TOP 10 câu Trắc nghiệm Sinh 10 Bài 18 (Kết nối tri thức 2024) có đáp án: Thực hành làm và quan sát tiêu bản quá trình nguyên phân và giảm phân

1 989 02/01/2024
Mua tài liệu


Chỉ 150k mua trọn bộ Trắc nghiệm Sinh học lớp 10 Kết nối tri thức bản word (cả năm) có đáp án chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Trắc nghiệm Sinh 10 Bài 18: Thực hành làm và quan sát tiêu bản quá trình nguyên phân và giảm phân - Kết nối tri thức

Câu 1: Thứ tự nào sau đây là đúng với quy trình làm và quan sát tiêu bản quá trình nguyên phân của tế bào?

A. Nhuộm mẫu vật → Cố định mẫu → Làm tiêu bản → Quan sát tiêu bản.

B. Nhuộm mẫu vật → Làm tiêu bản → Cố định mẫu → Quan sát tiêu bản.

C. Cố định mẫu → Nhuộm mẫu vật → Làm tiêu bản → Quan sát tiêu bản.

D. Cố định mẫu → Làm tiêu bản → Nhuộm mẫu vật → Quan sát tiêu bản.

Đáp án đúng là: C

Quy trình làm và quan sát tiêu bản quá trình nguyên phân của tế bào: Cố định mẫu → Nhuộm mẫu vật → Làm tiêu bản → Quan sát tiêu bản.

Câu 2: Tế bào trong hình dưới đây đang ở kì nào của quá trình nguyên phân?

Trắc nghiệm Sinh 10 Kết nối tri thức Bài 18 (có đáp án): Thực hành làm và quan sát tiêu bản quá trình nguyên phân và giảm phân

A. Kì đầu.

B. Kì giữa.

C. Kì sau.

D. Kì cuối.

Đáp án đúng là: C

Quan sát hình ảnh cho thấy, các nhiễm sắc thể đang phân li đồng đều và di chuyển về hai cực của tế bào → Tế bào đang ở kì sau.

Câu 3: Ở bước nhuộm mẫu trong quy trình làm tiêu bản quá trình nguyên phân của tế bào, việc đun nóng nhẹ ống nghiệm chứa rễ hành cùng thuốc nhuộm nhằm

A. giúp ngăn chặn nước đi vào trong tế bào.

B. giúp ngăn chặn thuốc nhuộm đi vào trong tế bào.

C. giúp nước đi vào tế bào dễ dàng hơn.

D. giúp thuốc nhuộm đi vào tế bào dễ dàng hơn.

Đáp án đúng là: D

Khi đun nóng nhẹ ống nghiệm chứa tế bào rễ hành sẽ giúp cấu trúc thành và màng tế bào trở nên linh động hơn, giúp thuốc nhuộm dễ dàng đi qua 2 cấu trúc này để vào trong tế bào và nhuộm màu cho nhiễm sắc thể.

Câu 4: Khi làm tiêu bản quan sát tế bào nguyên phân, người ta thường lấy mẫu ở đầu chóp rễ hành chủ yếu vì

A. đầu chóp rễ hành chứa mô phân sinh ngọn.

B. đầu chóp rễ hành chứa nhiều tế bào hơn.

C. đầu chóp rễ hành mềm dễ ép tạo tiêu bản.

D. đầu chóp rễ hành dễ bắt màu với thuốc nhuộm.

Đáp án đúng là: A

Khi làm tiêu bản quan sát tế bào nguyên phân, người ta thường lấy mẫu ở đầu chóp rễ hành chủ yếu vì đầu chóp rễ hành chứa mô phân sinh ngọn – đây là những tế bào còn non, chưa phân hóa, có khả năng phân chia liên tục nên có nhiều tế bào đang ở các kì phân bào khác nhau.

Câu 5: Biết tế bào đang trong quá trình nguyên phân. Xác định bộ nhiễm sắc thể 2n của tế bào trong hình dưới đây?

Trắc nghiệm Sinh 10 Kết nối tri thức Bài 18 (có đáp án): Thực hành làm và quan sát tiêu bản quá trình nguyên phân và giảm phân

A. 2n = 4.

B. 2n = 2.

C. 2n = 6.

D. 2n = 8.

Đáp án đúng là: A

Tế bào trong hình trên đang ở kì giữa của quá trình nguyên phân → Tế bào chứa 2n nhiễm sắc thể kép. Mà đếm trên hình thấy tế bào có 4 nhiễm sắc thể kép. Do đó, 2n của tế bào trên bằng 4.

Câu 6: Mục đích của bước nhuộm mẫu vật trong quy trình làm tiêu bản quan sát quá trình nguyên phân và giảm phân của tế bào là

A. làm cho NST bắt màu, giúp nhận biết được NST của tế bào ở các kì phân bào.

B. làm cho tế bào chất bắt màu, giúp nhận biết được NST của tế bào ở các kì phân bào.

C. làm cho màng nhân biến mất, giúp nhận biết được NST của tế bào ở các kì phân bào.

D. làm cho các NST ngừng di chuyển, giúp nhận biết được NST của tế bào ở các kì phân bào.

Đáp án đúng là: A

Mục đích của bước nhuộm mẫu vật trong quy trình làm tiêu bản quan sát quá trình nguyên phân và giảm phân của tế bào là làm cho NST bắt màu, giúp nhận biết được NST của tế bào ở các kì phân bào.

Câu 7: Thứ tự nào sau đây là đúng với quy trình làm và quan sát tiêu bản quá trình giảm phân của tế bào?

A. Mổ châu châu thu các ống sinh tinh → Cố định mẫu bằng carnoy → Làm tiêu bản → Quan sát tiêu bản.

B. Mổ châu châu thu các ống sinh tinh → Làm tiêu bản → Cố định mẫu bằng carnoy → Quan sát tiêu bản.

C. Mổ châu châu thu các ống sinh tinh → Làm tiêu bản → Quan sát tiêu bản → Cố định mẫu bằng carnoy.

D. Mổ châu châu thu các ống sinh tinh → Quan sát tiêu bản → Làm tiêu bản → Cố định mẫu bằng carnoy.

Đáp án đúng là: A

Quy trình làm và quan sát tiêu bản quá trình giảm phân của tế bào là: Mổ châu châu thu các ống sinh tinh → Cố định mẫu bằng carnoy → Làm tiêu bản → Quan sát tiêu bản.

Câu 8: Trong quy trình làm và quan sát tiêu bản quá trình giảm phân của tế bào, phải ngấm ống sinh tinh trong dung dịch nhược trương KCl nhằm

A. làm cho NST dừng di chuyển.

B. làm cho NST tăng kích thước.

C. làm cho NST tách rời nhau ra.

D. làm cho NST được bắt màu tốt hơn.

Đáp án đúng là: C

Khi làm tiêu bản giảm phân ở châu chấu, việc dùng dung dịch nhược trương để phá vỡ các tế bào là cần thiết, giúp các NST tách rời nhau ra thì chúng ta mới dễ quan sát được các kì của giảm phân.

Câu 9: Tế bào trong hình dưới đây đang ở kì nào của quá trình giảm phân?

Trắc nghiệm Sinh 10 Kết nối tri thức Bài 18 (có đáp án): Thực hành làm và quan sát tiêu bản quá trình nguyên phân và giảm phân

A. Kì giữa II.

B. Kì đầu I.

C. Kì sau II.

D. Kì cuối I.

Đáp án đúng là: A

Quan sát hình cho thấy, các nhiễm sắc thể đang xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào → Tế bào đang ở kì giữa II.

Câu 10: Hãy xác định bộ NST 2n của tế bào ở trong hình dưới đây?

Trắc nghiệm Sinh 10 Kết nối tri thức Bài 18 (có đáp án): Thực hành làm và quan sát tiêu bản quá trình nguyên phân và giảm phân

A. 2n = 2 hoặc 2n = 4.

B. 2n = 6 hoặc 2n = 4.

C. 2n = 4 hoặc 2n = 8.

D. 2n = 8 hoặc 2n = 2.

Đáp án đúng là: A

Nếu tế bào đang ở kì sau của nguyên phân thì 2n = 2.

Nếu tế bào đang ở kì sau II của giảm phân thì 2n = 4.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 10 Kết nối tri thức có đáp án hay khác:

Trắc nghiệm Sinh 10 Bài 17: Giảm phân

Trắc nghiệm Sinh 10 Bài 18: Thực hành làm và quan sát tiêu bản quá trình nguyên phân và giảm phân

Trắc nghiệm Sinh 10 Bài 19: Công nghệ tế bào

Trắc nghiệm Sinh 10 Bài 20: Sự đa dạng và phương pháp nghiên cứu vi sinh vật

Trắc nghiệm Sinh 10 Bài 21: Trao đổi chất, sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật

1 989 02/01/2024
Mua tài liệu