TOP 10 câu Trắc nghiệm Sinh 10 Bài 17 (Kết nối tri thức 2024) có đáp án: Giảm phân

Bộ 10 câu hỏi trắc nghiệm Sinh lớp 10 Bài 17: Giảm phân có đáp án đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Sinh 10 Bài 17.

1 1,985 02/01/2024
Mua tài liệu


Chỉ 150k mua trọn bộ Trắc nghiệm Sinh học lớp 10 Kết nối tri thức bản word (cả năm) có đáp án chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Trắc nghiệm Sinh 10 Bài 17: Giảm phân - Kết nối tri thức

Câu 1: Điểm khác biệt của giảm phân so với nguyên phân là

A. có thể xảy ra ở tất cả các loại tế bào.

B. có 1 lần nhân đôi NST.

C. có 2 lần phân chia NST.

D. có sự co xoắn cực đại của NST.

Đáp án đúng là: C

Giảm phân có 1 lần nhân đôi NST nhưng có 2 lần phân chia NST (giảm phân I và giảm phân II).

Câu 2: Sự trao đổi chéo của các chromatid của các NST tương đồng xảy ra vào kì nào trong giảm phân?

A. Kì đầu II.

B. Kì giữa I.

C. Kì sau I.

D. Kì đầu I.

Đáp án đúng là: D

Sự trao đổi chéo của các chromatid của các NST tương đồng xảy ra vào kì đầu I trong giảm phân

Câu 3: Kì giữa của giảm phân I và kì giữa của giảm phân II khác nhau ở

A. sự sắp xếp các NST trên mặt phẳng xích đạo.

B. sự tiếp hợp và trao đổi chéo.

C. sự phân li của các nhiễm sắc thể.

D. sự co xoắn của các nhiễm sắc thể.

Đáp án đúng là: A

Kì giữa của giảm phân I và kì giữa của giảm phân II khác nhau ởsự sắp xếp các NST trên mặt phẳng xích đạo: Ở kì giữa của giảm phân I, các nhiễm sắc thể xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo còn ở kì giữa của giảm phân II, các nhiễm sắc thể xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo.

Câu 4: Số lượng NST ở tế bào con được sinh ra qua giảm phân là

A. giống hệt tế bào mẹ (2n).

B. giảm đi một nửa (n).

C. gấp đôi tế bào mẹ (4n).

D. gấp ba tế bào mẹ (6n).

Đáp án đúng là: B

Giảm phân là hình thức phân bào giảm nhiễm, các tế bào con được tạo ra qua giảm phân có số lượng nhiễm sắc thể giảm một nửa so với tế bào mẹ ban đầu.

Câu 5: Sự kiện nào sau đây không xảy ra tại kì đầu của lần giảm phân I?

A. Nhiễm sắc thể kép trong cặp tương đồng có thể trao đổi chéo.

B. Nhiễm sắc thể đơn tự nhân đôi thành nhiễm sắc thể kép.

C. Màng nhân và nhân con dần tiêu biến.

D. Nhiễm sắc thể kép trong cặp tương đồng tiếp hợp.

Đáp án đúng là: B

Nhiễm sắc thể đơn tự nhân đôi thành nhiễm sắc thể kép ở pha S của kì trung gian trước khi giảm phân diễn ra.

Câu 6: Giảm phân không có ý nghĩa nào sau đây?

A. Tạo sự đa dạng về di truyền ở những loài sinh sản hữu tính.

B. Góp phần giải thích được cơ sở khoa học của biến dị tổ hợp.

C. Góp phần duy trì ổn định bộ nhiễm sắc thể qua các thế hệ cơ thể.

D. Giúp tăng nhanh số lượng tế bào để cơ thể sinh trưởng, phát triển.

Đáp án đúng là: D

D. Sai. Giúp tăng nhanh số lượng tế bào để cơ thể sinh trưởng, phát triển không phải là vai trò của giảm phân mà là vai trò của nguyên phân.

Câu 7: Giảm phân có thể tạo ra nhiều loại giao tử có kiểu gene khác nhau là do

A. sự trao đổi đoạn giữa các NST ở kì đầu I kết hợp với sự phân li và tổ hợp ngẫu nhiên của các NST ở kì sau II.

B. sự trao đổi đoạn giữa các NST ở kì đầu II kết hợp với sự phân li và tổ hợp ngẫu nhiên của các NST ở kì sau I.

C. sự trao đổi đoạn giữa các NST ở kì đầu I kết hợp với sự phân li và tổ hợp ngẫu nhiên của các NST ở kì sau I.

D. sự trao đổi đoạn giữa các NST ở kì đầu II kết hợp với sự phân li và tổ hợp ngẫu nhiên của các NST ở kì sau II.

Đáp án đúng là: C

Giảm phân có thể tạo ra nhiều loại giao tử có kiểu gene khác nhau là do sự trao đổi đoạn giữa các NST ở kì đầu I kết hợp với sự phân li và tổ hợp ngẫu nhiên của các NST ở kì sau I.

Câu 8: Một tế bào của lợn có 2n = 38 trải qua quá trình giảm phân hình thành giao tử. Số nhiễm sắc thể và số chromatid ở kì sau I lần lượt là

B. 38 và 0.

C. 38 và 38.

D. 76 và 76.

Đáp án đúng là: A

Ở kì sau I, NST tồn tại ở trạng thái kép phân li về hai cực của tế bào. Do đó:

- Số NST ở kì sau giảm phân I là 38 NST kép.

- Số chromatid ở kì sau giảm phân I là 38 × 2 = 76.

Câu 9: Một loài (2n) giảm phân không có trao đổi chéo tối đa sẽ cho bao nhiêu loại giao tử?

A. 22n.

B. 2n.

C. 3n.

D. 2 × n.

Đáp án đúng là: B

Trong trường hợp không có trao đổi chéo, mỗi cặp NST giảm phân cho 2 loại giao tử → Một loài (2n) giảm phân không có trao đổi chéo tối đa sẽ cho 2n loại giao tử.

Câu 10: Cây hoa giấy trồng trong điều kiện khô cằn ra hoa nhiều hơn cây cùng loại được tưới đủ nước. Trong ví dụ này, yếu tố ảnh hưởng đến giảm phân là

A. độ ẩm.

B. nhiệt độ.

C. ánh sáng.

D. tuổi cây.

Đáp án đúng là: A

Yếu tố dẫn đến sự khác nhau về tỉ lệ ra hoa của hai cây hoa giấy được đề cập đến trong ví dụ trên là nước (độ ẩm).

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 10 Kết nối tri thức có đáp án hay khác:

Trắc nghiệm Sinh 10 Bài 16: Chu kì tế bào và nguyên phân

Trắc nghiệm Sinh 10 Bài 17: Giảm phân

Trắc nghiệm Sinh 10 Bài 18: Thực hành làm và quan sát tiêu bản quá trình nguyên phân và giảm phân

Trắc nghiệm Sinh 10 Bài 19: Công nghệ tế bào

Trắc nghiệm Sinh 10 Bài 20: Sự đa dạng và phương pháp nghiên cứu vi sinh vật

1 1,985 02/01/2024
Mua tài liệu