc ngoài đã yên, nhiêm vụ quan trọng bây giờ là “nhân dân no ấm” để đất nước được thanh bình, phát triển. Vua đã già yếu, cần người nối ngôi. Ngai vàng chỉ có một, trong khi vua có những hai mươi người con trai, biết chọn ai bây giờ. Điều đặc biệt là người kế vị vua không nhất thiết phải là con trưởng mà là người tài đức, hơn tất cả mười chín người kia. Thật là một “bài toán” khó giải. Từ bài toán của mình, nhà vua đã đặt ra bài toán, lời đố cho các con.

Người truyền rằng: “… người nối ngôi ta phải nối được chí ta… nhân lễ Tiên vương, ai làm vừa ý ta, ta sẽ truyền ngôi cho, có Tiện vương chứng giám”. Như vậy, nhà vua đã đặt ra hai yêu cầu để thử thách trí tuệ, tâm hồn, tài năng, hành động của các con. “Ai nối được chí ta… làm vừa ý ta”, nghĩa là phải có chí lớn, phải quyết tâm thực hiên mong muốn dân giàu nước mạnh. “Nhân lễ Tiên vương… có Tiên vương chứng giám”, nghĩa là người được lên làm vua phải biết tôn kính tổ tiên, biết tôn trọng cha mẹ, quý trọng nhân dân, có đạo đức… Trong truyện cổ dân gian nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới thường có những tình huống mang tính chất những “câu đố”. Điều vua Hùng đòi hỏi các hoàng tử đúng là một “câu đố”, một “bài toán” không dễ gì giải được.

Về cảnh ngộ, Lang Liêu là “người buồn nhất”. Chàng là con thứ mười tám, thuộc hàng em áp chót. Sớm mồ côi mẹ, so với anh em, “chàng thiệt thòi nhất”. Nhưng Lang Liêu lại là người có phẩm chất tốt. Từ khi lớn lên, ra ở riêng, chàng chăm lo việc đồng áng, trổng lúa trồng khoai. Tuy là con vua, là hoàng tử, nhưng Lang Liêu sống gắn bó với ruộng đồng, gần gũi nhân dân, mang bản chất của người lao động. Sản phẩm, kho báu của chàng chỉ là khoai, lúa đầy nhà. Chinh những hạt lúa, củ khoai ấy đã thấm mồ hôi, công sức và cả trí tuệ của chàng, góp phần tạo nên cuộc sống no ấm, hạnh phúc cho bản thân và gia đình chàng. Song, so với những vật quý trên rừng, dưới biển mà những anh em chàng đi tìm để dâng vua cha, thì “khoai, lúa tầm thường quá”.

Trước “bài toán” của vua cha, Lang Liêu nhiều đêm thao thức và đầy những âu lo. Và giữa một đêm thao thức, Lang Liêu dã gặp thần, được thần giúp đỡ. Vì sao Lang Liêu được thần giúp ? Phải chăng vì chàng là một người “thiệt thòi nhất” nhưng chăm chỉ, sống gần nhân dân nhất. Thần không hướng dẫn cụ thể, mà chỉ gợi ý bóng bẩy, sâu xa : “Trong trời đất, không gì quý bằng hạt gạo. Chỉ có gạo mới nụôi sống con người… Các thứ khác tuy ngon, nhưng hiếm, mà người không làm ra được… Hãy lấy gạo làm bánh…”. Phải chăng, đối với Lang Liêu, đây lại là một câu đố, một “bài toán” thứ hai. Bài toán thứ nhất của vua cha – đã khó.

Bài toán này là của thần nêu ra, càng khó hơn. Thần là ai vậy ? Đây chính là biểu tượng cho tinh khí của trời đất, là trí tuệ của nhân dân và cũng một phần là những tiềm thức, những nghĩ suy sâu lắng của chính Lang Liêu. Nếu không phải là người từng trải qua biết bao mưa nắng, từng đổ biết bao mồ hôi, công sức trên những ruộng đồng hôm sớm để làm ra hạt lúa, củ khoai thì ai có thể thấm thìa được vẻ đẹp, lợi ích, vai trò của lúa gạo đối với con người như lời thần nói với Lang Liêu ? Với Lang Liêu, “bài toán” của thần từ bên ngoài dội vào, cũng là tiếng nói từ trong trí tuệ, trái tim, từ máu thịt chàng cất lên. Do đó, chàng đã mau chóng hiểu được ý thần : “Càng ngẫm nghĩ, chàng càng thấy lời thần nói đúng”. Hiểu ý thần, Lang Liêu làm theo, nhưng không máy móc, mà thật thông minh, sáng tạo.

Thần chỉ nói “lấy gạo mà làm bánh” ngắn gọn thế thôi. Vậy mà Lang Liêu đã nhanh chóng giải được “bài toán” của thần. “Chàng bèn chọn thứ gạo nếp thơm lừng, trắng tinh, hạt nào hạt nấy tròn mẩy, đem vo thật sạch, lấy đậu xanh, thịt lợn làm nhân, dùng lá dong trong vườn gói thành hình vuông, nấu một ngày một đêm thật nhừ. Để đổi vị, đổi kiểu, cũng thứ gạo nếp ấy, chàng đồ lên, giã nhuyễn, nặn hình tròn”. Từ một dữ kiện “lấy gạo làm bánh”, Lang Liêu đã thực hiện bằng biết bao động tác, kết hợp biết bao nguyên liệu để tạo ra một đáp số tuyệt vời là hai thứ bánh có hình hài khác nhau, màu sắc khác nhau, hương vị khác nhau… Thông minh quá, tài hoa quá !

Trong ngày lễ Tiên vương, sản phẩm của Lang Liêu đã làm đẹp lòng vua cha, vừa ý quần thần. Khi ăn bánh, “ai cũng tấm tắc khen ngon”, ngon và độc đáo hơn tất cả các sơn hào, hải vị, nem công chả phượng của các lang khác. “Bánh hình tròn là tượng Trời ta đặt tên là bánh giầy. Bánh hình vuông là tượng Đất… ta đặt tên là bánh chưng. Lá bọc ngoài, mĩ vị để trong là ngụ ý đùm bọc nhau. Lang Liêu đã dâng lễ vật hợp với ý ta. Lang Liêu sẽ nối ngôi ta…”. Lời nhận xét, cũng là những suy ngẫm của đức vua khi thưởng thức sản vật do Lang Liêu dâng lên thật chí lí, vừa sâu sắc vừa rộng mở đã khẳng định tấm lòng, trí tuệ và bàn tay khéo léo, sáng tạo của người con chăm chỉ, thông minh. Đó cũng là lời tôn vinh vị ngon dẻo, thơm bùi và ý nghĩa lớn lao của bánh chưng, bánh giầy – sản vật đậm hương vị Việt Nam, mang bản sắc của văn hoá nông nghiệp Việt Nam.

“Bài toán” của vua Hùng đã được giải một cách trọn vẹn, tuyệt vời. Bánh chưng, bánh giầy đã đoạt giải nhất, chàng Lang Liêu – tác giả của hai thứ bánh – xứng đáng được lên ngôi vua trị vì đất nước, dẫn dắt, dạy bảo muôn dân. Lời phán truyền của đức vua – cũng chính là ý nguyện của nhân dân tôn vinh bánh chưng, bánh giầy đẹp như những bài ca, ca ngợi lao động, ca ngợi nghề nông và giá trị của văn minh nông nghiệp Việt Nam. Khen, rồi ban tặng ngôi báu cho Lang Liêu, vua Hùng đã thay mặt nhân dân đề cao một người con con hiếu thảo, biết tôn kính tổ tiên, biết lắng nghe lời thần linh dạy bảo,… Lang Liêu là biểu tượng của người anh hùng văn hoá mở đầu cho những anh hùng Việt Nam trên đồng ruộng, xóm làng Việt Nam!

Tóm lại, truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy vừa giải thích nguồn gốc bánh chưng, bánh giầy, vừa phản ánh thành tựu văn minh nông nghiệp ở buổi đầu dựng nước với thái độ đề cao lao động, đề cao nghề nông, và thể hiện tấm lòng tôn kính Trời – Đất – Tổ tiên của nhân dân ta. Truyện tuy ít yếu tố kì ảo nhưng vẫn hấp dẫn bởi nhiều chi tiết nghệ thuật tiêu biểu cho truyện dân gian: nhân vật chính Lang Liêu trải qua cuộc thi tài, được thần giúp đỡ và được nối ngôi vua.

Nghe kể, hay đọc văn bản của truyện, trong chúng ta như cứ ngân nga đoạn cuối – lời vua Hùng khen hai loại bánh “Bánh hình tròn là tượng Trời… Bánh hình vuông là tượng Đất, các thứ thịt mỡ, đậu xanh, lá dong là tượng cầm thú, cây cỏ muôn loài… Lá bọc ngoài, mĩ vị để trong là ngụ ý đùm bọc nhau…”. Đáng yêu làm sao, đáng thưởng thức, đáng trân trọng và tự hào làm sao bánh chưng, bánh giầy – thứ bánh tượng Trời, tượng Đất, biểu tượng của nền văn minh nông nghiệp lúa nước Việt Nam. Khi đón xuân, hoặc mỗi khi được ăn bánh chưng, bánh giầy, bạn hãy nhớ tới truyền thuyết về hai loại bánh này, sẽ thấy bánh ngon dẻo, thơm, bùi, dịu ngọt lên gấp bội phần.

Cảm nghĩ truyện Bánh chưng, bánh giầy - mẫu 10

Tết - là ngày lễ cổ truyền của dân tộc, là ngày tất cả những người con đi xa được trở về cùng nhau sum họp bên gia đình bên những nồi bánh chưng đượm khói thơm nồng hay những cánh đào hoa tươi sắc thắm khe khẽ nở trong những ngày tiết trơi lành lạnh. Những ngày này, ai ai cũng cũng bận rộn cùng nhau đi mua sắm tết, cùng nhau dọn dẹp lại ngôi nhà của mình và trang hoàng cho bàn thờ của mình để thờ cúng tổ tiên được hương khói đượm nồng. và trên bàn thờ của mỗi gia đình ngày tết không thể không có hình ảnh của những chiếc bánh chưng, bánh giầy mang đậm những nền văn hóa của dân tộc.

Bánh chưng, bánh giầy tại sao lại là những hình ảnh đại diện cho ngày tết của dân tộc Việt Nam. Tất cả sẽ được giải đáp trong câu chuyện về Bánh chưng và bánh giày. Câu chuyện bắt đầu từ khi nhà vua đã già và muốn tìm trong số những người con của mình một người để nối dõi. Nhà vua có rất nhiều người con nhưng để chọn lựa ra được người con nào xứng đáng nhất cho ngôi báu thì nhà vua phải băn khoăn và không biết phải làm như thế nào. Nghe theo lời của những quần thần, nhà vua quyết định lựa chọn cách đưa ra lời thách đố cho tất cả những người con của mình: ai tìm ra lễ vật dâng lên trời đất và tổ tiên vừa ý vua nhất, vua sẽ trao ngôi vị cho người đó. Tất cả những hoảng tử đều cảm thấy rất háo hứng và muốn nhanh chóng tìm những thứ quý giá nhất để dâng lên vua.

Trong số những người con của vua chỉ có duy nhất một hoàng tử thứ mười tám tên là Lang Liêu. Chàng không hề giống như những vị hoàng tử khác mà chàng là một người có tấm lòng nhân hậu, cao đẹp, luôn chăm chỉ làm những công việc của nhà nông mà không hề nề hà bất cứ việc gì. Nhận được lệnh của vua ban, chàng cảm thấy vô cùng lo lắng và không biết tìm đâu ra được lễ vật để hợp ý vua mà vẫn nói được lên tấm lòng của mình dành cho vua cha. Những người anh khác của chàng đều đã tìm được những thứ quý giá mà vua cha có lẽ sẽ thích như đôi chim công, tay gấu, chả phượng, . .

Ngày những hoàng tử dâng lên vua những thứ lễ mà mọi người đã tìm được và làm được. mọi người ai cũng háo hức vì tự tin ở chính những sản phẩm của mình. Đó đều là những sản phẩm đắt giá, thế nhưng chỉ có sản phẩm của Lang Liêu là những thứ bánh giản dị nhất. Đứng giữa những món ăn sang trọng, Lang Liêu cảm thấy hai thứ bánh của mình thật là đơn giản. Những sau đó, vua cha nếm thử từng món một mà vẫn không hề cảm thấy ưng ý. Cuối cùng, vua cha nhìn thấy hai món bánh độc đáo của Lang Liêu.

Ông cùng những quần thần cảm thấy rất bất ngờ. khi nếm hai món bánh này, ông lại càng kinh ngạc nhiều hơn. Những món bánh của chàng ăn và cảm thấy như đã nếm được cả những hương vị của trời đất và những tinh tế trong từng hạt gạo mang lại. Lang liêu đã nói rằng, hai thứ bánh của chàng đại diện cho trời và đất. Bánh hình vuông là trời, màu xanh của nó như thể hiện của những thực vật, cây cỏ dưới mặt đất. màu xanh dịu dàng bọc lấy từng hạt ngọc của đất trời tên là bánh chưng. Còn chiếc bánh hình tròn là chiếc bánh giầy. hình tròn chính là biểu tượng của bầu trời bao la, trời đất cùng nhau tồn tại và trở thành những biểu tượng của đất nước.

Nhà vua cảm thấy thật vui mừng vì đã tìm được thứ bánh có ý nghĩa đích thực nhất để dâng lên tổ tiên, thể hiện được chính đạo lí của đất trời. Bởi đất nước là một đất nước nông nghiệp, do đó trong những sản phẩm của những người nông dân thì hạt gạo là thứ quan trọng nhất. phải trân trọng được chính những sản phẩm và hiểu được những khó khăn, vất vả của người nông dân thì chúng ta mới có thể biết được những khó khăn, vất vả của người nông dân và có được những cách để giúp cho đất nước phát triển. cuối cùng thì chàng đã được vua trao cho ngôi vị để thay vua cha trị vì đất nước.

Tóm lại, câu chuyện đã nói lên được những nguồn gốc của bánh chưng, bánh giầy- những thứ bánh mang lên ý nghĩa của dân tộc và qua đây, thế hệ ông cha ta cũng nói lên những suy nghĩ cua mình đề cao những con người hiền lành và tốt bụng: ở hiền gặp lành.

Cảm nghĩ truyện Bánh chưng, bánh giầy - mẫu 11

Trong truyện cổ dân gian, sự xuất hiện của Thần, Tiên, Bụt, Phật … đã tạo nên yếu tố hoang đường, yếu tố kì diệu. Những nhân vật siêu nhiên ấy nhằm giúp đỡ, độ trì người nghèo, bênh vực kẻ yếu, ban phép lạ cho người tốt, trừng phạt bọn xấu xa, gian ác trong cuộc đời. Truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy cũng có nhân vật Thần. Thần xuất hiện trong giấc mộng, mách bảo cho Lang Liêu mới được nối ngôi Vua “tuy đúng, nhưng chưa thật đầy đủ. Chưa thật đầy đủ ở điểm nào? Vì ý kiến ấy chưa đề cập đến yếu tố con người, van trò con người. Đó là Lang Liêu và nhà vua.

Lang Liêu là một ông hoàng “chỉ chăm lo việc đồng áng, trồng lúa, trồng khoai …”. Đó là một ông hoàng giàu nhân đức, rất cần cù, sống gần dân, biết trọng nghề nông là nghề căn bản của dân tộc. Anh mồ côi mẹ, là một ông hoàng bị “lép vế” trong hoàng tộc nên mới được Thần hiến kế và độ trì. Việc Lang Liêu gặp Thần trong giấc mộng có ý nghĩa là Lang Liêu được lòng dân, bởi lẽ “thần bảo như dân bảo”.

Lang Liêu là một con người rất sáng tạo. Thần chỉ nói về giá trị của gạo, và mách bảo Lang Liêu nên lấy gạo để làm bánh, chứ không chỉ về cách thức cụ thể làm bánh ra sao. Thế nhưng Lang Liêu đã biết lấy gạo nếp đem vo sạch, lấy đỗ xanh và thịt lợn làm nhân, lấy lá dong gói thành bánh hình vuông đem nấu chín; biết đồ gạo nếp, giã nhuyễn, nặn thành hình tròn. Lang Liêu đã sử dụng nguyên liệu sẵn có của nhà nông, của quê hương xú sở, sáng tạo thành hai thứ bánh rất ngon. Anh rất xứng đáng nhận mọi phần thưởng cao quý.

Bánh của Lang Liêu sáng tạo nên không chỉ ngon mà còn mang nhiều ý nghĩa sâu xa, tốt đẹp. Bánh giầy tượng trung cho Trời, bánh chưng tượng trưng cho Đất. Thịt mỡ, đậu xanh, lá dong là tượng cầm thú, cây cỏ muôn loài. Có thể nói đó là sự hòa hợp giữa con người với đất trời, thiên nhiên tạo vật. Lá dong bọc ngoài, mĩ vị để trong là ngụ ý đùm bọc nhau. Vua Hùng qua chiếc bánh chưng xanh gói bằng lá dong mà nêu cao bài học thương yêu đòan kết. Nhà vua ngẫm nhắc các hoàng tử và quân thần bài học giữ nước. Bánh chưng, bánh giầy với biểu tượng cao quý ấy đã thể hiện cái tâm cái tài, nhất là lòng trung hiếu của Lang Liêu. Lang Liêu đã làm vừa ý vua cha, xứng đáng được vua Hùng truyền ngôi báu, có Tiên vương chứng giám.

Truyền thuyết này đã giải thích nguồn gốc và tính nhân văn của bánh chưng, bánh giầy. Truyện bộc lộ niềm tự hào về một nét đẹp truyền thống của đất nước ta với hương vị Tết cổ truyền rất đậm đà. Và đó chính là bản sắc tốt đẹp của nền văn hóa, nền văn hóa Việt Nam.

Sâu xa hơn nữa, truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy còn thể hiện ý thức lấy nước, lấy dân làm gốc, coi trọng nghề nông, quý hạt gạo, biết ơn tổ tiên, kính Trời Đất với tất cả tấm lòng hồn hậu, chân thành của con người Việt Nam chúng ta.

Cảm nghĩ truyện Bánh chưng, bánh giầy - mẫu 12

Trong truyền thuyết dân gian, các yếu tố kì ảo được tạo nên từ các nhân vật ông Bụt bà Tiên có phép thuật nhằm đến giúp đỡ cho những người có số phận nghèo khổ, bất hạnh, giúp họ có cuộc sống tốt đẹp nữa. “Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba”. Trong mâm cỗ cúng tổ tiên của bất cứ gia đình nào trên dải đất hình chữ S đều không thể thiếu được hai thứ sản vật hết sức bình dị đó là bánh chưng và bánh giầy. Và chúng ta không thể không kể đến truyền thuyết “Bánh chưng, bánh dày”.

Trong bối cảnh đất nước đã được yên bình, giặc ngoại xâm đã được đánh đuổi, đất nước bước sang một giai đoạn mới, nhân dân ta được an cư lạc mới. Lúc này, đặt ra cho đất nước một nhiệm vụ mới đó là giữ cho đất nước được yên bình và nhân dân được no ấm đồng thời là những chính sách mới để giúp cho đất nước ngày càng cường thịnh. Nhà vua lúc này tuy vẫn còn hết sức minh mẫn nhưng tuổi đã cao, không thể trị vì mãi được, hơn nữa các hoàng tử đều đã trưởng thành và hoàn toàn có thể tự mình nối nghiệp cha ông lãnh đạo nhân dân.

Một yêu cầu tất yếu của nhà vua là tìm một người nối ngôi vua để con người ấy- với tài năng, sức vóc của mình để nối ngôi. Nhưng nhà vua có đến hai mươi người con trai. Thông thường, các nhà vua sẽ truyền ngôi cho người con trưởng, tuy nhiên, vua Hùng là một người sáng suốt khi không đồng nhất với ý kiến rằng phải truyền ngôi cho người con trưởng mà phải chọn người có đủ năng lực, sự thông minh lãnh đạo nhân dân có cuộc sống ấm no hạnh phúc. Vua Hùng tổ chức một cuộc thi, các người con sẽ làm cỗ để cúng tổ tiên và “vừa ý ta thì ta mới truyền ngôi cho”.

Qua đây ta thấy vua Hùng là một vị vua anh minh, sáng suốt, không phải là một mâm cỗ ngon mà còn phải “làm vừa ý vua”, một người đầu bếp giỏi chưa hẳn là một vị vua giỏi. Vậy ý của vua Hùng là gì? “Làm vừa ý ta là gì? Điều đó cũng đã thể hiện ở câu nói của người, quan trọng là các người con có hiểu ý, nhanh ý để nhận ra hay không. Người quân vương cần phải có chí lớn, “nối được chí ta”, có tài cao, có hoài bão để làm cho nhân dân ta có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Lang Liêu thân là hoàng tử thứ mười tám con vua nhưng phận, chàng từ lúc nhỏ đã mồ côi mẹ, bị ghẻ lạnh, từ rất sớm chàng đã sống một cuộc sống bình dị như những người nông dân, chàng bị thiệt thòi trong cuộc sống, lại là người con nghèo nhất trong tất cả các anh em của chàng, chính vậy mà chàng rất cần cù, chăm chỉ việc đồng áng, trồng lúa, trồng khoai. Chàng là một người hiền lành, sống giản dị, gần gũi với nhân dân, giàu lòng nhân hậu, sống gắn bó với đồng ruộng.

Chúng ta không thấy một vị hoàng tử cao quý, xa cách mà chính chàng là một người nông dân lao động chân chất, sống cùng nhân dân, ăn cùng nhân dân, biết xem trọng nghề trồng lúa là cái cốt lõi của cuộc sống dân ta. Chàng biết quý trọng những sản phẩm mà mình lầm ra. Chàng đi cày cuốc, làm đất như người nông dân. Trong nhà không có châu báu quý hiếm mà có nhiều ngô khoai lúa lạc.

Chàng là một người rất biết tôn kính tổ tiên, kính trọng cha mẹ Mặc dù chàng bị ghẻ lạnh, ruồng bỏ, chàng không hề có thái độ oán trách người cha mà ngược lại vẫn vâng lời với vua cha, đối xử với vua cha một lòng yêu kính, giữ đạo làm con. Chàng còn là một người tôn kính tổ tiên. Sự trằn trọc, trăn trở của chàng đã thể hiện lòng thành với tổ tiên. Thần đến và báo mộng cho chàng cũng thể hiện ý “vừa lòng dân” của Lang Liêu đối với nhân dân.

Là một con người sáng tạo và giàu sáng kiến. Khi thần đến báo mộng, thần chỉ nói dùng gạo để làm bánh, không chỉ đến cách thức làm bánh như thế nào, nhưng với sự thông minh của mình, Lang Liêu đã tạo ra thứ bánh rất ngon, gần gũi và dễ làm. Chàng lấy gạo nếp vo sạch, đãi sạch đỗ xanh, kết hợp với thịt lợn làm nhân, lá rong gói bên ngoài hình vuông sau đó luộc chín. Chàng đặt tên bánh là bánh chưng. Vẫn sử dụng nguyên liệu chính là gạo nếp, chàng đồ gạo nếp lên và giã nhuyễn, nặn thành hình tròn, chàng đặt tên bánh là bánh dày. Cả hai loại bánh này luộc lên và mang đến vua cha, được ngài tấm tắc khen ngon.

Bánh mà Lang Liêu làm ra nó không chỉ ngon về mặt thực phẩm mà còn có nhiều ý nghĩa khác. Nó thể hiện sự sáng tạo, thông minh của chủ nhân làm ra nó đồng thời nó còn có ý nghĩa tượng trưng cho đất, trời, vạn vật. Bánh dày tượng trưng cho trời, bánh chưng tượng trưng cho đất, lá dong, thịt lợn tượng trưng cho chim muông, cây cỏ. Tất cả là sự kết hợp hài hòa giữa thiên nhiên và con người. Hình ảnh chiếc lá dong buộc nạt bên ngoài tượng trưng cho sự đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau, “lá lành đùm lá rách”.

Nhà vua nhắc nhở chúng ta cần phải yêu thương, tương thân tương ái. Chiếc bánh không phải làm từ sơn hào hải vị, từ những thứ quý hiếm tìm không ra mà nó được làm ngay từ những vật liệu có xung quanh ta, từ những hạt gạo quen thuộc hàng ngày mà cho ra những chiếc bánh ngon và ý nghĩa như vậy. Lang Liêu đã làm vừa ý vua cha và xứng đáng là ngôi vị kế thừa mà vua cha muốn truyền ngôi.

Truyền thuyết “Bánh chưng, bánh dày” không chỉ giải thích nguồn gốc của bánh chưng, bánh dày mà sấu sắc hơn nữa đó là đề cao tinh thần đoàn kết, lấy dân làm gốc, coi trọng nghề nông, quý trọng hạt gạo làm ra, biết ơn tổ tiên, nguồn cội của dân tộc.

1 1,056 29/02/2024
Tải về