Giải Sinh học 10 Bài 24 (Kết nối tri thức): Khái quát về virus
Với giải bài tập Sinh học 10 Bài 24: Khái quát về virus sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Sinh học 10 Bài 24.
Giải bài tập Sinh học lớp 10 Bài 24: Khái quát về virus
Trả lời:
- Virus là thực thể chưa có cấu tạo tế bào, có kích thước vô cùng nhỏ bé, chỉ được nhân lên trong tế bào sinh vật sống.
- Virus có cấu tạo đơn giản, chỉ gồm 2 thành phần chính: lõi nucleic acid và vỏ protein (vỏ capsid).
Dừng lại và suy ngẫm (trang 142)
Câu hỏi 1 trang 142 Sinh học 10: Virus là gì? Tại sao virus lại không được xem là một vật sống hoàn chỉnh?
Trả lời:
- Virus là thực thể chưa có cấu tạo tế bào, có kích thước vô cùng nhỏ bé, chỉ được nhân lên trong tế bào sinh vật sống.
- Virus lại không được xem là một vật sống hoàn chỉnh vì: Virus không có khả năng sinh sản cũng như thực hiện các hoạt động chuyển hóa khi ở bên ngoài tế bào do chúng chưa có đầy đủ các thành phần cấu tạo của một tế bào.
Câu hỏi 2 trang 142 Sinh học 10: Tất cả các loại virus đều có đặc điểm chung gì?
Trả lời:
Tất cả các loại virus đều có đặc điểm chung là:
- Có kích thước vô cùng bé, dao động từ 20 nm đến 300 nm.
- Chưa có cấu tạo tế bào: Đều được cấu tạo từ hai thành phần chính: lõi là nucleic acid và vỏ là protein.
- Sống kí sinh nội bào bắt buộc.
Câu hỏi 3 trang 142 Sinh học 10: Nêu một số vật trung gian truyền bệnh virus ở người mà em biết.
Trả lời:
Một số vật trung gian truyền bệnh virus ở người mà em biết: Ruồi, muỗi, chuột, gián, chó mèo, gà vịt,…
Câu hỏi 4 trang 142 Sinh học 10: Nếu vật chất di truyền của virus là RNA thì mỗi hạt virus, ngoài các phân tử RNA và lớp vỏ capsid còn có thêm những protein gì? Giải thích.
Trả lời:
Nếu vật chất di truyền của virus là RNA thì mỗi hạt virus, ngoài các phân tử RNA và lớp vỏ capsid còn có thêm những protein tham gia cấu tạo một số loại enzyme mà trong tế bào chủ thường không có. Vì các enzyme này cần thiết cho quá trình tổng hợp RNA như enzyme sao chép ngược, enzyme giúp tích hợp hệ gene của virus vào hệ gene của tế bào chủ và một số enzyme giúp lắp ráp và giải phóng virus ra khỏi tế bào.
Dừng lại và suy ngẫm (trang 144)
Trả lời:
Quá trình nhân lên của các loại virus về cơ bản là giống nhau, đều trải qua 5 giai đoạn:
- Giai đoạn hấp phụ: Virus bám vào tế bào chủ nhờ các gai glycoprotein hoặc protein bề mặt của virus (đối với virus không có vỏ ngoài) tương tác đặc hiệu với các thụ thể trên bề mặt của tế bào chủ (như ổ khóa và chìa khóa).
- Giai đoạn xâm nhập: Vật chất di truyền của virus được truyền vào trong tế bào chủ.
+ Thể thực khuẩn: DNA của virus được tiêm vào trong tế bào chủ bằng bộ phận chuyên biệt, vỏ protein bị bỏ lại ở ngoài.
+ Virus động vật có vỏ ngoài: đưa cả vỏ capsid và lõi vào tế bào chủ, sau đó lõi mới được giải phóng ra khỏi vỏ.
+ Virus thực vật: xâm nhập qua các vết thương tế bào do côn trùng là ổ chứa virus chích hút hoặc ăn các bộ phận của cây.
- Giai đoạn tổng hợp: Tổng hợp các bộ phận của virus. DNA/RNA của virus khi vào trong tế bào, thu hút các enzyme của tế bào đến phiên mã, dịch mã tạo ra các protein của virus cũng như nhân bản vật chất di truyền của chúng. Một số virus RNA phải mang theo enzyme phiên mã ngược để sao chép RNA thành DNA rồi phiên mã thành các RNA làm vật chất di truyền của virus.
- Giai đoạn lắp ráp: Lắp lõi nucleic acid vào vỏ protein để tạo thành hạt virus hoàn chỉnh.
- Giai đoạn giải phóng: Virus thoát ra khỏi tế bào chủ.
Câu hỏi 2 trang 144 Sinh học 10: Phân biệt chu kì sinh tan và chu kì tiềm tan của thể thực khuẩn.
Trả lời:
Luyện tập và vận dụng (trang 144)
Trả lời:
Trên bề mặt rau quả có rất nhiều vi khuẩn, phun chế phẩm thể thực khuẩn lên rau quả sẽ giúp tiêu diệt các vi khuẩn trên bề mặt rau quả, do virus sẽ xâm nhập và làm chết các vi khuẩn -> bảo vệ được rau quả lâu dài hơn.
Dùng chế phẩm này an toàn cho người dùng do mỗi loại virus chỉ có thể xâm nhập và lây nhiễm cho một số loài sinh vật nhất định. Thể thực khuẩn chỉ có thể xâm nhập vào vi khuẩn chứ không thể xâm nhập vào cơ thể người nên chế phẩm này sẽ không gây hại cho con người.
Trả lời:
- Vệ sinh đồ dùng, dụng cụ, nơi ở,…
- Hạn chế gây các vết thương hở đối với cơ thể động vật, thực vật.
- Tiêu diệt các vật trung gian truyền bệnh.
- Tiêm vaccine.
Lý thuyết Sinh học 10 Bài 24: Khái quát về virus
I. Virus và các đặc điểm chung của virus
Virus là thực thể chưa có cấu tạo tế bào, vô cùng nhỏ bé và được nhân lên trong tế bào của sinh vật sống.
Virus (có nghĩa là chất độc) là tác nhân gây bệnh truyền nhiễm.
Virus có kích thước siêu nhỏ, 20nm đến 30nm, với hình dạng và cấu trúc rất đa dạng. Virus không có khả năng sinh sản.
Có khoảng 2000 loại virus khác nhau.
Về cấu trúc: hầu hết các loại virus đều có 2 phần: lõi là nucleic acid, vỏ là protein (vỏ capsid). Ngoài ra một số loại virus động vật có thêm màng kép phospholipid và gai glycoprotein để tiếp cận tế bào chủ (gọi là virion).
Vật chất di truyền của virus có thể là DNA hoặc RNA, mạch kép hoặc mạch đơn. Dựa vào vật chất di truyền người ta chia virus thành 2 loại: virus DNA và virus RNA.
Virus có thể sống kí sinh ở tất cả các nhóm sinh vật, từ vi khuẩn đến động vật, thực vật. Mỗi loại virus chỉ xâm nhập và lây nhiễm cho một số loài sinh vật nhất định (phổ vật chủ của virus).
Nơi virus tồn tại trong tự nhiên gọi là ổ chứa. các sinh vật như thực vật, động vật là các ổ chứa virus có thể hoặc không biểu hiện triệu chứng nhiễm virus.
II. Quá trình nhân lên của virus:
Sự gia tăng số lượng của virus trong tế bào gọi là sự nhân lên của virus.
Quá trình nhân lên của virus tương đối giống nhau, chia thành:
Chu kì sinh tan gồm 5 giai đoạn: hấp phụ => xâm nhập => tổng hợp => lắp ráp => giải phóng.
Chu kì tiềm tan gồm 3 giai đoạn: tích hợp DNA virus vào hệ gene của tế bào chủ => DNA của virus nhân lên cùng với sự phân chia tế bào => DNA của virus thoát khỏi hệ gene tế bào và được biểu hiện.
Khi đã vào trong tế bào, các loại virus có thể nhân lên theo 2 cách: chu kì sinh tan và chu kì tiềm tan hoặc sử dụng cả 2 cách như thực khuẩn hình trên.
Sơ đồ tư duy khái quát về virus:
Xem thêm lời giải bài tập Sinh học lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:
Bài 22: Vai trò và ứng dụng của vi sinh vật
Bài 25: Một số bệnh do virus và các thành tựu nghiên cứu ứng dụng virus
Bài 26: Thực hành: điều tra một số bệnh do virus và tuyên truyền phòng chống bệnh
Xem thêm các chương trình khác:
- Soạn văn lớp 10 (hay nhất) – Kết nối tri thức
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Kết nối tri thức
- Soạn văn lớp 10 (ngắn nhất) – Kết nối tri thức
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn lớp 10 - KNTT
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Kết nối tri thức
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Kết nối tri thức
- Văn mẫu lớp 10 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Ngữ văn 10 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Toán 10 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Toán 10 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề Toán 10 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Toán 10 – Kết nối tri thức
- Chuyên đề dạy thêm Toán 10 Kết nối tri thức (2024 có đáp án)
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Global Success – Kết nối tri thức
- Giải sbt Tiếng Anh 10 Global Success – Kết nối tri thức
- Ngữ pháp Tiếng Anh 10 Global success
- Bài tập Tiếng Anh 10 Global success theo Unit có đáp án
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 10 Global success đầy đủ nhất
- Giải sgk Vật lí 10 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Vật lí 10 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề Vật lí 10 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Vật lí 10 – Kết nối tri thức
- Chuyên đề dạy thêm Vật lí 10 cả 3 sách (2024 có đáp án)
- Giải sgk Hóa học 10 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Hóa học 10 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Hóa học 10 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề Hóa học 10 – Kết nối tri thức
- Chuyên đề dạy thêm Hóa 10 cả 3 sách (2024 có đáp án)
- Giải sgk Lịch sử 10 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Lịch sử 10 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề Lịch sử 10 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Lịch sử 10 - Kết nối tri thức
- Giải sgk Địa lí 10 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Địa Lí 10 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Địa lí 10 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề Địa lí 10 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Công nghệ 10 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Công nghệ 10 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề Kinh tế và pháp luật 10 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết KTPL 10 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng - an ninh 10 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Giáo dục quốc phòng 10 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Giáo dục quốc phòng 10 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Hoạt động trải nghiệm 10 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Tin học 10 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Tin học 10 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Tin học 10 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề Tin học 10 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Giáo dục thể chất 10 – Kết nối tri thức