TOP 10 mẫu Sự gắn bó giữa thiên nhiên và con người (2024) SIÊU HAY

Sự gắn bó giữa thiên nhiên và con người lớp 6 gồm dàn ý và 5 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 6 hay hơn.

1 6,386 29/02/2024
Tải về


Sự gắn bó giữa thiên nhiên và con người

Đề bài: Từ văn bản “Đánh thức trầu”, em hãy viết đoạn văn về sự gắn bó giữa thiên nhiên và con người.

Sự gắn bó giữa thiên nhiên và con người - mẫu 1

Thiên nhiên là cội nguồn của sự sống, là người bạn tâm tình, giúp con người sinh tồn và phát triển. Thiên nhiên dù không biết nói năng nhưng lại âm thầm cống hiến cho cuộc đời tươi xanh và giúp con người thoải mái tinh thần trong cuộc sống. Bởi thế, từ xa xưa, con người luôn dành cho thiên nhiên một tình yêu lớn. Cậu bé trong văn bản “Đánh thức trầu” cũng dành tình yêu trong sáng, chân thành cho giàn trầu sau vườn nhà mình. Cậu không xem trầu là một vật vô tri, cậu gọi trầu là “mày”, xưng “tao”, cậu xin phép trầu cho mình được hái vài lá và hứa sẽ không làm trầu đau. Tất cả những điều đó cho thấy sự gần gũi giữa con người với thiên nhiên, cỏ cây. Cậu bé trong bài thơ đã xem trầu như một người bạn, cùng chơi, cùng tâm tình. Đối với cậu, trầu cũng có hơi thở, có linh hồn, cũng đáng được trân trọng và yêu thương. Cuộc sống sẽ tươi đẹp biết bao nếu tất cả chúng ta đều yêu thương cỏ cây, thiên nhiên giống như cậu bé trong bài thơ. Thật buồn khi ngày nay, thiên nhiên đang bị hủy hoại nghiêm trọng bởi con người, gây nên những hậu quả nặng nề đến đời sống của toàn nhân loại. Mẹ thiên nhiên đang bị xúc phạm và con người phải gánh lấy hậu quả do những hành động nông nổi của chính mình. Hãy nhớ rằng mỗi mầm xanh là một nguồn sống đáng quý, mỗi dòng nước chảy mang theo nguồn năng lượng sinh tồn. Hãy biết bảo vệ lấy nó. Bảo vệ thiên nhiên là bảo vệ cuộc sống chính mình, bảo vệ sự sống trên trái đất. Mong rằng khắp nơi trên địa cầu này, thiên nhiên cỏ cây đều được sống một cuộc sống thoải mái trong sự trân trọng, nâng niu của con người.

Sự gắn bó giữa thiên nhiên và con người - mẫu 2

Văn bản “Đánh thức trầu” của Trần Đăng Khoa đã giúp người đọc hiểu hơn về mối quan hệ gắn bó giữa thiên nhiên và con người. Nhân vật cậu bé trong bài thơ dành tình yêu trong sáng, chân thành cho giàn trầu sau vườn nhà mình. Đối với cậu, cây trầu không phải là một vật vô tri. Mà giống như một người bạn thân thiết. Cậu gọi trầu là “mày” - xưng “tao” và trước khi hái trầu, cậu xin phép được hái vài lá và hứa sẽ không làm trầu đau. Cây trầu lúc này dường như cũng có linh hồn, có hơi thở. Và cậu bé mong rằng cây trầu sẽ luôn xanh tốt “Đừng lụi đi trầu ơi”. Qua đây, chúng ta hiểu ra rằng cuộc sống sẽ trở nên tuyệt vời biết bao nếu con người biết yêu thương, trân trọng thiên nhiên. Vậy mà hiện nay, thiên nhiên đang bị hủy hoại nghiêm trọng. Những cánh rừng đang bị phá hủy, nguồn nước sông biển bị ô nhiễm, các loài động vật quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng. Như vậy, con người cần phải có những biện pháp tích cực để bảo vệ thiên nhiên. Bài thơ “Đánh thức trầu” thật sâu sắc, và ý nghĩa.

Sự gắn bó giữa thiên nhiên và con người - mẫu 3

Khi đọc “Đánh thức trầu” của Trần Đăng Khoa, người đọc đã cảm nhận sự gắn bó giữa thiên nhiên và con người. Em bé trong bài thơ dành cho cây trầu một sự yêu mến, nâng niu. Đầu tiên là qua cách xưng hô “mày - tao” cho thấy sự mối quan hệ thân thiết, cùng với lời gọi: “Trầu ơi, hãy tỉnh lại/Mở mắt xanh ra nào” đầy nhẹ nhàng. Không chỉ vậy, trước khi hái trầu, cậu đã hỏi ý kiến của trầu “Lá nào muốn cho tao/Thì mày chìa ra nhé” cho thấy sự tôn trọng giống như một người bạn. Cây trầu lúc này dường như cũng có linh hồn, có hơi thở. Cuối cùng, cậu còn thể hiện mong muốn tốt đẹp cho cây trầu “Đừng lụi đi trầu ơi”. Tình cảm của em bé đã giúp người đọc nhận ra cần phải biết trân trọng thiên nhiên. Cuộc sống sẽ trở nên tốt đẹp hơn khi chúng ta biết yêu mến, bảo vệ thiên nhiên như cậu bé trong bài thơ. Bài thơ là một lời nhắc nhở con người cần nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ thiên nhiên xung quanh mình.

Sự gắn bó giữa thiên nhiên và con người - mẫu 4

Con người không thể sống mà không có thiên nhiên. Chính thiên nhiên tạo nên và duy trì sự sống của con người trên trái đất. Bởi thế, mỗi con người phải có tình yêu tha thiết đối với thiên nhiên có ở xung quanh mình và xây dựng lối sống hòa hợp với thiên nhiên ấy. Trong cuộc sống phải sống gần gũi, hoà hợp với thiên nhiên. Hãy đưa thiên nhiên đến gần với cuộc sống của mình. Biết trồng và chăm sóc cây xanh, trồng hoa xung quanh nhà để tạo màu xanh cho không gian sống. Hãy luôn gìn giữ màu xanh quý báu ấy. Phải biết bảo vệ thiên nhiên. Kiên quyết và kịp thời phê phán, chống lại mọi hành động tàn phá thiên nhiên. Biết khai thác từ thiên nhiên những gì có lợi cho con người và khắc phục. Không ngừng phục hồi bồi đắp các giá trị và ngăn chặn những tác hại mà thiên nhiên gây ra.

Sự gắn bó giữa thiên nhiên và con người - mẫu 5

Loài người chúng ta, từ thời “Ăn lông ở lỗ” đến xã hội văn minh ngày nay lúc nào cũng được sự che chở của “mái nhà thiên nhiên” mà sống vui, sống khỏe và phát triển không ngừng. Cho nên nói đến thiên nhiên ta cảm thấy nó rất gần gũi thân thương. Bởi “thiên nhiên là người bạn tốt của con người. Con người cần yêu mến và bảo vệ thiên nhiên”. Chân lí ấy đã được khẳng định hùng hồn qua thực tế cuộc sống của con người chúng ta.

Trước hết, chúng ta cần tìm hiểu thiên nhiên là gì ? Thiên nhiên là tất cả những gì ở bên ngoài con người, xung quanh con người, không do bàn tay của con người làm nên. Thiên nhiên còn là bầu trời, là rừng, là biển, là sông, là suối, là cây cỏ, chim muông... Tất cả những thứ đó luôn luôn ở bên cạnh con người để bảo vệ và giúp ích cho con người.

Từ bao đời nay, thiên nhiên là nguồn sống vô tận của con người: cơm, gạo, thịt, cá, cây trái, nhà để ở, nước để uổng, quần áo để mặc, khí trời để thở... đều do thiên nhiên cung cấp. Con người càng lúc càng văn minh, càng tiến bộ đã tự mình tạo nên nhiều sản phẩm. Muốn làm được những điều ấy, con người rất cần sự giúp đỡ của thiên nhiên, từ đó ta lại càng thấy sự ích lợi của thiên nhiên nhiều hơn. Xưa kia con người cần mặt trời chỉ để sưởi ấm và chiếu sáng nay con người cần mặt trời để làm nguồn năng lượng quan trọng trong sản xuất và đời sống. Rừng xanh giờ đây không chỉ là nguồn lâm sản dồi dào với những cây gỗ quý, những cây thuốc chữa bệnh mà còn là nguồn điều hòa lũ lụt, là lá phổi khổng lồ để cho con người hít thở. Những dòng thác gầm réo, những con suối trong mát, những dòng sông cuồn cuộn chảy không chỉ là một bức tranh phong cảnh mà còn là con đường giao lưu, nguồn thủy sản, hơn thế nó cung cấp điện năng khổng lồ.

Hơn nữa, thiên nhiên còn rất cần cho đời sống tinh thần của con người. Sau những ngày tháng làm việc vất vả cực nhọc trong phòng làm việc, trong nhà máy, ở trong thành phố chật hẹp đầy bụi khói, con người đến với thiên nhiên sẽ cảm thấy vô cùng sảng khoái, thiên nhiên sẽ giúp con người tái tạo lại khỏe, niềm vui sống và nhiệt tình lao động. Đôi khi được nhìn ngắm màu xanh của lá, nghe liếng suôi róc rách bên rừng, vui đùa trên bãi biển cũng đã khiến cho tâm hồn con người lấy được sự thư thái và thanh thản. Nhìn đóa hoa nở. ngắm cảnh chân trời, con người cũng có thể cảm nhận một niềm vui lớn quên hết những phiền muộn ưu tư. Chính thiên nhiên đã làm cho tâm hồn con người trở nôn cao rộng mênh mông như trời như biển.

Vẻ đẹp của thiên nhiên còn đem đến cho con người khát vọng suy nghĩ về cái đẹp và sáng tạo nên cái đẹp cho mình. Cái đẹp của một cảnh bình minh, một cảnh hoàng hôn... làm xao xuyến bao nghệ sĩ để tạo nên thơ, ca, nhạc, họa. Nhà khoa học từ thiên nhiên mà rút ra những quy luật của sự sống để từ đó mà sáng tạo nên những công trình phục vụ cho cuộc sống con người. Thiên nhiên quá là nguồn sáng tạo của thơ ca nghệ thuật, là nguồn nghiên cứu phát minh của khoa học kĩ thuật.

Thiên nhiên có ích như thế, cần thiết với con người là thế. Cho nên từ xưa con người đã yêu mến và bảo vệ thiên nhiên như người bạn quý. Văn chương nghệ thuật bao giờ cũng trân trọng yêu quý thiên nhiên. Các nhà hội họa, nhà văn, nhà thơ, các nhạc sĩ đều dành cho thiên nhicn một tinh cảm đặc biệt... Những bàn tay tài hoa của người nghệ sĩ đã nâng giá trị vốn có của thiên nhiên lên một bậc. Đọc thơ của các thi sĩ ta càng thấy thiên nhiên muôn màu, muôn vẻ. Nguyễn Trãi thì:

Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc

Thuyền chở yên hà nặng vạy then.

Còn Nguyễn Du lại là:

Long lanh đáy nước in trời

Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng.

Đọc thơ Hồ Chí Minh ta lại thấy thiên nhiên thực sự là con người, là bạn đồng tâm, đồng chí, từ ánh trăng qua cửa sổ phòng giam hay núi rừng Việt Bắc, đến bóng cây cổ thụ, nhành hoa, tiếng suối giữa rừng đêm.

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.

Nếu mái nhà là tổ ấm che nắng mưa cho mỗi chúng ta thì thiên nhiên là người mẹ lớn che chắn cho tất cả các mái nhà. Mỗi chúng ta ai cũng hiểu được sự cần thiết của thiên nhiên trong cuộc sống của con người, thì phải có ý thức bảo vệ, giữ gìn thiên nhiên như một người bạn quý. Cho nên hơn lúc nào hết, chúng ta hãy thực hiện cấp bách nhiệm vụ “Hãy bảo vệ thiên nhiên” để tạo cho mình một cuộc sống tốt đẹp trong bầu không khí trong lành của thiên nhiên.

1 6,386 29/02/2024
Tải về