Giải Sinh học 10 Bài 17 (Kết nối tri thức): Giảm phân

Với giải bài tập Sinh học 10 Bài 17: Giảm phân sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Sinh học 10 Bài 17. 

1 2,936 30/09/2024
Tải về


Giải bài tập Sinh học lớp 10 Bài 17: Giảm phân

Mở đầu trang 104 Sinh học 10: Cơ chế nào giúp các loài sinh sản hữu tính duy trì được bộ NST của loài qua các thế hệ?

Trả lời:

Ở loài sinh sản hữu tính, quá trình sinh sản có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái để tạo thành hợp tử, từ đó hợp tử phát triển thành cơ thể mới. Như vậy, cơ chế giúp các loài sinh sản hữu tính duy trì được bộ NST của loài qua các thế hệ là nguyên phân, giảm phân và thụ tinh:

- Giảm phân (phân bào giảm nhiễm) là hình thức phân chia của các tế bào sinh dục sơ khai (tế bào sinh tinh, tế bào sinh trứng), xảy ra trong cơ quan sinh sản để tạo ra các giao tử có bộ NST giảm đi 1 nửa so với tế bào mẹ.

- Thụ tinh là sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái tạo hợp tử, khôi phục lại bộ NST của loài.

- Tế bào hợp tử 2n trải qua nhiều lần nguyên phân và biệt hóa tế bào phát triển thành cơ thể đa bào trưởng thành.

Dừng lại và suy ngẫm (trang 106)

Câu hỏi 1 trang 106 Sinh học 10: Cơ chế nào dẫn đến số lượng NST giảm đi một nửa sau giảm phân?

Trả lời:

Cơ chế dẫn đến số lượng NST giảm đi một nửa sau giảm phân là: Trong giảm phân, NST chỉ nhân đôi một lần ở kì trung gian trước khi tế bào bước vào giảm phân I nhưng tế bào lại trải qua 2 lần phân chia (giảm phân I và giảm phân II):

- Ở kì trung gian, mỗi NST được nhân đôi tạo thành NST kép (tế bào chứa 2n NST kép).

- Ở kì sau I, hai NST kép trong cặp tương đồng tách rời nhau ra và mỗi NST di chuyển trên thoi phân bào đi về một cực của tế bào. Sau đó, tế bào chất phân chia tạo thành hai tế bào con có số lượng NST giảm đi một nửa so với tế bào mẹ nhưng ở trạng thái kép tại kì cuối I (mỗi tế bào chứa n NST kép).

- Ở kì sau II, hai chromatid của mỗi NST kép tách rời nhau ra và di chuyển trên thoi phân bào đi về hai cực của tế bào. Sau đó, tế bào chất tiếp tục phân chia tạo thành hai tế bào con (mỗi tế bào chứa n NST đơn).

→ Như vậy, từ một tế bào, qua hai lần giảm phân đã tạo ra bốn tế bào con với số lượng NST giảm đi một nửa so với tế bào ban đầu.

Câu hỏi 2 trang 106 Sinh học 10: Kết quả của giảm phân tạo ra bốn tế bào con có vật chất di truyền giống hệt nhau hay không? Giải thích.

Trả lời:

- Kết quả của giảm phân tạo ra tạo ra bốn tế bào con có vật chất di truyền không giống hệt nhau.

- Nguyên nhân của việc giảm phân tạo ra các tế bào con không giống hệt nhau về mặt di truyền là do:

+ Tại kì đầu I, có thể xảy ra trao đổi chéo giữa các chromatid trong cặp tương đồng để tạo ra các tổ hợp gen mới trên NST.

+ Sự phân li ngẫu nhiên của các cặp NST tương đồng trong kì sau I tạo ra nhiều tổ hợp NST mới.

Dừng lại và suy ngẫm (trang 106)

Câu hỏi 1 trang 106 Sinh học 10: Quá trình giảm phân chịu ảnh hưởng của những yếu tố nào? Giải thích.

Trả lời:

Quá trình giảm phân chịu ảnh hưởng của những yếu tố là:

- Yếu tố di truyền: Ở mỗi loài, đến độ tuổi trưởng thành nhất định, các tế bào sinh dục mới tiến hành giảm phân tạo giao tử đánh dấu sự bắt đầu có khả năng sinh sản của cơ thể.

- Yếu tố môi trường bên ngoài, như nhiều loài cây chỉ có thể ra hoa khi gặp điều kiện thời tiết, chế độ chiếu sáng thích hợp. Ví dụ, để cho các cây thanh long ra hoa trái vụ, bà con nông dân thường thắp đèn chiếu sáng vào ban đêm.

- Các hormone sinh dục. Ví dụ, để cho vật nuôi sinh sản theo ý muốn, người ta có thể tiêm hormone sinh dục kích thích quá trình sinh sản cho vật nuôi.

- Tuổi tác cũng ảnh hưởng đến giảm phân. Ví dụ, ở người, phụ nữ càng lớn tuổi, tỉ lệ sinh con bị hội chứng Down (do thừa một NST 21) càng gia tăng, đặc biệt từ tuổi 35 trở lên do càng lớn tuổi thì quá trình giảm phân hình thành giao tử càng dễ bị rối loạn, dẫn đến tỉ lệ các giao tử bất thường tăng lên (giao tử thừa một NST 21).

Câu hỏi 2 trang 106 Sinh học 10: Cây hoa giấy trồng trong điều kiện khô cằn so với cây cùng loại được tưới đủ nước, cây nào sẽ ra hoa nhiều hơn? Giải thích.

Trả lời:

- Cây hoa giấy trồng trong điều kiện khô cằn sẽ ra hoa nhiều hơn so với cây cùng loại được tưới đủ nước.

- Giải thích: Trong điều kiện được tưới đủ nước, cây hoa giấy sẽ tập trung cho quá trình sinh trưởng để tăng kích thước, tăng tán cây mà trì hoãn quá trình phát triển, ra hoa. Ngược lại, cây hoa giấy sống trong điều kiện khô cằn, sẽ ưu tiên chuyển sang giai đoạn phát triển, ra hoa sớm hơn.

Dừng lại và suy ngẫm (trang 107)

Câu hỏi 1 trang 107 Sinh học 10: Giải thích vì sao quá trình giảm phân kết hợp với thụ tinh và nguyên phân là cơ sở của sinh sản hữu tính ở sinh vật, đảm bảo duy trì bộ NST 2n đặc trưng cho loài?

Trả lời:

Quá trình giảm phân kết hợp với thụ tinh và nguyên phân là cơ sở của sinh sản hữu tính ở sinh vật, đảm bảo duy trì bộ NST 2n đặc trưng cho loài vì:

- Trong giảm phân, các NST nhân đôi một lần nhưng lại phân chia hai lần, kết quả là tạo ra các giao tử có số lượng NST giảm đi một nửa (n NST) so với tế bào ban đầu (2n NST).

- Trong quá trình thụ tinh, các giao tử đực và giao tử cái kết hợp với nhau tạo thành hợp tử (2n), khôi phục lại bộ NST 2n đặc trưng cho loài.

- Tế bào hợp tử trải qua nhiều lần nguyên phân và biệt hóa tế bào phát triển thành cơ thể đa bào trưởng thành mang bộ NST đặc trưng cho loài.

Câu hỏi 2 trang 107 Sinh học 10: Nêu điểm khác nhau cơ bản nhất giữa nguyên phân và giảm phân.

Trả lời:

Giải Sinh học 10 Bài 17: Giảm phân (ảnh 1)

Giải Sinh học 10 Bài 17: Giảm phân (ảnh 1)

Câu hỏi 3 trang 107 Sinh học 10: Trao đổi chéo giữa các NST tương đồng trong giảm phân I có vai trò gì?

Trả lời:

Sự trao đổi chéo giữa các NST tương đồng ở kì đầu I, kết hơp với sự phân li và tổ hợp ngẫu nhiên của các NST trong giảm phân tạo ra nhiều loại giao tử có kiểu gene khác nhau, là cơ sở để tạo ra vô số các biến dị tổ hợp ở đời con, tạo quần thể sinh vật đa dạng về di truyền, giúp sinh vật tăng khả năng thích nghi với môi trường, cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hóa và chọn giống.

Luyện tập và vận dụng (trang 107)

Câu 1 trang 107 Sinh học 10: Hãy xếp các ảnh chụp các giai đoạn của giảm phân dưới kính hiển vi (ở hình bên) theo đúng trình tự các kì của quá trình giảm phân.

Giải Sinh học 10 Bài 17: Giảm phân (ảnh 1)

Trả lời:

Các ảnh chụp của các giai đoạn của giảm phân dưới kính hiển vi theo đúng trình tự các kì của quá trình giảm phân là:

+ Hình 1: kì đầu I.

+ Hình 4 : kì giữa I.

+ Hình 2: kì sau I.

+ Hình 3: kì cuối I.

+ Hình 8: kì đầu II.

+ Hình 7: kì giữa II.

+ Hình 6: kì sau II.

+ Hình 5: kì cuối II.

Câu 2 trang 107 Sinh học 10: Bạn có một cây cam cho quả rất ngon và sai quả. Nếu muốn nhân rộng giống cam của mình, bạn sẽ chọn phương pháp chiết cành hay chọn nhân giống bằng hạt lấy từ quả của cây cam này? Hãy giải thích sự lựa chọn của bạn.

Trả lời:

- Chiết cành là một trong những phương pháp nhân giống vô tính cây trồng, dựa trên cơ sở là nguyên phân. Do đó, cây con tạo ra sẽ mang các đặc tính của cây mẹ.

- Nhân giống bằng hạt của cây cam dựa trên cơ sở giảm phân và sự kết hợp của các giao tử tạo hợp tử, từ hợp tử sẽ phát triển thành cây con. Do đó, cây con có thể không mang nhiều đặc tính tốt giống cây mẹ.

Chọn phương pháp chiết cành do phương pháp này đảm bảo cây con sẽ giữ được các đặc tính tốt (quả rất ngon và sai quả) của cây mẹ trong khi các cây con được nhân giống bằng hạt lấy từ cây cam trên chưa chắc đã có các đặc tính này của cây mẹ ban đầu. Ngoài ra, chiết cành cũng rút ngắn được thời gian sinh trưởng của cây khiến nhanh được thu hoạch quả hơn.

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 17: Giảm phân

I. Diễn biến của giảm phân:

Giảm phân (phân bào giảm nhiễm) là hình thức phân chia của các tế bào mầm sinh dục trong quá trình sản sinh giao tử ở các cơ quan sinh sản.

Giảm phân gồm 2 lần phân bào liên tiếp gọi là giảm phân 1 và giảm phân 2, ở kì trung gian, mỗi NST đơn được nhân đôi thành NST kép.

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 17 (Kết nối tri thức): Giảm phân (ảnh 1)

1. Giảm phân I:

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 17 (Kết nối tri thức): Giảm phân (ảnh 2)

2. Giảm phân II:

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 17 (Kết nối tri thức): Giảm phân (ảnh 3)

3. Kết quả của giảm phân:

Kết thúc giảm phân II, từ một tế bào, qua 2 lần giảm phân, tạo ra 4 tế bào con với số lượng NST trong mỗi tế bào giảm đi một nửa (n). Sau đó các tế bào con sẽ biến thành các giao tử.

  • Ở cơ thể đực, từ một tế bào sinh tinh qua giảm phân hình thành 4 tinh trùng

  • Ở cơ thể cái, một tế bào sinh trứng qua giảm phân chỉ hình thành 1 trứng và 3 thể cực bị biến mất.

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 17 (Kết nối tri thức): Giảm phân (ảnh 4)

II. Các yếu tố ảnh hưởng tới giảm phân:

Yếu tố bên trong:

  • Di truyền

  • Các hormone sinh dục: người ta có thể tiêm hormone sinh dục để kích thích vật nuôi sinh sản theo ý muốn.

  • Tuổi tác: phụ nữ từ 35 tuổi trở lên, tỉ lệ sinh con mắc hội chứng Down tăng.

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 17 (Kết nối tri thức): Giảm phân (ảnh 5)

Yếu tố môi trường:

  • Một số loài thực vật chỉ ra hoa khi gặp điều kiện thời tiết, chế độ chiếu sáng thích hợp.

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 17 (Kết nối tri thức): Giảm phân (ảnh 6)

III. Ý nghĩa của giảm phân

  • Giảm phân kết hợp với thụ tinh và nguyên phân là cơ sở của sinh sản hữu tính của các loài sinh vật, đảm bảo duy trì bộ NSt của loài.

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 17 (Kết nối tri thức): Giảm phân (ảnh 7)
  • Cơ sở tạo ra vô số loại biến dị tổ hợp ở đời con, cung cấp nguyên liệu cho tiến hóa và chọn giống.

Sơ đồ tư duy giảm phân:

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 17 (Kết nối tri thức): Giảm phân (ảnh 8)

Xem thêm lời giải bài tập Sinh học lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Bài 16: Chu kì tế bào và nguyên phân

Bài 17: Giảm phân

Bài 18: Thực hành: Làm và quan sát tiêu bản quá trình nguyên phân và giảm phân

Bài 19: Công nhệ tế bào

Bài 20: Dự đa dạng và phương pháp nghiên cứu vi sinh vật

1 2,936 30/09/2024
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: