TOP 10 mẫu Thuyết minh thuật lại buổi lễ chào cờ đầu tuần (2024) SIÊU HAY

Thuyết minh thuật lại buổi lễ chào cờ đầu tuần lớp 6 gồm 10 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 6 hay hơn.

 

1 506 09/08/2024


Thuyết minh thuật lại buổi lễ chào cờ đầu tuần

Đề bài: Viết bài văn ( khoảng 400 chữ) thuyết minh thuật lại buổi lễ chào cờ đầu tuần.

Thuyết minh thuật lại buổi lễ chào cờ đầu tuần (mẫu 1)

TOP 10 mẫu Thuyết minh thuật lại buổi lễ chào cờ đầu tuần (2024) SIÊU HAY (ảnh 1)

Lễ chào cờ mang ý nghĩa thiêng liêng và trang trọng. Ở các trường học, lễ chào cờ đã trở thành một nghi thức không thể thiếu.

Mỗi tuần, lễ chào cờ sẽ được diễn ra vào tiết đầu tiên của buổi sáng thứ hai. Ngoài ra, lễ chào cờ còn được thực hiện trong các buổi khai giảng, bế giảng, lễ mít tinh. Toàn bộ thầy cô và học sinh trong trường đều phải tham gia lễ chào cờ. Buổi lễ thường được diễn ra ở dưới sân trường.

Trước giờ chào cờ, các lớp sẽ phân công một số bạn xuống xếp ghế dưới sân trường. Cán bộ lớp có nhiệm vụ lấy cờ và bảng tên lớp. Khi tiếng trống báo hiệu vang lên, học sinh sẽ xuống sân trường, xếp thành hàng ngay ngắn. Đội nghi lễ gồm đội cờ và đội trống vào vị trí sẵn sàng.

Đầu tiên, liên đội trưởng sẽ hô: “Kính mời các thầy cô và toàn thể học sinh đứng dậy làm lễ chào cờ”. Các thầy cô và học sinh toàn trường sẽ đứng dậy trong tư thế nghiêm trang và giữ trật tự. Sau đó, liên đội trưởng sẽ hô to “Chào cờ! Chào!”. Toàn bộ học sinh tiến hành chào cờ theo nghi thức quy định. Đội nghi thức sẽ đánh trống.

Tiếp đế là phần hát “Quốc ca” và “Đội ca”.Học sinh cần hát to và rõ ràng. Sau khi câu hát cuối cùng được vang lên, liên đội trưởng hô to khẩu hiệu: “Vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, vì lý tưởng của Bác Hồ vĩ đại, sẵn sàng”. Học sinh toàn trường cùng hô theo: “Sẵn sàng”. Nghi thức chào cờ sẽ kết thúc.

Chào cờ là một nghi lễ thiêng liêng, quan trọng thể hiện tinh thần yêu nước, niềm tự hào, tự tôn dân tộc và trách nhiệm của mỗi công dân đối với đất nước, với nhân dân.

Thuyết minh về buổi lễ chào cờ ở trường em - Mẫu 2

Ở trường học, buổi lễ chào cờ có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nghi thức này được diễn ra đầy trang trọng, thiêng liêng.

Lễ chào cờ sẽ được diễn ra vào tiết đầu tiên của buổi sáng thứ hai. Ngoài ra, lễ chào cờ cũng được thực hiện trong các buổi khai giảng, bế giảng, lễ mít tinh. Thầy cô và học sinh trong trường đều phải tham gia lễ chào cờ. Buổi lễ diễn ra ở dưới sân trường với không khí nghiêm trang.

Trước đó, học sinh sẽ cần xuống sân trường để sắp xếp bàn ghế. Cán bộ lớp có nhiệm vụ lấy cờ và bảng tên lớp. Khi tiếng trống báo hiệu vang lên, học sinh sẽ xuống sân trường, xếp thành hàng ngay ngắn. Đội nghi lễ gồm đội cờ và đội trống vào vị trí sẵn sàng.

Bạn liên đội trưởng là người phụ trách chỉ huy đội chào cờ. Đầu tiên, liên đội trưởng sẽ hô: “Kính mời các thầy cô và toàn thể học sinh đứng dậy làm lễ chào cờ”. Các thầy cô và học sinh toàn trường sẽ đứng dậy trong tư thế nghiêm trang và giữ trật tự. Sau đó, liên đội trưởng sẽ hô to “Chào cờ! Chào!”. Toàn bộ học sinh tiến hành chào cờ theo nghi thức quy định. Đội nghi thức sẽ đánh trống.

Tiếp đế là phần hát “Quốc ca” và “Đội ca”. Liên đội trưởng sẽ hô: “Quốc ca” hoặc “Đội ca”. Sau đó, thầy cô và học sinh cần hát to và rõ ràng. Quốc ca sẽ được hát trước rồi mới đến Đội ca. Sau khi câu hát cuối cùng được vang lên, liên đội trưởng hô to khẩu hiệu: “Vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, vì lý tưởng của Bác Hồ vĩ đại, sẵn sàng”. Học sinh toàn trường cùng hô theo: “Sẵn sàng”. Nghi thức chào cờ sẽ kết thúc.

Buổi lễ chào cờ là một nghi lễ thiêng liêng, quan trọng trong các trường học. Chính vì vậy, học sinh cần có ý thức khi tham gia.

1 506 09/08/2024